Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ - Văn Bút Quốc Tế và Linh mục Tù nhân Nguyễn Văn Lý

cid:image039.jpg@01D1BAA2.15F08E90

Trong một Kháng Nghị thư phổ biến ngày 26 tháng Năm 2016, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù đã chào mừng linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà thơ và biên khảo, vừa ra khỏi trại tù cộng sản. Văn Bút Quốc Tế nhắc lại những bản án tù giam bất công và vô nhân đạo – 34 năm tù giam –  mà CS đã áp đặt đối với linh mục trong thời gian 39 năm từ 1977 đến 2016, xuyên qua hai thế kỷ 20 và 21.
<!> 
Bản án ‘’tám năm tù giam’’ vì ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’ phải chấm dứt vào tháng Sáu sắp tới. Nhưng công an đã đưa linh mục Nguyễn Văn Lý về Huế hôm 20 tháng Năm 2016. Dư luận cho rằng CS muốn bày tỏ ‘’thiện chí’’ vài ngày trước khi người cầm đầu Hành Pháp Hoa Kỳ tới Hà Nội. Vị quốc khách Bắc Mỹ cam kết bán thêm võ khí sát thương theo thỉnh cầu của CS. Cho dù nhân vật còn làm chủ tòa Bạch Cung nửa năm nữa thôi thừa biết chân tướng và thủ đoạn của những bạo chúa sống ‘’quang vinh’’ nhờ hô hào ‘’chống Mỹ cứu nước’’. Đánh cho ‘’Mỹ cút’’ vì Liên Sô và Trung Cộng dù phải hy sinh cả ba dân tộc Việt Nam, anh em láng giềng Cao Miên và Lào trong những cuộc chiến vô cùng thảm khốc qua nhiều thập niên.
Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền CS phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những nhà văn và nhà tranh đấu cho Nhân Quyền Việt Nam bị giam cầm chỉ vì hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm của mình. Cộng sản đã vi phạm Điều 19 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước độc tài đã ký kết khi vẫn còn tù nhân chính trị và lương tâm trên đất nước Việt Nam. Không quên linh mục Nguyễn Văn Lý còn bị CS tiếp tục hành hạ suốt 5 năm tù quản chế. Văn Bút Quốc Tế tố cáo tình trạng giam cầm khắc nghiệt đã làm hao mòn, kiệt quệ sức khỏe của linh mục. 
Nhân dịp này, chúng tôi mời bạn đọc cùng nhớ lại quảng đường mà linh mục Nguyễn Văn Lý đã đi qua từ khi bộ đội của tập đoàn CS quốc tế Trung Sô, chiếm đóng toàn thể miền Nam Việt Nam tự do.

Sống sót nhờ Lòng Tin, một mình đứng trước bạo quyền cộng sản bất nhân và hiểm độc.

Sinh Ngày 14 Tháng Năm 1946, vị linh mục nguyên quản xứ An Truyền (Huế) và đồng chủ biên bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận là thành viên sáng lập Khối 8406, một phong trào tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam. Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt ngày 19 tháng Hai 2007 và bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 30 tháng Ba 2007 vì bị cáo buộc phạm ‘’Tội tuyên truyền chống nhà nước CS’’. Linh mục không nhận tội. Bốn cộng sự viên của linh mục cũng bị kết án : ông Nguyễn Phong, 6 năm tù giam kèm 3 năm tù quản chế; ông Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù giam kèm 2 năm tù quản chế; cô Hoàng Thị Anh Đào, 2 năm tù treo và bà Lê Thị Lệ Hằng, 18 tháng tù treo.
Cần nhắc lại, linh mục Nguyễn Văn Lý, nguyên thư ký Tòa Tổng Giám mục Huế và giáo sư chủng viện, từng bị nhốt tại nhiều nhà tù, trại giam lao công cưỡng bách từ năm 1977 đến 1978 và từ 1983 đến 1992. Cộng sản hành hạ, giam cầm vị tu sĩ này. Chúng buộc tội linh mục đã kiên quyết tranh đấu cho Nhân Quyền, gồm có quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do ngôn luận. Được thả, linh mục còn bị đặt dưới sự canh chừng nghiêm ngặt của công an. Ngày 17 tháng Năm 2001, linh mục bị bắt lại sau khi công bố trên Internet lời Chứng về những sự vi phạm Nhân Quyền trầm trọng tại Việt Nam. Bản văn này được phổ biến khắp thế giới. Ngày 19 tháng Mười 2001, tòa án CS Huế đã tuyên phạt vị tu sĩ 15 năm tù giam và 5 năm tù quản chế vì phạm tội “phá hoại đoàn kết quốc gia” và “không tuân theo lệnh quản chế hành chánh”. Trước áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Hà Nội bị buộc phải giảm án tù hai lần (tổng cộng 10 năm). Tiếp theo đơn khiếu kiện của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, trong Khóa Họp thứ 38 ngày 27 tháng 11 năm 2003, Ban Hành Động chống Giam Cầm Độc Đoán thuộc Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc phán định rằng ‘’Sự tước đoạt quyền tự do của linh mục Nguyễn Văn Lý là độc đoán, vì hành động đó vi phạm điều 19 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Thế Giới và điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị’’. Linh mục Nguyễn Văn Lý được Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Văn Bút Quốc Tế bênh vực. Và Văn Bút Slovaquie còn nhận linh mục làm hội viên danh dự. Cuối cùng, Cộng sản Hà Nội phải phóng thích linh mục vào dịp Tết Ất Dậu 2005.
Tám năm trước, gia đình linh mục Nguyễn Văn Lý cũng bị đàn áp thô bạo. Hai người cháu trai, ông Nguyễn Vũ Việt và ông Nguyễn Trực Cường bị bắt giam hồi tháng Sáu 2001 vì dùng Internet, fax và điện thoại phổ biến những tin tức liên quan đến tình trạng CS ngược đãi tự do tôn giáo. Bà Nguyễn Thị Hoa, chị ruột của hai ông Nguyễn Vũ Việt và Nguyễn Văn Cường cũng bị bắt tạm giam từ tháng Sáu đến tháng Mười 2001. Cả ba người cháu của linh mục Nguyễn Văn Lý đều bị truy tố về tội ‘’gián điệp’’. Sau đó, trước sự phản đối trên thế giới, CS phải đổi tội danh là ‘’lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước’’. Ngày 10 tháng Chín 2003, bà Nguyễn Thị Hoa bị phạt 3 năm tù giam, ông Nguyễn Trực Cường 4 năm tù giam và ông Nguyễn Vũ Việt 5 năm tù giam. Áp lực quốc tế đã khiến nhà cầm quyền Hà Nội phải giảm án và trả tự do cho các nạn nhận trước hạn tù.
Năm 2002, linh mục Nguyễn Văn Lý được trao tặng Giải Nhân Quyền Homo Homini của Cộng Hòa Tiệp (hậu CS). Năm 2008, linh mục là khôi nguyên Giải Tự do Phát biểu Quan điểm Lillian Hellman/Dashiell Hammet (Human Rights Watch). Cuối tháng Chín 2009, vị tu sĩ tù nhân được Quốc Hội Âu Châu đề cử lãnh Giải Vì Quyền Tự Do Tư Tưởng Sakharov cùng với 9 nhân sĩ trên thế giới. Linh mục Nguyễn Văn Lý được Văn Bút Sydney (Úc châu) bầu làm hội viên danh dự. Khi được tin khẩn báo linh mục Nguyễn Văn Lý lâm bệnh nặng đang chờ chẩn khám tại bệnh viện công an Hà Nội, văn hữu Gaby Naher, Chủ tịch Ủy Ban Văn Bút Sydney Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù, đã cấp tốc gởi fax đến tòa Đại sứ Úc tại Hà Nội và bộ Ngoại Giao tại thủ đô Canberra xin giúp đỡ. Văn Bút Sydney yêu cầu Đại sứ hoặc một nhà ngoại giao Úc đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý ngay tại bệnh viện. Đồng thời, xin chính phủ Úc gởi văn thư yêu cầu nhà cầm quyền CS trả tự do tức khắc cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Cùng với văn hữu Gaby Naher, văn hữu Derek Whitehead đã đóng góp nhiều thì giờ và tâm trí vào việc bênh vực linh mục Nguyễn Văn Lý, như bạn đã từng quan tâm đến trường hợp Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân. Tại Thụy Sĩ, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam cũng vận động với Ủy Ban Chính sách Đối ngoại Thượng và Hạ viện Quốc Hội Liên Bang. Bộ trưởng Ngoại Giao Thụy Sĩ đã ra điều trần trước Ủy Ban. 
Sau ngày 30 tháng Ba 2007, bị kết án 8 năm tù, linh mục Nguyễn Văn Lý phải thụ hình tại trại giam Ba Sao (Hà Nam). Tháng Mười Một 2009, linh mục bị rối loạn huyết áp rồi tai biến mạch máu não gây liệt nửa người bên phải. Cộng sản buộc lòng đã chuyển linh mục ra một bệnh viện công an gần Hà Nội. Bệnh tình không thuyên giảm, linh mục phải trở về Ba Sao. Sợ linh mục chết bất thình lình, ngày 15 tháng Ba 2010, CS đã miễn cưỡng tạm đình chỉ chấp hành hình phạt 8 năm tù giam. Chúng đưa linh mục từ trại Ba Sao về Huế để trị bệnh, có công an kiểm soát. Cuối tháng Bảy 2011, công an áp tải linh mục về trại giam dù linh mục chưa được trị dứt bệnh. Linh mục vẫn bị liệt một phần cơ thể và chân phải. Một lần nữa, ngày 3 tháng Chín 2010, Ban Hành Động chống Giam Cầm Độc Đoán thuộc Ủy Hội Nhân Quyền phán định rằng CS Hà Nội đã vi phạm các điều 9, 10, 11, 18, 19 và 20 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Thế Giới, cũng như các điều 14, 18, 19 và 22 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Cơ quan Liên Hiệp Quốc đòi trả tự do cho linh mục và đền bù thiệt hại cho nạn nhân.
Văn Bút Quốc Tế đã cho phổ biến một bức thư của linh mục Nguyễn Văn Lý viết từ Nhà Chung Tổng Giáo Phận Huế chỉ có hơn 24 giờ trước khi công an tới bắt linh mục phải tiếp tục thi hành cho hết án tù giam tại trại Ba Sao. Trong thư, người tù ngôn luận và lương tâm viết rằng:
‘’Tay phải và chân phải tôi đã bị liệt 100% hồi tháng Bảy 2009. Sau 15 tháng điều trị ở Huế, nay tay phải và chân phải đã phục hồi khoảng 60%. Tôi đã có thể cầm bút viết thật chậm như một học sinh bắt đầu lớp tiểu học và bước đi khập khiểng vài đoạn đường ngắn 10-12m không cần gậy chống. Sự phục hồi rất chậm, vì tuổi tôi cũng đã khá cao và tôi đã ba lần bị tai biến mạch máu nãoGần đây, tôi mới bị viêm nhẹ tuyến tiền liệt bên trái (mong không phải là ung thư). Xin hãy chuyển lời tôi bày tỏ lòng tri ân đến Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù, Ủy Ban Văn Bút Sydney Úc Châu, Văn Bút Thụy Sĩ và Văn Bút Quốc Tế  đã mở nhiều cuộc vận động để bênh vực và giúp đỡ tôi. Xin luôn hiệp thông hy sinh cầu nguyện đêm ngày thật nhiều cho Quê hương và cho nhau. Linh mục Tù nhân Lương tâm Nguyễn Văn Lý.
          Xin được trích đăng một trong hàng chục lời bình phẩm của các văn thi hữu Văn Bút Quốc Tế sau khi nhận được bản tin Cộng sản ‘’trả tự do có điều kiện’’ cho linh mục tù nhân Nguyễn Văn Lý vào ngày 20 tháng Năm 2016 – bản tin có kèm theo những tấm hình chụp ‘’Ngày Trở Về’’ của vị tu sĩ nguyên quản xứ An Truyền :
Hành vi của nhà cầm quyền CS chằng có gì đáng được coi là ‘’thiện chí’’, đừng nói đến ‘’rộng lượng’’ hay ‘’nhân đạo’’. Chỉ quyết định cho linh mục Nguyễn Văn Lý bị áp đặt một bản án 8 năm tù giam bất công và bất nhân được ra khỏi trại giam một, hai tháng trước ngày mãn hạn tù rõ ràng là một hành vi chính trị chỉ làm ô nhục thêm chế độ đó vốn đã vô liêm sĩ, vì hành vi và sự kiện đó quá nhơ nhuốc và đê tiện’’ .

Genève ngày 27 tháng Năm 2016                                            Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse/Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
Nguồn tin, tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù), hội viên Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève, Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu – Thái Bình dương.
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng nghị thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).
cid:image020.jpg@01D1BAA2.15F08E90
Writers in Prison Committee (PEN WIPC)

Vietnam - Nguyen Van LyRAPID ACTION NETWORK – 26 May 2016
Update #2 to RAN 06/14

VIETNAM: poet, essayist, scholar and Catholic priest Father Nguyen Van Ly conditionally released

PEN International welcomes the early release of poet, essayist, scholar and Catholic priest Father Nguyen Van Ly. Father Nguyen Van Ly had been serving an eight-year prison sentence for ‘conducting propaganda against the state’ and was due for release in June 2016. His release is thought to be an act of goodwill ahead of United States President Obama’s visit to the country. PEN continues to call for the immediate and unconditional release of all those writers and activists imprisoned for the peaceful exercise of their right to freedom of expression in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which Vietnam is a state party.
Please send appeals: (to Vietnamese authorities)
·    Welcoming the release of poet, essayist, scholar and Catholic priest Father Ngyuen Van Ly;
·    Calling for the immediate and unconditional release of all other writers and activists imprisoned or detained for the peaceful exercise of their right to freedom of expression in accordance with Article 19 of the ICCPR to which Vietnam is state party.
Background
Father Nguyen Van Ly, a Catholic priest and co-editor of the underground online magazine Tu do Ngôn luan (Free Speech), was arrested on 19 February 2007 and sentenced to eight years in prison on 30 March 2007 for ‘conducting propaganda against the state’. Nguyen Van Ly is a leading member of the pro-democracy movement "Bloc 8406". He was previously detained from 1977-1978, and again from 1983-1992 for his activism in support of freedom of expression and religion. He was sentenced again in October 2001 to 15 years in prison for his online publication of an essay on human rights violations in Vietnam, before being released under amnesty in February 2005. On 30 March 2007, a People’s Court in Hue sentenced him to ‘conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam’ under Article 88-1 (c) of the Criminal Code. On 14 November 2009, he reportedly suffered a stroke in prison. Nguyen Van Ly was granted provisional release so that he could seek medical treatment unavailable in prison on 15 March 2010, but was returned to a labour camp in Ha Nam province on 25 July 2011. In September 2010 the United Nations Working Group on Arbitrary Detention called for his immediate and unconditional release.
Nguyen Van Ly was released from the labour camp on 20 May 2016, one month early. He now faces five years of probationary detention, part of the original sentence. Nguyen Van Ly’s health is reported to have severely deteriorated in prison.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PEN International/Writers in Prison Committee
Unit A, Koops Mill Mews, 162-164 Abbey Street, London, SE1 2AN, Tel.+ 44 (0) 20 7405 0338. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ligue vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse/Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
cid:image023.jpg@01D1BAA2.15F08E90cid:image025.jpg@01D1BAA2.15F08E90

cid:image027.jpg@01D1BAA2.15F08E90cid:image029.jpg@01D1BAA2.15F08E90

http://tgphue.net/hinhanh/nam2016/thang052016/20052016chaly_13.jpgcid:image035.jpg@01D1BAA2.15F08E90

http://tgphue.net/hinhanh/nam2016/thang052016/20052016chaly_12.jpg     Hình ảnh nội tuyến 1
              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét