Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

CON NGƯỜI TÀI NĂNG XỨ HUẾ - KTS Ngô Viết Thụ

Image may contain: 2 people, close-up
Người trong hình là vợ chồng kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. 
Ông Thụ sinh ra trong một gia đình trí thức tại Huế (làng Lang Xá, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Cha của ông là Ngô Viết Quang, là một giáo sư Trường Kỹ thuật Huế và là một nhà Nho học uyên thâm. Ông nội của ông cũng là người thiết kế kiến trúc và trang trí cho một số công trình của dòng họ tại Huế. Lớn lên trong môi trường đó, ông Thụ rất giỏi về Hán Nôm và cũng là một thợ tiện có tay nghề cao.<!> 

Năm 18 tuổi, ông Thụ thi đậu trường Kiến trúc Đà Lạt trực thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tới nơi, do không biết đường nên gặp một cô gái Đà Lạt xinh đẹp liền hỏi thăm. Cô gái đó là bà Võ Thị Cơ. 

Ít lâu sau, gia đình bà Cơ nghe người quen giới thiệu về tư cách cũng như tài học của ông Thụ nên mời về giảng dạy thêm ở nhà cho các con em trong nhà. Dần dà hai người cảm mến nhau và ông Thụ, bà Cơ nên duyên vợ chồng. 

Cha vợ của ông Thụ trọng nhân tài, nên dù biết ông Thụ nghèo, nhưng vẫn đồng ý gả con gái, và giúp con rể du học. Bà Cơ vì không muốn chồng phải áy náy vì nhờ vả gia đình vợ, nên xin nghỉ học để phụ giúp cha mẹ buôn bán. Vì thế mà ông Thụ qua Pháp dành hết thời gian vào việc học để sớm có ngày đáp lại tình nghĩa đó.

Ông Thụ kể lại, có nhiều buổi dạ vũ tại đại học xá, âm nhạc vang vọng, các bạn sinh viên cử các cô đầm lên gõ cửa phòng để trêu ghẹo người "học gạo" nhưng ông vẫn lặng lẽ ngồi trong phòng miệt mài vẽ các đồ án, bên cạnh tấm hình vợ bồng con gái. 

Đây là thư ông gửi vợ Xuân Tân Mão 1951: " Em Cơ ơi, Tết sắp đến, nhớ thương tràn mọi nẻo, Nhớ mẹ hiền, vợ trẻ, với con thơ,Nhớ Đà Lạt, trăng ngàn chỗ em Cơ, có lẽ đang ôm con ngồi tựa cửa,Chờ người anh ăn học chốn xa xôi. Em Cơ ơi! Làm sao cho vợi nhớ …Đành gửi về chiếc ảnh biếu em Cơ,Với tất cả lòng anh tha thiết nhớ.  Chờ một ngày tái hợp chắc không xa …"

Kết thúc việc học, ông Thụ đoạt giải Khôi nguyên La mã về kiến trúc rất danh giá và được trân trọng mời về nước làm việc. Ông là tác giả của Dinh Độc Lập và nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp khác.

Bà Cơ rất hiểu chồng là người có tài năng về kiến trúc, nhưng tính tình quá thẳng thắn và nghệ sĩ. Vì thế khi ông Thụ được mời làm Bộ trưởng Xây dựng của chính quyền Sài Gòn lúc đó, vào khoảng 1960, một chức vụ uy quyền và có thu nhập cao vì nắm cả cơ quan quản lý xây dựng và xổ số kiến thiết, bà khuyên ông nên từ chối. Vì vậy ông Thụ chỉ tiếp tục giữ vai trò chuyên môn lãnh đạo Văn phòng Tư vấn Kiến trúc và Chỉnh trang Lãnh thổ cho Phủ Tổng thống cho đến năm 1975.

Có 8 người con, sau 1975, bà Cơ tần tảo buôn bán lo nuôi sống cả nhà 12 người đề chồng chuyên tâm vào làm việc. Vì quá vất vả, lại thêm bệnh tật, bà mất từ năm 1977, lúc ông Thụ chỉ có 51 tuổi. Ông rất đau xót và quyết ở vậy cho tới khi mất vào năm 2000. Ông bà nay đã khuất núi, nhưng chuyện đời của ông bà thật là đẹp vì tài năng, vì đức độ, vì sự chung thủy, vì tình người...

Không có nhận xét nào: