Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

VỤ CHỤP MŨ NHÀ VĂN NHẬT TIẾN ( SÁCH TRĂM HOA VẪN NỞ 1990) - Hoàng Lan Chi

Cuối năm 2016, không biết vì sao ở net có vụ Viên Linh-Tà Cúc với Nhật Tiến. Bất bình trước hai câu viết của ô VL về (văn ông Nhật Tiến) và (chủ trương của cố văn sĩ Nhất Linh đối với các mầm non văn học), cá nhân tôi có viết một bài với tựa “Viên Linh, kẻ kiêu căng khó ưa”. <!>
Một số người đồng tình. Vài người nhắc về ô Nhật Tiến với “Chim hót trong lồng”. Vô tình tôi được link của  bài “Sự thật không bị chôn vùi” của nhà văn Nhật Tiến viết vào 2012. Sau khi xem, tôi liên lạc với con trai Nhật Tiến , ô Michael Bùi, để xác nhận vài điều như Ông Nhật Tiến không bao giờ cộng tác với bất cứ Nhà Xuất Bản nào tại VN từ xưa tới nay, mặc dù họ có liên lạc và xin hợp tác. Ô Nhật Tiến chỉ có một cuốn in chung với em ruột (Nhật Tuấn, sống ở VN ) và do Nhật Tuấn xuất bản ở trong nước.
 Bài viết này của tôi nhằm mục đích trình bày trường hợp của ông Nhật Tiến trong một vụ ông  bị “chụp mũ” từ vài vị trong cộng đồng nhân danh chống cộng vào cuối thập niên 80 qua cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở”. Tôi không quen biết gì ô Nhật Tiến, ngoại trừ tôi là độc giả của cuốn “Chim Hót Trong Lồng”. Hy vọng với bài viết này, tôi sẽ giúp mọi người có ba ích lợi1) Giúp mọi người nhận ra sự thật. 2) Giúp mọi người từ nay sẽ “cẩn thận” với những  cây bút đã vấy bùn vào người khác vô tội vạ, vô lương tâm. 3) Giúp mọi người  có thái độ đứng đắn trong thời đại internet: tìm hiểu sự việc ngay chính đương sự trước khi phổ biến, rỉ tai, chuyển tiếp các tin tức dính líu đến (tư cách, đạo đức, lập trường chính trị) của một người. Ba ích lợi trên giúp chúng ta sử dụng mạng social media hữu hiệu cho cuộc sống. Tuy thế, trong phạm vi bài này, tôi chưa nói đến sự việc ông Nhật Tiến trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thủy vào 13 năm sau của  cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở”, tức là vào năm 2003Đề tài này sẽ ở một bài viết khác nếu tôi có thì giờ. Có vẻ một vài văn  sĩ với nét đặc thù riêng của giới có tên gọi chung là (văn nghệ sĩ) thì có những suy nghĩ,  hành động không giống cá nhân tôi và các bạn bè của tôi mà tôi gọi họ là “chiến hữu”.
 
NHỮNG NGƯỜI CHỈ TRÍCH ÔNG NHẬT TIẾN
Gồm có:  Ô Lão Móc (Bắc CA), Ô Nguyễn Hữu Nghĩa và Nguyễn Hữu Nhật (Làng Văn),
LÝ DO HỌ CHỈ TRÍCH
Các ông trên chỉ trích cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở” do ô Nhật Tiến  chủ biên. Sách in vào 1990, gồm 27 tác giả hải ngoại và  trong nước. Các ông trên cho rằng NT là loại “ lũ văn nô, quỵ lụy in tác phẩm của các nhà văn trong nước để tuyên truyền cho Cộng sản”. 
SỰ THẬT VỀ NỘI DUNG  CUỐN TRĂM HOA VẪN NỞ
Chúng tôi trích lẻ tẻ các đoản văn từ ô Nhật Tiến:
·        Tổng Bí Thư của Đảng CSVN là Nguyễn văn Linh vào khoảng năm 1987 đã phải chấp nhận một sự đổi mới và để cho văn nghệ sĩ trong nước được tự do phần nào viết lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Nhờ thế mà ở trong nước, vào thời điểm đó đã nổi lên một cao trào mà ở hải ngoại mệnh danh là “cao trào văn chương phản kháng”.
·        Đây là lý do mà nhiều anh chị em trong làng văn, làng báo ở hải ngoại hồi cuối thập niên 80 đã ngồi lại với nhau, bỏ công sức biên soạn một cuốn sách mà chính chế độ CSVN khi hết “cởi trói văn nghệ sĩ” lại cũng muốn đem vùi giập.
·        Khi nhóm biên soạn chúng tôi sử dụng những chữ “Vẫn Nở” là có ngụ ý rằng tinh thần Nhân Văn Giai Phẩm của văn giới trong nước hồi thập niên 50, sau hơn ba chục năm sau vẫn còn tồn tại, và do đó đã tạo nên phong trào Văn Chương Phản Kháng để cho ta thấy rằng từ hồi Nhân Văn Giai Phẩm đến nay, sau biết bao nhiêu vùi giập mà Trăm Hoa VẪN NỞ .....
Hoàng Lan Chi: Đã rõ. Nhóm chủ biên muốn ủng hộ những người viết trong nước (đang đối kháng vì được cởi trói). Toàn bộ các bài của tác giả trong nước đều là những đề tài (có tính cách đối kháng vì vạch trần vài sự thật não nề của XHCN). Như vậy tại sao vài người chống cộng ở hải ngoại lại chụp mũ Trăm Hoa Vẫn Nở là sản phẩm tuyên truyền cho Cộng Sản? Nhóm người  chỉ trích đó có xem sách không? Cá nhân tôi cho rằng nếu có xem, hẳn là họ không chụp mũ như thế.
Phải chăng, vài  người cố tình (giả vờ không xem) để “la làng chửi bới” vì  ĐỐ KỊ, GHEN TỊ?
 
XÉT TỪNG CÁ NHÂN TRONG NHÓM CHỈ TRÍCH
  • LÃO MÓC: đây là cựu quân nhân VNCH, từng viết bài cho Tiếng Dân, Bắc CA. Mấy năm trước tôi còn đăng bài của LM nhưng sau này thì không. Lý do: 1) Thiếu lương tâm vì viết hồ đồ. 2) Bôi nhọ tư cách sĩ quan VNCH vì ngôn ngữ hung hăng, chửi bới như phường chợ cá. 3) A dua theo Trương Minh Hòa, một kẻ vô tư cách khác  trong việc bôi nhọ ngôn ngữ mẹ đẻ, làm bẩn mầu áo lính, và làm nhơ nền giáo dục VNCH.
  • Lão Móc chửi Nhật Tiến vầy:Thật là chua chát cho những kẻ bạc đầu, đen óc – như nhà văn Nhật Tiến và những kẻ cùng-đi-một-đường với ông ta! Đã bị những người cộng sản cầm bút chê hôi mùi thực dân đế quốc lại còn đòi đi song hành chỉ vì muốn cướp công lao xương máu của họ, vì họ đã “vào sinh ra tử với sự sống còn của dân tộc.” .
  • Nhật Tiến trả lời Lão Móc vầy: Đây là một bằng chứng bắt quả tang sự cắt xén lươn lẹo một đoạn văn rồi tuôn ra luận điệu chụp mũ để xuyên tạc sự thật.
  • Xem đầy đủ phần Lão Móc-Nhật Tiến với chứng cớ tại link sau: Nhật Tiến trả lời Lão Móc
 
Hoàng Lan Chi viết: Phải chăng nhu cầu viết báo câu độc giả vào năm xưa đã khiến ông Lão Móc cố tình cắt xén để vu cáo? Khi làm thế, ô Lão Móc đã vi phạm vừa luật pháp Hoa Kỳ vừa luật đạo đức của con người. Vu cáo để tạo làn sóng vùi dập một con người quả là một tội ác đáng sợ không thua gì tội ác vu cáo để đấu tố của VC ngày trước.
NGUYỄN HỮU NHẬT:
Ô Nguyễn Hữu Nhật là một nhà văn trong Văn Bút Hải Ngoại. Ô Nhật viết “Tuyên Ngôn Thơ Đỏ của Nhóm Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương”trong cuốn “Đá Đổ Mồ Hôi  (1997). 
Nhật Tiến trả lời Nguyễn Hữu Nhật như sau: bài thơ ngũ ngôn VẬN HỘI MỚI mà Nguyễn Hữu Nhật ghi chú “Tuyên Ngôn Thơ Đỏ của Nhóm Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương. SanTa Ana, tháng 4 năm 1990, trang 126 sách đã dẫn” là hoàn toàn xuyên tạc, có ác ý Anh ta đã lấy một đoạn văn của tôi viết về Nguyên Ngọc ở trang 126 cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở , rồi chế ra thành bài thơ ngũ ngôn kể trên, tự ý đặt tên là “Vận Hội Mới” và khoác cho nó cái nhiệm vụ là “Tuyên Ngôn Đỏ” để đánh lừa người đọc. 
 
Hoàng Lan Chi viết:  Lại cũng là thủ đoạn cắt xén để vu cáo. Người tử tế có giáo dục không bao giờ làm thế. Người có lòng tự tọng không bao giờ làm vậy. Người có niềm tin vào Chúa Phật không bao giờ hành xử thế.
NGUYỄN HỮU NGHĨA-LÀNG VĂN
Trích Nhật Tiến: Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, chủ bút tờ Làng Văn ở Canada đã loan tin rằng tôi quyên góp 18.000 đô-la của văn nghệ sĩ ở hải ngoại, đem về nộp cho ông Hoàng Lại Giang của nhà xuất bản Văn Học ở Sài Gòn để xin in một tuyển tập văn chương hải ngoại mà bài vở của tuyển tập này, tôi cũng đem cắt xén, kiểm duyệt bớt để làm vừa lòng chính quyền cộng sản. Rồi cũng vẫn theo Nguyễn Hữu Nghĩa thì tuyển tập đã không ra mắt, mà tiền cũng mất tăm luôn! Sự thực là: Việc thực hiện tuyển tập này do họa sĩ Khánh Trường chủ trương. Ông thu thập bài vở của 35 văn nghệ sĩ ở hải ngoại để sẽ in một tuyển tập văn chương (với điều kiện là chính tác giả tự lựa chọn bài của mình và nhà xuất bản không được sửa một chữ nào khi in). Ấn phí là 2.000 đô-la quyên góp được của bạn bè, thân hữu, gửi về Việt Nam chờ khi in thì mới xuất ngân. Nhưng về sau, vì đám bảo thủ trong nước cấm cản sao đó, sách không ra được, nên tiền lại đã gửi ra cho họa sĩ Khánh Trường để ông hoàn trả các nơi đã quyên góp. Nhà văn Hoàng Lại Giang, giám đốc nhà xuất bản Văn Học ở phía Nam trong thực tế chưa cầm một xu teng nào, trái hẳn với câu chuyện dựng đứng của Nguyễn Hữu Nghĩa.
 
KẾT LUẬN: sau khi xem  bài [“Sự Thật không thể bị chôn vùi” của nhà văn Nhật Tiến, Thư Ngỏ của Nhóm Chủ Biên sách Trăm Hoa Vẫn Nở, Mục Lục của sách Trăm Hoa Vẫn Nở,] và đọc những phản bác của Nhật Tiến cho (Lão Móc, Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Hữu Nghĩa)  tôi nghĩ rằng hầu hết những người chỉ trích Nhật Tiến có vẻ rơi vào tình trạng (đố kị, ghen tị) nhiều hơn. Ba người này đã làm ô uế làng văn, bôi nhọ chữ nghĩa, vấy bẩn đồng loại. Họ, như tôi viết, vừa vi phạm luật pháp vừa vi phạm luật đạo đức của con người.
Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người đều có nghĩa vụ “làm sạch cộng đồng” để chúng ta được sống trong một môi trường khá tốt đẹp và cũng để chuyển giao lại cho thế hệ con em những trang lịch sử tử tế. Nghĩa vụ đó là không vu cáo, không viết hồ đồ, không chuyển tiếp email từ những nick ảo vô danh hay người thật nhưng có nội dung (vu cáo, mạ lị người khác không có bằng cớ).

Hoàng Lan Chi
1/2017

Không có nhận xét nào: