Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 28-2-2017 - Quê Mẹ

Ân Xá Quốc tế Hoa Kỳ đang cùng ký Thư Kiến Nghị gửi Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đi Việt Nam yêu cầu can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ (Photo Alvin Jacobson)
<!>
PARIS, ngày 28.2.2017 (UBBVQLNVN) — Để góp tiếng với Quốc hội Châu Âu trong chuyền đi điều tra Nhân quyền Việt Nam từ ngày 20 đến 24 tháng 2 vừa qua, Ân Xá Quốc tế tại thành phố Boston, Hoa Kỳ, đã mở cuộc vận động kêu gọi viết thư Kiến nghị ông Pier Antonio Panzeri, Trưởng Phái đoàn Quốc hội Châu Âu, yêu cầu gây áp lực với nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) hiện bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ờ Saigon.

Ông Alvin Jacobson, Trưởng nhóm Ân Xá Quốc tế, phát động chiến dịch Kiến nghị này, đã cho Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam biết ông đã gửi 70 thư Kiến nghị sang ông Pier Antonio Panzeri, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu, và cũng là Trưởng Phái đoàn đi Việt Nam trước ngày Phái đoàn rời thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ.
Ân Xá Quốc tế Hoa Kỳ đang cùng ký Thư Kiến Nghị gửi Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đi Việt Nam yêu cầu can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ (Photo Alvin Jacobson)
Ân Xá Quốc tế Hoa Kỳ đang cùng ký Thư Kiến Nghị gửi Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đi Việt Nam yêu cầu can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ (Photo Alvin Jacobson) 
Ân Xá Quốc tế Hoa Kỳ nhận định Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ “là người biểu trưng cho những gì cao quý nhất của nhân quyền”, nên Thư Kiến nghị kêu gọi cho “tự do tôn giáo thoát khỏi sự kiền chế của chính quyền” và “trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Đức Tăng Thống”.
“Thế mà Đức Tăng Thống lại bị tù đày hằng bao nhiêu năm trường, hiện nay vừa bị bị quản chế, vừa bị đàn áp bởi niềm tin tôn gíao và chính kiến, bị kiểm soát và theo dõi mọi liên hệ với bên ngoài, bị giới hạn chăm sóc thuốc men, dù vậy, Đức Tăng Thống vẫn là biểu tượng quốc tế gợi hứng cho tự do tôn giáo và tinh thần bất bạo động”.

Nhóm 56 của Ân Xá Quốc tế Hoa Kỳ đã không ngừng lên tiếng bênh vực cho Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đức Đương kim Tăng Thống Thích Quảng Độ từ 14 năm qua. Ông Alvin Jacobson cho biết nhóm của ông “đã viết hằng trăm nếu không là hàng nghìn bức thư cho nhà cầm quyền Việt Nam, cựu Tổng Thống Obama, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các phái đoàn dân cử, và các doanh nhân Mỹ làm ăn tại Việt Nam”. 
Nhưng nay ông muốn gây tác động đến ông Trưởng Phái đoàn Panzeri về một hành động mạnh mẽ cho nhu cầu cấp thiết khi viết rằng : “Tiếc thay, Đức Cố Tăng Thống Thích Huyền Quang đã viên tịch trong thời gian bị quản chế tại chùa, ngoại trừ một sự kiện phi thường gì hiện tới nhanh chóng, nếu không số phận của Đức Tăng Thống Thích Quảg Độ sẽ lập lại mà thôi, nhất là Ngài đã 88 tuổi với sức khoẻ yếu kém”. 
Trong chuyến đi Việt Nam, Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đã yêu cầu được viếng thăm Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, nhưng nhà cầm quyền Cộng sản khước từ khi nói rằng “nơi ngài ở qua xa cho việc di chuyển”. Trước khi rời Việt Nam, Phái đoàn đã mở cuộc họp báo tại Hà Nội, Phái đoàn kêu gọi Việt Nam “chấm dứt những cuộc bách hại tôn giáo” và nói thêm rằng “sẽ là điều khó khăn cùng cực” cho việc phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam, nếu Việt Nam không cải thiện nhân quyền.

Radio Free Asia 

Phỏng vấn hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu
Soraya Post và Beatriz Beccera tại Hà Nội

  
Từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 2 này, một Phái đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc Uỷ ban Nhân quyền viếng thăm Việt Nam, do Dân biểu Pier Antonio Panzeri, Trưởng ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu dẫn đầu, củng các Dân biểu Lars Adaktusson và Adam Kosa (Đảng Bình dân Châu Âu) ; Soraya Post và David Martin (Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại Quốc hội Châu Âu) ; và Beatriz Becerra (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu) 
Mục tiêu chuyến viếng thăm là điều tra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, trong quá trình phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam. Phái đoàn đã gặp Quốc hội Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, cũng như một số tổ chức Phi chính phủ và  xã hội dân sự. Được biết trước khi rời thủ đô Brussels, Phái đoàn đã có thư yêu cầu được gặp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 
Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn tại Hà Nội với hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu, là bà Beatriz Becerra và bà Soraya Post qua đường dây viễn liên về chuyến viếng thăm Việt Nam nói trên.

Ỷ Lan : Xin chào bà Dân biểu Beatriz Becerra. Xin bà vui lòng cho biết cảm tưởng về chuyến viếng thăm Việt Nam.

Nữ Dân biểu Quốc hội Châu Âu Beatriz Becerra
Nữ Dân biểu Quốc hội Châu Âu Beatriz Becerra 
Beatriz Becerra : Chúng tôi đã gặp gỡ nhiều viên chức chính quyền Việt Nam, một số nhà hoạt động nhân quyền, và một số tổ chức xã hội dân sự. Chúng tôi nhận chân sự kiện Việt Nam đang lâm phải tình trạng khó khăn, vì đang tìm hướng cải cách pháp quyền, nhưng vấp phải hố sâu chia cách giữa thông qua và thực hiện luật lệ. Theo quan điểm của chúng tôi, nhìn từ khía cạnh Việt Nam đang đạt sự tiến bộ kinh tế và xã hội để duy trì và hoàn thành sự phát triển, điều quan trọng sống còn của Việt Nam là cởi mở và tôn trọng nhân quyền, kể cả quyền chính trị, đặc biệt tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Ỷ Lan : Bà đã cho chúng tôi biết trong chuyến viếng thăm này, Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đã yêu cầu được gặp gỡ các tù nhân vì lương thức tại Hà Nội, cũng như các thành viên thuộc cộng đồng tôn giáo không được Nhà nước thừa nhận như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Điều này có xẩy ra hay không ?

Beatriz Becerra : Không, chúng tôi chỉ được gặp Ban Tôn giáo Chính phủ, và không được gặp bất cứ tù nhân nào. Chính quyền Việt Nam bảo rằng việc gặp gỡ các tù nhân khi đang còn điều tra là bất hợp pháp. Nhưng chúng tôi đã cực lực bày tỏ sự quan tâm của chúng tôi về sự thăm viếng tù nhân, và nói rõ nỗi mong chờ của chúng tôi, là Việt Nam phải tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc cư xử tù nhân. Chúng tôi biết rõ nhiều trường hợp cá nhân không được chăm sóc y tế, và gia đình không được thăm nuôi, nhiều tù nhân bị biệt giam quá lâu, có khi lên tới 24 tháng. Chúng tôi nhấn mạnh việc tiêu chuẩn quốc tế phải được áp dụng, bởi vì các tiêu chuẩn quốc tế là nền tảng cho mọi hiệp ước quốc tế. Chúng tôi đang trong tiến trình phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam, và, ở Châu Âu đang có sự chống đối mạnh mẽ Hiệp ước này. Chúng tôi sẽ gặp khó khăn cho việc phê chuẩn, nếu không có một thông điệp dứt khoát, rõ ràng và cụ thể từ Việt Nam về lộ đồ thực hiện trước hoàn cảnh hiện nay. 
Chúng tôi dược biết là Luật lập hội đã bị trì hoãn và văn kiện bị bác bỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng đủ thứ cho các cuộc tập họp ôn hoà và và các cuộc hội họp, chúng tôi nghĩ rằng đây là điều chính quyền phải nhanh chóng giải quyết.

Ỷ Lan : Như vậy Phái đoàn Quốc hội Chậu Âu sẽ đặt vần đề cải thiện nhân quyền như một điều kiện cho việc phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam không ?

Beatriz Becerra : Chính quyền Việt Nam biết rất rõ nhân quyền vô cùng quan trọng đối với Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam. Điều 15 của Hiệp ước chứa đựng yêu sách cho việc duy trì phát triển và cai trị hoàn hảo, còn có cả điều quy định về nhân quyền. 
Tôi muốn thêm  rằng, chúng tôi đã biểu tỏ mạnh mẽ sự quan tâm của chúng tôi trước các sách nhiễu đối với người hoạt động nhân quyền cũng như đối với các tổ chức xã hội dân sự xẩy ra trong thời gian phái đoàn chúng tôi thăm viếng. Chúng tôi đã gặp gỡ một số tổ chức xã hội dân sự khi tới Hà Nội hôm thứ hai, trong cuộc gặp gỡ lại hôm nay, họ cho biết đã bị theo dõi, hăm doạ và sách nhiễu. Hôm nay chúng tôi cũng gặp Bộ Công an, tôi muốn gọi cuộc gặp gỡ này là lịch sử, qua đó chúng tôi đã biểu tỏ rõ ràng sự quan tâm tha thiết của chúng tôi trước các sách nhiễu đối với xã hội dân sự.

Ỷ Lan : Về cảm tưởng chuyến đi, thì nữ Dân biểu Soraya Post, người Thuỵ Điển, cho biết :

Nữ Dân biểu Quốc hội Châu Âu Soraya Post
Nữ Dân biểu Quốc hội Châu Âu Soraya Post 
Soraya Post : Mọi điều kiện đều rất xấu. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã gửi lại thông điệp về những điều Việt Nam cần thực hiện. 
Chiều hôm nay chúng tôi gặp các tổ chức Phi chính phủ. Họ cho chúng tôi biết họ đã bị sách nhiễu và hăm doạ, ngăn cản đến gặp chúng tôi. Họ bao gồm các nhà báo, người hoạt động nhân quyền và tổ chức xã hội nhân sự. 
Chúng tôi yêu cầu được gặp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đang bị quản chế nhiều năm trời, nhưng không được phép. Chính quyền nói rằng ngài ở Saigon, quá xa cho việc di chuyển. Chúng tôi cũng không được phép gặp các thành viên thuộc các tổ chức tôn giáo độc lập. Những người được gặp nói với chúng tôi rằng họ được tự do và độc lập, mà theo họ là nhờ có Luật Tôn giáo mới. Nhưng những nhóm này đã đăng ký với nhà nước, nên chúng tôi biết nhờ có ô dù chính trị mà họ được tự do hoạt động.

Ỷ Lan : Phái đoàn Quốc hội Châu Âu có được tự do di chuyển không ?

Soraya Post : Trong tất cả cuộc gặp gỡ chúng tôi được xe chở đi, với công an chạy dẫn đường phía trước. Khi vào các nơi gặp gỡ, chúng tôi phải trao điện thoại cầm tay để nhân viên bỏ vào hộp cất giữ. 
Chúng tôi rất lo âu cho khái niệm “an ninh quốc gia”. Chúng tôi có hỏi Bộ Công an khái niệm ấy có nghĩa gì. Theo chúng tôi những cuộc biểu tình hay các bloggers không thể xem như hăm doạ an ninh quốc gia. Chúng tôi cũng cung cấp cho họ một danh sách và yêu cầu trả tự do tất cả tù nhân vì chính kiến  đang bị giam giữ hiện nay, kể cả những bloggers, người hoạt động nhân quyền và người bảo vệ môi sinh.

Ỷ Lan : Xin cám ơn bà Soraya Post.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét