Tuy cũng cùng quan điểm “Nước Mỹ trên hết”, nhưng giáo sư Stephen Martin Walt cho rằng ông Trump đã đi quá xa.
Giáo sư Stephen Martin Walt ở Trường quản trị Kennedy, Đại học Havard: Ông Trump đã hội đủ “tất cả các yếu tố cho thảm họa”. Ảnh Alchetron Đồng ý rằng Châu Âu cần gánh thêm trọng trách an ninh, nhưng theo giáo sư Walt, đó phải là một quá trình tuần tự, từ 5 đến 10 năm. Đe dọa các đồng minh, trừng phạt họ hay xé bỏ hiệp ước NATO không phải là cách làm đúng đắn vì nước Mỹ chỉ có lợi với một Châu Âu vững chãi, hòa bình và thịnh vượng.Giáo sư Walt cho rằng chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Donald Trump thực chất chỉ là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ và thiển cận. Ông Trump không suy tính dài hơi cho một năm, 5 năm hay 10 năm, mà chỉ tự đặt câu hỏi kiểu: “Nước Mỹ hay cá nhân mình có lợi những gì ngay lập tức trong tình thế đó?”. Hơn nữa, dường như ông Trump không hiểu được rằng ngoài sự chọn lựa của bản thân ông, còn có những tương tác với các nước khác.Chẳng hạn, việc ông Trump quyết định chấm dứt Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính quyền Obama đã dày công gây dựng để tăng cường sức mạnh cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đang lo ngại sự bành trướng Trung Quốc. Việc từ bỏ TPP sẽ đẩy một số nước vào vòng tay của Bắc Kinh và làm yếu sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á.Chuyên gia Stephen Martin Walt cho rằng cần kiềm chế Trung Quốc và Châu Á-Thái Bình Dương là nơi duy nhất mà Mỹ nên duy trì sự hiện diện quân sự quan trọng. Muốn vậy cần phải hợp tác với nhiều nước : Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Philippines…Đó là một liên minh rất khó quản lý, đòi hỏi một chiến lược ngoại giao hết sức tế nhị. Thế nhưng với một vị tổng thống làm ngoại giao bằng Twitter, thì ông không thể nào lạc quan nổi.Thời của các tướng lãnhL’Express quan tâm đến khía cạnh “các vị tướng nắm quyền”. Bị mê hoặc bởi những con người hành động, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bổ nhiệm ba vị tướng cao cấp vốn quen thuộc với chiến trường hơn là những vấn đề tế nhị của chính trị. Theo tờ báo, đây là một sự pha trộn kỳ lạ, có thể tạo ra những ngạc nhiên.Một vị tổng thống đả kích cơ quan tình báo của chính nước mình đã là điều chưa từng thấy. Thành phần chính phủ của ông Trump cũng không kém phần kỳ lạ: rất nhiều tỉ phú, rất ít phụ nữ và nhất là số lượng kỷ lục các tướng lĩnh. Từ khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đến nay, chưa bao giờ nội các Mỹ lại có nhiều quân nhân giữ những chức vụ cao như thế. Ông Trump đã bổ nhiệm ba khuôn mặt cứng rắn trên chiến trường, từng tham gia cuộc chiến Grenada – một đảo quốc ở Caribê (1983), Afghanistan (2001-2014), hai cuộc chiến tranh Iraq (1991 và 2003).Trong số đó, tướng thủy quân lục chiến huyền thoại James Mattis vượt lên hẳn về uy tín. Tuy mang biệt danh “Chó điên”, nhưng ông Mattis lại là một vị tướng ôn hòa, trí thức. Tướng Mattis là nhà chiến lược có trình độ không kém một viện sĩ hàn lâm – tủ sách riêng của ông có trên 6.000 cuốn. Ông không bao giờ quên viếng thăm gia đình của các quân nhân đã ngã xuống trên chiến trường.Trước James Mattis, chỉ duy nhất tướng George Marshall từng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng. Thượng viện đặc cách cho ông giữ chức vụ này một phần cũng để “điều chỉnh” bớt Tổng thống Donald Trump. Với ngân sách quốc phòng gần 600 tỷ USD và một quyền lực đáng kể khác, nếu lãnh đạo Lầu Năm Góc (tướng Mattis) không “bật đèn xanh”, thì Tổng thống (Donald Trump) không thể nhấn nút nguyên tử (Phó Tổng thống không có quyền này). Có thể coi, tướng James Mattis là nhân vật số hai trong chính quyền của ông Trump.Ngược lại, trường hợp tướng Michael T. Flynn lại gây nhiều tranh cãi. Cay cú trước việc bị Tổng thống Obama cách chức lãnh đạo Cơ quan tình báo quân đội vì bốc đồng và thiếu khách quan, ông Flynn đã quay sang ủng hộ Donald Trump. Ông là người duy nhất trong ba vị tướng trên từng hăng hái tham gia chiến dịch tranh cử của Donald Trump, hô hào đòi bỏ tù bà Hillary Clinton và thân Nga ra mặt.Một cựu sĩ quan CIA cho biết: “Trong số các nội dung trống rỗng mà Donald Trump đăng trên Twitter, có nhiều thông tin là do nhân vật bất tài này (Michael T. Flynn) gà cho”.Thượng viện Mỹ hiện vẫn chưa chịu bổ nhiệm tướng Flynn làm Cố vấn An ninh Quốc gia. Chức vụ này có lợi thế là gặp trực tiếp tổng thống mỗi ngày hai lần, tập hợp, lọc lại tin tức và tóm tắt cho nguyên thủ quốc gia.Một nhà ngoại giao Châu Âu tại Washington nhận định: “Để quyết định, Donald Trump họp gia đình lại, nghe ý kiến của cô con gái Ivanka và con rể Jared Kushner. Cuối cùng, ông Trump quyết định một mình, theo bản năng…”.Tuần báo L’Obs kết luận: Khi ông Trump đã bước vào Nhà Trắng, cả phe Cộng hòa lẫn phe Dân chủ đều phải nín thở quan sát và cả thế giới… cũng thế.
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét