Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Vì sao cha con Phùng Quang Thanh bị bắt

Ngoài tội trạng phản quốc, tiếp tay cho Bắc Kinh, theo tài liệu báo cáo gửi Bộ Chính trị của Tổng Cục 2 tình báo Quân đội cho biết, 2 cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải đã bán đất của các dự án quốc phòng cho nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là đến từ Trung quốc, đã trục lợi bất chính khoảng 12 tỷ USD làm tài sản riêng.<!> 

Sự kiện Bộ Quốc phòng CSVN vừa “trảm tướng” Đại tá CSVN Phùng Quang Hải – con trai ruột của cựu bộ trưởng quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh ở Tổng công ty 319 – một doanh nghiệp thuộc loại “khủng” của bộ này, cho thấy ít nhất một dấu hiệu nhóm lợi ích của Phùng Quang Thanh đã chính thức kết thúc.
Đại tá CSVN Phùng Quang Hải – con trai ruột của cựu bộ trưởng quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh – đã hiện diện trong một tâm thế không bình thường trong buổi “bàn giao chủ tịch hội đồng thành viên và tổng giám đốc của Tổng công ty 319”. Với gương mặt thất thần và buồn bã, trong lúc Đại tá Trần Thanh Tú - con trai Chủ tịch Trần Đại Quang người kế nhiệm cùng các quân nhân khác tươi cười vỗ tay vui vẻ.

Dư luận cho rằng, đây là lần xuất hiện hiếm hoi của Đại tá Phùng Quang Hải, vì từ sau đại hội 12, cùng với việc ông Phùng Quang Thanh không những không trở thành chủ tịch nước như một phương án nhân sự trước đó, mà còn bị loại khỏi Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương, người ta không còn nghe ai nhắc đến ông Phùng Quang Hải.
Vào năm 2009, Trung tá Phùng Quang Hải được cha của mình là Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty 319 sau đổi thành Tổng công ty 319, được coi là thành phần “tuổi trẻ tài cao”. Tổng công ty 319 dưới thời ông Phùng Quang Hải đã được ưu đãi tối đa về cơ sở vật chất và tài chính. Nhiều nguồn tin cho biết đây là một đơn vị làm kinh tế quốc phòng có đất đai ở rất nhiều nơi. Riêng tại sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng công ty 319 đã chiếm một khu đất lớn để làm sân golf Tân Sơn Nhất, theo đó khiến thu hẹp đất sân bay dân dụng và làm cho sân bay dân sự Tân Sơn Nhất trở nên quá tải, gần đây có lúc hàng chục máy bay phải bay lòng vòng trên trời vì không có chỗ đáp xuống. Đằng sau cái vỏ bọc là làm kinh tế cho quân đội, nhưng trên thực tế Tổng Công ty 319 là công ty rêng của gia đình tướng Phùng Quang Thanh và phe nhóm của mình. Chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, thông qua việc sử dung quỹ đất của Bộ Quốc tại các vị trí trung tâm các đô thị lớn trong cả nước, để phục vụ cho việc xay cất, kinh doanh nhà, xây dựng các trung tâm thương mại, giải trí… mà các chủ đầu tư chủ yếu là các nhà thầu từ Trung Quốc.
Theo tài liệu báo cáo gửi Bộ Chính trị của Tổng Cục 2 tình báo Quân đội cho biết, 2 cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải đã trục lợi bất chính khoảng 12 ty USD làm tài sản riêng.
Nhưng cái đó chỉ là chuyện cách đây 7-8 năm, thời kỳ mà Đại tướng Phùng Quang Thanh vẫn còn nắm chắc quân đội trong tay, có thể chi phối được các cá nhân trong đảng, kể cả các nhóm lợi ích khác. Song mọi việc cũng đều có những bước ngoặt, cái gì đến sẽ tất phải đến, và Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang, từ đỉnh cao quyền lực, nay đã nằm trong vòng lao lý.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vào tháng 6/2015 – nửa năm trước khi đại hội 12, quan hệ Việt – Trung đột nhiên căng thẳng bất thường, bình luận của báo Boxun, Trung Quốc khi đó đã bình luận về lập trường của ban lãnh đạo Việt nam rằng: "Nhưng gần đây, sau khi tình hình Biển Đông căng thẳng trở lại, giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam đã có sự có thay đổi về lập trường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâu nay vẫn được coi là thân Trung Quốc, luôn ủng hộ quan hệ Trung - Việt hữu hảo, trước đó, ông nhiều lần nhấn mạnh quan hệ Trung Việt luôn luôn được duy trì trên cơ sở hữu nghị. Tuy vậy gần đây nhất, ông Trọng đã có những biểu hiện chứng tỏ cho thấy giới cao cấp Việt Nam đã có sự chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Qua một số phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gần đây đã chứng tỏ nhiều nhân vật cao cấp phái thân Trung Quốc đã thay đổi chính kiến để chuyển sang thân Mỹ.".

Và vào chính thời điểm đó, chính trường Việt Nam đã nổ ra một vụ scandal rất lớn: thông tin đồn đại lan rộng về vụ tướng Phùng Quang Thanh “đi Pháp chữa bệnh” và sau đó “bị ám sát tại Paris”.
Tuy nhiên, sau vô số tin đồn, Đại tướng Phùng Quang Thanh lại xuất hiện trở lại trong bộ quân phục với hàm cấp Đại tướng trước thời gian các hội nghị trung ương 13 và 14 – khóa 11 diễn ra. Tuy nhiên, ông Thanh chỉ xuất hiện với một không gian và thời gian cực kỳ hạn hẹp, để rồi biến mất ngay sau đó.
Có tin cho rằng ông Thanh bị quản thúc trong Bộ Quốc phòng…

Vậy những cái đó có liên quan gì đến việc biến mất đầy bí ẩn khỏi chính trường của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh?
Sự biến mất đầy bí ẩn của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh, một nhân vật được coi là thân Trung quốc đã làm xôn xao dư luận. Đã có nhiều phỏng đoán về khả năng biến mất của người đứng đầu quân đội, cho dù thông tin từ truyền thông nhà nước cho biết một cách chính thức rằng, ông Phùng Quang Thanh đang chữa bệnh tại Pháp và sẽ về nước.

Không phải ngẫu nhiên mà khi đó, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Quân đội nguyên Giám đốc Viện bảo tàng Quân đội đã cho rằng, nếu có chiến tranh với Trung quốc thì dàn lãnh đạo Bộ quốc phòng hiện nay phải thay hết thì mới đánh Trung quốc được.
Điều đó cho thấy, vào thời điểm trước tháng 6/2015 thì hầu hết lãnh đạo của Bộ Quốc phòng lúc đó có xu thế thân và giữ vai trò quan trọng trong phe thân Trung quốc của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, người vốn được coi là cầm đầu một thế lực chính trị trong chính trường Việt nam, hòng đối chọi với phe cải cách có xu hường thân phương Tây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Dưới tựa đề "Phái thân Hoa thất thế và tai nạn của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam", báo Boxun, Trung Quốc thời điểm đó có bình luận về tình hình chính trường và nội bộ của ban lãnh đạo Việt nam đã khẳng định:
"Các nhà quan sát hiện nay cho rằng trong giới cấp cao ở Việt Nam lâu nay đang tồn tại hai lực lượng thân Trung Quốc và thân Mỹ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu phái thân Trung Quốc, vốn là người ủng hộ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nguời thuộc phái thân Mỹ, và có mưu cầu kiến lập một quan hệ mật thiết về kinh tế với Mỹ...
... Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Rất nhiều nguời hỏi tôi, nếu có chiến tranh với Trung Quốc, chúng ta cần có sự chuẩn bị như thế nào?". Tuy không nói nhiều, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ cho thấy giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã có biểu hiện sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Đó là ba nhân vật đứng đầu (Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) đã thể hiện lập trường đối kháng với Trung Quốc. Điều này khiến cho nguời ta tin rằng phái thân Trung quốc trong ban lãnh đạo ở Việt Nam đã đầu hàng phái thân Mỹ."

Đánh giá về việc biến mất của Đại tướng Phùng Quang Thanh, cũng theo Boxun có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả của Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, mà theo họ đấy là thời điểm ngã ngũ trong việc đấu đá và tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN. Bài viết khẳng định:
"Năm 2016 tới đây, sau Đại hội Đảng CSVN giới lãnh đạo của Việt Nam sẽ có thay đổi lớn, Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu phái thân Mỹ rất có thể giành được vị trí Tổng Bí thư, điều đó cho thấy việc loại bỏ phái thân Trung quốc sẽ là đòi hỏi tất yếu trong giới lãnh đạo Việt Nam. Sự ra đi của Đại tướng Phùng Quang Thanh gần đây cho thấy, đây là kết quả tất yếu của tình hình này. Đến lúc đó, phái thân Mỹ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối, còn phái thân Trung Quốc khó có thể trụ được trước sức mạnh của phái thân Mỹ do Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Điều đó cho thấy, có lẽ các lãnh đạo cao cấp thân Trung quốc buộc phải chấp nhận, và họ sẽ bị loại bỏ khỏi giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam để trở thành những nhân vật bên lề và cuối cùng phái thân Hoa cũng sẽ phải rời khỏi chính trường Việt nam."

Mặt khác, lâu nay Đại tướng Phùng Quang Thanh luôn không chỉ là đối thủ mà còn là một vật cản trở vô cùng lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc thâu tóm toàn bộ quyền lực về tay mình. Trước ĐH, giới phân tích vẫn cho rằng việc ông Phùng Quang Thanh sẽ giữ một trong 4 vị trí tứ trụ, mà cụ thể là chức vụ Chủ tịch nước là điều chắc chắn. Song ông Dũng thì không muốn như vậy, vì ông ta muốn nhất thể hóa chức vụ Tổng Bí thu và Chủ tịch nước và do chính bản thân ông Dũng nắm giữ.
Nhờ một thông tin tuyệt mật của tình báo Mỹ, một kế hoạch chính biến chống lại Thủ tướng do Phùng Quang Thanh cầm đầu dưới sự chỉ đạo từ cơ quan tình báo Bắc Kinh, nên cơ quan tình báo của Bộ Công An do tướng Tô Lâm chỉ huy đã phát hiện. Đây là một kế hoạch nhằm "úp sọt" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 5/2015, thông qua việc sử dụng nhóm tướng lĩnh thuộc TC2 kết hợp với sử dụng một nhóm sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quân khu 9 hòng bắt cóc để vô hiệu hóa Thủ tướng Dũng trong một chuyến đi công tác phía Nam.

Khi vụ việc vỡ lở, thì Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, đã quyết định ở lại Pháp để tiếp tục chữa, nhưng thực chất là để nghe ngóng binh tình, do bị cáo buộc là kẻ cầm đầu.
Đó là lý do vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ngồi vào chiếc ghế của người thống lãnh quân đội Việt nam tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 diễn ra sáng 1/7/2015, tại Hà Nội, do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức.

Một thông tin rất đáng chú ý mà lúc đó ít người quan tâm, đó là, theo Cổng thông tin của Bộ Quốc phòng đưa tin cho biết "Sáng 3/7/2015, tại Hà Nội, thực hiện các Quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh và Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội. Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy BTL Thủ đô Phạm Quang Nghị; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) QĐND Việt Nam.
Tại hội nghị, Trung tướng Phí Quốc Tuấn đã tiến hành bàn giao chức vụ Tư lệnh BTL Thủ đô Hà Nội cho Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh, nguyên Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng BTL Thủ đô Hà Nội; Trung tướng Lê Hùng Mạnh bàn giao chức vụ Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội cho Thiếu tướng Nguyễn Thế Kết, nguyên Phó Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội."

Điều đó đã khiến nhiều người đã đặt câu hỏi vì sao cả Tư lệnh và Chính ủy Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội lại nghỉ cùng một thời điểm? Song nếu chú ý sẽ thấy, thông tin từ Cổng thông tin Bộ Quốc phòng đã không giải thích rõ lý do, mà chỉ vắn tắt là "thực hiện các Quyết định đột xuất của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng".

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại đây vốn được coi là thành trì của phe bảo thủ của ông Nguyễn Phú Trọng, lớp chỉ huy như Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội Trung tướng Phí Quốc Tuấn và Chính ủy Trung tướng Lê Hùng Mạnh giữ chức vụ từ đó đến nay chắc chắn phải là người tin cẩn của phe này. Theo thông lệ, thì tư lệnh lực lượng quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô - trung tâm đầu não chính trị, có ý nghĩa ví như một tấm áo giáp để bảo vệ chế độ đòi hỏi phải hết sức trung thành.
Vì vậy, ngoài việc thay đổi chớp nhoáng lãnh đạo ở Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quân khu 9, Bộ Chính trị đồng ý để Đại tướng Phùng Quang Thanh từ Pháp trở về nước với điều kiện phải ở lại trong trụ sở Bộ Quốc phòng và được xuất hiện với sự giám sát chặt chẽ.

Sau khi âm mưu đảo chính bị bại lộ, theo yêu cầu của ông Dũng, vụ này cần phải được xử lý nghiêm, tuy vậy do các bằng chứng chưa thật rõ ràng để khẳng định ai là người chủ mưu, trong lúc ông Phùng Quang Thanh đã thừa nhận thiếu trách nhiệm do buông lỏng quản lý. Đồng thời đích thân Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đứng ra đảm bảo với lý do để tránh sự xáo trộn trong nội bộ quân đội do vụ việc này gây ra, sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ban lãnh đạo.

Nhưng quan trọng hơn, là phía Bắc Kinh đã lên tiếng mạnh mẽ, ngoài việc cho phi cơ, tàu chiến, và lực lượng quân đội gây sức ép, trên không, trên biển, trên bộ. Quốc vụ viện TQ còn ra nghị quyết cho phaep quân đội TQ mang quân ra bảo vệ thành quả XHCN ở nước ngoài. Nghĩa là phia TQ sẽ sử dụng vũ lực đối với Hà nội trọng vụ này. Trước sưc ép quá lớn từ phía Bắc Kinh, nên Bộ Chính trị đã chấp nhận và thống nhất chỉ xử lý nội bộ đối với nhóm tướng lĩnh tổ chức đảo chính bất thành.
Cuồi cùng là ông Phùng Quang Thanh đã chính thức bị loại khỏi cuộc chơi quyền lực và vỡ giấc mộng sẽ trở thành Chủ tịch nước khóa 12. Ngoài ra cũng có không ít các Ủy viên Bộ Chính trị và cả Tổng Bí thư phải chịu trách nhiệm liên quan đến vụ việc này. Đó là cái đích của ông Dũng nhắm tới, đồng thời khiến cho Đại tướng Phùng Quang Thanh sững sờ vì trở tay không kịp.

Song vấn đề cơ bản nhất thì đây là vấn đề thâm thù các nhân giữa Nguyễn Tấn Dũng và Phùng Quang Thanh, mâu thuẫn này đã đến đỉnh điểm và cả 2 đã phải chơi nhau sát ván, kể cả việc đoạt sinh mạng lẫn nhau.

Mời xem Video: Rộ tin đồn 2 cha con Đại tướng Phùng Quang Thanh bị bắt giữ để điều tra các sai phạm nghiêm trọng

Cũng từ đó, cậu quý tử của Đại tướng Phùng Quang Thanh là Đại tá Phùng Quang Hải cũng biến mất. Cũng là lúc, hai cha con Phùng Quang Thanh – Phùng Quang Hải với nhiều bê bối lớn về chính trị và tham nhũng đã bị khui ra. Sau khi tướng Thanh không còn xuất hiện nữa, thì ông Phùng Quang Hải cũng bị đã quản thúc (hoặc tạm giam) cũng như sử dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết.
Sự kiện cách chức đối với ông Phùng Quang Hải ở Tổng công ty 319, thay bằng Đại tá Trần Thanh Tú - con trai Chủ tịch Trần Đại Quang chỉ là bước khởi đầu cho việc trấn an dư luận trong việc loại bỏ Đại tướng họ Phùng ra khỏi cuộc chơi đẫm máu này. Tiếp tới đây, truyền thông nhà nước sẽ tổ chức đấu tố 2 cha con Đại tướng Phùng Quang Thanh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đẻ tố cáo hành vi bán nước và tham nhũng. Điều đó có nghĩa là, ông Phùng Quang Thanh và gia tộc họ Phùng đã trên đà suy giảm về quyền lực tạo điều kiện để những thế lực chính trị khác thay thế. Đến lúc này, giới phân tích đã chú ý tới tương lai của TBT Nguyên Phú Trọng, người với vai trò bảo kê cho tướng Phùng Quang Thanh.

Sơn Hà
* Bài của tác giả gửi đến TTHN
(Tin tức Hàng ngày)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét