Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Năm 20/4 - Lê Minh Nguyên

TT Trump sẽ đến Việt Nam dự APEC vào tháng 11
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tham dự ba hội nghị thượng đỉnh ở châu Á vào tháng 11 tới, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết như vậy khi đi thăm trụ sở của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Jakarta của Indonesia hôm thứ Năm 20/4.<!>
Phó tổng thống Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố sau cuộc họp với tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh rằng ông Trump sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Philippines, và hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam.
Ông Pence nói rằng chính quyền ông Trump sẽ làm việc với Hiệp hội ASEAN về các vấn đề an ninh, thương mại và tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền của một số quốc gia Đông Nam Á.

Trong một diễn biến liên quan, Phó Thủ tướng Việt Nam kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh họp với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại thủ đô Washington trong cùng ngày thứ Năm 20/4. - VOA

2
Chủ tịch TQ đặt cược cao vào Khu vực Phát triển

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng để biến một khu vực nằm sâu trong đất liền rộng lớn ở tây nam thủ đô thành một khu kinh tế hiện đại và công nghệ tiên tiến. Một số người lập luận rằng nếu thành công, Tân khu Hùng An có thể trở thành một thành tựu lớn trong di sản của ông Tập. Ngược lại, nó có thể là một sai lầm đắt giá. 
Khi hoàn thành, Hùng An sẽ có kích thước gấp khoảng ba lần thành phố New York.

Nhà chức trách vẫn đang xây dựng kế hoạch tổng thể cho khu vực hẻo lánh kém phát triển, nhưng người ta đã có thể cảm nhận được tác động của dự án.
Giá bất động sản tăng vọt sau khi dự án được công bố hồi đầu tháng này, và nhà chức trách đã nhanh chóng thực hiện bước đi chưa từng thấy là đóng cửa thị trường hoàn toàn.
Không chỉ việc bán bất động sản bị cấm, mà việc xây dựng cũng đã bị ngưng lại. Số phận của nhiều cộng đồng quy mô lớn hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người dân địa phương cho biết các biện pháp kiểm soát đã dần dần được thắt chặt trong nhiều tháng.

Một nam cư dân Hùng An nói: "Tôi đã xây xong một ngôi nhà rộng 400 mét vuông năm ngoái và vẫn không thể vào ở được. Nó sẽ bị phá. Nhà chức trách chưa nói gì, nhưng họ chắc chắn sẽ phá nó".
Một nam cư dân cho biết: "Năm ngoái, tin đồn đã bắt đầu lan truyền. Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Ban đầu, người dân không thể canh tác, và bây giờ người dân không thể xây dựng. Chuyện này thật không bình thường".

Một số nhà phân tích bất động sản nói chính quyền có thể cấm vĩnh viễn tư nhân xây dựng, cho phép chính phủ Trung Quốc dưới quyền lãnh đạo của đảng cộng sản được kiểm soát thị trường nhà ở trong khu vực.
Rõ ràng một số người sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn.

Một số nhà phân tích nói rằng số tiền đầu tư cần thiết cho kế hoạch này có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc thêm tới 1%, đó là sự gia tăng quan trọng vào thời điểm nền kinh tế đang phát triển chậm lại.
Một số cư dân địa phương cảm thấy lợi ích của họ đang bị gạt sang một bên.

Một nữ cư dân Hùng An nói: "Sau khi nghe về kế hoạch, tôi chỉ muốn khóc. Tôi không thể ăn, ngủ trong nhiều ngày. Tôi đã làm lụng cả nửa đời và bây giờ tôi phải vứt bỏ tất cả".
Không rõ nhà chức trách sẽ xử lý những mối quan ngại đó ra sao. Hiện tại, người ta vẫn tập trụng chú ý đến toàn cục.

Miền bắc Trung Quốc lâu nay đã tụt lại so với miền nam về vai trò động lực kinh tế cũng như đổi mới trong nhiều lĩnh vực. Và mặc dù các quan chức hy vọng khu vực này sẽ trở thành một mô hình tăng trưởng mới, một số người chỉ trích nói rằng, nếu thị trường không được phép gây tác động, thì phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới của nhà nước có thể sẽ thất bại. - VOA

3.
IMF: Không nước thành viên nào chống mậu dịch tự do và công bằng

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde ngày 19 tháng 4 tuyên bố IMF sẽ tiếp tục chuyển biến để đáp ứng với nhu cầu của 189 nước thành viên, nhưng khẳng định rằng không một nước nào chống đối mậu dịch tự do và công bằng.
“Định chế này đang thay đổi và chúng ta sẽ tiếp tục thay đổi để điều chỉnh theo nhu cầu của những nước thành viên,” bà Lagarde phát biểu tại một diễn đàn vào lúc bắt đầu các cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

Những phiên họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đang khởi động giữa những lo ngại về cam kết của chính quyền ông Trump về việc hợp tác đa phương khi chính quyền này đi theo một lịch trình thương mại “nước Mỹ trước hết” nhằm giảm bớt thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ, và có những bước cắt giảm nhập khẩu.
Trả lời một câu hỏi về những lo ngại này, bà Lagarde nói tất của các nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đang nỗ lực xem xét các phương thức “để đảm bảo là những lợi ích về thương mại đều có tính cách công bằng và bình đẳng. Chúng ta sẽ tiếp tục đi theo con đường này.”

Bà nói Trung Quốc chắc chắn sẽ không cố gắng tiến đến những cải cách kinh tế cần thiết có thể kìm chế các mức nợ ngày càng tăng cho đến sau Đại hội Đảng lần thứ 19 vào mùa thu năm nay.

Tuy nhiên, vẫn theo lời bà, Trung Quốc đang có những bước để giảm bớt khả năng sản xuất quá mức trong lãnh vực than đá, nhưng ở một mức độ ít hơn là thép. Bà hy vọng những hành động mạnh mẽ hơn sẽ diễn ra vào tháng 11 hay tháng 12 tới.
Được hỏi là Quỹ Tiền tệ Quốc tế có xem xét việc lượng giá giá trị tiền tệ thường xuyên hơn là chỉ có mỗi năm một lần như hiện nay hay chăng, bà Lagarde nói điều này chắc không thể được vì “có rất nhiều việc cần phải làm để đánh giá đồng tiền của 29 nước chiếm khoảng 80% GDP toàn cầu, công việc đòi hỏi sự chung tay và đánh giá phân tích sâu rộng từ các nước. - VOA

4.
Nga chặn thông cáo của Hội đồng Bảo an về Bắc Triều Tiên --- Mỹ dọa đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách yểm trợ khủng bố --- Chủ tịch Hạ viện: Phải xét giải pháp quân sự với Bắc Triều Tiên

Nga ngày 19/4 cản một dự thảo thông cáo tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lên án vụ thử phi đạn mới đây nhất của Bắc Triều Tiên.
Thông cáo nói hoạt động phi đạn đạn đạo bất hợp pháp của Bắc Triều Tiên dẫn tới một hệ thống võ khí hạt nhân và ‘cực kỳ làm gia tăng căng thẳng khu vực và xa hơn thế nữa.’

Theo thông cáo, Hội đồng đáng lẽ sẽ phải yêu cầu Bình Nhưỡng ‘chấm dứt ngay lập tức các hành động thêm nữa vi phạm nghị quyết tương ứng của Hội đồng Bả an và tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm của họ theo các nghị quyết này.’
Các thành viên trong Hội đồng nói họ hết sức quan ngại vì Bình Nhưỡng tận dụng nguồn lực vào việc xây dựng phi đạn và bom trong khi dân số Bắc Triều Tiên còn những nhu cầu cấp thiết không được đáp ứng.

Không rõ lý do Nga chặn thông cáo dù thông cáo lần này gần như tương tự thông cáo của Hội đồng hồi tháng hai mà Nga đã thông qua, lên án các vụ thử phi đạn đạn đạo khác.
Tuy nhiên, giới ngoại giao cho biết Moscow phản đối việc gỡ bỏ cụm từ ‘thông qua đối thoại’ trong thông cáo lần này khi đề cập tới một giải pháp ngoại giao với Bình Nhưỡng.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson, dự định chủ trì một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an vào tuần tới bàn về vấn đề Bắc Triều Tiên.
Đại sứ Mỹ Nikki Haley ngày 19/4 cảnh cáo Bình Nhưỡng chớ ‘cố ý khai chiến’ với Hoa Kỳ. - VOA

***
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố ngày 19/04/2017 là Hoa Kỳ đang xem xét lại mọi phương tiện để gây sức ép với Bình Nhưỡng, trong đó có cả khả năng đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố. Tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra sau khi chế độ Kim Jong Un lại cho thử tên lửa ngày 16/04, dù bị thất bại.
Trong buổi họp báo tại Washington, ông Tillerson cho biết : « Chúng tôi hiện đang xem xét lại mọi điều khoản về Bắc Triều Tiên, kể cả việc liệt vào danh sách « Quốc gia yểm trợ khủng bố », cũng như các phương sách khác để gây sức ép với Bình Nhưỡng, nhằm buộc chính quyền Kim Jong Un phải cam kết lại, nhưng dựa trên một nền tảng khác với những cuộc đàm phán trước đây ».

Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ nêu lên khả năng đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các nước yểm trợ khủng bố.
Trong quá khứ, Washington từng làm như vậy sau vụ gián điệp Bắc Triều Tiên khủng bố một chiếc máy bay dân dụng của hãng hàng không Korean Air vào năm 1987. Chỉ đến năm 2008, Bắc Triều Tiên mới được rút khỏi danh sách đen của Mỹ sau khi Bình Nhưỡng ký thỏa thuận chấm dứt chương trình nguyên tử để đổi lấy viện trợ kinh tế.

Cụm tầu Carl Vinson sẽ đến gần bán đảo Triều Tiên ?
Cũng để cảnh cáo Bắc Triều Tiên, ngày 10/04, quân đội Mỹ cho biết tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris, đã ra lệnh cho cụm tàu Carl Vinson, sau khi rời Singapore sẽ ngược lên phía bắc, tức là hướng bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, hãng tin Reuters lại cho biết cụm tàu sân bay Carl Vinson đã băng ngang qua eo biển Sunda vào cuối tuần qua và đi về hướng Ấn Độ Dương để tiến hành tập huấn tại vùng này.

Trả lời chất vấn về thông tin khó hiểu trên, chính quyền tổng thống Donald Trump ngày 19/04 tuyên bố chưa bao giờ đưa ra ngày đến bán đảo Triều Tiên của cụm tầu sân bay  tấn công Carl Vinson. Tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer khẳng định : « Tổng thống nói rằng chúng ta có một đội tầu đến gần bán đảo Triều Tiên. Đó là sự thật. Điều đó đã xảy ra, đúng hơn là đang xảy ra ».

Tillerson: Thỏa thuận hạt nhân với Iran « đã thất bại »
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm qua cũng đã đánh giá là thỏa thuận hạt nhân với Iran đã "thất bại về mục tiêu", sau khi tổng thống Donald Trump thông báo đã ra lệnh cho ông xem xét lại về thái độ của Washington đối với Teheran.

Hôm thứ Ba 18/04, Nhà Trắng khẳng định là Iran đã tôn trọng các cam kết về thỏa thuận hạt nhân ký kết với tổng thống Barack Obama. Nhưng ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lại đánh giá thỏa thuận này chỉ là một cách để « mua » chế độ Iran và chỉ làm chậm chương trình phát triển hạt nhân của nước này mà thôi.
Hôm thứ Ba, ngoại trưởng Rex Tillerson đã thông báo cho Quốc Hội là ông sẽ tìm hiểu, theo lệnh của tổng thống Donald Trump, xem việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt Iran theo thỏa thuận hạt nhân trên có phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ không. Ngoại trưởng Mỹ cũng phát biểu : « Iran vẫn là một trong các quốc gia chính yểm trợ khủng bố". - RFI

***
Hoa Kỳ phải sẵn sàng một giải pháp quân sự đối với Bắc Triều Tiên nhưng sẽ không sử dụng trừ khi cần đến, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan tuyên bố trong chuyến viếng thăm Anh Quốc hôm 19 tháng 4.
Đáp câu hỏi liệu chính quyền Mỹ có sẵn sàng thả bom xuống Bắc Triều Tiên hay không, ông Ryan nói “dĩ nhiên chúng tôi không muốn sử dụng giải pháp quân sự, nhưng tất cả các phương án đều phải được tính tới.”
Trong những vấn đề khác, Chủ tịch Hạ viện Mỹ cũng cho biết ông ủng hộ chế tài mạnh mẽ đối với Iran. Vẫn theo lời ông, Hoa Kỳ muốn có một thỏa thuận thương mại với Anh càng sớm càng tốt và ông mong cải cách thuế khóa nội địa được hoàn tất vào cuối mùa hè năm nay. - VOA

5.
Bắc Hàn, khúc xương khó nuốt trong bầu cử Nam Hàn

Tuần này, các ứng viên tổng thống Hàn Quốc tranh luận về cách điều phối mối quan hệ với đồng minh Mỹ, cũng như cách đối phó với những căng thẳng đang gia tăng về mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn.
Bầu cử tổng thống Hàn Quốc, dự kiến ​diễn ra vào ngày 9/5, bất ngờ xảy ra do cựu Tổng thống Park Geun-hye bị luận tối với cáo buộc dính vào vụ tai tiếng tham nhũng trị giá nhiều triệu đô la. Bà Park hiện đang bị bắt và đã bị truy tố hình sự vì nhận hối lộ.

Trong một cuộc tranh luận tổng thống ở Seoul vào hôm thứ Tư, 19/4, các ứng cử viên lớn của đảng đã chỉ ra rằng Hàn Quốc có thể làm gì để giải quyết sự bất ổn giữa việc phát triển vũ trang hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên và những lời cảnh báo liên tục của chính quyền Mỹ rằng Washington sẽ đơn phương xem xét việc sử dụng quân đội chống lại một hành động khiêu khích đe dọa an ninh Hoa Kỳ của chính quyền Bình Nhưỡng.
Sau cuộc luận tội của bà Park thuộc phe bảo thủ, hai đối thủ là ứng viên tổng thống hàng đầu trong các cuộc thăm dò dư luận đều là những người ủng hộ phe tự do muốn tăng cường đối thoại với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Moon Jae-in, ứng viên nổi trội của Đảng Dân Chủ, nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với các biện pháp chế tài khắc nghiệt chống lại Bình Nhưỡng và liên minh quân sự mạnh mẽ với Hoa Kỳ, và nói bất kỳ sự khác biệt so với chính sách Hoa Kỳ có thể được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao mang tính xây dựng.

Tất cả các ứng viên, cả tự do và bảo thủ, đều đồng ý với chính quyền Trump rằng Trung Quốc phải tăng áp lực lên đồng minh Bình Nhưỡng, nước phụ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc. Nhưng các ứng viên có mục đích khác nhau về việc gia tăng các lệnh trừng phạt đối với lãnh đạo Kim Jong Un.
Các ứng viên hàng đầu của Nam Hàn ủng hộ các lệnh trừng phạt như là cách để thuyết phục Bắc Hàn tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để có thể tăng cường viện trợ phát triển, đầu tư đổi lấy sự nhượng bộ hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, nhà phân tích Đông Bắc Á, Daniel Pinkston, thuộc Đại Học Troy ở Seoul, nói rằng dù có bất cứ sự khác biệt nào có thể nảy sinh giữa một chính phủ thiên về cánh tả ở Seoul và những nhà lãnh đạo cứng rắn tại thủ đô Washington, đồng minh lâu năm của Hàn Quốc, cũng sẽ được tiếp tục thống nhất bởi các lợi ích chung và một kẻ thù chung. - VOA

6.
Biển Đông: Manila tin sẽ hoàn tất dự thảo khung COC giữa năm 2017

Trong cuộc họp báo ngày 19/04/2017, bộ Ngoại Giao Phillipines bày tỏ tin tưởng là dự thảo khung bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông sẽ được hoàn tất vào giữa năm nay.
Tờ Manila Bulletin dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Robespierre Bolivar, cho rằng: “Mức độ cam kết giữa Trung Quốc và khối ASEAN là cao”. Ông hy vọng là “dự thảo khung sẽ được hoàn tất vào giữa năm 2017”.

Cũng theo lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines, trong năm nay, Nhóm Làm Việc Chung về việc thực hiện Tuyên Bố Ứng Xử của các bên tại Biển Đông đã tiến hành hai cuộc họp.
Vào tháng trước, cuộc họp thứ 20 của Nhóm Làm Việc Chung đã diễn ra tại Cam Bốt giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN. Các bên tham gia đã cam kết tăng cường hợp tác hàng hải, tích cực chuyển hướng sang tham vấn về COC, và xây dựng một bộ quy tắc khu vực có thể chấp nhận được cho tất cả các bên.

Về phần mình, Bắc Kinh đánh giá là các bên liên quan hiện đang đi đúng hướng qua việc giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn. Ngoại trưởng Trung Quốc cho là bản Tuyên Bố về Ứng Xử đang được thực hiện một cách toàn diện và hiệu quả, và dự thảo khung COC cũng đang được định hình.
Thượng đỉnh  ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/4/2017 này tại Manila, Philiipines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài vấn đề hợp tác và phát triển một ASEAN vững mạnh, các vấn đề an ninh khu vực như tranh chấp trên Biển Đông hay căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng nằm trong chương trình nghị sự. - RFI

7.
Indonesia: Đô trưởng Jakarta mãn nhiệm thất cử --- Mỹ kêu gọi tái cân bằng thương mại với Indonesia

Trong cuộc bầu cử đô trưởng Jakarta vòng hai diễn ra hôm qua, 19/04/2017, đô trưởng Thiên Chúa Giáo mãn nhiệm Basuki Tjahaja Purnama, biệt danh Ahok, đã thua trước đối thủ Anies Baswedan, cựu bộ trưởng Giáo Dục và là một tín đồ Hồi Giáo. Ông Anies Baswedan đạt 58% số phiếu. Và ông Ahok cũng đã thừa nhận thất bại.
Từ Jakarta, thông tín viên RFI Joël Bronner cho biết thêm chi tiết :

« Trước hết, đây là một thắng lợi quan trọng của các nhóm tín đồ Hồi Giáo cực đoan. Họ đã làm mọi cách khiến ông Basuki Tjahaja Purnama, biệt danh Ahok, đô trưởng Thiên Chúa Giáo Jakarta, phải thất bại, mặc dù những thành quả chống tham nhũng và nâng cao điều kiện sống cho người dân thủ đô Indonesia đã giúp ông trở thành một ứng cử viên được lòng dân và theo các cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử, ông là ứng cử viên được ủng hộ nhiều nhất. 

Tại thủ đô của đất nước có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới, các nhóm tín đồ Hồi Giáo trên đã dựa theo kinh Coran để khẳng định rằng các cử tri theo đạo Hồi không được bầu cho ứng cử viên không phải là tín đồ Hồi Giáo. Đây là điều mà đô trưởng Thiên Chúa Giáo mãn nhiệm phản đối. Ông đang bị xử về tội « phỉ báng đạo Hồi ». Và rất có thể việc này đã góp phần khiến ông thất bại.
Nhưng đương nhiên, đây cũng là chiến thắng của cá nhân ứng viên Anies Baswedan, một cựu bộ trưởng Giáo Dục, nay lên lãnh đạo thành phố hơn 10 triệu dân. Indonesia thường được coi là tấm gương về một đất nước tôn giáo ôn hòa trong thế giới Hồi Giáo, nhưng tiếng nói của các nhóm Hồi Giáo cực đoan lại tăng lên hàng năm. Thất bại của đô trưởng Thiên Chúa Giáo Jakarta là một ví dụ điển hình. » 

Chỉ một ngày sau khi thất bại trong cuộc bầu cử đô trưởng Jakarta, hôm nay, đô trưởng Thiên Chúa Giáo mãn nhiệm Ahok lại bị viện Công Tố Jakarta ra quyết định quản chế hai năm. Theo công tố trưởng Ali Mukartono, ông Ahok đã phạm tội « chống đối, thù hằn và sỉ nhục một phần dân chúng Indonesia ». Nếu trong hai năm này, ông Ahok phạm tội thì sẽ chịu án tù giam 1 năm. - RFI
***
Phó tổng thống Mỹ đến thủ đô Jakarta tối 19/04/2017 trong khuôn khổ chuyến công du châu Á 10 ngày. Sau cuộc gặp với tổng thống Joko Widodo, ông Mike Pence tuyên bố chính quyền Mỹ muốn có một nền thương mại cân bằng hơn với Indonesia.

Trao đổi mậu dịch năm 2016 giữa hai nước là 23,83 tỉ đô la, nhưng Indonesia có mức thặng dư 8,65 tỉ đô la so với Mỹ. Phó tổng thống Mỹ cho biết Washington muốn thiết lập « mối quan hệ đôi bên cùng có lợi » với Jakarta, vì Indonesia là một trong 16 nước mà Hoa Kỳ đang xét lại quan hệ kinh tế do bị thâm hụt thương mại.
Theo AP, ngoài chủ đề thương mại, trong cuộc họp báo chung với tổng thống Joko Widodo, ông Mike Pence cho biết Hoa Kỳ muốn củng cố mối quan hệ chiến lược với Indonesia. Tuy nhiên, trong lời bình luận ngắn gọn, tổng thống Joko Widodo nói hai bên đồng ý tăng cường hợp tác.

Ngoài ra, phó tổng thống Mỹ ca ngợi Hồi Giáo ôn hòa tại quốc gia Đông Nam Á này, đồng thời tuyên bố ủng hộ sự hợp tác rộng rãi hơn trong vấn đề chống khủng bố và duy trì quyền tự do lưu thông hàng hải trong khu vực.
Tổng thống Trump sẽ dự ba thượng đỉnh tại Đông Nam Á vào tháng 11/2017

Viếng thăm trụ sở ASEAN tại Jakarta sáng nay phó tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết tổng thống Donald Trump sẽ đến Philippines và Việt Nam vào tháng 11 sắp tới, dự thượng định Mỹ-ASEAN và thượng đỉnh Đông Á tại Philippines, trước khi đến Việt Nam dự Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC.
Vẫn theo lời ông Pence, chính quyền Trump sẽ làm việc chặt chẽ với ASEAN trên các vấn đề an ninh, mậu dịch và tự do giao thông hàng hải ở Biển Đông. - RFI

8.
Venezuela: Biểu tình phản đối Tổng thống, ít nhất 1 người chết

Lực lượng an ninh Venezuela bắn hơi cay vào những người tuần hành khi họ tổ chức một cuộc biểu tình hôm 19 tháng 4 phản đối Tổng thống Nicolas Maduro, một sinh viên thiệt mạng.
Những người ủng hộ phe đối lập biểu tình tại Caracas và những thành phố khác, cáo buộc ông Maduro đã làm xói mòn nền dân chủ và khiến cho nền kinh tế giàu dầu mỏ lâm vào cảnh xáo trộn. Đám đông lên đến hàng trăm ngàn người, trong đó có những người ủng hộ ông Maduro tổ chức chống biểu tình tại thủ đô dưới sự thúc đẩy của Tổng thống, và những vụ đụng độ đã xảy ra tại các nơi trên quốc gia Nam Mỹ này.

Tổng thống Maduro nói dưới cái vỏ ôn hòa, những cuộc biểu tình chỉ là những nỗ lực của phe đối lập nhằm làm một cuộc đảo chánh để chấm dứt chủ nghĩa xã hội tại Venezuela.
Các cuộc tuần hành của hai phe tương tự như những cuộc đụng độ giữa những người biểu tình thân và chống chính phủ vào năm 2002 khơi mào cuộc đảo chánh ngắn chống lại cố Tổng thống Hugo Chavez.

Sinh viên Carlos Moreno, 18 tuổi, bị thiệt mạng vì trúng thương trên đầu khi những người ủng hộ chính phủ tiến đến nơi tập họp của phe đối lập và nổ súng.
Cái chết của anh nâng tổng số những người thiệt mạng trong những cuộc biểu tình tháng này tại Venezuela lên đến 6 người. Phe đối lập quy lỗi cho lực lượng an ninh và những người ủng hộ chính phủ có võ trang gây nên những cái chết này để làm cho những người biểu tình sợ hãi.

Vẫy cờ Venezuela, những người biểu tình hô to các khẩu hiệu “Thôi độc tài” và “Lật đổ Maduro,” làm tắc nghẽn một đoạn đường trên xa lộ chính tại Caracas. Binh sĩ bắn hơi cay vào những khu vực tại Caracas, thành phố biên giới San Cristobal, thành phố công nghiệp Puerto Ordaz đang gặp khó khăn, và thành phố khô cằn Punto Fijo, miền bắc Venezuela.
Cuộc tuần hành tiếp theo những cuộc biểu tình bạo động kéo dài hai tuần lễ, trong đó có 5 người thiệt mạng phát sinh do một quyết định của Tối cao Pháp viện vào tháng 3 năm nay chiếm lấy quyền hành của Quốc hội do phe đối lập kiểm soát-quyết định này nhanh chóng được đảo ngược dưới áp lực của quốc tế.

Phe đối lập yêu cầu tổ chức bầu cử sớm, trả tự do cho các tù chính trị, cứu trợ nhân đạo, và tôn trọng tính tự trị của quốc hội do phe đối lập kiểm soát. - VOA

9.
Tòa án quốc tế bác đơn của Kiev kiện Nga về đông Ukraina

Hôm qua, 19/04/2017, Tòa Án Công Lý Quốc Tế ở La Haye đã ra phán quyết về vụ chính quyền Kiev kiện Nga trong hồ sơ Ukraina. Tòa đã bác bỏ đề nghị của Kiev là phải có những biện pháp khẩn cấp để buộc Matxcơva chấm dứt ủng hộ phe nổi dậy ở miền đông Ukraina, với lý do không có đủ bằng chứng. Ngược lại, tòa án cho rằng Nga đã có chính sách phân biệt đối xử cộng đồng người Tatar ở Crimée.
Từ Kiev, thông tín viên Sébastien Gobert gửi về bài tường trình :

"Quyết định của tòa có thể tạo thuận lợi cho Ukraina, nhưng không giúp giải quyết cuộc xung đột với Nga. Phái đoàn Ukraina ở La Haye đã hoan nghênh một phán quyết thừa nhận thẩm quyền của tòa trong việc Nga phân biệt đối xử với cộng đồng Tatar ở Crimée và sự ủng hộ của Nga đối với các nước cộng hòa ly khai tự tuyên bố độc lập.

Sẽ có những biện pháp tạm thời áp đặt đối với Nga trong vấn đề thứ nhất và có thể coi đây là một dạng khẳng định rằng việc Nga sáp nhập Crimée là bất hợp pháp. Nhưng trong vấn đề thứ hai, tòa cho rằng không có đủ các bằng chứng để buộc tội Matxcơva. Tại Kiev, rất nhiều người tỏ ra sốt ruột. Cuộc xung đột kéo dài từ năm 2014 đã làm hơn 10 ngàn người thiệt mạng. Sự dính líu của Nga đã được chứng minh qua nhiều cuộc điều tra, đặc biệt là trong vụ máy bay Boeing MH17 bị bắn hạ hồi tháng 07/2014.
Trên mạng xã hội ở Ukraina, có nhiều bình luận bức tức và mỉa mai về các thẩm phán. Nội dung chính các bình luận thể hiện sự thất vọng khi thấy Ukraina không được tòa thừa nhận là nạn nhân của một cuộc xâm lược và nỗi lo sợ sẽ không bao giờ có được công lý". - RFI

10.
Khai thác sự thù hận Việt Nam trong bầu cử Campuchia

Nỗi e ngại lâu năm của Campuchia đối với Việt Nam dường như vẫn là chuyện đường biên giới không hợp lý, các cáo buộc tranh chấp đất đai, gây hấn, thậm chí thực phẩm xuất khẩu bị ô nhiễm cùng những lời phỉ báng. Những điều này thường bị người láng giềng phía Đông phản đối. Nay e ngại này càng tăng thêm khi Campuchia tiến gần đến cuộc bầu cử cấp phường, trong năm nay.
Nhà lãnh đạo phe đối lập vừa hồi hưu, Sam Rainsy, và người kế nhiệm Kem Sokha, là những người đang hưởng lợi chính trị bằng cách khơi thêm thù hằn kéo dài bấy lâu nay. Theo đó, họ đổ lỗi Việt Nam gây ra tình trạng gần như là kích động.

Cao điểm là vào năm 2013, khi Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) trỗi lên trong cuộc tổng tuyển cử, làm giảm mạnh số ghế do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền trong Quốc Hội. Không đảng nào phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về vấn đề này.

Ông Muoy Piseth, phát ngôn viên Liên Đoàn Học Giả và Sinh Viên Campuchia, nói: "Chiến lược mà các chính trị gia sử dụng để dành phiếu bầu là lên án Việt Nam về những vụ xâm lược ở đây và sử dụng lời xúc phạm. [Hành động] như vậy không đúng đắn.”
Ông nói thêm, như thế, rốt cuộc thì sự hằn thù buồn cười này lại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sự sợ hãi và ghê tởm

Đúng hay sai, những nỗi sợ hãi đó lại là nhân tố trong quận Chbar Ampov, một quận ở Phnom Penh nơi tập trung người gốc Việt đông nhất thủ đô.
Ở đây rất khó để phân biệt người Khmer và người Việt vì hầu hết mọi người nói lưu loát tiếng Khmer, mặc đồ kiểu Khmer và hội nhập văn hóa Khmer.
Mặc dù đã đồng hóa, bà Chea Ny, một người trung niên bán thức uống trên đường phố, nói rằng, một cách tổng quát, bà không thích Việt Nam, và cho rằng hầu hết người Việt sống ở đây là người nhập cư bất hợp pháp; trốn qua biên giới bằng thuyền và đi lên Phnom Penh bằng đường sông Mekong để kiếm việc làm.

Thỉnh thoảng chêm vào một tiếng Khmer có tính miệt thị dùng để mô tả người Việt, bà nói: "Tôi ghét họ. Tôi ghét họ vì họ đã gây lộn xộn trên đất nước chúng tôi, họ cướp đi công ăn việc làm của chúng tôi, và chính phủ không làm gì cả."

Nỗi sợ lên đến đỉnh điểm khi Việt Nam xâm chiếm Campuchia vào cuối năm 1978 và Hà Nội chiếm đóng ở đó cả thập niên.
Đối với một số người, đó là đỉnh cao tham vọng của lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, người muốn cai trị tất cả các thuộc địa của Pháp như là một liên bang Đông Dương, bao gồm Campuchia, Lào, Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam.

Nhưng đối với những người khác, chính Hà Nội đã chấm dứt thời kỳ khủng bố của Pol Pot và sau đó cài đặt Hun Sen làm thủ tướng, một điều mà phe đối lập cáo buộc rằng chính phủ của ông là con rối của Việt Nam.
Mạng xã hội cũng có tác động trong việc này khi các đoạn video quay cảnh rau cải người Việt trồng sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại rồi đem sản phẩm ra bán ở thị trường Campuchia, cùng với cáo buộc sai lầm rằng người dân nước láng giềng muốn đầu độc người Khmer.

Những lá phiếu đang đếm
Đây là cơ hội tốt để đảng CNRP khai thác tại các cuộc bầu cử cấp phường xã, sẽ được tổ chức vào ngày 4/6. Đây cũng sẽ là tiền đề cho cuộc thăm dò ý kiến quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm sau. Khi ấy có lẽ ông Hun Sen sẽ phải bận rộn nhằm xoa dịu các cáo buộc do Việt Nam can thiệp.

Trong cuộc bầu cử năm 2013, những người ủng hộ đảng CNRP đã tấn công những cử tri gốc Việt. Tự gọi họ là "những nhà quan sát cho cuộc bầu cử tự do và công bằng," ủng hộ viên đảng CNRP bị phát hiện có hành vi ngăn chặn người gốc Việt đi bỏ phiếu.

Một điểm nóng khác là đường biên giới, ông Sam Rainsy cáo buộc Hà Nội xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia. Các công ty Việt Nam chiếm đoạt đất đai là một vấn đề đã được các tổ chức phi chính phủ, như tổ chức Global Witness, phản ánh.
Các nhà phân tích cho rằng sự thù ghét Việt Nam cũng cho thấy khá rõ qua lá phiếu của cử tri trẻ, những người được kỳ vọng sẽ chiếm đa số ở các cuộc thăm dò bầu cử. Hai thập niên hòa bình sản sinh ra một thế hệ trẻ mới, với 70% dân số dưới 30 tuổi và họ ủng hộ đảng CNRP từ bốn năm trước đây.

Nhưng ông Muoy Piseth nghĩ rằng ông Kem Sokha không thể đối phó với Hà Nội nếu đảng của ông thắng cử trong cuộc bầu cử sang năm.
Ông Mory Sar, Phó Chủ Tịch Mạng Lưới Thanh Niên Campuchia, nói rằng đảng CNRP tập trung lòng thù ghét Việt Nam vào chương trình nghị sự nhưng điều này đã không dành được sự ủng hộ của công chúng và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt vì những thông điệp chính trị cổ súy cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - VOA

11.
Hộ chiếu nước nào quyền lực nhất thế giới?

Đức có thể lớn hơn Singapore gấp 500 lần về diện tích, nhưng công dân đảo quốc sư tử hiện chẳng thua kém gì công dân Đức về phương diện sở hữu những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới.
Singapore bước từ hạng nhì lên đồng hạng nhất với Đức trong bảng Xếp hạng Quyền lực Hộ chiếu Toàn cầu 2017 do hãng tư vấn tài chính Arton Capital thực hiện, so sánh passport của 193 nước thành viên Liên hiệp quốc và 6 vùng lãnh thổ.

Arton Capital cho biết Singapore ‘lên ngôi’ sau khi Ukraine nới lỏng quy định cấp visa cho những ai mang hộ chiếu Singapore.
Vì vậy, Singapore tăng điểm trong hạng mục ‘được miễn visa’ lên thành 159, sánh bước đồng hạng nhất với Đức.
Điểm ‘được miễn visa’ này đại diện cho con số các quốc gia mà công dân Singapore có thể đặt chân tới mà không cần xin visa hoặc tới nơi mới xin, không cần xin trước.
Về khoản được miễn visa hoàn toàn, công dân Đức có thể du hành tới 125 nước mà không cần xin visa. Với công dân Singapore, con số đó là 122 nước.

Ngược lại, có 37 quốc gia mà người mang hộ chiếu Singapore đến nơi mới phải xin visa. Số này đối với người mang hộ chiếu Đức là 34.
Xếp hạng nhì bảng xếp hạng năm nay là Thụy Điển. Số nước mà công dân Thụy Điển có thể tới hoàn toàn không cần xin visa là 158.

Chỉ tính vùng Châu Á, passport của Singapore là mạnh nhất, theo sau là Hàn Quốc với 157 đích đến ‘được miễn visa’, Nhật với 156, và Malaysia cũng 156.
Việt Nam xếp hạng 77/93 về Quyền lực Hộ chiếu, đồng hạng với Campuchea và Ấn Độ cùng ba nước khác. Công dân mang passport Việt Nam được 49 nước miễn visa hoặc tới nơi mới xin visa.

Hộ chiếu của Afghanistan dường như ‘yếu’ nhất thế giới, xếp thứ 93 trên bảng đánh giá. Công dân nước này chỉ được 24 quốc gia miễn visa hoàn toàn hoặc tới nơi mới xin visa.
Trong năm nay, hộ chiếu Singapore cũng vươn lên vị trí thứ tư toàn cầu trong bảng xếp hạng khác về tự do du hành mang tên Chỉ số Giới hạn về Visa. - VOA

12.
Malaysia Airlines sẽ theo dõi chuyến bay từng phút một

Malaysia Airlines ngày 19/4 loan báo sẽ là hãng hàng không đầu tiên dùng hệ thống mới theo dõi vệ tinh theo thời gian thực để giám sát tất cả các chuyến bay của hãng vòng quanh thế giới.
Malaysia Airlines sẽ phối hợp với ba công ty khác gồm FlightAware, SITANOAIR, và Aireon sử dụng hệ thống cập nhật chuyến bay từng phút một.

Hãng cho biết dữ liệu cung cấp từ hệ thống này sẽ giúp lấp đầy khoảng trống thông tin cho các trung tâm vận hành máy bay, đặc biệt khi phi cơ băng ngang đại dương hay bay qua một không phận xa xôi không có hệ thống giám sát chuyến bay.
Đội máy bay hiện nay của hãng sẽ có thể vận dụng ngay hệ thống này mà không cần bổ sung, điều chỉnh gì.

“Tiếp cận được báo cáo từng phút một sẽ giúp Malaysia Airlines biết được địa điểm, tốc độ, cao độ của tất cả máy bay của họ tại mọi thời điểm và được báo động khi có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào xảy ra,” ông Paul Gibson thuộc SITAONAIR cho biết.
Hệ thống định vị này sẽ được trình làng vào năm sau. - VOA

Tin Hoa Kỳ
13.
Donald Trump: Ba tháng thay đổi thái độ "đến chóng mặt"

Hôm nay, 20/4/2017, là đúng ba tháng Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Đó cũng là 100 ngày “rắc rối” với những xáo trộn và những thay đổi thái độ “đến chóng mặt” của tân tổng thống Mỹ.
Donald Trump được bầu làm tổng thống nhờ vào một chương trình tranh cử muốn đáp ứng trực tiếp nguyện vọng của một bộ phận tầng lớp trung lưu Mỹ, những người cho rằng bị thiệt hại nhiều do tiến trình hiện đại hóa, cách mạng kỹ thuật số và tác động của toàn cầu hóa.
Giờ ngày càng có nhiều người từng ủng hộ ông Trump bắt đầu cảm thấy chán chường. Theo thông tín viên RFI, tại Washington, Anne-Marie Capomaccio, chỉ số tín nhiệm của Donald Trump trong số cử tri ủng hộ ông đã tụt giảm mạnh. Chỉ có 45% số người được hỏi vẫn còn tin rằng tổng thống Mỹ sẽ giữ lời hứa khi vận động tranh cử, trong khi chỉ số này vào tháng Giêng là 62%.

“Đúng là, như đã hứa, Donald Trump đã từ bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, cũng như đã bổ nhiệm thành công một vị thẩm phán nổi tiếng rất bảo thủ vào Tòa Án Tối Cao.
Nhưng trên những hồ sơ còn lại, ông buộc phải tôn trọng các định chế Hoa Kỳ và điều này làm chậm lại những hành động của một vị tổng thống mà chắc là đã không lường trước những khó khăn.

Sắc lệnh của ông về nhập cư đã bị tư pháp chặn lại vì không “tôn trọng tinh thần Hiến Pháp". Việc rút bỏ đạo luật Obamacare cũng bị thất bại do gặp phải sự phản đối của một số nghị sĩ cực hữu tại Nghị viện.

Tiếp đến là việc xây tường ngăn chặn người nhập cư ở biên giới phía nam với Mêhicô giờ vẫn chỉ là một dự án cần phải có nguồn tài trợ. Donald Trump trước đó không ngừng lặp lại là trong 8 tuần ông đã làm được nhiều việc hơn ông Obama trong 8 năm ở Nhà Trắng. Thế nhưng, mọi việc đã rành rành ra đấy. Các cử tri Mỹ giờ khó mà tin được”.
Về đối ngoại, tổng thống Donald Trump có những thay đổi thái độ ngoạn mục “đến chóng mặt” trên nhiều hồ sơ mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử.

“Chẳng hạn như với Trung Quốc. Trước đó, ông không ngừng cáo buộc Bắc Kinh là thao túng đồng nội tệ, nay thì ông không nói như vậy nữa. Trung Quốc giờ trở thành đồng minh sẽ trợ giúp Hoa Kỳ trong hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Tương tự với NATO, ông Trump nay cho rằng tổ chức này đã hết ‘lỗi thời’. Hay như trong hồ sơ Syria, Donald Trump từng khuyên Barack Obama không nên can thiệp, thì nay ông lại tung một chiến dịch oanh kích.
Cuối cùng, Hoa Kỳ vẫn còn lâu mới hòa giải được với Nga. Bởi vì, các nghị sĩ Quốc Hội Mỹ đang gây khó khăn cho ông khi mở điều tra về khả năng đã có thông đồng giữa ban vận động tranh cử của ông với Matxcơva.”

Với châu Á cũng vậy. Nếu như trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump chủ trương chủ nghĩa biệt lập, yêu cầu các nước châu Á đồng minh phải tự thân vận động, đóng góp nhiều hơn vào chi phí phòng thủ chung, thì nay giọng điệu cũng khác hẳn.

Mike Pence hiện đang công du châu Á đã lên tiếng trấn an Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời đe dọa cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên. Ai cũng hiểu rằng chẳng được lợi gì khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên. Trump hiện cũng buộc phải đi theo con đường thông thường đã vạch ra.
Bất kể chuyện gì xảy ra, Donald Trump cũng đã bắt đầu gây quỹ cho chiến dịch vận động tranh cử 2020. Lá bài chủ đạo của ông là hiện giờ chính là sự yếu kém của phe Dân chủ, hiện đã mất cả hai viện và vẫn đang tìm kiếm một lãnh đạo mới.. - RFI

14.
Một viện nghiên cứu thân Kremlin nhúng tay vào bầu cử tổng thống Mỹ

Một viện nghiên cứu do tổng thống Nga Vladimir Putin kiểm soát đã lên lộ trình tác động vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08/11/2016 theo hướng có lợi cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump. Thông tin được 7 quan chức Mỹ, trong đó có 3 người vẫn đương chức, cung cấp cho Reuters ngày 20/04/2017. 
Theo các quan chức trên, hai hồ sơ mật do Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga (Russian Institute for Strategic Studies, RISS) soạn thảo có thể là nguồn gốc các kết luận của cơ quan tình báo Mỹ về sự can dự của Matxcơva vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Viện nghiên cứu trên do các cựu nhân viên tình báo Nga điều hành, tất cả nhân sự đều do điện Kremlin bổ nhiệm.

Cơ quan tình báo Mỹ có được hai tài liệu này sau ngày bầu cử 08/11. Được lưu hành trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của chính phủ Nga ngay từ tháng 06/2016, tài liệu thứ nhất khuyến cáo điện Kremlin tung một chiến dịch tuyên truyền trên các mạng xã hội để vận động cử tri Mỹ bỏ phiếu cho ứng viên thân Matxcơva hơn tổng thống Barack Obama.
Tài liệu thứ hai, được soạn thảo vào tháng 10/2016 và cũng được lưu hành trong nội bộ chính phủ Nga, thì cảnh báo khả năng ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton thắng cử. Tài liệu này cũng khuyên chấm dứt tuyên truyền ủng hộ Trump và nhấn mạnh đến sự nghiêm trọng về gian lận bầu cử Mỹ để làm suy yếu tính chính đánh của hệ thống và tác động xấu đến danh tiếng của ứng viên Clinton.

Hai tài liệu trên là những bằng chứng cơ bản trong các báo cáo của chính quyền Obama tố cáo một chiến dịch bóp méo thông tin và tấn công tin học nhắm vào đảng Dân Chủ.
Hiện tại, cơ quan tình báo Mỹ không đưa ra bất kỳ bình luận nào. Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn cho rằng các hành động được cho là do Nga giật dây đều không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Còn tổng thống Nga Putin luôn bác bỏ mọi cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. - RFI

15.
Trump thua Clinton phân nửa số phiếu từ cử tri gốc Việt

Số phiếu từ người Mỹ gốc Việt dành cho bà Hilarry Clinton cao hơn gấp đôi so với số phiếu họ dành cho ông Donald Trump, theo kết quả khảo sát vừa công bố. 
Cuộc khảo sát mang tên National Exit Poll do tổ chức nghiên cứu Edison thực hiện với nguồn bảo trợ từ một số tổ chức truyền thông quốc gia lớn cho thấy trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 vừa qua, 65% người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho bà Clinton trong khi chỉ 32% dồn phiếu cho ông Trump. 

Vẫn theo cuộc khảo sát này, bà Clinton đạt 65% số phiếu của cử tri gốc Á nói chung, ông Trump được 27%.
Trong khi đó, cuộc khảo sát trước do tổ chức AALDEF tiến hành cho thấy tỷ lệ phiếu bà Clinton đạt được từ cử tri gốc Á là 79% trong khi ông Trump được 18%, nghĩa là cứ 5 cử tri gốc Á thì có 4 người chọn bà Clinton.

Cuộc khảo sát của AALDEF thăm dò trên 14 ngàn cử tri Mỹ gốc Á, nhiều gấp 14 lần con số được thăm dò trong cuộc khảo sát mới đây của National Exit Poll.

Với sự góp mặt của nhiều thành phần cử tri trẻ, những người Mỹ gốc Á càng ngày càng xem mình thuộc đảng Dân chủ.
Ông Trump cũng bị giảm ủng hộ từ cử tri gốc Việt, vốn là nền tảng hậu thuẫn cho phe Cộng hòa trong số các cử tri gốc Á.
Trong khi những ứng cử viên Cộng hòa trước đây như Romney được 54%, McCain dành 67% số phiếu của người Mỹ gốc Việt, ông Trump chỉ kiếm được 32% số phiếu từ cộng đồng cử tri mà đa phần là những người tị nạn cộng sản sau ngày 30/4/1975. - VOA

16.
Trung Quốc: Thương hiệu Ivanka Trump được cầu chứng ‘đúng quy trình’

Trước những lời dèm pha, chính quyền Trung Quốc nói rằng thương hiệu của Ivanka Trump, con gái của Tổng Thống Donald Trump, được cấp phép cầu chứng “theo đúng quy trình.”
Khi được hỏi vấn đề này hôm Thứ Tư, ông Lục Kháng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nói rằng mọi chuyện diễn ra “bình thường,” một ngày sau khi có bản tin của AP cho hay cô Ivanka Trump được tạm thời cấp giấy chứng nhận cho ít nhất là năm thương hiệu tại Trung Quốc từ khi ông Trump lên làm tổng thống hồi đầu năm nay.

Ba trong số các thương hiệu được chấp thuận được cấp hôm 6 Tháng Tư, ngày mà cô Ivanka và chồng ngồi cùng bàn với Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân trong bữa ăn tối ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump tại Florida.
Phát ngôn viên Lục Kháng nói rằng việc cấp giấy phép được tiến hành “đúng quy trình” và theo căn bản cho sự bảo vệ đồng đều đối với các thương hiệu ngoại quốc.

Trong bản thông cáo đưa ra hôm Thứ Ba, phát ngôn viên của thương hiệu Ivanka Trump cho hay việc cầu chứng nhằm mục đích chống hàng giả, hàng nhái tại Trung Quốc. - nguoiviet

17.
Bill O’Reilly, người dẫn chương trình nổi tiếng của Fox News bị sa thải

Nhà bình luận nổi tiếng, người dẫn chương trình được đánh giá hàng đầu trong mạng lưới tin tức truyền hình cáp tại Mỹ, Bill O’Reilly, bị buộc rời khỏi vị trí người dẫn chương trình ‘giờ vàng’ của Fox News.
Loan báo được Fox News đưa ra hôm 19/4 sau khi hé lộ nhiều cuộc dàn xếp liên quan đến các cáo buộc sách nhiễu tình dục nhắm vào ông O’Reilly.

Sự ‘truất phế’ này là một dấu chấm hết đột ngột và đáng hổ thẹn kết thúc 2 thập niên ‘ngự trị’ của ông O’Reilly trong vị trí một trong những nhà bình luận nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trên truyền hình.
“Sau khi xem xét kỹ lưỡng các cáo giác, công ty và Bill O’Reilly nhất trí rằng O’Reilley sẽ không trở lại Kênh Fox News nữa,” hãng 21st Century Fox, công ty mẹ của Fox News, ra thông cáo cho biết.

O’Reilly bị sa thải khỏi Fox News sau khi lộ tin rằng ông và công ty đã chi tiền trong các cuộc dàn xếp với những phụ nữ tố cáo ông sách nhiễu tình dục.

Tường thuật của tờ New York Times rằng 13 triệu đô la đã được chi trả cho 5 phụ nữ từng làm việc với ông hay từng xuất hiện trên chương trình của ông đã khiến hàng chục nhà quảng cáo tẩy chay chương trình O’Reilly phụ trách và mang lại hình ảnh xấu cho Fox News.
Ông O’Reilly khẳng định không làm gì sai và nói rằng chi tiền dàn xếp để ‘chấm dứt các tranh cãi vì con cái.’ - VOA

Tin Việt Nam
18.
Chủ tịch Hà Nội tìm cách hạ nhiệt ‘điểm nóng’ Đồng Tâm

Ông Nguyễn Đức Chung chiều 20/4 đã về huyện Mỹ Đức để, theo lời ông, “đối thoại với người dân xã Đồng Tâm”, sáu ngày sau khi bùng phát căng thẳng quanh chuyện giải tỏa đất.
Người đứng đầu thành phố Hà Nội đi tới quyết định trên sau khi xuất hiện nhiều lời kêu gọi ông tới đối thoại trực tiếp, trong khi căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tuy nhiên, thay vì tới xã Đồng Tâm, nơi dân làng hiện còn giữ khoảng hai chục cảnh sát cơ động cũng như thiết lập “các tuyến phòng thủ”, ông Chung chỉ dừng chân ở trụ sở huyện.
Tới tối ngày 20/4, nguồn tin từ trong nước cho hay, chủ tịch Hà Nội đã phát biểu trước sự hiện diện của quan chức địa phương mà không có người dân.

Ông nói: “Lãnh đạo thành phố, mà trực tiếp là tôi, sẽ đối thoại với người dân, nhân dân xã Đồng Tâm. Cái cuộc hôm nay có mời nhưng mọi người không ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục mời người dân đối thoại vào thời gian ngắn nhất, sớm nhất, có thể ngay trong ngày mai hoặc ngày kia”.
Ông Chung cũng cho biết rằng Hà Nội đã “ra quyết định thanh tra toàn diện quá trình xử lý đất đai liên quan đến khu vực xã Đồng Tâm”, và kết quả sẽ được công bố “sau 45 ngày”.

Trong khi đó, ông Bùi Viết Hiểu, đại diện cho người dân, được báo chí trong nước trích lời kêu gọi lãnh đạo Hà Nội về hẳn xã Đồng Tâm để “tháo gỡ sự việc”.
Dưới góc nhìn của một người từng làm việc trong cơ quan lập pháp của Việt Nam, cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với VOA Việt Ngữ: “Người dân ở đấy nên thông qua những đại diện của mình, gặp gỡ chính quyền và đại diện chính quyền giải quyết. Giải quyết theo hướng nào thì chính quyền sẽ phải tính. Nhưng tôi nghĩ tốt nhất phải đối thoại với dân”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội đại diện cho các cử tri huyện Mỹ Đức.
Một bài báo của tờ Dân Việt đưa tin rằng ngày 21/4, ba nhà lập pháp của thủ đô sẽ tới huyện này để “giải đáp và tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri”. Chưa rõ là vấn đề tranh chấp ở xã Đồng Tâm có được mang ra thảo luận hay không.

Về lời khuyên dành cho các đại biểu đương nhiệm chuyên trách huyện Mỹ Đức, ông Thuyết nói: “Tôi nghĩ rằng các đại biểu cần về tiếp xúc với dân để xem cụ thể tình hình diễn biến như thế nào, nguyên nhân ở đâu và người dân có kiến nghị gì. Quan trọng nhất là phải đảm bảo quyền lợi cho dân, cái gì mình làm sai thì mình phải sửa. Dù có căng thẳng đến mấy mà mình thấy khuyết điểm mà mình sửa thì dân cũng bỏ qua. Để nó căng thẳng như thế này thì có thể do xử lý sai”.
Chiều 20/4, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi về khả năng chính quyền thành phố Hà Nội áp dụng biện pháp mạnh để giải cứu cán bộ đang bị người dân Mỹ Đức giam giữ.

Bà Hằng nói rằng cơ quan chức năng Hà Nội “đang giải quyết tình hình theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan”.

Nữ phát ngôn viên cũng nói rằng cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Còn phát biểu tại trụ sở huyện Mỹ Đức, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung lên tiếng kêu gọi dân làng “thả người” cũng như “dỡ chướng ngại vật”. 

Trả lời VOA một ngày trước đó, một người dân không muốn nêu tên nói rằng việc bắt các cảnh sát cơ động làm con tin là do “bức xúc quá” và “chỉ có làm như thế thì mới giải quyết được vấn đề”.
Ông Bình Lê, một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, viết trên trang Facebook: “Tôi cũng mong những người dân Hà Nội quan tâm đến Đồng Tâm. Hãy thực hành quyền "theo cách của bạn, cách tôn trọng tự do, bình đẳng, nhân phẩm của người khác chứ không phải cách trấn áp và tước đoạt!” - VOA

19.
Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ vì đất ở Vọng Đông, Bắc Ninh --- Chủ đất ném bom xăng vào lực lượng cưỡng chế ở Phú Quốc --- Dân biểu tình đòi minh bạch việc bồi thường ở Hà Tĩnh

Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa thông tin lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai.
Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.

Thông tin của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người. 
Người dân nói chính quyền đã tìm cách “thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt” ở khu ruộng 14 mẫu có tên là Đồng Cốc. Họ khẳng định vẫn canh tác ở đó và nộp thuế đầy đủ qua nhiều thế hệ.

Dẫn luật đất đai, người dân xác định đất của họ là ruộng lâu dài. Nhưng vì một lý do nào đó còn chưa được làm sáng tỏ, cách đây 3 năm, ông trưởng thôn – người nay đã từ chức – đã ký một biên bản “biến” khu đất đó thành ruộng công ích.
Việc làm này không thông qua một cuộc họp với dân, không có sự đồng ý và chữ ký của dân. Họ khẳng định sự thay đổi này là sai Luật đất đai 2013. Điều này dẫn đến hậu quả là khi chính quyền dự định lấy khu đất hơn 50,000m2 của Vọng Đông để làm một khu công nghiệp, người dân có thể bị thiệt hại khoảng 22 tỷ đồng (gần 1 triệu đôla).

Thời gian gần đây, người dân đã gửi đơn khiếu kiện. Chính quyền đã tìm cách đối thoại. Nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận do người dân không chấp nhận mức giá đền bù mới đề xuất là 21.000 đồng/m2.

Ngày 20/4, hàng trăm cảnh sát cơ động đã “cưỡng chế” khu đất. Xô xát đã xảy ra nhưng đến cuối ngày, chính quyền chưa lấy được đất.
Nhà hoạt động Đường Văn Thái, người sống ở Hà Nội cách Vọng Đông 5 km và có bạn bè là người địa phương gửi nhờ đăng thông tin lên Facebook, cho VOA biết thêm:

“Hiện nay là bà con đã ra về và nhà cầm quyền của Bắc Ninh đã bắt bớ khoảng 10 người, đánh bị thương một cụ già và đánh một người dân bị gẫy tay. Có nghĩa là giải tán đám đông đấy thôi, còn hiện tại bà con vẫn cắm chốt ở vùng đất đó. Chính quyền chưa lấy [đất], hiện nay bà con cũng quyết tử để giữ đất. Thậm chí họ đã mua những quan tài, họ đang đốt hương ở sẵn ngoài đó. Họ dựng lều, dựng trại ở khu đất đó để giữ đất”.
VOA đã cố liên lạc với các quan chức địa phương để kiểm chứng thông tin vào chiều muộn cùng ngày, song không có kết quả.

Vụ việc mới nhất này xảy ra vào lúc đối đầu cũng liên quan đến tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, vẫn bế tắc trong 6 ngày qua. Người dân ở Đồng Tâm đã chống trả một nỗ lực cưỡng chế đất từ ngày 15/4. Hiện giờ, họ cố thủ trong thôn Hoành, cầm giữ 20 người gồm nhiều cảnh sát cơ động và một số cán bộ địa phương.
Nhà chức trách trong những ngày qua đã không cho báo chí chính thống đăng các bài chi tiết về vụ Đồng Tâm, trong khi mạng xã hội có nhiều thông tin không được kiểm chứng, thậm chí trái ngược nhau, về những diễn biến ở đó.

Tuy nhiên, ông Đường Văn Thái cho hay người dân ở Vọng Đông, Bắc Ninh, không hề biết về vụ Đồng Tâm:
“Hầu như mọi người không biết. Hầu như là mọi người dân ở đây là họ rất là thuần túy bởi vì ở đây là cái vùng nông nghiệp thuần túy. Và họ cũng ít va chạm với mạng xã hội. Bởi vì ở xung quanh khu vực đó là dân làm làng nghề. Họ suốt ngày cắm đầu vào công việc nên cũng ít để ý chuyện mạng xã hội. Cho nên thông tin lan tỏa nó rất là hạn chế”.

Ông Thái từng làm việc cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Ủy ban Nhân dân Huyện Đông Anh, nhưng đã từ bỏ đảng và nghỉ việc nhà nước năm 2015 do thấy những bất công trong các hoạt động thu hồi và đền bù đất đai của nhà nước. Hiện nay ông tích cực hoạt động vì quyền đất đai của người dân.
Tranh chấp đất đai ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây, thậm chí có vụ dẫn đến bạo lực chết người như ở Đắc Nông hồi tháng 10/2016. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã kêu gọi quốc hội sửa luật đất đai, công nhận quyền tư hữu, cũng như rà soát lại các quy định về thu hồi và bồi thường. - VOA

***
Sáng thứ Năm 20 tháng Tư, công an  ở Phú Quốc, Kiên Giang bị ném bom xăng khi đến thu hồi đất của một hộ dân ở Gành Dầu, Bãi Dài.

Đó là đất của  ông Nguyễn Văn Bé ở ven Bãi Dài mà theo lời chủ tịch ủy ban nhân dân xã Gành Dầu, bà Lê Thị Hằng, thì phải thu hồi để làm bãi tắm công cộng. Bà Hằng cho biết khu đất này được tiền đền bù thấp hơn một hộ dân khác 200 triệu Đồng là do diện tích đất trại của ông nhỏ hơn.
Chủ hộ Nguyễn Văn Bé và người nhà đã phản ứng bằng cách ném chai lọ có chứa xăng vào lực lượng cưỡng chế gờm khoảng 100 người.

Tin nói sau khi được thuyết phục thì ông Nguyễn Văn Bé bằng lòng giao đất, tuy nhiên yêu cầu hỗ trợ 500 triệu Đồng của ông không được chấp thuận.
Bà chủ tịch ủy ban nhân dân   xã Gành Dầu ở Phú Quốc giải thích là nếu làm theo yêu cầu của ông Nguyễn Văn Bé thì các hộ dân khác sẽ khiếu nại. Vẫn theo lời bà, để giúp ông Bé ởn định cuộc sống, xã đồng ý cho ông mượn trên 3.000 mét vuông đất trong khu tái định cư với thời hạn một năm.

70% đơn khiếu nại lên quốc hội đều liên quan đến các vấn đề về đất đai, là thông tin được trưởng Ban Dân Nguyện Nguyễn Thanh Hải đưa ra trong buổi họp ngày 17 tháng tư vừa qua ở quốc hội.

Đây là cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3 sắp tới, và bà Nguyễn Thanh Hải cho biết mỗi tuần Ban Dân Nguyện nhận được khoảng 500 đơn, trong đó số lượng khiếu nại việc cưỡng chế, trưng thu mặt bằng, đền bù đất đai chiếm 70%.

Bà Nguyễn Thanh Hải còn đề nghị là báo cáo tiếp dân cũng như xử lý đơn thư khiếu nại nên được trình bày tại hội trường quốc hội thay vì chỉ thảo luận tại Thường Vụ Quốc Hội và gởi đến đại biểu quốc hội như hiện nay.
Theo bà trưởng Ban Dân Nguyện này, quá trình giám sát cho thấy nhiều bất cập, có tình trạng né tránh  tiếp dân, không nghiêm túc trong việc thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại ở địa phương, dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự  ngay tại địa phương đó. - RFA

***
Một số người dân xã Xuân Hội huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh vào 10 giờ sáng ngày 20 tháng 4, kéo nhau đến trụ sở ủy ban nhân dân xã biểu tình đòi bồi thường thỏa đáng do thảm họa môi trường mà Formosa gây nên.
Mạng Việt Nam Thời báo dẫn nguồn tin riêng cho biết đây là lần đầu tiên người dân xã Xuân Hội đứng lên biểu tình. Họ mang theo thuyền, thúng và ngư lưới cụ đến ủy ban xã để phản ánh rằng người không đáng được nhận đền bù thì lại đền bù còn người đáng được nhận thì lại không được và cho rằng danh sách đền bù không minh bạch.

Tin cho biết thêm rằng cuộc biểu tình lần này không có sự can thiệp của an ninh và các cán bộ xã đã lẩn trốn, chỉ cho lãnh đạo cấp thấp ra đối thoại với dân. Cuộc biểu tình được cho biết là kết thúc lúc 12h.
Xã Xuân Hội nằm cách nhà máy Formosa khoảng 100 km. Được biết trước khi xảy ra thảm họa nghề biển vùng này rất phát triển, người dân có cuộc sống khấm khá. Nhưng từ khi xảy ra thảm họa đời sống của bà con lâm vào cảnh khốn khó. - RFA

20.
Việt Nam và tham vọng 'có Facebook' nội địa

Một bộ trưởng tại Việt Nam gợi ý nước này về lâu dài cần có các mạng xã hội riêng của mình, 'tương đương với Facebook', theo trang Một Thế Giới hôm 18/04.
Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 18/04, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng về dài hạn, Việt Nam cần có các mạng xã hội tương đương với mạng của Facebook, Google để cạnh tranh. 

Cuộc chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn tập trung vào các "mặt trái" của mạng xã hội nói chung.
Một đại biểu Quốc hội, ông Trần Công Thuật cho rằng thời đại mạng xã hội bùng nổ, mặt trái là nhiều thông tin lừa đảo, bôi nhọ lãnh tụ, đồi trụy đang bùng nổ. 

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận rằng công nghệ thông tin, tin tức "liên tục đặt ra những thách thức khi số lượng người dùng mạng xã hội của Việt Nam thuộc top cao nhất thế giới."
Ông tin rằng "Việt Nam không cần hạn chế mà chủ động dùng mạng xã hội để phục vụ cho người dân và sự phát triển của xã hội".

Theo Bộ trưởng, những thông tin tiêu cực mà hệ thống chính trị tại Việt Nam coi là "chống phá Đảng Cộng sản, Nhà nước", chủ yếu xuất phát từ các trạng mạng nước ngoài. 
Ông cho hay chính quyền Việt Nam đã "phát hiện hơn 2.200 video clip có nội dung xấu, độc, chủ yếu bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước", trên YouTube, trang tải video do tập đoàn Google làm chủ.

"Sau khi 'đấu tranh' với các doanh nghiệp này, Google đã gỡ bỏ gần 2.000 clip xuống," ông Tuấn nói tại Quốc Hội.

Mở hay cấm?
Theo số liệu năm 2016 của Nielsen, hãng nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin số toàn cầu, người sử dụng Internet ở Việt Nam lên mạng trung bình 25 giờ một tuần.
Đây là con số trung bình cao hơn so với các nước Đông Nam Á khác như Indonesia, TháiLan.
Hơn một phần ba dân số Việt Nam dùng mạng xã hội. 

Và đến năm 2020, số người dùng mạng xã hội sẽ lên tới 46.7 triệu người. 38.3% người lớn dùng điện thoại thông minh hàng tháng, và đây là lý do cho sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội, theo nguồn tin của eMarketer.
Nhưng giới vận động cho tự do mạng nói chính quyền Việt Nam vẫn tìm cách "kiểm duyệt" những trang có nội dung chính trị, thời sự đăng tin tức không kiểm soát được.

Theo tổ chức Freedom House, cả Facebook và Instagram bị chặn một đôi lần ở Việt Nam vào tháng 5/2016 khi có các cuộc biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường do tập đoàn Đài Loan, Formosa gây ra ở vùng biển Miền Trung.
Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định họ bảo đảm quyền tự do thông tin và không có chuyện ngăn chặn các trang mạng.

Tại châu Á, hiện mới chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thành công trong việc tạo dựng các mạng xã hội riêng của mình và lan tỏa được ra cả giới sử dụng bên ngoài quốc gia của họ.
Sau thành công của Weibo, đến mạng WeChat của tập đoàn Tencent, Trung Quốc nay bành trướng sang khắp châu Á, châu Phi và châu Âu.

Cùng lúc, các mạng xuất phát từ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chiếm vị trí cao trên toàn cầu, kể cả ở những nước châu Á ngăn chặn họ như Trung Quốc.
Người dùng Facebook tại Trung Quốc có thể vào mạng xã hội này nhờ dùng công nghệ vượt tường lửa.

Tại Việt Nam, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn không phải là người đầu tiên đề ra ý tưởng có trang mạng xã hội nội địa đủ sức cuốn hút người dùng tiếng Việt.
Hồi 2010, khi ông Lê Doãn Hợp còn làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đưa ra trang go.vn nhằm thu hút người dùng mạng xã hội nhưng đến nay không được như ý. - BBC

Link:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét