Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

TQ choáng váng trước cảnh báo ớn lạnh của tướng Mỹ

alt
Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc nếu nước này tiếp tục hành động sai trái ở Biển Đông, người đứng đầu Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm qua (14/12) đã tuyên bố đầy thách thức như vậy trong bối cảnh quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới lâu nay vẫn căng thẳng vì vấn đề Biển Đông.<!>
Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa án The Hague được đưa ra đầu năm nay. Phán quyết này bác bỏ đòi hỏi chủ quyền tham lam của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục hành động theo một cách “hung hăng” và Mỹ sẵn sàng đáp trả điều đó, Đô đốc Harry Harris - người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết trong bài phát biểu ở Sydney.
"Chúng tôi sẽ không cho phép khu vực chung được chia sẻ giữa các nước bị ai đó đơn phương đóng lại dù có bao nhiêu căn cứ được xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông đi chăng nữa”, ông Harris cứng rắn tuyên bố. Ông này còn nói thêm rằng, “chúng tôi sẽ hợp tác khi có thể những sẵn sàng đối đầu khi cần phải như vậy”.
Những phát biểu trên có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi mối quan hệ này vừa bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng do quyết định của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc tiến hành điện đàm với Nhà lãnh đạo Vùng lãnh thổ Đài Loan hôm 2/12. Cuộc điện đàm này đã khiến Trung Quốc tức giận, lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, ông Trump tiếp tục làm leo thang tình hình khi tuyên bố Mỹ không bị ràng buộc bởi chính sách “một Trung Quốc” mà Washington lâu nay vẫn duy trì.
Khi được đề nghị bình luận về những phát biểu mới nhất nói trên của Đô đốc Harris, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết, tình hình ở Biển Đông hiện ổn định nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.
"Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tôn trọng nỗ lực của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông và có nhiều hành động hơn để bảo vệ hòa bình và sự ổn định ở đó”, ông Geng nói tại một cuộc họp báo định kỳ.
Biển Đông là nơi chứa các tuyến đường biển chiến lược và cũng là nơi có những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ, hải sản... Vì thế, Bắc Kinh có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Điều đó được thể hiện thông qua việc nước này đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động quyết liệt, lấn tới nhằm thực hiện tham vọng Biển Đông của mình. Manila cáo buộc Bắc Kinh ngày càng hành động “hung hăng”, trong đó có các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép ở Biển Đông. Mỹ ước tính Bắc Kinh đã bồi đắp hơn 1.300 héc ta đất ở Biển Đông trong vòng 3 năm qua để xây dựng đường băng, cầu cảng, nhà chứa máy bay và lắp đặt các thiết bị viễn thông.
Tham vọng của Trung Quốc gây lo ngại với cộng đồng thế giới. Mỹ tin rằng, hành động của Trung Quốc gây đe doạ đối với sự tự do hàng hải ở Biển Đông chiến lược và sau thời gian chần chừ, né tránh một cách thận trọng, Mỹ bắt đầu công khai thách thức những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Washington liên tục nhấn mạnh nước này không công nhận những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực lãnh hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông. Mỹ đã tiến hành hàng loạt các chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông, mới đây nhất là hồi tháng 10.

Những chuyến tuần tra như vậy luôn khiến Bắc Kinh tức giận. Hồi tháng 7, một quan chức cấp cao của Trung Quốc từng tung ra cảnh báo rằng, hoạt động tuần tra ở Biển Đông của Mỹ có thể kết thúc “trong thảm họa”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét