Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

64 Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn lần đầu về lại cố hương - Đại Dương

Giới thiệu tại bộ sưu tập quyền lực vương triều nhà Nguyễn với các ấn, kiếm, mũ miện, thẻ bài, kim sách
Sáng 6/12 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế), một cuộc triển lãm với quy mô lớn nhất lần đầu tiên đã giới thiệu đến công chúng 64 bảo vật hoàng cung triều Nguyễn cực kỳ quý giá đã từng thuộc về Huế, nay quay lại cố hương.<!> 
Tháng 8/1945 sau khi vua Bảo Đại thoái vị, triều Nguyễn đã bàn giao hầu hết các báu vật còn lại của vương triều cho chính phủ lâm thời, toàn bộ số của cải này khoảng hơn 2.500 món, được đem ra Hà Nội và được bảo quản đặc biệt qua 2 cuộc kháng chiến dân tộc. 
Duy chỉ có điều đáng tiếc là bộ ấn kiếm tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế (kim ấn Hoàng đế chi bảo nặng gần 10,5kg và chiếc kiếm chuôi vàng nạm ngọc) do sơ suất trong việc bảo vệ nên chúng ta để lọt vào tay người Pháp. 
Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bàn giao toàn bộ số hiện vật quý giá của triều Nguyễn cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (hiện là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), trong đó có cả 85 chiếc kim bảo, ngọc tỷ được chế tác dưới thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn. 
Tại triển lãm “Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn” dưới sự phối hợp của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 64 bảo vật rất quý báu trong số 2.500 cổ vật từ ngày xa quê hương, sau 71 năm ròng rã đã lần đầu về Huế ra mắt mọi người.  
Các cổ vật này phân thành 4 nhóm, quan trọng nhất nhóm này là sưu tập biểu trưng quyền lực với ấn, kiếm, kim sách, mũ miện, thẻ bài. Trong đó, ấn, kiếm được coi là trọng khí của quốc gia, là vật bảo chứng cho sự hiện diện và xác nhận ý chí, mệnh lệnh của các vua triều Nguyễn. 3 nhóm còn lại là sưu tập đồ thờ cúng và nghi lễ như đài thờ, mâm bồng, đỉnh trầm, chân nến…; sưu tập văn phòng tứ bảo với bút, nghiên, thủy trì, ống bút, chặn giấy… và sưu tập đồ dùng sinh hoạt như bát, dĩa, thìa, đĩa, bộ trà, lồng ấp, bộ trầu cau... Toàn bộ 64 báu vật đều đặc biệt cực kỳ quý giá bởi chất liệu chế tác như vàng, bạc, ngọc, đá quý, đồi mồi và cũng như nguồn gốc lịch sử của chúng. 
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong khuôn khổ của chương trình hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử quốc gia từ năm 2015 đến nay đã có hai cuộc triển lãm: “Trang sức cổ Việt Nam” và “Kim bảo, kim sách triều Nguyễn” đã được tổ chức tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, giới thiệu các cổ vật quý hiếm của triều Nguyễn đến với công chúng. 
Tuy nhiên, phải đến cuộc triển lãm hôm nay, một số lượng khá lớn các bảo vật thiêng liêng của triều Nguyễn mới được đưa trở về Huế để người dân cố đô và du khách có dịp tận mắt chiêm ngưỡng. 
Đây là lần đầu tiên Huế đón nhận số lượng lớn các bảo vật triều Nguyễn trở về đất cố đô. Trong các bảo vật được đưa về Huế hôm nay có những vật báu là “khí cụ của quốc gia”, ngay cả các quan đại thần trong triều đình cũng ít ai được trông thấy. Đó là các bảo tỷ được truyền từ đời này sang đời khác, là vật biểu trưng cho tính chính thống và quyền lực tối cao của các hoàng đế triều Nguyễn. 
Ngoài các loại kim ấn, bảo tỷ hoặc kim sách, các đồ dùng văn phòng tứ bảo hoặc vật dụng sinh hoạt phục vụ ẩm thực cung đình của hoàng gia triều Nguyễn cũng là những bảo vật được chế tác tinh xảo và bằng các loại chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, ngọc… thể hiện tính thẩm mỹ cao cũng như đời sống tinh thần phong phú của các hoàng đế triều Nguyễn.
 
 
Chiêm ngưỡng sách vàng, ấn vàng báu vật triều Nguyễn | VTC
 
Với 143 năm tồn tại, triều Nguyễn (1802-1945) để lại cho cố đô Huế một di sản đồ sộ bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể có giá trị nổi bật toàn cầu. Trong đó, Quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại (2003), và ba Di sản tư liệu thế giới bao gồm: Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng là triều đại để lại một số lượng lớn nhất các bảo vật hoàng cung so với các triều đại quân chủ khác trong lịch sử dân tộc. 
Chùm ảnh Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn:

Ấn “Quốc gia tín bảo” bằng vàng thời vua Gia Long (1802-1819) dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng. Ấn có cạnh 11,7x11,7cm, cao 9cm, dày 1,65cm.

Các ấn vàng dành cho Hoàng Thái hậu mẹ vua Tự Đức; ấn vàng mạ bạc dành Hoàng hậu Nam Phương vợ vua Bảo Đại; ấn vàng mạ bạc dành cho Hoàng thái tử Bảo Long con vua Bảo Đại; ấn ngọc đời vua Thiệu Trị dùng cho những bản sắc mệnh ban cho các nước chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ.

Hai cây kiếm gồm cây "An dân bảo kiếm" (dưới) của vua Khải Định bằng vàng, đồi mồi dài 90cm – là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí của quốc gia và cây kiếm bằng vàng, đồi mồi, ngọc phía trên

Cận cảnh nét tinh xảo của phần chuôi 2 thanh kiếm dành cho vua

Mũ bình thiên bằng vàng, đá quý, san hô. Chiếc mũ này được nhà vua đội vào dịp tế Trời – Đất hàng năm ở đàn Nam Giao, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình

Mặt trước và sau Mũ thượng triều bằng vàng, đá quý, san hô, kim sa cao 28,6cm, đường kính 26,6cm. Mũ được nhà vua sử dụng mỗi khi thiết triều, giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ khánh tiết của Nhà nước hoặc yết kiến sứ giả các nước bang giao, thực hiện các nghi lễ tôn miếu, tổ tông

Những con rồng vàng được gắn vào mũ sống động như thật

Kim sách "Đế hệ thi" bằng vàng với 13 tờ vàng, dài 23,2cm, rộng 13,7cm được đúc năm 1823 đời vua Minh Mạng. Sách chép 20 chữ bộ Nhật và bài ngự chế Đế hệ thi do hoàng đế Minh Mạng ban hành năm 1823. Với bài ngự chế này, vua mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chữ Vĩnh tức đời thứ 5, do 11 vua nối tiếp thuộc cả chi khác hoặc thế hệ trước.

Hốt ngọc của nhà vua (nằm trên, là vật biểu trưng quyền lực của nhà vua, cầm trên tay khi thiết triều) và các thẻ bài Cơ mật đại thần bằng vàng dùng cho đại thần ở Viện Cơ mật – cơ quan đặc trách tham mưu những vấn đề quan trọng nhất của triều đình, đặc biệt là về quân sự thành lập năm 1834; thẻ bài Ngự tiền sắc mệnh bằng ngọc dùng cho quan Nội các ở bên dưới.

Đài thờ bằng vàng, ngọc, đá quý, san hô dùng đựng các lễ vật trong nghi lễ tế tự ở hoàng cung

Vẻ đẹp tinh xảo của các bảo vật hoàng cung

Chậu bằng ngọc bọc vàng, cẩn đá quý cao 10cm, đường kính 29cm dùng trong sinh hoạt của nhà vua

Bộ ấm chén và khay rượu bằng vàng dùng trong hoàng cung
Đỉnh thờ bằng vàng, cao 18cm, đường kính 8cm dùng để đốt trầm

IMAGECAPTION

Đỉnh thờ tinh xảo bằng bạc năm Khải Định thứ nhất 1916 dùng để đốt trầm trong các nghi lễ triều đình

Nghiên mực bằng ngọc và vàng, dùng để mài mực, mài son trong hoàng cung

Các bình và lọ ngọc dùng đựng hương liệu

Chân nến bằng vàng cao 25cm đường kính 11 chm dùng trong hoàng cung

Bát bằng ngọc bọc vàng và đôi đũa bằng ngọc dùng trong bữa ăn cung đình.

Thìa bằng ngọc bọc vàng có cán bằng san hô dài 18,3cm dùng trong bữa ăn hoàng cung triều Nguyễn

Bộ đồ ăn trầu bằng vàng của vua hoặc hoàng hoàng hâu, gồm cối, chày giã, sêu, đinh ba…

ừ trái qua là lồng ấp bằng vàng dùng bỏ than vào sưởi ấm mùa đông, ống nhổ bằng vàng dùng đựng nước thừa và nước cốt trầu và hộp vàng dùng để đựng trầu cau.

Du khách đứng "chôn chân" trước những báu vật 
vàng son một thời tại kinh đô Huế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét