Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Dự luật y tế CH cắt $119 tỉ thâm hụt, 51 triệu người không bảo hiểm

WASHINGTON (AP) — Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ vào hôm nay đã công bố phân tích mới nhất về Dự luật chăm sóc sức khoẻ được Hạ viện Cộng hoà thông qua vào ngày 4 tháng 5 vừa qua. Theo đánh giá từ Văn phòng, Dự luật mới của Cộng hoà sẽ giảm được $119 tỉ Mỹ kim thâm hụt ngân sách liên bang trong 10 năm tới nhưng cũng tăng số người dưới 65 tuổi không được bảo hiểm lên đến khoảng 51 triệu.
<!>
Dự luật của Hạ viện Cộng hoà sẽ tăng thêm khoảng 23 triệu người dưới 65 tuổi không có bảo hiểm y tế vào năm 2026 so với luật chăm sóc sức khoẻ hiện hành từ chính phủ Obama. Phiên bản dự luật y tế  lần này có cải thiện chút ít,  Dự luật ban đầu không được Hạ viện thông qua có số người không được bảo hiểm vào năm 2026 lên tới 52 triệu.
Bên cạnh đó, so với Obamacare thì chi phí mua bảo hiểm của người dân trong dự luật mới sẽ thấp hơn, chủ yếu là do bảo hiểm sẽ chi trả ít khoản y tế hơn.
Phân tích từ Văn phòng Ngân sách cũng cho thấy, cắt giảm thuế trong Dự luật y tế của Hạ viện Cộng hoà bị rút  lại  khoảng 69 tỉ Mỹ kim, tuy nhiên, Dự luật vẫn còn giữ $1 nghìn tỉ Mỹ kim giảm thuế, chủ yếu cho người giàu có. Uỷ ban về Thuế cho biết, việc suy giảm này chủ yếu là do Dự luật hoãn việc xoá bỏ 0,9% thuế tiền lương cho đến năm 2023. Khoản thuế này đánh vào mức lương trên $200.000 đối với cá nhân và $250.000 Mỹ kim đối với cặp vợ chồng.
Lãnh đạo Cộng hoà cho biết sẽ đánh giá phân tích của Văn phòng Ngân sách, xem xét ảnh hưởng của Dự luật từ Hạ viện Cộng hoà về vấn đề chi phí và mức độ bảo hiểm. Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra điểm tích cực về giảm thâm hụt ngân sách của Dự luật.
Dân chủ chỉ trích Cộng hoà chỉ muốn đẩy người dân khỏi bảo hiểm y tế trong khi nhiều người Cộng hoà cho rằng mục tiêu chính của họ là giảm giá bảo hiểm y tế.
Thượng viện Cộng hoà hiện vẫn bỏ ngỏ khả năng có thể sẽ viết dự luật y tế riêng. Điều này có nghĩa, cuộc chiến về luật chăm sóc sức khoẻ của Mỹ còn vẫn tiếp diễn nhiều kỳ, và số phận của Obamacare mặc dù bấp bênh nhưng chưa thể nói bao giờ mới có thể bị bãi bỏ như mong muốn của Cộng hoà.
Hương Giang (AP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét