Ngày 16/12/2016, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên Tòa Sơ thẩm, xét xử hai công dân là cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
<!>
Theo bản cáo trạng cho biết, ông Trần Anh Kim đóng vai trò sáng lập ra tổ chức Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ, với thành viên nòng cốt là sĩ quan và hạ sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, có mục đích lật đổ chế độ hiện nay để thành lập một nhà nước dân chủ.
<!>
Theo bản cáo trạng cho biết, ông Trần Anh Kim đóng vai trò sáng lập ra tổ chức Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ, với thành viên nòng cốt là sĩ quan và hạ sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, có mục đích lật đổ chế độ hiện nay để thành lập một nhà nước dân chủ.
Theo đó, ông Trần Anh Kim tự xưng là Chủ Tịch của lực lượng này và đề cử ông Lê Thanh Tùng, cũng là một cựu sĩ quan quân đội, làm phát ngôn viên. Tổ chức này chưa kịp ra mắt thì đã bị công an Việt Nam bắt. Ông Trần Anh Kim bị bắt vào tháng 9/2015 còn ông Lê Thanh Tùng bị bắt vào nửa cuối tháng 12/2015, trước Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII.
Kết thúc phiên tòa, tòa án tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt cho 2 ông với những bản án hết sức nặng nề. Theo đó, ông Trần Anh Kim bị kết án 13 năm tù giam, 5 năm quản chế, còn ông Lê Thanh Tùng thì nhận bản án 12 năm tù giam, 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. Cả hai ông đều bị kết án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo Ban Việt ngữ của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), ngày 19/12/2016, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã ra tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Việt Nam đã tuyên án hai nhà hoạt động ôn hòa Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng tổng cộng 25 năm tù giam. Trong tuyên bố trên website Tòa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ Mỹ nói tất cả mọi người cần phải có quyền tự do ngôn luận và hiệp hội.
Đáng chú ý, là cả 2 nhân vật Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng đều là những người bị truy tố lần thứ hai, với các cáo buộc liên quan đến việc xâm phạm an ninh quốc gia. Lần thứ nhất, ông Trần Anh Kim bị bắt vào năm 2009 với cáo buộc Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền CSVN và nhận bản án là 5 năm 6 tháng tù giam cộng với 3 năm quản chế, ông Trần Anh Kim đã mãn hạn tù vào tháng 1/2015. Còn ông Lê Thanh Tùng cũng từng bị bắt lần thứ nhất vào năm 2011 với cáo buộc Tuyên truyền chống Nhà nước CSVN theo Điều 88 Bộ luật hình sự và bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế. Cho đến tháng 6/2015, ông Lê Thanh Tùng được trả tự do trước thời hạn 5 tháng. Song dù đang còn án quản chế nhưng các ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng vẫn tiếp tục hoạt động khi đang còn chịu án quản chế.
Ông Trần Anh Kim nguyên là cựu Trung tá quân đội CSVN, song là một trong những nhân vật đấu tranh hàng đầu, với những hành động cương quyết không khoan nhượng đối với nhà cầm quyền Cộng sản khi họ đã và đang đi ngược lại những lợi ích của cả dân tộc và đất nước. Với những đóng góp cho tiến trình dân chủ, nhân quyền Việt Nam vô cùng to lớn, trong một thời gian dài, ông Trần Anh Kim đã được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009 dành cho các nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Tương tự, ông Lê Thanh Tùng, từng là thành viên của khối 8406 cũng đã bị bắt theo điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước” vào tháng 12 năm 2011, sau đó đã bị kết án 4 năm tù giam, và 4 năm quản chế. Đến cuối tháng 6/2015, ông Lê Thanh Tùng đã được trả tự do trước thời hạn 5 tháng theo quyết định Đặc xá của Chủ Tịch nước.
Qua câu chuyện của hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng để thấy, những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam trước kia và cho đến hôm nay, cũng vẫn còn có những con người gang thép như thế, dù rằng số đó cũng không nhiều. Nhưng chúng ta có quyền tự hào về họ. Những người đó, có một điểm chung là họ luôn không sợ cường quyền, không hế khuất phục và bằng mọi giá họ luôn theo đuổi lý tưởng của họ đến cùng.
Có thể kể ra hàng loạt những gương mặt những con người quả cảm như thế, như các vị Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Hải - Điếu cày, nhà báo Trương Duy Nhất, Đặng Xuân Diệu, Luật sư Nguyễn Văn Đài, blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Cấn Thị Thêu v.v…. Đối với cá nhân tôi, những người đó họ là những tấm gương mà mình dùng để tự soi cho bản thân và tôi thường thầm tự hỏi, mình đã đóng góp được những gì cho đất nước và quê hương như họ hay chưa?
Bản thân tôi luôn trân trọng và cảm phục những con người đó, cũng bởi vì họ đã chấp nhận hy sinh cả hạnh phúc của cá nhân cũng như gia đình; cả tương lai của cuộc đời họ để sẵn sàng hiên ngang bước vào chốn lao tù, vì tương lai tươi sáng hơn cho đất nước Việt Nam đang đầy rẫy những bất hạnh vào lúc này.
Mỗi khi nghĩ đến những người anh hùng ấy cũng là lúc cá nhân tôi cũng chạnh lòng buồn và chán, khi nghĩ về phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam trong lúc này. Bên cạnh những người đấu tranh hay các nhà hoạt đỗng xã hội, dẫu rằng họ chưa đủ dũng cảm như các vị Đặng Xuân Diệu, Luật sư Nguyễn Văn Đài, blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Cấn Thị Thêu.v.v..., đã đấu tranh hết sức trong khả năng giới hạn của mình một cách hết sức nghiêm túc. Họ sẵn sàng lao vào các điểm nóng, để giải quyết cũng như đưa các thông tin mà dư luận xã hội hết sức quan tâm. Trong số đó, cũng không ít người đã bị đàn áp, hành hạ và bị bắt giam.
Tuy nhiên, phong trào đấu tranh dân chủ vẫn còn không ít các hạt sạn. Bây giờ, muốn nói một chút sang chuyện tiền bạc của giới đấu tranh, dẫu rằng người Việt mình ai cũng rất ngại mỗi khi nói đến chuyện này, có lẽ đây là nét văn hóa riêng của người Việt mình lâu nay. Tôi cũng là một trong số đó, nhưng hôm nay cũng xin được phá lệ.
Có không ít người tham gia đấu tranh hay hoạt động xã hội, họ cũng có thừa sự nhiệt tình, có thừa ý thức đa nguyên song họ thông minh tới mức khôn lỏi. Họ nhanh nhạy nhìn ra những lỗ hổng hay khe hở trong sự chân thành, của việc giúp đỡ tương trợ để trục lợi cho bản thâm mình. Đáng buồn hơn, những hành vi ấy lại được che chở bởi một vỏ bọc của những kẻ cao đạo, giàu tình thương và sự sẵn sàng san sẻ.
Tuy vậy, đối với tôi những chuyện ấy cũng là những chuyện không lớn, bởi mỗi chúng ta bây giờ cũng đủ thông minh để nhận xét và đánh giá, thông qua sự so sánh các dữ liệu cũng như các thông tin về họ. Cái kim, một vật vô thức nó nằm in trong bọc mãi rồi cũng phải lòi ra. Huống chi là một con người bằng xương, bằng thịt hoạt động và sinh hoạt trọng cùng một cộng đồng với một số tiền ủng hộ không nhỏ thì làm sao có thế dấu mãi được.
Ngững chuyện đó nó không chỉ xúc phạm đến sự chân thành, lòng tốt cũng như tình thương của những người có tấm lòng thương yêu đồng loại. Mà bây giờ nói còn tạo ra sự nghi ngờ, giữa người đóng góp tiền bạc làm từ thiện, những nhà hảo tâm với những tổ chức cá nhân làm việc trung chuyển bây giờ tình chắc cũng không còn thắm đậm như lúc trước. Anh HL ở Hoa Kỳ bảo tôi, mình tin họ mà họ phản bội lòng tin của mình. Thôi chuyễn đã lỡ, cũng xin được bỏ qua để cùng rút kinh nghiệm.
Sở dĩ nói những chuyện kể ở trên chỉ là những chuyện không lớn, bởi vì còn có những chuyện lớn hơn phải nói đến. Đó là vấn đề lợi dụng danh nghĩa đấu tranh dân chủ để làm tiền, coi đó là một nghề để làm giàu. Tất nhiên, là con người ai chẳng có nhu cầu ăn, uống tiêu pha... phục vụ cho bản thân mình,. Người đấu tranh hay hoạt động xã hội cũng thế, họ cũng cần có thu nhập để sống, để tồn tại và đấu tranh. Nhu cầu kiếm tiền của họ nếu chính đáng thì đâu có sai?
Nhắc đến chuyện không hay này, không phải vì gần đây có vụ lùm xùm trong chuyện biển thủ tiền bạc trong việc từ thiện hay cứu trợ của một số cá nhân hay nhóm cá nhân trong nước như đã nhắc ở trên. Thực ra cái chuyện đó tôi đã nhìn thấy từ cách đây 8-9 năm, từ hồi những năm 2007-2008. Lúc ấy tôi là một trong những người đầu tiên lên tiếng phê phán, song một số người, lúc đó họ còn ngất ngây với hào quang của phong trào dân chủ, ho không hiểu mặt trái thì họ bảo tôi nói xấu phong trào. Còn nhớ, khi đó có nhiều người đã rất ghét tôi, nhưng gần đây thì một số người trong số đó họ cảm ơn tôi đã cảnh báo điều đó từ rất sớm.
Song ở đây, tôi muốn nhắc đến một số không nhỏ những người, những tổ chức đã lợi dụng, thậm chí là lạm dụng để trục lợi để thu lợi cho cá nhân mình trên những đồng tiền dành cho hoạt động của phong trào vận động đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam.
Trên thực tế, phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay đã bị một số tổ chức, nhóm hay các cá nhân trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng để trục lợi bất chính về mặt tiền bạc để làm giàu. Nói ra chuyện này không phải từ các tin cho rằng một số nhân vật có tên tuổi người Mỹ gốc Việt, có những khoản thu nhập khủng như ông NTT, con trai cố ký giả ĐP tố cáo. Mà là từ chuyện của một số cá nhân lãnh đạo một số tổ chức Xã hộiDân sự độc lập họ than phiền với tôi.
Cụ thể, họ bảo cứ nhìn vào hơn 20 cái gọi là tổ chức Xã hội Dân sự độc lập ở Việt Nam hiện nay có những ai, các tổ chức nào đứng đằng sau? Ngoài một vài tổ chức hoạt động có bài bản, nghiêm túc theo đúng các trình tự yêu cầu của các tôt chức NGO, số còn lại đa số các tổ chức Xã hội Dân sự đó được dựng lên để vận động phong trào xã hội hay vì mục đích gì? Những tổ chức Xã hội Dân sự đó thực sự hoạt động không hay chỉ được lập ra để giải ngân các khoản chi tiêu của một số tổ chức NGO thông qua các báo cáo ma?
Lý do đa phần trong số hơn 20 tổ chức Xã hội Dân sự độc lập ở Việt Nam hiện nay, cứ đì đẹt như vậy cũng vì những chuyện như vậy, những kẻ chủ mưu họ lập các tổ chức để nhận tiền funding về và ban phát chỉ một phần, một phần họ dùng vào các việc không liên quan chứ đâu để thúc đẩy cho các nhóm Xã hội Dân sự độc lập hoạt động. Có lẽ chúng ta không thể tưởng tượng được, có tình trạng một người nhưng lại là đại diện cho 3-4 tổ chức Xã hội Dân sự độc lập. Nực cười hơn, cũng người đàn ông đó là đại diện cho một tổ chức Xã hội Dân sự của các chị em phụ nữ.
Đấy là những gì mà những người hoạt động trong lĩnh vực Xã hội Dân sự độc lập trong nước họ nói lại với tôi, còn việc có thật hay không thì xin nhương lời cho các tổ chức và cá nhân có liên quan trả lời giúp. Tôi hy vọng điều người ta nói là không có cũng như không đúng.
Nhân thể cũng xin nói đôi điều về cách thức hoạt động của các tổ chức chính trị của người gốc Việt ở ngoại quốc. Theo tôi biết, thì hoạt động và hình thái tổ chức của các tổ chức chính trị luôn có cấu trúc theo hình tháp, trong đó hoạt động của tổ chức đó phải dựa trên nguồn đóng góp của các thành viên hay ủng hộ viên, từ hạ tầng cơ sở thông qua các khoản nguyệt liễm, hay đóng góp của các mạnh thường quân để cho cơ quan lãnh đạo hoạt động. Phải như thế thì mới đảm bảo tính dân chủ, hay nói một cách khác, cũng một cách để đảm bảo và khẳng định giá trị tiếng nói của thành viên, đối với ban lãnh đạo của tổ chức.
Phong trào Dân chủ ở Việt Nam thì khác người, tiền lại rót từ trung ương (thượng tầng) xuống cho các thành viên ở quốc nội. Nếu vậy thì ai dám lên tiếng nói khác ý của người ban phát tiền? Như vậy hóa chẳng phải là việc thuê tay sai hay sao? Theo tôi nghĩ, lực lượng trong quốc nội họ không phát huy được sức mạnh nội lực của họ cũng bởi cái kiểu làm ăn trái khoáy này. Nếu cứ như thế thì sẽ, “hết tiền, hết gạo thì cũng hết ông tôi”, thành viên các tổ chức ở trong nước họ chỉ gắn bó với tổ chức của họ vì khoản phụ cấp hàng tháng.
Về mặt nguyên tắc, hoạt động chính trị phải dựa trên cương lĩnh, chính sách và sự đồng tâm nhất trí của các thành viên, thông qua các hoạt động để đạt mục đích cuối cùng cho quan điểm giành hoặc giữ quyền lực. Chính trị phải xuất phát từ sự tự nguyện và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng đó của tổ chức của mình. Chính trị không bao giờ có thể dùng tiền để thuê người đồng hành. Đó là điều ấu trĩ, thậm chí là ngu xuẩn của nhưng người không biết làm chính trị. Đáng tiếc, nó lại là một thực tế đã và đang diễn ra kéo dài hàng chục năm nay rồi.
Xin hỏi các vị, các vị đang làm chính trị kiểu gì mà lạ vậy? Nếu làm theo cách như thế, thì muôn năm quý vị cũng không thể có một hệ thống chân rết vững chắc để hậu thuẫn cho các quý vị. Mà không nói thì các quý vị cũng phải hiểu rằng, trong chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, thì cái chân rết đó nó quyết định tới 90% sự thắng lợi của các chính đảng. Kể cả quý vị bỏ tiền chia cho cử tri để mua phiếu cũng phải sử dụng hệ thống chân rết này. Không biết các quý vị có biết điều đó hay không?
Những người hoạt động chính trị quan trọng nhất là phải giúp xây dựng cho họ có lý tưởng, để họ sẵn sàng hy sinh tất cả vì lý tưởng của mình theo đuổi, kể cả việc hy sinh tính mạng của mình như những người tôi đã vừa liệt kê tên ở trên. Chứ đừng để hoạt động chính trị làm một nghề kiếm sống. Còn nếu ai muốn kiếm sống hay làm giàu, thì xin quý vị hãy chọn một nghề nghiệp khác cho mình, bằng cách bỏ sức lao động, dùng trí tuệ hay tài năng.
Nếu quý vị ý thức được những điều vừa nói thì chưa chắc phong trào đấu tranh dân chủ sẽ mạnh lên, nhưng ít ra nó cũng tạo ra một môi trường trong sạch của những con người làm chính trị một cách công chính và lành mạnh. Quan trọng hơn, là nó sẽ tạo một hình ảnh tốt đẹp hơn cho phong trào đấu tranh dân chủ trong mắt quần chúng.
Năm cũ sắp hết, chỉ còn tính bằng ngày, vì thế cũng xin bộc bạch những điều còn lấn cấn trong tâm trí của cá nhân mình với hy vọng bước sang một năm mới, năm 2017 tất cả chúng ta mỗi người với một tâm thức mới, sẽ xiết chặt tay nhau để đồng nhịp cùng bước tới.
Merry Christmas and Happy New Year 2017!
Ngày 22/12/2016
© Kami
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét