Nhờ ươm giống thành công giống mịt đặc biệt không hạt, không nhựa, đặc ruột, mà ông nông dân miền Tây mang về cho mình hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.<!>
Ảnh internet.Sau gần chục năm miệt mài với bao lần thất bại, nhưng chưa một lần nản chí. Đến nay vườn mít 1 ha của ông Mẫn cho ra thị trường khoảng 5 tấn trái mỗi năm.
“Bén duyên” với cây mít.Ông Trần Minh Mẫn (Út Mẫn) có dáng người cao ráo, nước da ngăm đen trông rất rắn rỏi, là con út trong một gia đình có 6 anh em. Trước đây nguồn thu nhập chính của cả nhà đều nhờ vào vườn cam mật, và sầu riêng.
“Vua” mít không hạt.
Ông Út Mẫn bên cây mít không hạt.Năm 1980, ông Út Mẫn quyết định đốn bỏ vườn tạp trồng gần 1 ha cam mật. Sau khi trồng được khoảng 3 năm, cam của ông bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh khiến cả vườn cam bị èo uột, chết dần chết mòn. Không nản chí, ông đốn sạch vườn cam, để chuyển sang trồng sầu riêng. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông làm cho sầu riêng ra trái nghịch vụ, thu lợi mỗi vụ hàng trăm triệu đồng.“Việc bén duyên với cây mít rất tình cờ. Năm 2007, trong một lần đi dự Hội thảo tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, tôi ghé thăm nhà một người bạn ở Tiền Giang. Sau đó được người bạn giới thiệu về một giống mít có nguồn gốc từ Myanmar. Vào thời điểm đó, cây mít chỉ còn lại nhánh duy nhất, cho được 3 trái. Tôi được người bạn biếu 1 trái mang về Cần Thơ làm quà”, ông Út Mẫn nhớ lại.
Mít không hạt.
Múi và xơ mít không hạt.Về Cần Thơ được 5 ngày, mít bắt đầu chín, tỏa mùi thơm nhẹ. Có điều lạ là khi đã chín hoàn toàn, vỏ mít có màu xanh, không thơm nồng nặc như các giống mít thông thường; khi xẻ ra hoàn toàn không có mủ, không hạt, múi và xơ có màu vàng, cơm dày rất ráo, vị ngọt thanh, có thể ăn cả xơ… Mọi người trong nhà sau khi ăn ai nấy cũng đều tấm tắc khen ngon. Kể từ đó, trong đầu ông lóe lên ý tưởng nhân rộng giống mít lạ ra để phát triển kinh tế gia đình. Do biết cây mít mẹ đã sắp chết, nên ông Út Mẫn nhanh chóng đi xe đò lên Tiền Giang, để ghép mắt nhân giống. Sau 3 tháng, ông ghép được 100 gốc thì cây mẹ bắt đầu chết hẳn. “Khi đem 100 gốc mít về tới Cần Thơ, tôi mừng còn hơn bắt được vàng. 100 gốc mít tôi trồng xen canh với vườn sầu riêng. Đến năm 2010, cây bắt đầu cho trái chiến, năm đó thu hoạch được khoảng 2 tấn mít, bán với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu”, ông Út Mẫn phấn khởi nói.Cuối tháng 5.2010, ông Út Mẫn đem giống mít có một không hai của mình đi tham dự Hội thi “Trái ngon – An toàn miền Nam lần 2 năm 2010” tại TP. Sài Gòn, và giành giải trái lạ, hiếm. Sau Hội thi, nhiều công ty đến tận nhà ông bao tiêu sản phẩm với giá 25.000 đồng/kg. Lợi nhuận từ cây mít đem lại khiến ông quyết định đốn bỏ vườn sầu riêng, tập trung trồng mít không hạt. Năm 2011, sau khi thu hoạch 6 tấn mít, ông thu lãi trên 120 triệu đồng.
Nổi tiếng khắp vùng.Ông Út Mẫn khoe: Sau khi đoạt giải tại Hội thi trái ngon, ông được Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp -Phát Triển Nông Thôn CS Cao Đức Phát mời dùng cơm chung. Bộ trưởng hỏi han rất kỹ về nguồn gốc, xuất xứ, rồi khuyên ông nên đặt tên riêng cho giống mít lạ này. Sau một thoáng suy nghĩ, ông Út Mẫn quyết định lấy tên địa phương mình đang ở để đặt cho giống mít lạ là “Mít không hạt Ba Láng”.Từ đó, ông đi học kỹ thuật ghép mắt về bán cây giống cho bà con. Tiếng lành đồn xa, từ năm 2010 đến nay, ông đã ghép hơn 40.000 cây giống để xuất bán đi khắp các tỉnh thành miền Tây, miền Trung, miền Đông, và ra đến tận Hà Nội, với giá bán 30.000 đồng/cây. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông chia sẻ: “Lúc quấn mắt ghép phải khéo léo, và nhanh tay mới thành công. Điều quan trọng phải lựa nhánh khỏe, và cân đối với gốc. Ưu điểm của giống mít này là rất dễ trồng, cây ít sâu bệnh, thời gian cây cho trái sau khi trồng là 2 năm”.Hiện nay, cả vườn mít rộng gần 1 ha của ông Út Mẫn đang được các nhà Khoa học ở Trường Đại Học Cần Thơ thuê để nghiên cứu. Cùng lúc, nhiều nhà hàng, khách sạn, siêu thị trên địa phận TP. Cần Thơ tới tấp đến đặt hàng, khiến ông không sao đáp ứng nổi.
Theo DKN. ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét