Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Trump trao Biển Đông cho Trung Quốc? - Lữ Giang

Image result for Pictures of Tillerson in China
Rex Tillerson và Tập Cận Bình
Trong những tuần gần đây, các nhà phân tích tình hình thế giới đã lên tiếng báo động về chính sách của Donald Trump đối với các nước Đông Nam Á.<!>
Trong bài “Trump chuẩn bị trao quyền lãnh đạo thế giới cho Trung Quốc” (Trump prepares to pass the world leadership baton to China) đăng trên tờ Washington Post ngày 16.3.2017, bình luận gia Fareed Zakaria đã nhận định: “Trump đã ôm ấp một chính sách rút lui khỏi thế giới, mở ra một không gian mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang háo hức…” Tạp chí Nikkei Asian Review ngày 3.2.2017 báo động “Tập Cận Bình tìm cách tiếp cận Donald Trump từ phía sau" (Xi Jinping's back channel to Donald Trump). Ngay cả hãng thông tấn Sputnik của Nga cũng đưa ra lời cảnh cáo của chuyên viên Nga: Mỹ-Trung thỏa hiệp trên Biển Đông, ASEAN nguy ngập (US-CHINA compromise on SOUTH CHINA SEA, ASEAN threat), v.v.
Đó là những chuyện đang thật sự xảy ra chứ không phải là trò chơi thả bong bóng.
CÁC ÂM MƯU BỊ LỘ DIỆN
Trong các bài trước, chúng tôi đã đề cập đến hai mưu đồ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trump: Mưu đồ thứ nhất là phá vỡ Liên Hiệp Âu Châu và NATO và hủy bỏ cấm vận cho Nga để Exxon Mobil có thể quay trở lại khai thác dầu mỏ ở Tây Siberia và chuyển bằng ống qua bán ở các nước Châu Âu. Mưu đồ thứ hai là lấy danh nghĩa tiêu điệt ISIS, đem quân tái chiếm Iraq và đóng luôn tại đó để Exxon Mobil có thể quay trở lại độc quyền khai thác dầu ở Iraq, một nước có khả năng sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Tây phương đã nhận ra các âm mưu này ngay từ khi Donald Trump được đưa ra tranh cử Tổng Thống Mỹ, nên đã có các biện pháp để ngăn chận. Donald Trump đang sa vào cái bẩy quan hệ với Nga ngoài vòng luật pháp, vi phạm đạo luật Logan Act, khởi đầu là vụ tướng Michael Flynn, rồi đến vụ con rể Trump là Jared Kushner.
Nay các chuyên gia đang quan tâm đến sự thỏa hiệp giữa Trump với Trung Quốc về hai mục tiêu chính: (1) Đưa Exxon Mobil quay trở lại khai thác dầu khí ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam và (2) gia đình Trump có thể tiếp tục phát triển việc kinh doanh với Trung Quốc.
Các âm mưu nói trên đều chỉ nhắm phục vụ các quyền lợi của giới tài phiệt dầu mỏ Mỹ và quyền lợi của gia đình Trump, bất chấp những hậu quả nguy hại đối với nền an ninh và kinh tế của nước Mỹ cũng như thế giới.
DONALD TRUMP TRÚNG KẾ TRUNG QUỐC?
Trong thời gian tranh cử, Donald Trump đã nhiều lần tuyên chiến với Trung Quốc như lên án Bắc Kinh thao túng nhân dân tệ để có lợi trong xuất khẩu, tố cáo Trung Quốc ăn cướp công ăn việc làm của người Mỹ, đe dọa sẽ đánh thuế đến 45% vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ…. Giới quan sát lo ngại nếu những tuyên bố này trở thành hiện thực thì một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là điều khó tránh khỏi, chưa nói đến các quan hệ địa chính trị khác. Nhưng nay Trump đang làm ngược lại nhưng điều ông ta đã nói. Tại sao?
Tại vì Trung Quốc thừa hiểu Trump chỉ là một con ngựa nón háu đá, lại rất thích “dồ ngọt” nên đem kẹo ra dụ Trump.
Khi Hoa Kỳ lên án Trung Quốc không kiềm chế để Bắc Hàn lộng hành, hôm 25.1.2017 Trung Quốc ban hành lệnh: "Cấm xuất khẩu sang CHDCND Triều Tiên vật tư, linh kiện, kỹ thuật liên quan đến vũ khí sát thương quy mô lớn và các phương tiện chuyên chở chúng, và các loại vũ khí thông thường được nêu trong bản công bố này".
Ngay trong vụ tập đoàn ZTE, một tập đoàn kinh tế lớn thứ tư của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán, vi phạm lệnh cấm vận, bán phần cứng và phần mềm do các công ty công nghệ nổi tiếng nhất của Mỹ chế tạo cho các mạng viễn thông lớn nhất ở Iran và bị phạt phải trả ngay khoản tiền 892 triệu USD, cùng “mức phạt treo” 300 triệu USD trong 7 năm tới nếu tái phạm, Trung Quốc vẫn im lặng chấp hành… Nhóm cuồng Trump vui sướng reo mừng vì tin rằng Trung Quốc đang sợ Trump! Nhưng chuyện không đơn giản như vậy.
Trong khi các nhà lãnh đạo và các cơ quan truyền thông Mỹ cũng như thế giới đang coi Trump là một sự đe dọa cho hòa bình, ổn định và an ninh của thế giới (a threat to world peace, stability and security), Trung Quốc lại tỏ ra hòa hoãn với Trump. Tờ The Diplomat ngày 25.3.2017 đăng bài Tại sao cộng đồng mạng Trung Quốc lại yêu thích Donald Trump?” (Why Do Chinese Netizens Love Donald Trump?) của bà Yan Gu, một nhà nghiên cứu người Hoa ở Washington DC, trong đó bà viết:
"Thật không dễ dàng gì để quên đi những lời chỉ trích mạnh mẽ của Trump nhằm vào Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử... Tuy nhiên trong khi truyền thông Hoa Kỳ đánh đập Donald Trump tơi bời, công kích Trump như một trò đùa thì các cuộc thảo luận trên truyền thông mạng xã hội Trung Quốc lại ghi nhận ông một cách nghiêm túc.”
Ngay cả hai diễn đàn truyền thông trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc như Baidu Tieba hay Baidu Post Bar cũng công khai ủng hộ Trump: "Đây là nơi dành cho những ai ủng hộ Trump"! Donald Trump cũng được tặng hai biệt danh nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc Baidu Tieba, một là "Trump Dad", hai là "Hoàng đế Trump"...
Tuy nhiên, chẳng ai tin rằng Trung Quốc đang hành động theo cảm tính như đám cuồng Trump ở Mỹ. Nhiều người tin rằng Trung Quốc đang thực hiện khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình: “Bất luận mèo trắng hay mèo đen, mèo nào bắt được chuột thì đó là mèo tốt”. Và một lần nữa họ đang thành công.
Image result for Pictures of Tillerson in China
Trong cuộc gặp gỡ tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh ngày 19.3.2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson rằng “hợp tác là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất đối với hai nước. Trong các lời phát biểu công khai, Ngoại Trưởng Tillerson đã lặp lại chủ trương của Tập Cận Bình: “Một Mô thức Mới về những Tương quan Quyền lực Lớn”: “không có đối đầu hay tranh chấp”, “tôn trọng lẫn nhau” và “những giải pháp hai bên cùng có lợi”. (“A New Model of Great Power Relations”: “no confrontation or conflict,” “mutual respect,” and “win-win solutions.”). Như vậy Donald Trump đã có cùng một “ngôn ngữ” gióng Tập Cận Bình!
NHỮNG HIỆN TƯỢNG TRƯỚC MẮT
Trong bài “Jared Kushner, con rể và cố vấn Trump, đuổi theo một cuộc thương thuyết Trung Quốc” (Jared Kushner, a Trump In-Law and Adviser, Chases a Chinese Deal), tờ New York Times ngày 7.1.2017 đã mô tả khá đầy đủ những chuyện làm ăn mờ ám giữa gia đình Trump và Trung Quốc. Những chuyện làm ăn này chúng tôi đã tóm lược trong bài “Chuyện làm ăn mờ ám giữa gia đình Trump với Trung Quốc” phổ biến ngày 23.3.2017. Với nhưng kế hoạch làm ăn này, Trump đã biến khẩu hiệu “Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ thành Mua hàng Trung Quốc, thuê người Trung Quốc”.
Vế việc khai thác mỏ dầu khí ở ngoài khơi bở biển Việt Nam, có nhiều dấu hiệu cho thấy đã có sự đổi chác giữa Trump - Exxon Mobil và Trung Quốc.
Việc thăm dò dầu khí ở bờ biển thuộc vùng cách các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi khoảng 100 km đã được Exxon Mobil thực hiện từ năm 2007. Vào tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây áp lực buộc Exxon Mobil ngừng các dự án với Việt Nam tại những khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Exxon Mobil khám phá ra mỏ dầu khí Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam vào năm 2011. Ngay sau đó Bắc Kinh đã cảnh báo các tập đoàn nước ngoài không nên làm ăn với Việt Nam tại các vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gây áp lực buộc các công ty này phải rút lui.
Nhưng ngày 13.1.2017 vừa qua, sau khi Donald Trump thắng cử, Exxon Mobil đã quay trở lại ký kết với công ty quốc doanh PetroVietnam hiệp ước khai thác dầu khí quy mô tại biển Đông. Điều này cho thấy đã có sự thỏa thuận ngầm giữa Donald Trump và Trung Quốc.
Exxon Mobil dự tính sẽ bỏ ra khoảng 10 tỉ USD để khai thác mõ Cá Voi Xanh. Một hệ thống ống đường ống dẫn khí đốt dài khoảng 88 cây số sẽ được nối liền từ biển về đất liền, nơi có các cơ sở hoán chuyển thành gas-năng lượng để cung cấp năng lượng cho 4 nhà máy biến điện với tổng năng suất 2.500 megawatts. Các nhà máy điện này được dự trù sẽ hoạt động vào năm 2023.
BIỂN ĐÔNG SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
1.- Về kinh tế: Hiệp Ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Tổng Thống Obama lập ra để bao vây kinh tế Trung Quốc đã bị Đảng Cộng Hòa ngăn chận và bị Tổng Thống Donald Trump ký sắc lệnh hủy bỏ ngay sau khi vừa nhận chức. Một hiệp ước khác có tên là Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) được 16 quốc gia tham gia hình thành để thay thế TPP nhưng không có Mỹ mà lại có Trung Quốc. Tại một cuộc hội thảo ở Singapore ngày 22.3.2017, ông Iman Pambagyo, trưởng Hội đồng Thương thuyết của Hiệp định đã tuyên bố: Tôi đánh cược là RCEP sẽ được ký kết vào năm sau”.  Chuyên gia Fareed Zakaria nhận xét:
“Sức mạnh ngoại giao ngày càng tăng của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng. Một người đứng đầu chính phủ Châu Á gần đây đã nói với tôi rằng tại tất cả các hội nghị khu vực, “Washington gửi đến hai nhà ngoại giao, trong khi Bắc Kinh gửi đến hàng chục. Người Trung Quốc có mặt tại tất cả các cuộc hội họp và các bạn thì lại vắng mặt”. Kết quả, ông nói, Bắc Kinh đang ngày càng đặt ra chương trình nghị sự cho Châu Á.”
2.- Về quân sự: Chuyên gia Fareed Zakaria nói:
“Chính quyền của Trump muốn có một quân đội lớn mạnh hơn. Nhưng chưa bao giờ Trung Quốc tìm cách cạnh tranh với sức mạnh của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cho tôi biết rằng đây là một chiến lược của Liên Xô, từng bị thất bại thảm hại trong thời Chiến tranh Lạnh. Ngụ ý làHãy để Washington lãng phí nguồn lực của Ngũ giác đài, trong khi Bắc Kinh sẽ tập trung vào kinh tế, công nghệ và quyền lực mềm”.
Bây giờ Trung Quốc đang đưa ra miếng mồi kinh doanh tại Trung Quốc để câu gia đình Trump đổ tiền của vào, và miếng mồi dầu khí để đổi chác các quyền lợi khác ở Biển Đông. Đó là những “đồ thế chấp” mà Trung Quốc cần. Một khi Donald Trump trở mặt hay sụp đổ, Trung Quốc sẽ xiết những "đồ thế chấp" đó và đẩy cả gia đình Trump lẫn Exxon Mobil ra.
Hiện nay, Nhật đang cố gắng thay Mỹ để giữ các nước ở Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, đừng đứng hẳn về phía Trung Quốc, sau đó hình thành một lực lượng kinh tế và quân sự khu vực để có thể cầm cự với Trung Quốc. Donald Trump đang trở thành một thảm họa ở Biển Đông
Ngày 30.3.2017
Lữ Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét