Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Tư 23/11 - Lê Minh Nguyên


Thủ tướng Đức bất bình về dự định của ông Trump rút khỏi TPP --- Phản ứng từ lãnh đạo thế giới sau khi Trump bỏ TPP<!>
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Tư bày tỏ sự bất bình của bà về quyết định của Tổng thống tân cử Mỹ rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mặc dù không đề cập đến tên ông Trump, bà Merkel nói bà “không hài lòng” về nguy cơ thỏa thuận thương mại TPP tan vỡ. Bà nói những thỏa thuận tương lai sẽ không thể nào tốt cho bằng TPP. Thủ tướng Merkel nói:
“Thành thực mà nói, tôi không hài lòng về chuyện hiệp định TPP giờ có nhiều phần chắc sẽ không trở thành hiện thực. Tôi không thấy bất cứ ai được hưởng lợi vì việc này”. 

Bà nói thêm:
“Tôi chỉ biết một điều: Sẽ có các hiệp định thương mại khác, nhưng chúng sẽ không thể nào có những tiêu chuẩn tốt đẹp như TPP và Hiệp định Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương, gọi tắt là T-TIP đang trong vòng thảo luận."
Trong một video công bố hôm thứ Hai, ông Trump nói trong ngày đầu tiên làm tổng thống, ông sẽ rút nước Mỹ ra khỏi TPP. 

Ông Trump còn tuyên bố muốn đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico. - VOA

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, ông Donald Trump vừa tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày đầu tiên ông nhậm chức. Sau đây là một số phản ứng về động thái này.
Hiệp định TPP được ký kết bởi 12 nước, chiếm 40% các nền kinh tế thế giới, nhưng hiệp định này vẫn chưa được phê chuẩn.

Cuộc họp của lãnh đạo các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương tại Peru vào cuối tuần vừa qua đã ra tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng hiệp định thương mại này bất chấp sự phản đối của ông Trump.
Vậy nếu Mỹ rút khỏi TPP, tương lai của TPP sẽ ra sao?

Malcolm Turnbull, Thủ tướng Úc

Thời gian sẽ trả lời liệu chính quyền và quốc hội mới có giải quyết hay không hoặc giải quyết đến mức độ nào đối với TPP hay một phiên bản cao cấp hơn của hiệp định này. Có nhiều sự ủng hộ giữa 11 nước tham gia TPP để phê chuẩn và đưa hiệp định này vào hiệu lực. 
Ông Trump và Quốc hội mới của mình đưa ra quyết định vì lợi ích của nước Mỹ. Về phía Úc, một điều rất rõ ràng là hiệp định TPP phản ánh mạnh mẽ lợi ích quốc gia của chúng tôi vì nó mang đến sự tiếp cận rộng hơn cho mặt hàng xuất khẩu, hàng hóa hay dịch vụ.

John Key, Thủ tướng New Zealand
Nước Mỹ không phải là một hòn đảo. Quốc gia này không thể chỉ đứng nhìn mà không tham gia vào giao thương với phần còn lại của thế giới. Tới một thời điểm nào đó, họ cũng phải cân nhắc điều này.

Najib Razak, Thủ tướng Malaysia

Tổng thống đắc cử Donald Trump, với tư cách là người được bầu một cách dân chủ để trở thành lãnh đạo nước Mỹ, có quyền đưa ra các quyết định chính sách mà ông cho là đúng. Bản thân tôi là một người ủng hộ mạnh mẽ phát triển thương mại và hội nhập khu vực tai Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là lợi ích cho người dân đất nước tôi. Tôi mong chờ việc hợp tác tương lai với Tổng thống đắc cử Trump trên cơ sở những mục tiêu chung của hai quốc gia về củng cố an ninh và đảm bảo tăng trưởng bền vững, bao quát và công bằng.

Deborah Elms, Giám đốc điều hành Trung tâm thương mại châu Á

Đây là một tin đáng buồn. Nó chấm dứt sự lãnh đạo của Mỹ về mặt thương mại quốc tế và chuyển giao trách nhiệm này sang châu Á. Trong thời điểm kinh tế phát triển chậm lại, thế giới phải ngăn chặn việc nền kinh tế lớn nhất dần trở nên biệt lập.

Simon Rabinovitch, biên tập kinh tế châu Á tại tạp chí The Economist

Đây không phải là một điều đáng ngạc nhiên sau khi quan sát những bài phát biểu tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên nó vẫn là một tin đáng thất vọng. Việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ giết chết một thương vụ kéo dài cả thập kỷ. 

Điều trớ trêu là, mặc dù Trump gọi TPP là một hiệp định tồi tệ, nhưng thực tế nó rất tốt cho nước Mỹ. Hiệp định này có khả năng đem lại vị thế quan trọng trong việc quyết định luật lệ thương mại ở châu Á và Hoa Kỳ, đặt thêm trọng tâm vào quyền lao động và quyền sở hữu trí tuệ. 

TPP sụp đổ đồng nghĩa với một khoảng trống quyền lực tại châu Á. Có nhiều bàn luận về việc Trung Quốc đang muốn lấp đầy khoảng trống này để trở thành người lãnh đạo khu vực trong việc định hướng các hiệp định thương mại. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ khó khăn vì nhiều chính quyền các nước trong khu vực lo lắng về bộ máy xuất khẩu của Trung Quốc.

Jim Rogers, Nhà đầu tư

Dù tốt hay xấu, sự kiện này đã trao cho Trung Quốc và đồng minh của mình một món quà, đó chính là Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một khu vực có dân số vài tỷ người, cùng với những nền kinh tế mạnh, ít nợ và nhiều tài sản khác. Dù tương lai tiếp diễn thế nào, đây cũng là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử. - BBC

2.
Hoa Kỳ, Nga yêu cầu Séc dẫn độ hacker Nga

Hôm thứ Tư, Bộ Tư pháp Séc cho biết cả Hoa Kỳ và Nga đều yêu cầu nước này dẫn độ Yevgeniy Nikulin, một hacker người Nga bị bắt tại Prague và bị truy tố ở Mỹ về tội xâm nhập máy tính của các công ty mạng xã hội.
Người phát ngôn nói Bộ sẽ xem xét yêu cầu dẫn độ ông Yevgeniy Nikulin, người bị bồi thẩm đoàn liên bang Hoa Kỳ cho là đã hack các công ty mạng xã hội ở Hoa Kỳ như Linkedln, Dropbox và Formspring.

Yêu cầu dẫn độ sau đó sẽ được chuyển đến một tòa án Prague. Nếu tòa án xác định là hợp lệ, thì Bộ trưởng Tư pháp sẽ đưa ra quyết định về việc dẫn độ.
Cảnh sát Séc đã bắt giữ ông Nikulin hồi tháng Mười ở Prague, nơi ông đang bị giam giữ. Vụ bắt giữ ông đã được thực hiện với sự hợp tác của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ.

Một bồi thẩm đoàn liên bang ở Oakland, bang California, đã chính thức buộc tội ông hôm 21/10.
LinkedIn Corp nói vụ bắt giữ ông Nikulin có liên quan đến vụ công ty mạng xã hội này bị xâm nhập vào năm 2012. Trong vụ này, thông tin của khoảng 100 triệu người sử dụng có thể bị xâm nhập, khiến công ty này lập tức tiến hành thiết lập lại mật khẩu hàng loạt.

Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích vụ bắt giữ, nói rằng điều đó cho thấy Washington đang thực hiện một cuộc săn người trên toàn cầu nhắm vào các công dân Nga.
Về phần mình, chính phủ Mỹ tố cáo Nga là đã thực hiện một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức của Đảng Dân chủ trong thời gian dẫn tới ngày bầu cử tổng thống Mỹ 8/11.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tai tiếng về vụ hacking không có lợi cho Nga. - VOA

3.
Văn phòng TT Hàn Quốc mua Viagra để ‘chữa bệnh sợ độ cao’

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm thứ Tư xác nhận là đã mua khoảng 360 viên thuốc Viagra trị rối loạn cường dương hồi tháng 12 năm ngoái.

Nhưng Văn phòng Tổng thống Hàn quốc nói những viên thuốc đó được mua để điều trị chứng sợ độ cao trong khi chuẩn bị cho một chuyến đi sắp tới của nội các tới Ethiopia, Uganda và Kenya, những nước có thủ đô ở độ cao từ 1 tới 1,5 km trên mực nước biển.
Văn phòng Tổng thống Park ra thông báo để đáp ứng trước tin gây sốt trên Internet về vị tổng thống không được lòng dân, giữa lúc đang diễn ra các cuộc biểu tình đòi bà từ chức.

Viagra và các loại thuốc tương tự đôi khi được kê toa cho những người leo núi ở Hàn Quốc vì các bác sĩ tin rằng thuốc này có thể giúp chữa chứng sợ độ cao. Những viên thuốc được phát hiện trong dinh tổng thống chưa hề qua sử dụng, theo phát ngôn viên Nhà Xanh Jung Youn-kuk.
Văn phòng tổng thống còn mua một loạt các loại thuốc tiêm, kể cả thuốc gây mê, mà ông Jung nói là nằm trong số các loại thuốc mà toán y tế của tổng thống mang theo mọi lúc để phòng các trường hợp khẩn cấp.

Sau bốn cuối tuần liên tiếp diễn ra biểu tình với sự tham gia của hàng vạn người, các công tố viên liên bang buộc tội bà Choi Soon-sil, người bạn thân của bà Park, về các vụ gian lận và lạm dụng quyền lực.
Phán quyết đưa ra hôm Chủ nhật cũng coi Tổng thống Park là người đồng mưu.

Đảng đối lập Hàn Quốc giờ đang lập kế hoạch để có thể luận tội Tổng thống  Park. - VOA

4.
Chính phủ Colombia và Farc sắp ký thỏa thuận mới

Chính phủ Colombia cho biết sẽ ký hiệp ước hòa bình mới với nhóm phiến quân Farc hôm 24/11, sau khi thỏa thuận trước đó bị bác trong cuộc trưng cầu tháng 10/2016.

Thỏa thuận sửa đổi mới sẽ được trình Quốc hội thông qua thay cho trưng cầu dân ý.

Nhưng các nhóm đối lập nói rằng thỏa thuận này vẫn chưa đủ mức trừng phạt phiến quân vì những vi phạm nhân quyền.
Thỏa thuận mới nhằm chấm dứt hơn 50 năm nội chiến khiến hơn 220.000 người thiệt mạng.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm 22/11, Tổng thống Juan Manuel Santos cho biết: "Chúng ta có cơ hội duy nhất để khép lại một chương đau thương trong lịch sử và ảnh hưởng đến hàng triệu người Colombia trong nửa thế kỷ qua."

Thỏa thuận ban đầu được ký hai tháng trước trong buổi lễ với sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo thế giới, nhưng nó đã bị bác trong cuộc trưng cầu hôm 2/10.
Phe đối lập do cựu Tổng thống Alvaro Uribe lãnh đạo cho biết thỏa thuận đó quá ưu ái quân nổi dậy.

'Tô điểm'
Farc và các nhà đàm phán của chính phủ đã làm việc suốt ngày đêm để đem lại 50 sự thay đổi trong thỏa thuận để nó được phe bảo thủ dễ chấp nhận hơn.
Ông Uribe và giới hoài nghi khẳng định những thay đổi "mang tính chất tô điểm".
Wyre Davies, phóng viên khu vực Nam Mỹ phân tích: "Cuộc nội chiến giữa quân nổi dậy cánh tả Farc và chính phủ Colombia kéo dài hơn 50 năm và cướp đi sinh mạng của ít nhất 200.000 người.

Chính phủ Colombia và Farc đạt thỏa thuận mới

Vì vậy, nhiều người ngạc nhiên khi các cử tri Colombia tháng trước bác kế hoạch hòa bình được hai bên thiết lập sau bốn năm đàm phán tại Havana.
Một lệnh ngừng bắn chính thức vẫn còn có hiệu lực, nhưng cũng lo ngại bạo lực sẽ tiếp diễn trên toàn quốc và cơ hội hòa bình cho các thế hệ sau có thể bị tước mất.

Việc không tổ chức trưng cầu sẽ chọc giận những người cánh hữu vì họ nói thỏa thuận mới quá giống cái cũ, nhưng Tổng thống Santos hy vọng mong muốn hòa bình của dân chúng sẽ lớn hơn những ý kiến phản đối ".
Tổng thống Santos nói: "Thỏa thuận mới có thể không thỏa mãn tất cả mọi người, nhưng đó là kết quả. Luôn có những ý kiến phê phán. Điều đó rất dễ hiểu và đáng tôn trọng", ông Santos nói.
Ông cho biết việc phê chuẩn sẽ diễn ra tại Quốc hội, nơi các liên minh chính phủ chiếm đa số.
Ông Uribe thúc đẩy việc tổ chức một cuộc trưng cầu mà ông nói rằng sẽ bác thỏa thuận một lần nữa.

Hồi tháng 10, giải Nobel Hòa bình 2016 về tay Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos dù thỏa thuận hòa bình với phe Farc đổ vỡ. - BBC

5.
Mỹ và Philippines sẽ giảm quy mô tập trận chung --- Khu bảo tồn Scarborough: Philipplines cấm đánh cá, Trung Quốc im lặng --- TQ sắp khánh thành bảo tàng Biển Đông --- Dầu khí là khóa giải mã cho tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông --- Ngư dân Philippines chỉ trích quyết định của Tổng thống Duterte

Các quan chức quân sự Hoa Kỳ và Phillippines đồng ý sẽ giảm bớt quy mô của các cuộc tập trận chung, cũng như giảm bớt số quân Mỹ tham gia tập trận chung. Một viên tướng Philippines tham gia đàm phán đã thông báo như trên hôm qua, 22/11/2016, theo Reuters.
Tuyên bố chung được đưa ra hôm qua sau cuộc họp giữa tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Ricardo Visaya và tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris, chỉ cho biết là Philippines và Hoa Kỳ tiếp tục « hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực trọng yếu đối với lợi ích quốc gia và lợi ích an ninh ». Hợp tác đó bao gồm trợ giúp nhân đạo, cứu hộ thiên tai, chống khủng bố và an ninh hàng hải.

Thế nhưng, một viên tướng có tham gia đàm phán, xin được miễn nêu tên, tiết lộ rằng hai bên còn đồng ý sẽ giảm bớt quy mô và tần suất của các cuộc tập trận chung giữa hai nước, cũng như giảm số binh lính Mỹ tham gia các cuộc thao dượt này. Trong hai năm qua, tổng cộng có khoảng 5.000 quân nhân Mỹ đã tham gia vào các cuộc tập trận chung với Philippines.
Viên tướng nói trên cho biết bộ Quốc Phòng Philippines đã chỉ thị cho quân đội nước này giảm bớt quy mô các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ, hướng các cuộc thao dượt này vào lĩnh vực cứu hộ thiên tai, ngưng các cuộc tập trận trên biển và tập đổ bộ.

Trong nhiều thập niên, Philippines vẫn là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á, nhưng kể từ khi tổng thống Duterte lên nắm quyền, Manila có vẻ muốn rời xa Washington để xích gần lại Bắc Kinh.
Trung Quốc gia tăng thao dượt với nhiều nước Đông Nam Á

Quân đội Trung Quốc và Malaysia đã bắt đầu đợt diễn tập chung ngày 22/11/2016 tại Paya Indah, thuộc bang Selangor, Malaysia, nhằm thắt chặt hợp tác an ninh và quốc phòng.
Theo Tân Hoa Xã, cuộc tập trận mang tên « Hữu nghị Hòa bình 2016 » (Peace Friendship 2016), tập trung vào cứu trợ nhân đạo và cứu hộ trong trường hợp thiên tai. Phía Malaysia có 410 quân nhân tham gia và phía Trung Quốc có 195 người. Một số đại diện của quân đội hoàng gia Thái Lan cũng có mặt với vai trò quan sát viên trong cuộc tập trận song phương trên.

Tại buổi lễ khai mạc, ông Phòng Phong Huy (Fang Fenghui), ủy viên Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, bày tỏ hy vọng hai nước có thể tận dụng cơ hội này để cùng nỗ lực chiến chống khủng bố trên biển và các mối đe dọa hàng hải.
Trung Quốc và Malaysia có mối quan hệ chặt chẽ hơn về mặt quân sự trong những năm gần đây. Đây là lần thứ ba, hai nước tiến hành thao dượt chung. Vào tháng 10, một chiến hạm Trung Quốc đã cập cảng Klang để thăm hữu nghị Malaysia.

Kế hoạch với Cam Bốt

Khoảng một tháng sau đợt diễn tập với Malaysia, quân đội Trung Quốc cũng sẽ có hoạt động tương tự với quân đội Cam Bốt. Theo The Diplomat ngày 23/11, đợt tập trận chung mang tên « Rồng Vàng » (Golden Dragon) dự kiến kéo dài 8 ngày, từ 15 đến 23/12/2016, tại Học viện Quân Sự Tasek Thlok, tỉnh Kampong Speu.
Sẽ có hơn 500 quân nhân của cả hai bên tham gia đợt diễn tập và tập trung vào các lĩnh vực như sửa chữa khẩn cấp, xây dựng đường bộ, điều trị y tế trong trường hợp thiên tai, dò phá mìn, xây dựng đập và cứu trợ lũ lụt.

Chi tiết đợt diễn tập đã được công bố trong chuyến công du Cam Bốt của tướng Vương Giáo Thành (Wang Jiaocheng). Đây cũng là một phần nghị sự trong buổi gặp gỡ giữa tướng Vương và các quan chức Cam Bốt, trong đó có bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh và tướng Pol Saroeun, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Hoàng Gia Campuchia (RCAF). - RFI

Bắc Kinh từ chối bình luận về đề nghị của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về việc thành lập khu bảo tồn biển tại khu đầm bên trong bãi cạn Scarborough (mà Philippines gọi là Panatag). Lời đề nghị được đưa ra trong buổi làm việc song phương ngày 19/11/2016 tại Lima, bên lề Diễn đàn APEC.
Theo website Philstar, điều này đi ngược với phát biểu gần đây của ông Martin Andanar, thư ký Văn phòng truyền thông tổng thống, rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ghi nhận ý kiến của tổng thống Duterte. Theo đó, tổng thống Philippines có kế hoạch đơn phương tuyên bố cấm mọi hoạt động đánh bắt bên trong khu bảo tồn biển Scarborough, trong khi các hoạt động đánh bắt xung quanh vẫn được duy trì.

Trong buổi họp báo ngày 22/11/2016, khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước kế hoạch xây khu bảo tồn biển tại bãi cạn đang có tranh chấp, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Song (Geng Shuang) chỉ nhấn mạnh : « Trung Quốc và Philippines đã đạt được một thỏa thuận là nối lại đối thoại và tham vấn để giải quyết tranh chấp Biển Đông ». Ông cũng khẳng định : « Chủ quyền và quyền tài phán của Trung quốc đối với đảo Hoàng Nham (tên gọi tiếng Trung bãi cạn Scarbourough) là không thay đổi ».

Theo AFP hôm nay, 23/11, nhiều ngư dân Philippines lên tiếng chỉ trích quyết định đơn phương của tổng thống Duterte. Đại diện hiệp hội nghề cá Pamalakaya của Philippines, với hơn 100.000 thành viên, lo ngại là quyết định này sẽ hoàn toàn bất lợi cho Philippines, bởi tàu cá Trung Quốc vẫn tiếp tục khai thác hải sản tại vùng biển mà ông Duterte cấm dân Phi vào đánh cá.  

Về vấn đề bãi cạn Scarborough, trong vụ Manila kiện Trung Quốc về Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực có trụ sở tại La Haye, ngày 12/07/2016, ra phán quyết nhấn mạnh Trung Quốc không có quyền ngăn cản cư dân Philippines vào ngư trường truyền thống và khẳng định Bắc Kinh đã để cho tàu cá Trung Quốc vào khu vực này đánh bắt bừa bãi, gây tổn hại môi trường, vi phạm các quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia.

Hội thảo Indonesia-Trung Quốc về Biển Đông

Vẫn liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trong một cuộc hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) và Viện Đối Ngoại Trung quốc (CPIFA) đồng tổ chức tại Jakarta, giới chuyên gia đều nhất trí quản lý hàng hải và đối thoại là chìa khóa để hòa giải một cách hòa bình tranh chấp tại Biển Đông.

Tờ Jakarta Post ngày 22/11 trích đánh giá của các chuyên gia tham gia hội thảo, theo đó khả năng leo thang căng thẳng tại Biển Đông sẽ xảy ra vào khoảng những năm 2030-2040, sau khi các nước trong khu vực, trong đó có cả Trung Quốc, hoàn thiện quá trình hiện đại hóa quân sự. Cán cân sức mạnh trong vùng sẽ thay đổi, dẫn đến bất ổn, thậm chí là xung đột. - RFI

***
Một viện bảo tàng quốc gia về Biển Đông được lên kế hoạch mở cửa vào tháng Ba sang năm, với nhiều cổ vật được sưu tầm tại Trung Quốc và hải ngoại, văn phòng chuẩn bị cho viện bảo tàng ở tỉnh Hải Nam cho biết hôm thứ Tư.

Hai công ty Trung Quốc đã mua lại 10 sản phẩm gốm sứ có giá trị tại buổi đấu giá ở New York hồi tháng 9 và hiến tặng cho viện bảo tàng hôm thứ Tư.

Các sản phẩm gốm sứ, bao gồm những bình hoa sang trọng, đế cắm hương, bình nước, bát đĩa, bộ chén đĩa từ thời nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911), đã được sưu tầm tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan trước khi được mua lại bởi Tập đoàn Hải Nam Trung Thị và Tập đoàn Du lịch Hằng Đại.

Nhà thẩm định đồ cổ Lữ Thành Long và Bảo tàng Cung điện của Bắc Kinh cho biết các sản phẩm gốm có giá trị nghệ thuật cao. Ông Lữ nói: “Chúng là những sản phẩm có giá trị cao để trưng bày ở Bảo tàng Biển Đông”.

Ngoài ra, văn phòng chuẩn bị cho viện bảo tàng đã nhận được 832 cổ vật được các ngư dân địa phương nơi xây dựng viện bảo tàng hiến tặng.

Trong số những cổ vật được hiến tặng này có những la bàn cổ, nhật ký hàng hải và đồ gốm sứ từ các thời khác nhau được như dân tìm được ở Biển Đông.

Những sản phẩm mới nhất đều hơn 100 năm tuổi và cổ nhất có từ thời Nam Bắc Triều (420 – 589), Tạ Hải Sơn, một nhà thẩm định ở Quảng Đông cho biết.

Ông nói thêm, hầu hết những cổ vật đều được sản xuất ở Trung Quốc và một số khác đến từ Đông Nam Á và châu Âu.

Những cổ vật này cung cấp những manh mối giá trị cho các nhà nghiên cứu về trao đổi thương mại và văn hóa dọc theo hải lộ cổ có tên Con đường Tơ lụa, Trương Kiến Bình, một quan chức ở văn phòng chuẩn bị cho viện bảo tàng cho biết.

Người đứng đầu Sở Văn hóa của tỉnh Hải Nam Đinh Huy cho biết, viện bảo tàng rộng 10ha sẽ trưng bày các hiện vật về lịch sử, văn hóa và các tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông, làm nổi bật chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và bảo vệ di sản văn hóa.

Ngoài Trung Quốc, một số quốc gia châu Á khác như Việt Nam và Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. - VOA

***
Tìm kiếm dầu khí được xem là nhân tố chính đằng sau các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông, trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực đang phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.

Cho đến giờ, chưa ai tìm được mỏ dầu khí có trữ lượng lớn đáng kể nào trên Biển Đông có diện tích lên tới 3,5 triệu kilômét vuông trải dài từ Ðài Loan tới Singapore, cho dù đã có nhiều cuộc thăm dò liên tục từ thập niên 1970.

Giới phân tích theo dõi những tranh chấp trên Biển Đông chỉ ra rằng chủ quyền quốc gia là lý do hàng đầu đối với các nước tìm kiếm dầu khí trong khu vực. Brunei, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam đều tiến hành dò tìm nguồn dầu khí. Chính phủ Philippines mở thầu cho các công ty tư nhân thăm dò dầu khí vào năm 2014.

Ông Fabrizio Bozzato, một nhà nghiên cứu chuyên về quan hệ quốc tế của trường Đại học Tamkang ở Ðài Loan, nhận định:

"Biển Đông không phải là Ả Rập Xê-út, không phải là Iraq, mà cũng không phải là Trung Ðông. Mục tiêu chủ yếu của các nước truyên bố chủ quyền ở đó không phải là lý do họ muốn giành quyền tiếp cận các nguồn dầu khí trong khu vực. Thăm dò và khai thác dầu khí là cách để họ đánh dấu ranh giới lãnh hải."

Dò tìm nhiên liệu hóa thạch được đề cập tới hồi tháng 10 khi Manila và Bắc Kinh bắt đầu thảo luận về khả năng cùng hợp tác để thăm dò dầu khí. Theo truyền thông Philippines, các cuộc thảo luận nằm trong khuôn khổ nỗ lực khôi phục các mối quan hệ đã trở nên căng thẳng từ năm 2012, khi tàu thuyền hai nước đối đầu nhau tại khu vực bãi cạn Scarborough nằm về phía tây đảo Luzon.

Tại Ðài Loan, nước cũng tuyên bố phần lớn chủ quyền trên Biển Đông, cựu tổng thống nước này đề nghị hợp tác thăm dò dầu khí với các bên tranh chấp chủ quyền trong khu vực. 

Nhưng các nhà phân tích chỉ ra rằng hoạt động thăm dò dầu khí đánh đi tín hiệu là nước liên hệ có quyền kiểm soát vùng biển đang được thăm dò khai thác, khơi mào cho một loạt vụ tranh cãi.

Khi Philippines bơm khí đốt lên từ Palawan vào năm 1976, Trung Quốc liền phản ứng khiến dự án phải dừng lại.

Hành động của Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào Vịnh Bắc bộ vào năm 2014 đã gây ra những vụ xung đột trên biển với Việt Nam, dẫn đến các cuộc biểu tình bài Trung Quốc có lúc đã chuyển thành bạo động đổ máu. Việt Nam cũng chính thức phản đối một giàn khoan dầu khác của Trung Quốc hồi tháng 4 năm nay.

Ông Carl Baker, giám đốc CSIS ở Honolulu, nói hợp tác khai thác dầu khí hàm ý một thỏa hiệp về chủ quyền:

"Không có nhiều động lực khuyến khích các nước thực sự muốn bắt tay thăm dò, khai thác dầu khi trong khu vực, đơn giản là vì rất khó có thể đạt thỏa thuận với các nước khác bởi vì làm như vậy có nghĩa là công nhận ở một mức độ nào đó quyền của một bên tranh chấp được khai thác tài nguyên ở đó. Đối với Trung Quốc, đây là một chuyện khó thực hiện. Còn đối với Việt Nam và Philippines, hai nước này nhận ra rằng làm như vậy sẽ gây ra xáo trộn trong nước."

Các đây 40 năm, Philippines đã bắt đầu tìm kiếm dầu khí ở phía tây đảo Palawan và bãi Cỏ Mây. Năm 1984, một công ty của Philippines tìm thấy một mỏ dầu trong cùng khu vực. Mỏ dầu này cung cấp đến 15% lượng dầu tiêu thụ ở Philippines hàng năm.

Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ ước đoán 11 tỉ thùng dầu và hơn 5 triệu tỉ mét khối khí đốt đang nằm dưới đáy biển. Một phần lớn trong số này nằm ở thềm lục địa Ðông Nam Á, nơi các nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ông Baker cho rằng nguồn năng lượng tiềm năng ở đó chưa được khai thác.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ, Ả Rập Xê-út có trữ lượng khoảng 268 tỉ thùng dầu, Iraq có khoảng 144 tỉ thùng. Nga đứng đầu thế giới về trữ lượng khí đốt với khoảng 143 triệu tỉ mét khối.

Các nhà phân tích nói giá dầu giảm cộng với kinh phí cao để khai thác dầu dưới đáy biển hạn chế giá trị xuất khẩu của nguồn dầu khí dưới biển.

Ông Oh Ei Sun, giáo sư giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại Đại học Nanyang ở Singapore, nói tại Malaysia, nước tìm được trữ lượng nhiên liệu hóa thạch lớn nhất trong số các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông, ít người ủng hộ và thúc đẩy hoạt động khai thác dầu khí. Ông nói:

"Cho dù có tìm được các mỏ dầu khí mới, thì cũng phải tiêu tốn rất nhiều tiền cho công cụ, trang thiết bị để khai thác nguồn nhiện liệu đó. Cho nên theo tôi thì tính cấp bách của việc phải đi dò tìm các nguồn dầu khí vào lúc này là không cao." - VOA

***
Ngư dân Philippines hôm thứ Tư đã chỉ trích quyết định cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông của Tổng thống Rodrigo Duterte. 

Đây là một phần của Manila nhằm nỗ lực xoa dịu căng thẳng tranh chấp tại vùng biển do Trung Quốc kiểm soát.

Các trợ lý của ông Duterte cho biết, ông đã đưa ra tuyên bố “đơn phương”, coi khu phá ở Bãi cạn Scarborough là khu bảo tồn biển, sau khi nêu vấn đề này trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Peru cuối tuần trước.

“Chúng tôi lo sợ rằng tuyên bố bãi cạn là khu bảo tồn biển sẽ mở đường cho lệnh cấm đánh cá khác”, ông Fernando Hicap, chủ tịch nhóm hỗ trợ ngư dân Pamalakaya cho biết trong một thông cáo. “Lần này sẽ là luật của chúng tôi và chính phủ ngăn cấm (ngư dân Philippines), không phải Trung Quốc”, ông nói thêm.

Sau khi chiếm quyền kiểm soát bãi cạn năm 2012, Trung Quốc đã cấm ngư dân Philippines hoạt động ở đây. Lệnh cấm đã được nới lỏng hồi tháng trước sau khi ông Duterte thăm Bắc Kinh để cải thiện quan hệ, với việc ngư dân Philippines được phép đánh bắt cá bên ngoài vùng phá.

Người phát ngôn của ông Duterte hôm thứ Tư cho biết, văn phòng của ông sẽ sớm ban hành một sắc lệnh mới về “khu vực cấm đánh bắt cá” cho cả ngư dân Philippines và Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Ba đã không có bình luận về tuyên bố của ông Duterte, nhưng cho biết Bắc Kinh đã “thu xếp các hoạt động đánh bắt cá phù hợp”.

Tuy nhiên, ngư dân Philippines cho biết kế hoạch của ông Duterte có thể gây khó khăn cho sinh kế của họ.

“Chúng tôi phản đối việc đó bởi vì bên trong khu phá là nơi đánh bắt được nhiều hơn”, ông Charlito Maniago, trưởng làng Infanta – một trong những làng đánh cá chính ở Bãi cạn Scarborough, cho biết.

Chuyên gia luật hàng hải Jay Batongbacal cho biết tuyên bố của ông Duterte đã nghiêng về Trung Quốc vì ngư dân Philippines có thể không được tiếp cận bãi cạn trong tương lai.

“Trung Quốc chỉ cần dễ dàng chấp nhận động thái của Philippines và không cần hành động đáp trả, bởi vì kiểu gì họ cũng nhận được lợi ích”, ông Batongbacal cho biết trong một thông cáo.

Hai quốc gia láng giềng đều tuyên bố bãi cạn là một phần lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát bãi san hô 230km từ đảo Luzon của Philippines từ năm 2012 sau khi đụng độ với hải quân Philippines.

Trung Quốc đã dịu giọng kể từ sau chuyến công du của ông Duterte sang Bắc Kinh hồi tháng 10.

Ngư dân Philippines tiếp cận gần bãi cạn cho biết lực lượng tuần duyên Trung Quốc không còn xua đuổi họ như 4 năm qua. - VOA

6.
Campuchia: Y án chung thân đối với 2 thủ lãnh Khmer Đỏ

Một tòa án ở Campuchia được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã giữ nguyên án tù chung thân đối với hai cựu lãnh đạo chế độ Khmer Đỏ về những tội ác chống nhân loại.
Cựu Chủ tịch nước Khieu Samphan, và Nuon Chea, nhân vật quyền lực thứ nhì đứng sau lãnh tụ Khmer Đỏ Pôn Pốt, bị kết án năm 2014 về các tội danh thủ tiêu người, mang người đi biệt tích và đàn áp chính trị.

Hôm thứ Tư, Chánh Thẩm phán Tòa án Tối cao Kong Srim nói án chung thân là bản án thích đáng, và hai đương sự tỏ ra “hoàn toàn không quan tâm đến số phận của nhân dân Campuchia”.
Ông Chea và ông Samphan là các quan chức cao cấp nhất còn sống của chế độ Khmer Đỏ. Hai ông bị mang ra xét xử trong một vụ án thứ nhì về tội diệt chủng. Luật sư của hai bị cáo chỉ trích bản án năm 2014 là có nhiều sai sót và không công bằng. Tuy phán quyết hôm thứ Tư nêu lên một số vấn đề, nhưng bản án nói chung vẫn được giữ nguyên.

Khmer Đỏ bị quy trách đã gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu người Campuchia trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1979. - VOA

Tin Hoa Kỳ
7.
Bà Clinton dẫn trước ông Trump hơn 2 triệu phiếu phổ thông --- Trump phủ nhận xung đột lợi ích chính trị và kinh doanh --- Hai người phụ nữ đầu tiên được ông Trump bổ nhiệm vào nội các

Số phiếu bầu mà ứng cử viên tổng thống Mỹ Đảng Dân chủ Hillary Clinton giành được được giờ đã nhiều hơn số phiếu của Tổng thống đắc cử Donald Trump 2 triệu phiếu. Ông Trump đắc cử vì ông thắng ở những nơi cần thắng, ở những bang có đủ phiếu của đại cử tri để trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Trong khi quá trình đếm phiếu vẫn tiếp tục ở một số bang, cách biệt về phiếu bầu của bà Clinton hôm thứ Tư đạt tới 2.017.563 phiếu. Con số này sẽ còn tăng nữa vì vẫn còn nhiều phiếu chưa được đếm ở những nơi mà bà thắng, đặc biệt là ở bang California, bang lớn nhất của Mỹ ven bờ Thái Bình Dương.

Bất kể cuối cùng bà Clinton giành được hơn bao nhiêu phiếu phổ thông đi chăng nữa thì kết quả cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 vẫn không thay đổi. Bà sẽ trở thành ứng cử viên tổng thống thứ năm trong lịch sử Mỹ, và thứ hai trong 16 năm qua, thắng số phiếu phổ thông nhưng thất cử vì tổng thống Mỹ được lựa chọn theo hệ thống Đại cử tri Đoàn đã được hiến pháp Mỹ minh định từ hơn hai trăm năm trước.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ về cơ bản là những cuộc bầu cử riêng ở mỗi bang trong số 50 bang và ở thủ đô Washington. Người chiến thắng ở mỗi bang nhận được trọn số phiếu đại cử tri của bang đó. Người chiến thắng cần đa số ít nhất là 270 phiếu trong số 538 phiếu đại cử tri. Những bang đông dân nhất thì có nhiều ảnh hưởng nhất tới kết quả bầu cử.

Ông Trump chiến thắng ở nhiều bang với cách biệt tương đối nhỏ, trong khi bà Clinton, cựu Ngoại trưởng Mỹ và là người đã nỗ lực trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước, thắng lớn ở hai bang California và New York. Điều này khiến bà dẫn trước về số phiếu phổ thông trên toàn quốc. Tuy nhiên ông Trump sẽ thắng số phiếu của Đại Cử tri Đoàn với tỉ số 306-232 khi tất cả kết quả ở từng bang được chung quyết.

Tổng thống đắc cử Trump, một tỉ phú bất động sản và hiện đang bổ nhiệm những quan chức chủ chốt cho chính quyền mới của mình, trước đây từng đả kích hệ thống Đại Cử tri Đoàn để lựa chọn tổng thống. - VOA

***
Tỷ phú mới đắc cử Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông không bắt buộc phải từ bỏ đế chế kinh doanh của mình khi ông nhận nhiệm sở ngày 20/1/2017. 
Một nghị sĩ đảng Dân chủ đang chuẩn bị đề xuất dự luật đòi ông Trump thanh toán tài sản của mình và chấm dứt kinh doanh để chứng tỏ ông không có ý định trục lợi từ chức vụ tổng thống.
Không có luật nào quy định tổng thống phải thanh toán tài sản nhưng các tổng thống trước đều từ bỏ công việc kinh doanh riêng của mình. 

Ông Trump còn tách mình khỏi các nhà hoạt động cực hữu, những người đã tung hô việc ông thắng cử. 
Một số nhà hoạt động "hữu khuynh kiểu mới" (alt-right) đã giơ tay chào theo kiểu Đức quốc xã tại một hội nghị ở Washington DC cuối tuần trước, nơi một người phát ngôn kêu gọi họ "Hail Trump" (giống như 'Hail Hitler'). 

Ông Trump, người đã bay đến Florida để nghỉ lễ Tạ ơn Thanksgiving thứ Năm ngày 24/11, vẫn đang lựa chọn đội ngũ của mình ở Nhà Trắng. Một trong những vị tướng cao cấp nhất của Mỹ, ông David Petraeus, nói với BBC ông sẽ sẵn sàng phục vụ trong chính quyền Trump.

Chính xác ra ông Trump nói gì? 

"Về mặt lý thuyết, tôi có thể làm kinh doanh hoàn hảo và quản lý đất nước cũng hoàn hảo", ông nói trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Times. 
"Tôi cứ tưởng tôi phải lập ra một kiểu quỹ độc lập gì đó nhưng hóa ra không cần". 
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm ông "muốn làm gì đó" để tách biệt hai mảng trách nhiệm này. 

Nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin muốn có sự tách biệt một cách chính thức hơn. Ông dự định sẽ đề xuất dự luật vào tuần tới yêu cầu tổng thống đắc cử thành lập các quỹ độc lập hay thực hiện các biện pháp tương tự để đảm bảo ông sẽ tuân thủ hiến pháp và không có xung đột lợi ích.

Chúng ta nói đến những xung đột lợi ích nào? 

Tài phiệt bất động sản Trump được tạp chí Forbes cho là có tài sản trị giá 3,7 tỷ đô la Mỹ, với hơn 500 doanh nghiệp khác nhau trong đế chế kinh doanh của mình. 

Một ví dụ của sự xung đột lợi ích là khách sạn Trump International Hotel ở Washington DC, phóng biên BBC David Willis đưa tin. 

Ông Trump ngay lập tức đã được hưởng lợi từ dòng người đổ đến ở khách sạn này trong thời gian cho tới ngày ông nhậm chức. 
Vì khách sạn đó đã được xây trên đất thuê lại của chính phủ liên bang, khi ông Trump nhận nhiệm sở, ông sẽ tức khắc trở thành người thuê đất đồng thời lại là người cho thuê đất. 
Nhiều người cũng đặt nghi vấn khi cô con gái Ivanka của Trump tham dự cuộc nói chuyện điện thoại giữa ông và Tổng thống Argentina Mauricio Macri tuần trước. 

Chính phủ Argentina sau đó phủ nhận thông tin nói Donald Trump đã yêu cầu ông Macri phê duyệt một dự án xây dựng cho một trong các công ty của ông ở Buenos Aires.

Trump còn nói gì nữa với New York Times? 
Tuy lên án những người cực hữu, Trump bảo vệ quyết định thuê Steve Bannon, cựu Tổng giám đốc trang tin Breitbart, một trang theo khuynh hướng bảo thủ cực đoan, làm chiến lược gia chính của mình. 
"Breitbart chỉ là một trang báo", ông Trump nói với tờ New York Times, một tờ báo khuynh hướng tự do. "Họ đưa tin cũng như các bạn đưa tin thôi". 

"Nều tôi nghĩ ông ta là kẻ phân biệt chủng tộc hoặc cực hữu hay bất kỳ tên gọi nào kiểu như vậy, tôi đã chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện tuyển ông ta cả", vị tổng thống đắc cử nói thêm. 

Ông còn lập luận: 
Người con rể Jared Kushner - một nhà thừa kế doanh nghiệp bất động sản không có chút kinh nghiệm ngoại giao nào - có thể giúp nỗ lực hòa bình giữa Israel và Palestine. 
Hoa Kỳ không nên giữ vai trò "kiến tạo quốc gia" của thế giới.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa Paul Ryan và Mitch McConnell trước chống ông nay đã "yêu quý" ông trở lại.
Trump nay cũng thừa nhận có "mối liên quan" nhất định giữa các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu. - BBC

***
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm thứ Tư đã bổ nhiệm hai người phụ nữ đầu tiên của ông vào những vị trí cấp nội các – Thống đốc bang South Carolina Nikki Haley làm đại sứ của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và Betsy DeVos, người ủng hộ loại hình trường học bán công, làm bộ trưởng giáo dục.

Bà Haley, 44 tuổi và có cha mẹ là người nhập cư Ấn Độ, đang phục vụ nhiệm kỳ thứ hai trong cương vị thống đốc bang South Carolina ven Đại Tây Dương nằm về phía nam, nhưng không có kinh nghiệm chính sách đối ngoại. Bà DeVos, đến từ bang Michigan thuộc vùng Trung tây, là chủ tịch của Liên bang Trẻ em Mỹ, một tổ chức quyết liệt tìm cách mở rộng số lượng trường học bán công và những chương trình voucher tại Mỹ cho phép học sinh theo học những trường tư nhân bằng tiền thuế của người dân.

Việc bổ nhiệm hai người phụ nữ này, cũng như những lựa chọn nội các khác của ông Trump, sẽ phải được Thượng viện chuẩn thuận.

Khi loan báo bổ nhiệm bà Haley, ông Trump nêu ra bảy chuyến công cán thương mại của bà ở nước ngoài đại diện bang South Carolina và những cuộc đàm phán với những công ty quốc tế.

"Thống đốc Haley có thành tích đã được chứng nghiệm là đưa mọi người lại với nhau bất kể lí lịch hoặc đảng phái để xúc tiến những chính sách thiết yếu để bang của bà ấy và đất nước của chúng ta tốt đẹp hơn," ông Trump cho biết trong một thông cáo. "Bà ấy cũng đã chứng tỏ rằng mình là người biết thương thuyết những thỏa thuận, và chúng tôi trông đội sẽ thương thuyết nhiều thỏa thuận. Bà ấy sẽ là một nhà lãnh đạo tuyệt vời đại diện cho chúng ta trên vũ đài thế giới."

Tổng thống đắc cử tuyên bố rằng dưới sự lãnh đạo của bà Devos, "chúng ta sẽ cải cách hệ thống giáo dục của Mỹ và phá vỡ tình trạng quan liêu đang kìm hãm con em chúng ta vì thế chúng ta có thể mang tới nền giáo dục đẳng cấp thế giới và lựa chọn trường học cho tất cả các gia đình." Bà DeVos từng là nữ chủ tịch của Đảng Cộng hòa ở bang Michigan.

Một số nhà cải cách giáo dục ở Mỹ cổ súy loại hình trường bán công mà họ nhìn nhận tích cực hơn là giáo dục công đại trà để cho trẻ em nghèo có cơ hội theo học trường tốt hơn và được giáo viên quan tâm sâu sát hơn. Nhưng chủ tịch nghiệp đoàn giáo viên trường công lớn nhất của Mỹ, Lily Eskelsen Garcia của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia, ngay lập tức công kích việc bổ nhiệm bà DeVos, một nhà từ thiện tỉ phú.

Bà Eskelsen Garcia nói rằng những nỗ lực của bà DeVos "trong những năm qua đã làm suy yếu giáo dục công nhiều hơn là hỗ trợ học sinh. Bà ta đã vận động cho những kế hoạch thất bại, như chương trình voucher lấy mất ngân quỹ và sự kiểm soát cấp địa phương khỏi những trường công của chúng ta - để tài trợ cho những trường tư bằng tiền của người đóng thuế."

Bà Haley, người theo Đảng Cộng hòa, không ủng hộ ông Trump trong chiến dịch giành đề cử tổng thống của ông suốt nhiều tháng. Lúc đầu bà ủng hộ Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio, và khi ông bỏ cuộc bà quay sang ủng hộ Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz.

Ngay trước khi cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11, bà nói rằng bà không hào hứng về hai lựa chọn giữa ông Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton tiếp quản Tòa Bạch Ốc khi nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama kết thúc vào tháng 1, nhưng nói rằng bà sẽ bỏ phiếu cho ông Trump. - VOA

8.
Mừng Lễ Tạ ơn với những chú gà tây

Vào ngày thứ Năm này, món gà tây quay vàng óng, có nhân nhồi bên trong cùng với nước xốt, là món ăn đặc trưng trong ngày Lễ Tạ ơn truyền thống của hàng triệu gia đình Mỹ. Nhưng không khí tại khu bảo tồn động vật Poplar Spring ở thành phố Poolesville, bang Maryland thì lại khác hẳn. Tại đây, các loại gia cầm có màu lông tuyệt đẹp là khách mời vinh dự trong một sự kiện gần đây, khi các thực khách dùng buổi trưa cùng với các chú gà tây, chứ hoàn toàn không ăn thịt các chú gà đáng yêu này.
Vào mỗi dịp Lễ Tạ ơn, hàng triệu người Mỹ tụ họp bên gia đình và bạn bè để cùng ăn mừng, cảm tạ và chúc may mắn cho nhau trong cuộc sống.

Đối với nhiều người, điểm nổi bật nhất trong ngày Lễ Tạ ơn là thưởng thức những món ăn truyền thống như món đậu xanh và khoai… và đương nhiên, một con gà tây thật lớn. 
Gà tây được cắt ra thành từng miếng và dùng chung với phần nhân nhồi bên trong và nước xốt.
Nhưng tại Khu Bảo tồn Động vật Poplar Spring ở thành phố Poolesville, bang Maryland, các chú gà tây được chăm sóc chu đáo, chứ không bị làm thịt.

Trong suốt 18 năm qua, trước ngày Lễ Tạ ơn, du khách đến đây tham dự một buổi tiệc ngoài trời đặc biệt, là cùng ăn với các chú gà tây. 
Đây là một sinh hoạt cộng đồng rất ăn khách do cô Terry Cummings, đồng sáng lập khu bảo tồn, và nhóm cộng tác của cô tổ chức.

Cô Cummings nói: 

“Chúng tôi tổ chức sự kiện này vì đây là một cách tuyệt vời cho mọi người gặp gỡ nhau, nhất là nhiều người không có dịp tụ họp bên gia đình, và ở đây chúng tôi ăn mừng một ngày Lễ Tạ ơn không sát sinh.”
Đây cũng là dịp để mọi người tìm hiểu về các loài gà tây.

Cô Terry Cummings nói:

“Chúng tôi muốn cho mọi người thấy các chú gà đều có tính cách khác nhau, chúng thật tuyệt vời, không khác các chú chó, chú mèo, hay các thú cưng gần gũi hằng ngày với chúng ta. Mọi người cũng sẽ thấy rằng một buổi tiệc không có thịt cũng rất ngon miệng.”
Khu bảo tồn rộng 174 hecta (tức là 430 acre) là nơi sinh sống của khoảng 200 động vật, từng bị bỏ rơi và ngược đãi. 

Cô Cummings hy vọng rằng ngay cả đối với các du khách không kiêng ăn thịt, cũng sẽ có những trải nghiệm thú vị tại khu bảo tồn, và sẽ được gợi hứng để suy ngẫm về một cuộc sống có ý nghĩa và không sát sinh. - VOA

9.
Facebook 'tạo công cụ kiểm duyệt cho Trung Quốc'

Facebook dùng phần mềm đặc biệt để có thể đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt ở Trung Quốc, tờ New York Times tường thuật.

Mạng xã hội này từ chối xác nhận hay phủ nhận việc tồn tại của phần mềm này, nhưng thông cáo của Facebook viết họ "dành thời gian tìm hiểu và học hỏi thêm" về Trung Quốc.
Công ty chưa thực hiện bất kỳ quyết định về cách tiếp cận thị trường Trung Quốc, một phát ngôn viên cho biết.

Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF), nhóm vận động cho việc bảo đảm sự riêng tư của cá nhân trên mạng, nói với BBC rằng dự án này có vẻ "vô cùng đáng quan ngại".
"Thật đáng khen các nhân viên Facebook báo cho New York Times biết về dự án này," Eva Galperin, chuyên gia phân tích chính sách toàn cầu EFF nói.

"Một vài người trong số đó vẫn đang công tác."

Nguồn tin của New York Times - cả người đã nghỉ và nhân viên đang làm tại Facebook - nhấn mạnh rằng giống như nhiều phần mềm nghiên cứu trong nội bộ, công cụ kiểm duyệt đó có thể không bao giờ hoàn tất.
Từ năm 2009, cách duy nhất để người dùng truy cập Facebook tại Trung Quốc là thông qua mạng ảo - phần mềm được thiết kế để "làm giả" vị trí thực sự của họ và vượt tường lửa.

Zuckerberg ra kế hoạch chống tin giả

Facebook, mạng xã hội có 1,8 tỷ người dùng, đang tích cực tìm hướng mở rộng thị trường.
Có thể họ cũng thử nghiệm công nghệ mới nhằm kết nối đến các vùng nông thôn.
Và ở Trung Quốc, dường như mạng xã hội này ít cân nhắc về việc nhượng bộ yêu cầu kiểm duyệt từ phía Bắc Kinh.

Theo một nhân viên giấu tên được Mike Isaac, phóng viên New York Times dẫn lời, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã được hỏi về kế hoạch này trong cuộc họp toàn thể nhân viên vào đầu mùa hè năm nay.
"Sẽ tốt hơn nếu Facebook là một phần của cuộc đối thoại được phép, ngay cả khi đó không phải là cuộc đối thoại trọn vẹn," ông được cho là nói như vậy.
Phát ngôn viên của Facebook không xác nhận hay phủ nhận câu nói này.

'Hệ lụy'

Ông Zuckerberg gần đây đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng như dành thời gian học tiếng Quan thoại.
Facebook thường gỡ bỏ nội dung từ trang mạng của họ theo yêu cầu của các chính phủ.
Họ công khai việc này trong báo cáo hàng năm về những yêu cầu gỡ bỏ nội dung.

Sự khác biệt của công cụ kiểm duyệt mới là cho phép bên thứ ba, có thể là một công ty Trung Quốc hợp tác với Facebook, ngăn chặn các thông điệp xuất hiện ở vị trí đầu tiên.
Trung Quốc kiểm duyệt các chủ đề trên diện rộng. Việc tìm kiếm thông tin liên quan đến vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 không có kết quả.

Facebook không phải là gã khổng lồ đầu tiên của Silicon Valley tìm cách ứng phó để vào thị trường Trung Quốc.
Google rút khỏi Trung Quốc đại lục sau khi có phản ứng dữ dội về việc kiểm duyệt kết quả tìm kiếm. 
LinkedIn, mạng kết nối những người làm việc, kiểm duyệt một số nội dung.

Nếu Facebook tiếp nối động thái của LinkedIn, Galperin của EFF nói: "Facebook sẽ đánh đổi nguyên tắc để tiếp cận thị trường. Động thái này sẽ có hệ lụy lớn đến nhân quyền." - BBC

10.
Ngôi sao gốc Việt gặp rắc rối vì ủng hộ ông Trump

Ngôi sao truyền hình thực tế gốc Việt từng sùng bái Hitler, Tila Tequila, đã bị đình chỉ tài khoản Twitter, sau khi tham gia hội nghị những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng (alt-right) hôm thứ Bảy tuần trước ở Washington và đăng một bức ảnh cô chào theo kiểu Đức Quốc xã tại bữa tối sau đó.
Ngôi sao gốc Việt này từng là người diễn thuyết trong buổi nói chuyện ở Washington do Viện Chính sách Quốc gia (NPI) tổ chức để ăn mừng chiến thắng của Tổng thống tân cử Donald Trump.

Tài khoản của cô Tequila bị đình chỉ theo sau việc đóng các tài khoản của người đứng đầu NPI Richard Spencer và những người khác.
Người phát ngôn của Twitter không phản hồi yêu cầu bình luận về việc đình chỉ tài khoản của cô Tequila.

Ngôi sao truyền hình Tila Tequila đã sử dụng tài khoản Twitter để truyền tải sự ủng hộ phong trào dân tộc chủ nghĩa da trắng và miêu tả bản thân như một "nữ hoàng" của phong trào này. 
Một nhà hàng đồ ăn Italy hôm thứ Hai đã xin lỗi sau khi cô Tequila đăng bức ảnh cô và hai người đàn ông chào theo kiểu Đức Quốc xã tại bữa tối hôm thứ Sáu ở nhà hàng này.

Viện Chính sách Quốc gia (NPI), nơi chủ trì cuộc gặp gỡ ở trung tâm Washington, cho biết trên trang web của mình rằng họ là một “tổ chức độc lập dành riêng cho di sản, bản sắc và tương lai của những người gốc châu Âu ở Hoa Kỳ và trên thế giới” và NPI “cống hiến cho sự hồi sinh và phát triển của nhân dân”.
Một số nhà phân tích đã mô tả NPI và những người theo NPI không khác gì nhóm Ku Klux Klan (KKK).

“Họ là những người chủ trương tôn sùng người da trắng. Họ là những người theo chủ nghĩa phát xít mới, các phần tử phát xít”, một người biểu tình nói với kênh truyền hình địa phương WJLA. “Khi bạn đối phó với thành phần đó, về cơ bản là bạn đối phó với thứ gì đó đang đe dọa các quyền và sự tự do của mọi người trong xã hội này”. - VOA

Tin Việt Nam
11.
Visa điện tử cho khách du lịch vào Việt Nam

Việt Nam sẽ bắt đầu cấp visa du lịch trực tuyến từ đầu năm sau với mục đích thu hút thêm nhiều khách nước ngoài. Thị thực sẽ có giá trị trong 30 ngày cho khách đến Việt Nam với mục đích tham quan.

Đây được coi là một bước tiến về thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách vào Việt Nam sau những phàn nàn của khách du lịch về thủ tục khá rườm rà và mất nhiều thời gian để được cấp visa vào Việt Nam.
Theo trang web chinhphu.vn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) Nguyễn Văn Tuấn ra thông báo hôm 4/11 cho biết sẽ bắt đầu cấp thị thực điện tử (e-visa) cho khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Theo một nghị quyết của quốc hội, việc cấp visa điện tử sẽ được thí điểm trong 2 năm 2017-2018.
Nhận xét về chương trình thí điểm này, giám đốc sở du lịch Quảng Bình Hồ An Phong nói với VOA Việt Ngữ đây sẽ là một “điều tốt” cho du lịch Việt Nam.

Với thủ tục xin visa mới, toàn bộ quá trình từ nộp hồ sơ, xem xét giải quyết và thông báo kết quả cấp visa cho khách du lịch nước ngoài đều thực hiện bằng phương tiện điện tử. Trang web của chính phủ trích lời phó vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế của TCDL Lê Anh Tuấn nói người nước ngoài xin visa vào Việt Nam sẽ không cần phải có thư mời hay giấy bảo lãnh như trước đây và thị thực sẽ được cấp trong vòng 3 ngày kể từ khi nộp hồ sơ. 
Theo ghi nhận của VNExpress, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đây nói tại một hội nghị phát triển du lịch rằng chính phủ đã giành 200 tỷ đồng (8,8 triệu đô la Mỹ) để xúc tiến nhanh dự án thí điểm cấp visa trực tuyến bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm tới.

Chính phủ Việt Nam đặt chỉ tiêu thu hút mỗi năm khoảng 10 triệu khách du lịch quốc tế cho tới 2020 để đạt lợi nhuận 18-19 tỷ đô la – tương đương với 6,5-7% GDP.
Năm nay, Việt Nam hy vọng đón 8,5 triệu lượt khách du lịch tức là tăng 6% so với năm 2015. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cho tới tháng 10 năm nay, đã có hơn 8 triệu khách du lịch chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ tới Việt Nam.

Với mục tiêu thu hút thêm khách du lịch, vào tháng 7 năm nay chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành chính sách nới rộng miễn thị thực tới 15 ngày đối với khách du lịch từ 5 nước châu Âu bao gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý. Trước đó trong năm, Việt Nam cũng đã nới rộng thị thực cho du khách Mỹ tới 1 năm thay vì 3 tháng như trước đây.

Tuy nhiên theo các chuyên gia về kinh doanh du lịch, chính phủ cần phải tiếp tục nới rộng việc miễn visa cho những nước là thị trường trọng điểm của du lịch Việt nam để giúp ngành du lịch trong nước hội nhập nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Trang web của chính phủ trích lời phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nói việc áp dụng visa điện tử là một bước tiến nhưng không thể giải quyết mọi vấn đề của du lịch và chưa thể giúp ngành du lịch Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo ông Bình các nước này đã miễn visa cho công dân của rất nhiều nước tới thăm với ví dụ là Thái Lan đã miễn thị thực cho công dân 58 nước, Malaysia là 158 nước, Philippines là 168 nước và Indonesia là 169 nước.

Mặc dù lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam năm nay tăng hơn nhưng ngành du lịch trong nước đã bị ảnh hưởng nặng trong những tháng qua sau sự cố ô nhiễm biển miền Trung do Formosa gây nên. Theo thống kê của TCDL, 5 tỉnh miền trung bị ảnh hưởng bởi sự cố này đã làm ngành du lịch của khu vực miền Trung bị thiệt hại 2.000 tỷ đồng và làm doanh thu từ du lịch giảm 90%. - VOA

12.
LHQ quan ngại về việc bắt giữ các nhà hoạt động ở Việt Nam

Cơ quan giám sát nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 22/11 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho 3 nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ hồi gần đây. LHQ còn kêu gọi điều tra những cáo buộc cho rằng ba nhà hoạt động này đã bị tra tấn trong tù.
Nước Việt Nam Cộng sản thường xuyên dập tắt những tiếng nói bất đồng, tùy tiện bắt giam và kết án tù dài ngày đối với các nhà hoạt động.

Tuyên bố từ Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đề cập tới các blogger Hồ Văn Hải, cùng với Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ - hai nhà hoạt động chính trị đấu tranh để đòi nhiều quyền tự do hơn.
Ba người đã bị bắt giữ hồi đầu tháng này và đã bị biệt giam từ đó.

Tuyên bố nói Liên Hiệp Quốc "cũng quan ngại sâu sắc về các báo cáo cho rằng các nhà hoạt động đã bị tra tấn".
Việt Nam sử dụng các luật về an ninh quốc gia có từ ngữ mơ hồ để bỏ tù những người chống đối hoặc chỉ trích. Tất cả các tờ báo và kênh truyền hình đều do nhà nước quản lý ở Việt Nam, trong khi truyền thông tư nhân bị cấm.

Nhưng các trang blog và các diễn đàn truyền thông xã hội ngày càng trở thành một nơi quen thuộc để người dân bày tỏ những sự bất bình về chính phủ.
Bà Lê Thị Thập, vợ của ông Lưu Văn Vịnh, nói với AFP rằng bà không được gặp chồng kể từ khi cảnh sát đến nhà hai vợ chồng ở tp HCM và bắt ông hôm 6/11. - VOA

13.
Hùng Cửu Long nói về vụ 'áo dài cờ đỏ' tại Little Saigon --- Hiện tượng Hùng Cửu Long và vấn đề hoà giải - Lê Minh Nguyên

Hôm 21/11, trên trang Facebook cá nhân, doanh nhân Lê Đình Hùng, còn gọi là Hùng Cửu Long, đăng một số hình ảnh và video clip được nói là ghi lại ở Phố Bolsa, khu Little Saigon, Quận Cam, bang California.
Ông Hùng mặc áo dài hình cờ đỏ sao vàng tới đây để làm công việc mà ông nói là "kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc" và bị một số người lớn tiếng chỉ trích.

Khi cảnh sát địa phương tới can thiệp vì quan ngại an toàn, ông giải thích ông chuẩn bị đăng cử Đại biểu Quốc hội trong nước và muốn "tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào hải ngoại".

Hôm 23/11, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, ông Lê Đình Hùng nói: "May mắn là tôi chỉ bị xây xát nhẹ sau vụ việc này."
"Phản ứng của người Việt tại Mỹ văn minh, lịch sự và nhẹ nhàng hơn tôi dự trù."
"Tôi có phần ngạc nhiên trước ứng xử của họ vì thú thật là tôi đã viết di chúc sẵn trước khi quyết định làm chuyện này."

"Như quý vị đã biết, tôi từng tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vừa qua và chương trình tranh cử của tôi đặt mục tiêu hòa hợp dân tộc." 
"Việc tôi mặc áo dài cờ đỏ là một động thái trong nỗ lực đó."
"Tôi làm thế không theo mệnh lệnh của bất kỳ ai, vì nếu tôi tuân theo mệnh lệnh thì đã trúng cử đại biểu Quốc hội." 

'Việc cả đời'

Ông Hùng nói thêm: "Đừng ai hỏi tại sao tôi lại tự cho mình cái quyền gánh vác trọng trách hòa giải trong khi tôi chỉ là một cá nhân không có chức vụ trong chính quyền."
"Vì tự do ngôn luận, tự do dân chủ là quyền của mỗi người. Mình thích thì mình làm, thực thi cái quyền ấy."
"Nhất là tại một xứ nổi tiếng tự do dân chủ như Mỹ." 

Đề cập đến lời thách đố mới đây từ một nhà báo về việc Hùng Cửu Long mặc áo dài 'cờ vàng' ra chợ Bến Thành để xem phản ứng của chính quyền và người dân Việt Nam, ông nói: "Việc đó có thể xảy ra hay không xảy ra, tôi không nói trước." 

'Ứng viên ngoài Đảng quá nhiều'
Ông cũng cho hay "sẽ còn ra tranh cử đại biểu Quốc hội những năm sau" và "chuyện hòa hợp dân tộc là việc cả đời tôi theo đuổi".
"Điều tôi nhận ra sau sự cố ở Little Saigon là có những người mệnh danh nhà dân chủ nhưng họ cũng chụp mũ và đánh lừa dư luận về bản chất của sự việc giống như cách họ cáo buộc phía Hà Nội." 
"Tôi cam đoan là mình không hề bị còng hay bị trục xuất, cấm nhập cảnh nếu có ý định quay trở lại Mỹ lần sau."

Ông đưa ra lời kêu gọi "mọi người hãy sống thật, không dối trá, đừng chụp mũ người khác cả ở ngoài đời và trên mạng xã hội." 
"Dân tộc Việt Nam từ bao nhiêu năm nay đã lầm than vì sự dối trá với nhau. Nếu còn để tình trạng này tiếp diễn trong hiện tại thì đó là lỗi của chúng ta," ông Hùng nói với BBC. 
Hồi tháng 3/2016, doanh nhân Lê Đình Hùng nói với BBC: "Tuyên ngôn tranh cử của tôi là "Đối đầu hay đối thoại. Chủ trương hòa hợp sẽ giúp dân tộc đoàn kết, quốc gia hưng thịnh". Tôi tự tin mình là người tiên phong tạo ra khuôn mẫu khác biệt và là hình mẫu mới cho môi trường chính trị Việt Nam". - BBC

***
Hiện tượng Hùng Cửu Long và vấn đề hoà giải

Hùng Cửu Long (HCL) là công dân Việt Nam đi du lịch qua Mỹ. Trước khi đi anh quảng bá trên trang Facebook của anh là sẽ mặc áo dài đỏ với ngôi sao vàng to (cờ CSVN) trên ngực để đi nhiều thành phố ở Mỹ, hàm ý một sự thách thức rằng với nước Mỹ tự do, tôn trọng quyền bày tỏ, nên anh có thể làm được điều này trong an toàn, không ai dám đụng đến anh. Anh đã làm điều này ở Maryland, Washington DC..., nhưng khi đến vùng Little Saigon ở Nam California sáng hôm Chủ Nhật 29/11/2016 anh đã gặp sự cố.

Còn nhớ năm 1999 ông Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho thuê băng video của ông ta ở Little Saigon, cư dân của thủ đô tỵ nạn này chẳng ai để ý đến vì nếu ông muốn thờ ông Hồ bên trong tiệm ông thì đó là quyền riêng tư của ông. Nhưng nó trở thành sự cố khi ông gởi faxes đến các hội đoàn và các cơ quan truyền thông người Việt để thách thức. Đó là sự xát muối vào vết thương của cư dân. Thế là biểu tình nổ ra. Lúc ban đầu khi người biểu tình còn ít, có vài vị dân cử lên tiếng bảo vệ quyền bày tỏ của ông ta, nhưng khi con số lên đến vài chục ngàn người thì các vị dân cử đều đứng về phía dân, vì ghế mà họ có là do dân mà ra. Để vừa được lòng dân, vừa bảo vệ hiến pháp (quyền bày tỏ), họ bắt Trần Trường và đóng cửa cơ sở vì tội... sang băng lậu.

Việc Trần Trường hay HCL đã làm là lạm dụng quyền tự do bày tỏ để thách thức và khiêu khích những người tỵ nạn đang sống an bình và không muốn ai khơi dậy lại những vết thương đau do CSVN gây ra cho những người thân thương hay tài sản của họ. Có biết bao nhiêu người đã chết trong tù cải tạo, trên biển cả, bị đày đi vùng kinh tế mới (thực sự là bị tống ra ngoài lề xã hội), bị cướp của, bần cùng vô sản hoá trắng trợn qua các chiến dịch đổi tiền hay đánh tư sản mại bản... Người viết có những đứa học trò ngây thơ dễ thương (con của nghị sĩ VNCH và cũng là lãnh tụ Hoà Hảo Lê Tấn Bửu) bị chết mất xác trên biển không biết nơi nào, những đồng chí, chiến hữu, hay cha anh của những người bạn thân thương bị chết trong tù cải tạo.

Ở Mỹ, ai đó có thể tôn thờ Hitler, nhưng không thể vì vậy mà họ đem các biểu tượng Nazi đến các nơi của người Do Thái để thách thức, nếu họ muốn lạm dụng quyền bày tỏ để khiêu khích thì cộng đồng (Do Thái hay người Mỹ gốc Việt) cũng sẽ sử dụng quyền bày tỏ này để phản ứng lại, tự do-liberty luôn có các giới hạn của nó để xã hội được bảo vệ.

HCL nói rằng anh ta đến Little Saigon để hoà giải, để yêu thương, anh thật là khôi hài và kịch tính. Anh có biết là chuyện hoà giải chỉ có thể xảy ra, như ở Nam Phi chẳng hạn, khi đó là sự thực tâm nhận lỗi và được thể hiện một cách cụ thể bằng luật pháp, định chế và các chính sách của chính quyền. Hoà giải không thể bắt đầu từ nạn nhân xin kẻ tạo nghiệp, hay anh công dân bên thắng cuộc HCL mặc áo của sức mạnh bạo lực đi nói lời đầu môi chót lưỡi.

Cho đến nay, chưa bao giờ, người viết xin nhắc lại là CHƯA BAO GIỜ CSVN có chủ trương hoà giải, họ chỉ chủ trương đại đoàn kết hay hoà hợp, tức là muốn nạn nhân của họ phải thần phục họ, phải "bó thân về với triều đình", phải chấp nhận là thần dân của họ, chung vào rọ của họ, nằm dưới sự lãnh đạo của họ. Họ vẫn nghênh ngang kênh kiệu, cà cuốn cho đến khi sụp đổ dù thế giới đã đổi thay. Họ không bao giờ có được một chính sách bảo hiểm (insurance policy) khi giao thiệp với Mỹ, nếu họ còn đối xử với người Mỹ gốc Việt thiếu sự tôn trọng và sự ngang hàng. Con đường từ Hà Nội đến Washington DC không thể đi tắt (shortcut) loại ra cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà không có rủi ro.

Nhưng muốn đi ngang qua cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì trước tiên họ phải đi ngang qua người dân trong nước mà lâu nay họ chỉ coi là công cụ, là đồ vật để thao túng và lừa bịp, vì nguời dân là thân nhân, là đồng bào, là dân tộc của người Mỹ gốc Việt. Cho nên, chuyện hoà giải chỉ có thể xảy ra khi chính CSVN biết sai, biết định chế hoá bằng luật pháp cùng các chính sách việc hoà giải, và biết khiêm cung đối thoại ngang hàng với người dân trong nước. Điều này khó xảy ra vì trong hiện tại họ còn chưa hoà giải được với người chết (Nghĩa Trang Biên Hoà) thì làm gì có chuyện hoà giải với người sống ở VN!

Người CS và thần dân của họ chỉ muốn lợi dụng nước Mỹ tự do, chỉ muốn đi trên con đường một chiều để thủ lợi chính trị, không có tư tưởng công lý (a sense of fairness) trong các mối tương quan. Facebooker Huỳnh Ngọc Chênh trong nước đã chỉ ra điều này khi viết rằng:

"Tui có ý kiến, nếu bạn Hùng trách móc gì với chuyện vừa xảy ra ở Bolsa thì Hùng nên về chợ Bến Thành Sài Gòn, mặc áo dài vàng ba sọc đỏ, tiếp xúc với mọi người làm chuyện hòa giải để đối chứng.

Chắc chắn, Hùng không bị quần chúng tự phát nào hành hung mà bị chính an ninh giả danh côn đồ đánh cho bể đầu, toe máu và ngay sau đó cảnh sát sẽ ào đến đánh bồi thêm vài đạp rồi khiêng vứt lên xe đưa về đồn.

Mấy ngày sau, nếu may mắn không tự tử trong đồn, Hùng có thể được ra tòa công khai (nhưng không có người dự) với bất cứ tội danh nào công an muốn: hoặc gây rối trật tự, hoặc chống lại người thi hành công vụ, hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ, hoặc tuyên truyền chống chế độ, và nặng nhất là âm mưu lật đổ chính quyền.

Bạn Hùng áo dài của tui không tin thì cứ về thử nhé." (http://bit.ly/2gbX7fB)

Có ai đó nói rằng những cư dân ở Little Saigon hay ở các nơi khác chống sự xâm lấn của CS vào cộng đồng tỵ nạn là những kẻ chống cộng cực đoan, họ sống trong quá khứ và chết trong quá khứ. Những người này vì thực tế làm ăn hay ca hát ở VN nên đã từ bỏ các giá trị mà họ có được ở Mỹ khi vào VN, hầu làm vừa lòng chính quyền CS. Đáng ra họ nên ngậm miệng ăn tiền và không ai trách họ cả vì ai cũng cần kiếm sống để sinh tồn. Nhưng khi họ theo tiêu chuẩn đôi (double standard) thì họ lại lên tiếng phản bội lại cái căn cước tỵ nạn của họ, phản bội lại cái nguyên nhân ban đầu tại sao họ bỏ VN đến Mỹ, họ lớn tiếng phê bình những người cùng cảnh ngộ với họ là sống trong quá khứ, trong khi lại quỵ luỵ CSVN và không dám có một lời phê bình về sự tàn độc bất nhân của CS. Thay vì làm thinh thì tiếng nói của họ đã làm cho họ lùn hơn những người trong nước như Việt Khang.

Không có chế độ độc tài nào tồn tại mãi mãi, luật của tạo hoá không cho phép CSVN trường trị muôn đời. Tuy hiện nay CSVN đã tiêu diệt hết các đối lập chính trị, nhưng nó cũng không ngăn được sự sụp đổ của chế độ. Rõ ràng là trong Hội Nghị Trung Ương 4 Khoá 12 ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã khẩn trương báo động về hiện tượng tự diễn biến, tự chuyển hoá, tức sự ngã lăn ra chết của Đảng CSVN vì nội bệnh. (http://bit.ly/2gbdMQx)
Lê Minh Nguyên
21/11/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét