Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Gỡ ngòi nổ Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ lớn vì đất ở Bắc Ninh! - VOA Tiếng Việt

Cuộc đụng độ giữa dân và nhà chức trách tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, ngày 20/4/2017. (Facebook)
Cuộc đụng độ giữa dân và nhà chức trách tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, ngày 20/4/2017. (Facebook) Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa thông tin lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai. Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.
<!>
...nhà cầm quyền của Bắc Ninh đã bắt bớ khoảng 10 người, đánh bị thương một cụ già và đánh một người dân bị gẫy tay. Có nghĩa là giải tán đám đông đấy thôi, còn hiện tại bà con vẫn cắm chốt ở vùng đất đó. Chính quyền chưa lấy [đất], hiện nay bà con cũng quyết tử để giữ đất...
Nhà hoạt động Đường Văn Thái
Thông tin của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người.
Người dân nói chính quyền đã tìm cách “thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt” ở khu ruộng 14 mẫu có tên là Đồng Cốc. Họ khẳng định vẫn canh tác ở đó và nộp thuế đầy đủ qua nhiều thế hệ.
Dẫn luật đất đai, người dân xác định đất của họ là ruộng lâu dài. Nhưng vì một lý do nào đó còn chưa được làm sáng tỏ, cách đây 3 năm, ông trưởng thôn – người nay đã từ chức – đã ký một biên bản “biến” khu đất đó thành ruộng công ích.
Việc làm này không thông qua một cuộc họp với dân, không có sự đồng ý và chữ ký của dân. Họ khẳng định sự thay đổi này là sai Luật đất đai 2013. Điều này dẫn đến hậu quả là khi chính quyền dự định lấy khu đất hơn 50,000m2 của Vọng Đông để làm một khu công nghiệp, người dân có thể bị thiệt hại khoảng 22 tỷ đồng (gần 1 triệu đôla).
Thời gian gần đây, người dân đã gửi đơn khiếu kiện. Chính quyền đã tìm cách đối thoại. Nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận do người dân không chấp nhận mức giá đền bù mới đề xuất là 21.000 đồng/m2.
Ngày 20/4, hàng trăm cảnh sát cơ động đã “cưỡng chế” khu đất. Xô xát đã xảy ra nhưng đến cuối ngày, chính quyền chưa lấy được đất.
Nhà hoạt động Đường Văn Thái, người sống ở Hà Nội cách Vọng Đông 5 km và có bạn bè là người địa phương gửi nhờ đăng thông tin lên Facebook, cho VOA biết thêm:
“Hiện nay là bà con đã ra về và nhà cầm quyền của Bắc Ninh đã bắt bớ khoảng 10 người, đánh bị thương một cụ già và đánh một người dân bị gẫy tay. Có nghĩa là giải tán đám đông đấy thôi, còn hiện tại bà con vẫn cắm chốt ở vùng đất đó. Chính quyền chưa lấy [đất], hiện nay bà con cũng quyết tử để giữ đất. Thậm chí họ đã mua những quan tài, họ đang đốt hương ở sẵn ngoài đó. Họ dựng lều, dựng trại ở khu đất đó để giữ đất”.
VOA đã cố liên lạc với các quan chức địa phương để kiểm chứng thông tin vào chiều muộn cùng ngày, song không có kết quả.
Hầu như mọi người không biết ... họ cũng ít va chạm với mạng xã hội. Bởi vì ở xung quanh khu vực đó là dân làm làng nghề. Họ suốt ngày cắm đầu vào công việc nên cũng ít để ý chuyện mạng xã hội. Cho nên thông tin lan tỏa nó rất là hạn chế
Nhà hoạt động Đường Văn Thái
Vụ việc mới nhất này xảy ra vào lúc đối đầu cũng liên quan đến tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, vẫn bế tắc trong 6 ngày qua. Người dân ở Đồng Tâm đã chống trả một nỗ lực cưỡng chế đất từ ngày 15/4. Hiện giờ, họ cố thủ trong thôn Hoành, cầm giữ 20 người gồm nhiều cảnh sát cơ động và một số cán bộ địa phương.
Nhà chức trách trong những ngày qua đã không cho báo chí chính thống đăng các bài chi tiết về vụ Đồng Tâm, trong khi mạng xã hội có nhiều thông tin không được kiểm chứng, thậm chí trái ngược nhau, về những diễn biến ở đó.
Tuy nhiên, ông Đường Văn Thái cho hay người dân ở Vọng Đông, Bắc Ninh, không hề biết về vụ Đồng Tâm:
“Hầu như mọi người không biết. Hầu như là mọi người dân ở đây là họ rất là thuần túy bởi vì ở đây là cái vùng nông nghiệp thuần túy. Và họ cũng ít va chạm với mạng xã hội. Bởi vì ở xung quanh khu vực đó là dân làm làng nghề. Họ suốt ngày cắm đầu vào công việc nên cũng ít để ý chuyện mạng xã hội. Cho nên thông tin lan tỏa nó rất là hạn chế”.
Ông Thái từng làm việc cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Ủy ban Nhân dân Huyện Đông Anh, nhưng đã từ bỏ đảng và nghỉ việc nhà nước năm 2015 do thấy những bất công trong các hoạt động thu hồi và đền bù đất đai của nhà nước. Hiện nay ông tích cực hoạt động vì quyền đất đai của người dân.
Tranh chấp đất đai ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây, thậm chí có vụ dẫn đến bạo lực chết người như ở Đắc Nông hồi tháng 10/2016. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã kêu gọi quốc hội sửa luật đất đai, công nhận quyền tư hữu, cũng như rà soát lại các quy định về thu hồi và bồi thường.
  
Sau Đồng Tâm đến Vọng Đông: Đảng là…Đảng Cướp! Hàng ngàn công an cướp đất và đàn áp dân!
- Vào ngày 20/04/2017 gần 1000 côn an, côn đồ, cán bộ đảng cộng sản đã hợp đồng tác chiến xông vào đàn áp và cướp khu đất 14 mẫu của người dân tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Khu đất 14 mẫu này là đất ruộng màu mỡ của dân có tên là Đồng Cốc, được người dân canh tác từ nhiều đời. Tuy nhiên, vào năm 2015 các quan chức địa phương đã tự ý ký biên bản để biến Đồng Cốc thành “ruộng công ích” để đem rao bán mà không qua sự đồng thuận của người dân. Điểm cần ghi nhận là thôn Vọng Đông đã có hơn 5% ruộng công ích theo quy định của luật đất đai. Do đó, thôn không có nhu cầu có thêm ruộng công ích.

Sau khi biến ruộng tư của dân thành “ruộng công ích”, các quan tham đã đưa ra giá đền bù 30 triệu/sào trong khi giá thị trường là 158 triệu/sào. Tổng cộng số tiền người dân bị mất và vào túi các quan tham là 22 tỉ đồng.

Chính vì vậy mà người dân đã nhất quyết không đồng ý vào bám giữ mảnh đất ruộng đã được canh tác lâu đời. Các quan tham cường hào ác bá địa phương đã tìm mọi cách để áp lực người dân phải bàn giao khu đất để các quan "giải phóng mặt bằng".

Về phía người dân đã có những nỗ lực để đối thoại với các quan cầm quyền địa phương bao gồm cả việc khởi kiện và yêu câu các quan chức cùng với lực lượng côn an chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật, làm thiệt hại quyền lợi của nhân dân. Tuy nhiên người dân chỉ nhận được thái độ đe dọa và khủng bố tinh thần từ tập đoàn cường hào ác bá đang cai trị tại địa phương.

Ngày 19/4/2017, đám cai trị địa phương đã điều động côn an đến thôn Vọng Đông và ra tối hậu thư sẽ cưỡng chế khu đất vào 6h30 sáng ngày 20/4/2017. Tuy nhiên, đối diện với thái độ cương quyết của người dân, nhà cầm quyền địa phương đã giả vờ tỏ thái độ hòa hoãn và yêu cầu người dân về trụ sở để họp thương lượng. Buổi họp không xảy ra vì hơn 500 CSCĐ đã mang khiên chắn, dùi cui tràn vào cưỡng chế khu đất, tấn công người dân làm cho một số cụ già bị ngất xỉu và gãy tay. Côn an cũng đã bắt một số người dân đã "chống đối người thi hành công vụ".
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYlkKCSVEuWMJIH-pUDLTR_s4zPWArNpvL2wHYDbyT7wA-PPBLgzwCBlo7iiQAUHLBT2EixUNtZ0470lmGapRyGT653W9oSEIsAZG8cFRpB-dMXJKrFOfTvzVchYmw_AOLZpjPxIiPmkQY/s1600/tempdanlambao.jpg

Trước sự đàn áp và ăn cướp trắng trợn này, người dân thôn Vọng Đông cho biết, có chết họ cũng phải bảo vệ đất nơi mà mình làm ăn sinh sống không thể để mất trắng được. Bà con đã mang theo quan tài mang ra đồng sẵn sàng chết để bảo vệ đất.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiCyd0Lg5rP0BU1AVOX6V1qRH1prZDwNWQ9Hk-7ntCt-_uOlSPXE0tC2kOu1RbQM7gXf1Dd_4xi5SndaexVvTZF8FM0ZUVsJ1dCvkadKafDz35EYpxzYZUt6eE6x58rebcuqdAX9SwOlYmm/s1600/tempdanlambao.jpg

Tiếp nối vụ ăn cướp đất tại Đồng Tâm, hành vi của các quan chức cộng sản tại Vọng Đông một lần nữa thể hiển bản chất của tập đoàn cai trị cộng sản Ba Đình: đó là một tập đoàn cướp đất của dân Việt và bán nước cho giặc Tàu.

Hết còn sợ: Ném 'bom xăng' vào đoàn cưỡng chế đất ở Phú Quốc!
- Phản đối chính quyền thu hồi phần đất mình đang ở, một hộ dân ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang) đã dùng “bom xăng” để “tiếp đón” đoàn cưỡng chế.
Sáng nay, khoảng 100 người là công an và lực lượng thực thi công vụ ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang) đã đến nhà ông Lê Văn Bé (Chín Suối, 43 tuổi, ngụ xã Gành Dầu) để cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông này ở ven biển Bãi Dài.
Do không đồng tình với phương án bồi thường thu hồi đất, người trong nhà của ông Bé đã ném nhiều vật cứng và chai thủy tinh chứa xăng về phía lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế. Sau đó, ông Bé được chính quyền địa phương tiếp tục thuyết phục giao đất.
cưỡng chế, cưỡng chế thu hồi đất, Phú Quốc
Gia đình ông Bé dùng “bom xăng” để “tiếp đón” đoàn cưỡng chế
Lúc này, ông Bé yêu cầu doanh nghiệp đầu tư khu du lịch sinh thái ven biển hỗ trợ 500 triệu đồng nhưng không được chấp nhận. Người đàn ông 43 tuổi này trình bày, vợ chồng ông gầy dựng sự nghiệp và ở trên phần đất này hơn 20 năm nhưng chỉ được hỗ trợ 300 triệu.
“Một hộ khác cùng xóm với tôi được hỗ trợ đến 500 triệu đồng. Còn đất bị thu hồi cũng chỉ được hỗ trợ 60% giá trị”, vợ ông Bé nói thêm.
Theo bà Lê Thị Hằng, Chủ tịch UBND xã Gành Dầu cho biết, đất của ông Bé được thu hồi để địa phương làm bãi tắm công cộng cho người dân. Còn việc hộ ông này được hỗ trợ tiền thấp hơn một hộ dân khác là do diện tích đất ít hơn.
“Nếu hỗ trợ ông Bé 500 triệu đồng thì các hộ đã thu hồi đất trước đó sẽ khiếu nại. Sau khi thuyết phục thêm lần nữa thì gia đình ông Bé đã đồng ý giao đất” bà Hằng nói và cho biết, chính quyền đã cho gia đình ông Bé mượn 3.000 m2 đất trong khu tái định cư với thời hạn 1 năm để ổn định cuộc sống và xây dựng tạm chuồng trại.
  
Lai Châu: Nhà Cầm Quyền Cưỡng Chế Đất Bằng Vòi Rồng, Bắt 11 Người Dân

(Hình baonhandan: Cơ quan chức năng dùng vòi rồng để cưỡng chế đất tại tỉnh Lai Châu hôm 19/4/2017.)

LAI CHÂU (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay 11 người dân bị bắt giữ trong một vụ cưỡng chế đất tại Lai Châu vào sáng thứ Ba, ngày 18/4/2017.

Báo giới trong nước đưa tin trong ngày 19 tháng Tư cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu ra quyết định tiến hành cưỡng chế đối với 4 gia đình, đang cư ngụ tại tổ dân phố số 23, tại phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, vì lấn chiếm hơn 60 mét vuông đất của một gia đình hàng xóm và lấn chiếm gần 1.000 mét vuông đất công thuộc dự án đã thu hồi, hiện thuộc sự quản lý của Ủy ban Nhân dân phường Đông Phong.

11 thành viên của năm gia đình vừa nêu bị bắt giữ trong vụ cưỡng chế đất diễn ra vào sáng ngày 18 tháng Tư vì bị cáo buộc chống người thi hành công vụ, làm cho hơn chục người của lực lượng cưỡng chế bị thương.

Ngoài thông tin do truyền thông Nhà nước loan đi như vừa nêu, vào ngày 18 tháng Tư một video clip về vụ cưỡng chế được đưa lên mạng xã hội cho thấy cảnh cơ quan chức năng dùng vòi rồng để tiến hành biện pháp cưỡng chế; trong khi có tiếng phản đối của người trong cuộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét