Mizuhiki là “trang sức” cho nhiều vật dụng và cũng là một nghệ thuật thắt nút giấy ở Nhật Bản. Mizuhiki có thể hiện hữu từ những món đồ bình thường như bưu thiệp hay bao đũa ăn đến những vật trưng bày trang trí hình long phụng,… giúp sản phẩm thêm sinh động, thanh tao và trang nhã.<!>
Mizuhiki là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa Lễ Nghi của Nhật Bản, được sử dụng vào các dịp lễ và tết, là vật trang sức cho những món quà của người Nhật.
Mizuhiki là những sợi dây nhỏ được làm bằng một loại giấy từ bột gạo.
Từ mizuhiki được ghép bởi 2 từ mang nghĩa “nước” và “kéo” nhằm thể hiện quá trình người thợ kéo dãn nguyên liệu bột gạo sau các chu trình xử lý trong nước để tạo ra những sợi dây thừng bằng giấy đủ màu sắc.
Mizuhiki ra đời cách đây hơn 1400 năm, vào thời Asuka của Nhật Bản.
Hình ảnh các nút dây tạo thành hình Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hay các loài hoa thanh nhã như hoa mai, hoa đào… gắn lên trên món quà.
Mizuhiki không chỉ giúp món quà trở nên sinh động, duyên dáng hơn mà còn nhấn mạnh thành ý của người tặng đối với người nhận.
Các kiểu thắt chủ yếu là: thắt kiểu bướm, thắt hình chiếc kéo.
Các màu kết hợp chủ yếu là: đỏ- trắng, vàng- bạc, vàng- trắng, trắng- đen.
Trước thời Minh Trị, nó chỉ được giới Samurai dùng như vật trang trí trên tóc.
Nghệ thuật Mizuhiki của Nhật Bản bắt đầu được thế giới biết đến rộng rãi từ thế vận hội mùa đông năm 1998, khi người chiến thắng được trao vương miện nguyệt quế làm bằng Mizuhiki.
Ở Nhật Bản, phải là những nghệ nhân lâu năm mới tham gia việc chế tạo những tác phẩm Mizuhiki kỳ công như thế này.
Từ khâu nghiền bột, nhuộm màu, làm giấy cho tới khi chế tác thành các kiểu dáng riêng biệt là một quá trình dài đòi hỏi ở người thợ rất nhiều kĩ năng.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét