Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Mừng Nhạc sĩ Lam Phương vừa tròn 80

Image may contain: 2 people, people smiling, people sitting
Mừng Nhạc sĩ Lam Phương vừa tròn 80<!>
Image may contain: 2 people, people smiling, people sitting
Image may contain: 5 people, people standing
Mừng anh Lam Phương bát tun,
Nhân dịp lễ Thượng Thọ 80 tuổi, chúng tôi xin có đôi lời cùng anh:
CHÚC anh thanh thản, bình an
MỪNG Anh tuổi thọ, an khang mạnh lành
SINH thời vun đấp công danh
NHẬT nguyệt sáng rọi lưu danh muôn đời.
Mừng Anh thêm tuổi thọ, chúc Anh còn được vui hưởng rất nhiều ngày vui cùng con cháu.
Cung Trầm Tưởng và Kim Liên.
Hoa Kỳ, 20 tháng 3, 2017.
-------------------------------------------------------------------------------
MỪNG BẠN ĐỒNG MÔN TRÒN TÁM MƯƠI
Xin chúc Lam Phương vui Tám Mươi
Mạng cao tuổi hiếm có trên đời
Hôm nay yến tiệc đông bằng hữu
Tâm trí hoàng hôn vẫn sáng tưoi
Mắt sáng cần chi đôi kiến lão
Một trời âm nhạc bao niềm vui
Trên hai trăm bài ca đầy lưu luyến
Mãi mãi Lam Phương danh sáng ngời.
Bạn đồng môn trung học Việt Nam Học Đường.
Nguyễn Bá Thảo - Hảo, Nam Caliornia.
Image may contain: 9 people, people smiling, people sitting and indoor

Image may contain: 4 people, people smiling, people standing and indoor
Image may contain: 2 people, closeup
Image may contain: 2 people, people smiling, people sitting and indoor
----------------------------------------------------------------------------------
Lễ Thượng thọ
Thượng thọ hay Lễ mừng thượng thọ hay Lễ khao thượng thọ là lễ mừng thọ các cụ già có độ tuổi từ 80 tuổi trở lên (những người được xem là sống lâu) do con cháu của họ tổ chức đồng thời cũng là lễ mừng của con cháu, vì theo quan niệm đạo đức và tôn giáo, cha mẹ có sống lâu thì con cháu mới được phụng dưỡng, thể hiện đạo hiếu.
Thượng thọ được coi là một trong những nét truyền thống của người Việt Nam, thể hiện đạo lý làm người "uống nước nhớ nguồn", "kính trọng người già cả" và đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc ông bà, cha mẹ và là một nét đẹp của văn hoá Việt Nam. Theo Kinh Thánh, cách ăn ở tốt nhất với cha mẹ mình là hiếu kính, phụng dưỡng, nghe lời cha mẹ khi các vị còn sống[1], theo đạo Phật thì việc mừng Thượng thọ cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các bậc sinh thành[2]
Việc tổ chức thượng thọ có thể có nhiều hình thức, quy mô từ lớn đến nhỏ, tùy vào điều kiện và lòng thành của con cháu, việc chủ trì trượng thọ cho các cụ cao tuổi có thể do con cháu trong nhà tự tổ chức hoặc làng xóm hay thậm chí là Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo[3] đứng ra tổ chức đối với những cụ có đóng góp, cống hiến cho đất nước hoặc đức cao vọng trọng.
Theo cách hiểu thông thường, chữ "thọ" là chỉ cho những người có tuổi tác cao (tức là cao niên, sống lâu) nên con cháu trong gia đình hoặc là thân tộc làm lễ mừng thọ các Cụ. Chữ "thọ" cũng có thể phân ra nhiều bậc, để biết bậc nào là thọ thấp, thọ cao, thọ nhiều tuổi, ít tuổi. Theo đó, khi chúc "Mừng Thọ" hay chữ "Chúc Thọ" là từ 60 tuổi trở lên. "Trung Thọ" là từ 70 tuổi trở lên, "Thượng Thọ" là từ 80 tuổi trở lên, "Đại Thọ" là từ 90 tuổi trở lên, "Vạn Thọ", "Trường Thọ" cũng có thể chỉ cho những bậc đã sống từ trăm tuổi trở lên, Hoặc có những lời chúc như " Phúc Thọ" là chỉ cho những bậc có phước nhiều, ("Phước Như Đông Hải, Thọ tỷ Nam Sơn"), Còn "Đạo Thọ" là chỉ những bậc tu hành nhiều năm, người có nhiều công đức ("Đạo Thọ Miên Trường") Hoặc có thể dùng chữ "Khánh Tuế" hoặc "Khánh Thọ" để mừng cho các bậc đã thượng thọ hay đại thọ rất là long trọng, tôn kính mừng thọ các bậc bề trên.[4]
Độ tuổi mừng thọ có thể chia làm 3 hạng bậc:
Hạ thọ: từ 61 tuổi đến 69 tuổi.
Trung thọ: từ 70 tuổi đến 79 tuổi.
Thượng thọ: từ 80 tuổi đến 100 tuổi.
Theo giáo sư Đào Duy Anh trong tác phẩm Hán Việt Từ điển thì: 60 tuổi gọi là Hạ thọ, 70 tuổi gọi là Trung thọ, 80 tuổi gọi là Thượng thọ.
(Nguồn:Bách khoa Wikipedia)

Image may contain: 2 people

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét