Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Một Vài Tin Mới Tổng hợp

 Lại Dũng Tri, đại diện cty China Steel (có 25% cồ phần Formosa) 
ĐÀI LOAN (CTM Media) – Vào lúc 2 giờ chiều ngày hôm nay, Thứ Sáu 30 Tháng 12, 2016, tại Quốc Hội Đài Loan đã diễn ra một cuộc Họp Công Khai Chất Vấn liên quan đến việc Công Ty Gang Thép Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm trầm trọng môi trường biển Việt Nam.<!>
Thành phần những đối tượng bị chất vấn gồm có trước tiên là đại diện Công Ty China Steel, công ty này có 25% cổ phần đầu tư vào cảng Vũng Áng Hà Tĩnh), kế đến là đại diện của các Bộ Kinh Tế, Bộ Ngoại Giao, Bộ Ngân Khố của Đài Loan.
Thành phần những người chất vấn gồm có các dân biểu Đài Loan Su ChihFan, Chen Manli, Wu Kuenyuh và đại diện các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam.
Để có được cuộc Họp Công Khai Chất Vấn này là nhờ công khó miệt mài đấu tranh và vận động của các tổ chức xã hội dân sự ở trong và ngoài nước.
Cuộc họp Công Khai Chất Vấn, bắt đầu từ 2 giờ đã kết thúc vào lúc 5 giờ Đài Loan.
Để tìm hiểu về diễn tiến cũng như kết quả của cuộc họp, Chân Trời Mới Media đã liên lạc được với Linh mục Nguyễn Văn Hùng, là Giám Đốc Trung Tâm Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam tại Đài Loan, đã tham dự cuộc họp với tính cách đại diện tổ chức xã hội dân dự.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên Hoàng Trường với LM Nguyễn Văn Hùng, kính mời Quý Khán/Thính Giả theo dõi.

Bí thư, Chủ tịch quận, huyện ra vào Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM phải kiểm tra an ninh. Hiệu ứng Yên Bái lan tỏa mọi nơi, khiến các quan ở Thành Hồ cũng lo ngại. Hóa ra nội bộ đoàn kết và vững mạnh cũng là một điều cần mơ ước như chuyện làm được con ốc, con vít made in Viet Nam sau 41 năm.
Hậu ‘tiếng súng Yên bái’: Chính quyền CSVN tại Sài Gòn bắt đầu ‘xanh, vàng, cam, đỏ’

Hậu ‘tiếng súng Yên bái’: Chính quyền CSVN tại Sài Gòn bắt đầu ‘xanh, vàng, cam, đỏ’ Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân TPHCM. Ảnh Dân Việt
Gần 4 tháng sau vụ “Tiếng súng Yên Bái”, Ủy ban nhân dân TP.HCM là cơ quan cấp tỉnh thành đầu tiên công bố về việc sẽ thiết lập cơ chế kiểm tra an ninh với những người ra vào cơ quan này, kể cả với Bí thư, Chủ tịch quận, huyện.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM cho biết thêm TP. HCM sẽ đưa ra các mức xanh, vàng, cam, đỏ để từ đó có những ứng xử phù hợp, nhưng trước mắt sẽ chỉ áp dụng mức xanh. Mức xanh là nhẹ nhàng, người đi qua sẽ chỉ bị hỏi khi có vấn đề, còn không thì cứ đi vào.
“Xanh, vàng, cam, đỏ” lại khá giống với các mức độ cảnh báo mà cơ quan hình sự quốc tế Interpol đặt ra trong việc cảnh báo và truy nã tội phạm. Phải chăng chính quyền TP.HCM đang “học tập tấm gương” của Interpol?
Dù gì, có thể cho rằng tâm lý đề cao cảnh giác đang bao phủ trong giới chức chính quyền và đảng ở Việt Nam, sau khi xảy ra vụ Yên Bái với kết luận “hai người bị bắn” của công an tỉnh này, nhưng một số dư luận lại cho rằng “cả ba bị bắn” và vẫn còn một nhân vật thứ tư đang giấu mặt.
Trước đây, thỉnh thoảng cũng xảy ra một vụ quan chức bắn nhau, nhưng chỉ ở cấp thấp (chủ yếu cấp xã). Còn giờ đây, cái chết đến với cả giới quan chức cao cấp – những chân đứng trong Ban chấp hành trung ương đảng.
“Vừa nghe tin trên mạng về mấy đồng chí bị bắn ở Yên Bái, đến chiều không khí cơ quan bọn này nặng nề phát sợ luôn. Bên ngoài thì bảo vệ cùng cảnh sát được tăng cường gấp đôi, soát xét từng người vào cổng, bên trong mọi người im re như không biết gì, nhưng cứ lấm lét nhìn nhau xa cách chưa từng thấy…” – một cán bộ thuộc một cơ quan kiểm tra đảng địa phương thổ lộ.
Bây giờ thì không một quan chức nào còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương nổ ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều chắc chắn sẽ xảy ra là nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác sẽ đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ cá nhân họ, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh/thành, thậm chí xuống cả cấp quận/huyện… Không khí họp hành sẽ bước vào thời chiến.
Chỉ vài ngày trước vụ thảm sát Yên Bái, Quốc hội đã họp bàn về Luật cảnh vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Trong cuộc họp bàn này, đã hiện rõ nhu cầu “tha thiết được bảo vệ” – không phải như một thời trang quyền lực, mà là một thực tế cần thiết.
Có lẽ Ủy ban nhân dân TP.HCM không phải là cơ quan duy nhất cho tới nay quyết định xây dựng hàng rào an ninh để kiểm soát lẫn nhau. Nhiều khả năng trong thời gian qua, không ít cơ quan hành chính địa phương, kể cả cấp sở ngành và quận huyện, đã âm thầm bố trí cơ chế giám sát an ninh, nhưng không công bố ra công luận.
Lê Dung / SBTN
 
Lãnh đạo độc tài Equatorial Guinea bị tòa Pháp xử về Tài Sản Phi Pháp

Nguyễn Ngọc Bảo

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, văn bản
 
Teodorin Obiang, 47 tuổi là Phó Tổng Thống của Equatorial Guinea, con của đương kim Tổng Thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo đang cầm quyền từ 37 năm qua, sẽ bị tòa án Pháp xét xử vào ngày 2/1/2017 về tội rửa tiền, thâm lạm của công, tham nhũng và biển thủ công qũy. Đây là một mốc điểm quan trọng trong vụ án lịch sử kéo dài từ hơn 10 năm qua, giữa một bên là những người dân can đảm yêu chuộng công lý, công bằng tại Equatorial Guinea và các Tổ Chức Phi Chính Phủ Transparency International France, SHERPA và một bên là Teodorin Obiang, đại diện cho guồng máy độc tài, tham nhũng, bòn rút của công để làm giàu bất chính.
Vụ này báo hiệu cho số phận tương lai các thành phần độc tài còn đang tại chức hay không còn cầm quyền trên thế giới: không còn có thể nương náu an toàn dù ở bất kỳ nơi nào để thụ hưởng tài sản phi pháp (TSPP).
Tài sản phi pháp của Teodorin Obiang được ước lượng lên hơn 600 triệu Euro, trong một xứ mà hơn phân nửa dân số sống dưới mức nghèo đói. Ông Obiang đã dùng tiền của công qũy quốc gia, đến từ dịch vụ bán dầu hỏa, để mua một biệt thự tại số 42 Avenue Foch, gần Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe), gồm 6 tầng, 101 phòng, với diện tích 5000 thước vuông, trị giá ít nhất 100 triệu Euro. Trong những lần viếng thăm Paris, Teodorin Obiang đã tốn cho chi phí ở khách sạn 5 sao Crillon hơn 580.000 Euro trong 5 năm qua. Ngoài ra Teodorin còn mua hàng chục chiếc xe loại sang như Maserati, Rolls Royce, Bentley, Ferrari, Aston Martin... trị giá tổng cộng hơn 5 triệu Euro.
JPEG - 40.7 kb
Ông Teodorin Obiang. Ảnh: Afrik
Vào tháng 9/2011, cơ quan công lực Pháp đã niêm phong 11 chiếc xe loại sang của Teodorin Obiang. Vào ngày 14/2/2012, trát tòa của 2 vị quan tòa Roger Le Loire và René Grouman, cho phép các nhân viên công lực thuộc cơ quan chuyên trách về các tội phạm tài chánh lớn OCRGDF đã lục soát toà biệt thư của Obiang niêm phong và tịch thu hơn 200 món đồ có giá trị, trong đó có một đồng hồ trị giá 3 triệu Euro, các bức tranh của Bộ sưu tâp Yves Saint Laurent-Pierre Bergé trị giá 18,3 triệu Euro, các chai rượu qúy Petrus, Romanée-conti trị giá hàng ngàn Euro một chai. Ngày 18/3/2012, Obiang bị truy tố về các tội tham nhũng; biển thủ của công, vào tháng 7 2012, một trát tòa Âu Châu ra lệnh bắt Obiang trong không gian Schengen được ban hành và được Interpol công bố.
Hơn một năm rưỡi sau, vào ngày 27/6/2013, cơ quan chuyên biệt AGRASC (Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Saisis et Confisqués) của Pháp, chuyên đi truy lùng, tịch thu tài sản phi pháp các thành phần tội ác, độc tài đã đem 11 chiếc xe của Teodorin Obiang bị tịch thu ra bán đấu giá tại Paris và thu lại được 2,8 triệu Euro. Trong những trường hợp tịch thu liên hệ đến Tài Sản Phi Pháp (TSPP), cơ quan AGRASC được quyền bán các TSPP này trước khi có bản án. Vào năm 2012, AGRASC đã bán 1.330 tài sản trị giá 1,7 triệu Euro trước khi tòa xử.
JPEG - 68.7 kb
Bộ xe đắt tiền của ông Obiang bao gồm 7 chiếc Ferrari, 5 chiếc Bentley, 4 chiếc Rolls-Royce, 2 chiếc Lamborghini, 2 chiếc Porsche, 2 chiếc Maybach và một chiếc Aston Martin.
Theo luật sư xã hội William Bourdon, Chủ Tịch NGO Sherpa, đây là chiến thắng đầu tiên của Công Lý trong trận chiến thu hồi TSPP và truy tố các thủ phạm, có một giá trị rất lớn vì sẽ là tiền lệ (jurisprudence) cho các vụ xử các thành phần độc tài khác trong tương lai, ngay cả đối với các thành phần lãnh đạo độc tài CSVN dù đang tại chức hay đã về hưu để thụ hưởng khối lượng TSPP đến từ việc thâm lạm của công, biển thủ của công, tước đoạt tài sản của người khác.
Cùng lúc đó tại Hoa Kỳ, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã công bố vào tháng 10/2014, việc thu hồi 70 triệu MK tài sản của Obiang tại California, trong đó một bất động sản trị giá 30 triệu MK tại Malibu, un phi cơ riêng trị giá 38 triệu MK và nhiều xe hơi loại sang. Đây là vụ mới nhất trong chương trình Kleptocracy Asset Recovery Initiative (KARI) của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Trong 15 trường hợp thu hồi TSPP các viên chức chính phủ của 14 quốc gia, bị tố cáo tham nhũng rửa tiền, cơ quan KARI đã thu hồi được 600 triệu MK trên một tổng số 1,2 tỷ MK.
Vụ tịch thu TSPP tại Paris của Teodorin Obiang đã xảy ra trong khuôn khổ cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 12/2010 tiến hành bởi 2 quan tòa Roger Le Loire và René Grouman liên quan đến các dữ kiện về việc tậu bất động sản và tài sản quan trọng tại Pháp của Tổng Thống 3 quốc gia Phi Châu - Denis Sassou Nguesso của Congo, Teodoro Obiang Nguema của Equatorial Guinea, cố Tổng Thống Omar Bongo Ondimba của Gabon.
JPEG - 65.1 kb
Biệt thự của Obiang tại Malibu, California, trị giá 60 triệu Mỹ Kim. Ảnh: Carrillo/Celebrityhomephotos.com
Kết luận
Trong tương lai các vụ truy tố ra tòa các lãnh đạo độc tài và thu hồi TSPP của họ sẽ được hưởng nhiều thuận lợi do tiền lệ của vụ xử Teodorin Obiang. Những thuận lợi này đến từ các yếu tố:
  • Công Pháp Quốc Tế (Convention Merinda UNCAC United Nations Convention Against Corruption 31/10/2003) về chống rửa tiền ngày càng được áp dụng rộng rãi.
  • Nhiều quốc gia, công luận, NGO ngày càng quan tâm đến nhu cầu ngăn chặn các vụ rửa tiền, tham nhũng quy mô, với các đạo luật chống rửa tiền trên bình diện quốc gia, nhằm chống khủng bố và sự thất thoát tài chánh. 
  • Việc truy lùng và thu hồi TSPP ngày càng phổ biến nhằm đem lại Công Lý cho người dân, bắt đầu từ vụ Tổng Thống Marcos vào năm 1986. Sau hơn 20 năm truy lùng, Ủy Ban Do Tổng Thống Phi Aquino lập ra (Presidential Commission on Good Governement) đã thu hồi lại được 4 Tỷ MK trên tổng số 10 Tỷ MK TSPP của Marcos. 
  • Nhiều cơ quan chuyên biệt để truy lùng và thu hồi TSPP được thành lập và nối kết với nhau về dữ kiện, FATF (Hoa Kỳ), SOCA (Anh), AGRASC (Pháp), với các phương tiện truy lùng điện tử tinh vi và trải rộng. 
  • Việc thu hồi TSPP không có giới hạn thời gian và không bị ảnh hưởng bởi việc đổi người thụ đắc. Mới đây, vào tháng 9/2016 Hoa Kỳ đã quyết định hoàn lại cho Nigeria một số tiền 550 triệu MK, TSPP thụ đắc bởi tướng độc tài Sani Abacha, dù Abacha đã chết từ năm 1998, và dù TSPP đã được chuyển nhượng xuống hàng con cháu. 
  • Lãnh đạo CSVN sẽ phải đối diện với Công lý về hình sự, về trách nhiệm ra lệnh các hành động đàn áp, hại người, trưng thu tài sản bất hợp pháp, biển thủ công qũy quốc gia Việt Nam một cách quy mô, cho dù họ ở tại Việt Nam hay đã ra ngoài nước. Về phần các TSPP, các tài sản sẽ được thu hồi một phần đáng kể để đền bù cho các nạn nhân và xử dụng vào phần canh tân đất nước sau đó.
 
Trọng chuẩn bị thịt Quang (phần 6)
02/01/2017
 
Liên minh Quang và Phúc liệu sẽ đi đến đâu?
Khó mà trả lời câu hỏi này với một người như Nguyễn Xuân Phúc.
Đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến giờ chưa tạo được dấu ấn cho chính phủ của mình. Phúc đưa ra khái niệm chính phủ kiến tạo và liêm chính. Một khẩu hiệu khá hiền hoà và nghe dễ xuôi lòng người. Nhưng tại sao là là kiến tạo chứ không phải là đổi mới hay là cải cách.
Chính điều này nói lên bản chất con người Nguyễn Xuân Phúc, đó là một con người  không có bản lĩnh và trách nhiệm với công việc và vị trí mình đang ngồi. Thế nhưng với tư lợi riêng Phúc Hói lại là một con người quyết đoán và biết chớp thời cơ. Chỉ từ một phó bi thư thành uỷ, Phúc đã nhìn ra con đường để nhanh chóng vượt lên qua hàng trăm phó bí thư tỉnh uỷ khác bằng cách đi theo đường văn phòng chính phủ.
Nhờ sự dẫn mối của Thân Đức Nam, Phúc được làm phó văn phòng chính phủ. Một chức vị cũng không có gì quan trọng, không bị ai chú ý. Từ đây Phúc cung cúc tận tuỵ phục vụ Nguyễn Tấn Dũng. Rồi nhờ yếu tố miền Trung và phô bày bên ngoài vẻ hiền lành, thật thà, dễ bảo mà Phúc vào Bộ Chính Trị không mấy khó khăn.
Phải nói con đường của Phúc rất êm ái mặc dù không hề có dấu ấn, công trạng gì đặc biệt. Nếu nói mọi thứ đổ nát là của Nguyễn Tấn Dũng gây ra, chắc chắn chủ nhiệm văn phòng chính phủ, phó thủ tướng như Phúc không thể nào thoát tội.
Khi thấy Trọng và Sang vây đánh Nguyễn Tấn Dũng trong thế hai đánh một, Phúc Hói nhanh chân về đầu quân cho Trọng Sang. Lúc này Tư Sang chắc mẩm mình sẽ làm Tổng Bí Thư, bèn nói với Phúc Hói.
– Phó thủ tướng có đến cả đống, anh thấy bác Cả có phần để ý chú đấy.
Phúc Hói bắt được sóng, lân la đến Trọng. Biết được Sang đã chuyền bóng đến, Cả Trọng vỗ về khen ngợi Phúc rồi hứa sẽ giới thiệu Phúc làm thủ tướng nếu Nguyễn Tấn Dũng về hưu.
Từ đó Phúc đi đâu cũng khoe mình là phó thủ tướng thứ nhất, phó thủ tướng thường trực. Mặc dù thời đó không có chức danh này, các phó thủ tướng đều như nhau.  Khi nhận được tín hiệu của Sang và Trọng sau trung ương 4 khoá 11 chuẩn bị tổng tấn công Nguyễn Tấn Dũng, Phúc Hói nhận mệnh lệnh từ Tư Sang, đến đúng phiên họp Bộ Chính Trị bất ngờ lên tiếng đòi kiểm điểm trách nhiệm các vụ Vinashin, Vinalines… khiến Nguyễn Tấn Dũng bật ngửa người trong cuộc họp. Ba Dũng không ngờ kẻ mà phục vụ mình khép nép còn hơn đầy tớ thời phong kiến lại có ngày phản thùng bất ngờ như vậy.
Đây  là chiêu thức thâm độc của Trọng,  cũng là đòn quen thuộc đấu đá trong chóp bu cộng sản. Vì chỉ có lời tố cáo, đề nghị của cấp dưới trực tiếp hay cùng bộ phận mới giá trị hơn những lời tố cáo, yêu cầu bên ngoài. Nhưng khi bộ chính trị khoá 11 đưa vấn đề kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng ra trung ương 6 không được chấp nhận. Cả Trọng gạt nước mắt nuôi hận thù, còn Tư Sang quyết bày keo nữa đưa Dũng ra quốc hội để bãi miễn. Ra đến quốc hội Nguyễn Tấn Dũng đã chơi bài có một không hai, chưa nguyên thủ cộng sản nào dám làm, đó là Dũng nhận lỗi với quốc hội với nhân dân. Chuyện bất ngờ nhận lỗi không hề được tính trong kế sách của Sang, Trọng. Nên chim mồi đại biểu Dương Trung Quốc bỡ ngỡ không biết triển khai tấn công tiếp ra sao, khi phần đông đại biểu hài lòng với lời xin lỗi từ miệng của một nguyên thủ quốc gia.
Thấy cơ Tư Sang, Cả Trọng đánh Ba Dũng có vẻ kết quả. Phúc đi đâu cũng thì thầm mình sẽ làm thủ tướng tương lai, đồng thời Phúc cũng luôn miệng khen ngợi Cả Trọng là con người hiền lành, liêm khiết. Ngoài ra Phúc năn nỉ từng địa phương, từng bộ ngành bỏ phiếu cho mình. Phúc hứa hẹn, thề thốt khắp mọi nơi nếu trúng cử thủ tướng sẽ làm cái này, cái kia. Từ người già đến người trẻ ai Phúc cũng xum xoe, cầu cạnh xin được phiếu.
Kỳ họp trung ương 11 cuối cùng trước thềm đại hội khoá 12, đích thân Nguyễn Phú Trọng đứng ra giới thiệu Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng. Ba Dũng lúc này đã bỏ cuộc, không ý kiến gì. Vì thế Phúc dễ dàng đạt được chức thủ tướng như y hằng mơ.
Phúc làm thủ tướng, thay đổi đầu tiên là đồng ý cơ chế có phó thủ tướng thường trực cho Trương Hoà Bình, đệ tử ruột của Trương Tấn Sang để trả ơn khi xưa. Gần một năm làm thủ tướng, nhà kỹ trị và kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc mới thấu hiểu không dễ như mình tưởng. Con người bất tài đi lên bằng sự nịnh bợ ươn hèn như Phúc không có uy để điều khiển được cỗ máy chính phủ, mọi thứ Phúc đều xin ý kiến chỉ đạo của Trọng từ cái nhỏ nhất trở đi. Phúc là thủ tướng kém thế lực nhất trong mấy đời thủ tướng trước đó, gần như một dạng bù nhìn của Cả Trọng. Thậm chí Phúc còn kém bản lĩnh đến mức không nhận ai làm đệ tử ruột, hoặc không ai muốn làm đệ tử ruột cho Phúc. Bởi sự tráo trở phản trên, lừa dưới mà Nguyễn Xuân Phúc đã tung hết ra để đạt được cái ghế thủ tướng,  những việc làm nhơ bẩn ấy đã chuốc cho Phúc thành một kẻ bị khinh bỉ trong mắt mọi người. Một thủ tướng mà lại để hình ảnh quỵ luỵ, van xin, cầu cạnh của mình công khai cho khắp thiên hạ biết, làm sao mà có được khả năng và uy tín điều hành đất nước. Thế nhưng đấy là bi kịch của đất nước, không phải của Phúc. Với Nguyễn Xuân Phúc thành thủ tướng là thành công, là đạt ước mơ, những thứ còn lại chả có nghĩa lý gì với Phúc.
Sau khi làm thủ tướng, Phúc đi sang Trung Cộng được đón tiếp như một ông hoàng chính thức của nước Việt. Sự ngạo mạn và đắc thắng của kẻ tiểu nhân như Phúc càng dâng cao đến lố bịch.
Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng mất uy tín trong đảng vì kinh tế đất nước bết bát, bế tắc và các cuộc thanh trừng đảng viên cấp cao không đi đến đâu, gây trò cười trong dư luận. Trọng đang cố lên gân bám vào quân đội, công an đe doạ dùng vũ lực để trấn áp mọi phe phái mà Trọng khoác cho cái áo diễn biến và tự chuyển hoá. Khả năng Trọng không đứng vững được hết năm sau là điều có thể xảy ra. Ngoài Trần Đại Quang vốn thâm trầm , kín kẽ chưa bộc lộ gì ngoài chuyến công du vừa qua. Giàn lãnh đạo tứ trụ mới khiến người ta thất vọng vì không thấy lối thoát. Dẫn đến một chuyện là ngày sinh nhật Nguyễn Tấn Dũng cách đây hơn một tháng, có hàng trăm lẵng hoa chúc mừng. Câu chuyện Nguyễn Tấn Dũng trở lại chính trường là điều không thể. Tuy nhiên hàng trăm lẵng hoa trong đó có nhiều lẵng hoa của các quan chức đương nhiệm, cho thấy họ muốn bày tỏ sự mất niềm tin vào tứ trụ hiện nay. Đặc biệt là sự chán nản của họ với Nguyễn Xuân Phúc qua cách xử lý Formosa . Ở vụ Formosa đến nay Phúc chỉ đạo loay hoay không xong việc đền bù thoả đáng cho người dân như thời hạn đã hứa. Khiến một số nhà đầu tư quốc tế phải rời khỏi Việt Nam với lý do môi trường không an toàn.
Trước tình cảnh ấy, Phúc Hói đành tính kế nương dựa sau này, không có đàn em, không có quan anh đỡ đầu, không có uy sai khiến người khác…. Phúc Hói một mặt bỡ đợ làm tay sai cho Trọng, mặt khác lân la đi lấy lòng chỗ nọ, chỗ kia để kiếm chỗ dựa về sau.
Những động thái vừa qua của Nguyễn Xuân Phúc qua lại với miền Trung, chỉ là những chiêu trò dự phòng cho sự nghiệp của y. Kiểu đưa một chân dự phòng nếu Trọng yếu, Phúc sẽ phản lại.
Phần lớn khả năng Phúc vẫn trung thành với Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi sang thiên triều ra mắt Trung Cộng, dưới sự đề cử của Trọng. Phúc đang hân hoan nghĩ mình đã được Trung Cộng chấm điểm. Sự hân hoan của Phúc hoàn toàn có cơ sở, thứ nhất Phúc được Trọng giới thiệu với thiên triều. Thứ hai Phúc là kẻ ươn hèn, nịnh bợ nếu có gì đảm bảo cho Phúc hắn sẽ nhất nhất làm theo bất chấp tình nghĩa, đạo lý lớn bé gì. Những tố chất trong Phúc như vậy sẽ hơn hẳn những nhân vật khác trong mắt Trung Cộng.
Liên minh với một kẻ như Nguyễn Xuân Phúc không đáng tin, nhất là Phúc có sự hỗ trợ đằng sau của Nguyễn Phú Trọng và thế lực như Trung Cộng tiếp sức.
Lịch sử cộng sản Việt Nam, ngay cả thủ tướng bù nhìn Phạm Văn Đồng dưới thời độc tài Lê Duẩn, cũng chưa ai có thái độ xu nịnh, lươn lẹo bộc lộ trắng trợn như Nguyễn Xuân Phúc. Với một thủ tướng thế này và một tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng, chuyện lún sâu lệ thuộc vào Trung Cộng ngày càng sâu hơn là điều đương nhiên.
Chắc hẳn khó hy vọng con người đê tiện như Nguyễn Xuân Phúc dám dứt bỏ sự quỵ luỵ vào Nguyễn Phú Trọng, để tìm cho mình một bản lĩnh xứng đáng ở vai trò thủ tướng.
 NẾU CHỈ NGỒI ƯỚC MƠ
Ls. Luân Lê - 02.01.2017
Ly cafe năm mới nhắc tôi về một khoảng thời đầy bão dữ đã lùi qua nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện diện từng ngày chưa khi nào thôi khắc khoải.
Nâng ly cafe lên trên tay mà lại thấy có gì đó cay ngắt trong làn khói đang thoát lên trên miệng.
Bây giờ đã là một trăm năm, kể từ cái thời cụ Phan Chu Trinh đã rời xa nhân thế nhưng công cuộc của cụ còn dang dở cho đến bây giờ vẫn chưa có ai đủ trí tâm để mà đảm trách.
Người ta cứ chứng kiến những nỗi đau dày xéo lên đời sống dân chúng hết ở vùng này rồi lại tới vùng khác một cách liên tiếp, rồi cảm thán, rồi đóng góp từ thiện, rồi bỏ mặc đó cho người khác mang đi và kể cả chẳng cần bận tâm nó có đến được những mảnh đời khốn khổ lay lắt kia không - mà họ phải tìm cách trụ lại với cuộc sống mưu sinh vốn ngày càng thiết chặt lại trên những mảnh đời bơ vơ, cơ cực.
Dân chúng cứ tặc lưỡi thờ ơ, cứ thản nhiên chấp nhận mà rồi cứ kệ nó trôi đi thế nào thì trôi. Miễn sao đời mình còn có miếng cơm, manh áo đủ đầy là đã may mắn lầm rồi.
Đúng là cái may mắn và quyền lợi lẫn thân phận của con người chúng ta quả thực tầm thường và nhỏ mọn. Tôi không nghĩ người ta có thể cứ nhẹ nhàng coi mọi cái đã là sự ban ơn và ân huệ lớn lao, ngay cả cái sự tồn tại của mình cũng là sự nhỏ mọn đáng thương.
Với những con người như thế thì dân tộc mình cũng trở nên nhỏ mọn và yếu đuối. Chỉ đi cóp nhặt và sống lay lắt bên cạnh những cường quốc ngày càng đi lên. Còn người dân thì chỉ như những củ khoai tây mỗi người lăn theo một hướng của mình, mạnh ai nấy sống.
Ngày xưa khi dân tộc còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp và dùng chế độ phong kiến tàn bạo, mục nát để duy trì xã hội và bóc lột dân tộc ta qua đủ các loại thuế khoá, sưa cao, đủ loại chính sách đày đoạ và đè đầu cưỡi cổ thân phận con người chúng ta.
Cụ Phan Chu Trinh đã làm một cái việc tôi cho là đặc biệt cần thiết cho đất nước lúc bấy giờ, khi mà hai chế độ vừa thực dân vừa phòng kiến đoạ đày dân tộc mình trong khi người dân thì cam chịu chấp nhận gần như không có cái tư duy nào để phản kháng lại. Giữa lúc tăm tối như thế thì cụ Phan chính là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc khi thực hiện "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" để cứu vớt đất nước mình khỏi tình trạng u mê, bị đô hộ, bóc lột. Công cuộc của cụ chưa đủ dài và bị chống phá cũng như cản ngăn bởi quá nhiều phía, từ chính quyền thực dân và phong kiến, từ Phan Bội Châu rồi ông Nguyễn Ái Quốc, vì cho rằng đường lối của cụ không thích hợp khi đó. Tôi thì cho rằng chỉ là cụ bị ngăn cản bởi chính quyền Pháp, chưa đủ thời gian để chuyển biến được tình hình, thì cụ bị Pháp bắt đưa sang chính quốc Pháp để không cho cụ đi diễn thuyết mà khai dân trí nữa, vì Pháp hiểu là nếu tiếp tục để cụ khai dân trí cho dân tộc này thì sớm muộn người dân xứ An Nam sẽ giành được độc lập và dựng lên một quốc gia tiến bộ.
Năm mới, sau một trăm năm kể từ ngày cụ mất, tôi nghĩ rằng chưa khi nào tư tưởng của cụ là trở nên lỗi thời. Bởi chúng ta làm cách mạng xong thì hết sai lầm này đến sai lầm khác, mất vài chục năm mới chịu thay đổi tư tưởng từ nhà cầm quyền một cách nhỏ mọn và dè dặt. Nên dân tộc ta chưa có khai trí (chưa có trí tuệ của một quốc gia văn minh), chưa có dân khí (chưa có khí chất của một dân tộc mạnh) và cũng chưa có dân sinh (chưa làm ăn kinh tế đúng nghĩa).
Vậy nên, ba cái thứ mà cụ Phan đã làm từ một thế kỷ trước vẫn còn nguyên như thế. Chỉ khác bây giờ là quốc gia đã có độc lập, còn tự do thì phải xét lại theo nhiều khía canh thực thi như chúng ta thấy. Mà độc lập mà không có tự do thì không có nghĩa lý gì (Hồ Chí Minh toàn tập). Hơn nữa, độc lập mà chân khí dân tộc không có thì cũng chỉ là một quốc gia yếu kém và bệ rạc, lạc hậu. Độc lập mà không có kinh tế thì cũng chỉ để giải quyết miếng ăn, mà nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, thế thì "phi nông bất ổn", tức chúng ta chỉ để ổn định cái nhu cầu tối thiểu của một xã hội nếu nhờ vào nông nghiệp chứ chẳng thể nào thịnh vượng cho được. Mà cạn kiệt tài nguyên rồi thì lấy gì mà làm ăn, phát triển nữa đây, nếu con người và trí tuệ của đất nước không được tận dụng?
Khai dân trí, chưa lúc nào là cần kíp và dễ dàng hơn lúc này. Nên đây là lúc làm điều đó một cách tích cực nhất từ tầng lớp trí thức có lòng với dân tộc, quê hương và tổ quốc. Còn đợi chờ gì nữa mà cứ làm việc đâu đâu và vô bổ?
Một năm mới, nếu chỉ biết ước mơ và hy vọng, thì rồi sẽ như cô bé bán diêm, chết trong đêm tối mùa đông sau 3 đốm lửa nhỏ ngắn ngủi được thắp lên.
Chúng ta chết, chỉ vì ngồi đợi và hy vọng, mà không ai dám hành động dù là điên rồ như một chàng Đôn Ki Hô Tê, dẫu đơn thương độc mã thì cũng phải cưỡi lên mình ngựa để mà ra ngoài kia tìm chiếc cối xay gió để hạ gục nó.
Một năm lại đến, rồi lại qua, nó nhanh như một vệt chân qua đường, mà đời người đếm được bao nhiêu cái vệt chân ấy là hết đâu. Chẳng lẽ lại ngồi đếm thời gian và chờ đợi tự mọi thứ tốt lên, hoặc cứ tặc lưỡi mà mặc bỏ số phận trôi đi đâu về đâu thì về?
Chúng ta chẳng lẽ mãi cứ sống để tạo nên một thế hệ yếu hèn và kém cỏi đến mức này mãi hay sao? Cho đến khi ước mơ sẽ bị đoạ đày và là nơi để tìm kiếm những thứ ngược lại hiển hiện đau đớn trong đời thực giữa lòng của một xã hội?
Luân Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét