Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Ba 25/10/16 - Lê Minh Nguyên


Sau Trung Quốc, ‘nhân vật số 2’ của Việt Nam đi Mỹ --- Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ
Người được cho nhiều khả năng lên kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm Hoa Kỳ, sau khi hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. <!>

Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, bắt đầu chuyến công du Hoa Kỳ hôm 23/10, ít ngày sau khi tới Trung Quốc. 
Theo tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry dự kiến sẽ đón tiếp, ăn trưa và trao đổi công việc với ông Huynh tại trụ sở của Bộ ngày 25/10. 

Nhận định về chuyến đi mà báo chí trong nước chưa thấy loan tải, tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, cho rằng chuyến thăm này “có hai ý nghĩa”. 

Ông nói thêm: 
“Thứ nhất, chuyến thăm Mỹ diễn ra ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Huynh cho thấy một điều là Việt Nam có vẻ muốn duy trì một sự cân bằng nào đấy trong quan hệ với hai cường quốc. Điều này cũng thể hiện lại lập trường lâu nay của Việt Nam là muốn duy trì một sự cân bằng giữa hai bên. Đấy là chính sách Việt Nam muốn ưu tiên trong bối cảnh hiện nay. Cái thứ hai có thể xuất phát từ phía Hoa Kỳ, phía Trung Quốc. Cũng có nhiều đồn đoán cho rằng ông Đinh Thế Huynh có thể là một ứng cử viên cho chức Tổng bí thư Đảng trong tương lai, nên các đối tác của Việt Nam cũng muốn tranh thủ mời ông Huynh sang thăm và làm việc để xây dựng quan hệ và tìm hiểu thái độ, xu hướng chính sách của ông. 

Năm ngày trước đó, ông Huynh có mặt ở Bắc Kinh, gặp gỡ với các quan chức cấp cao nước chủ nhà, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình. 

Trong khi đón tiếp quan chức được coi là ‘nhân vật số 2’ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tập thúc giục Hà Nội “coi trọng đà tiến tích cực trong quan hệ song phương”, cũng như kêu gọi hai nước “tiếp tục tình bạn hữu, duy trì quan hệ song phương hiện thời, xử lý đúng đắn tranh chấp, và mở rộng hợp tác”. 

Trả lời Hoàng Long của VOA Việt Ngữ, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho rằng chuyến đi Mỹ của ông Huynh mang “tầm quan trọng chiến lược” trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động “xâm lăng” đối với Việt Nam. 
Tuy nhiên, ông nhận xét thời điểm của chuyến thăm Mỹ cho thấy Việt Nam vẫn xem mối quan hệ của mình với Trung Quốc là quan trọng nhất:
“Ông Đinh Thế Huynh sang Trung Quốc chỉ trong mấy ngày mang tính chất xã giao nhiều hơn là thực chất, bởi vì những vấn đề quan trọng nhất như là quan hệ về quân sự, kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được bàn thảo tương đối kỹ qua chuyến đi thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.

Chưa rõ là ông Huynh sẽ thảo luận gì với các quan chức Mỹ, nhưng trong bối cảnh biển Đông chưa có lối thoát như hiện nay, theo các nhà quan sát, đây sẽ là vấn đề nằm cao trong nghị trình. 

Còn trong lần ở Trung Quốc vài ngày trước, ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam này, theo VNA, lên tiếng đề nghị Trung Quốc “nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”.
Trong một bài phân tích đăng trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nơi từng đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam tới phát biểu, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu của Chương trình Đông Nam Á của trung tâm này, nhận định rằng chuyến thăm của ông Huynh có thể được nhìn nhận là một phần của “hành động đu dây giữa các cường quốc”. 

Chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ này viết tiếp: “Việt Nam phải cân bằng giữa nhu cầu linh hoạt về mặt ngoại giao và nhu cầu không làm mất lòng Trung Quốc, và những chuyến thăm nước ngoài của những nhà lãnh đạo Việt Nam đều được tính toán vì mục đích đó”.
Trước khi thực hiện chuyến công du lịch sử sang Hoa Kỳ năm 2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã sang Trung Quốc trước. - VOA

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đang có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 25 tháng 10. Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh diễn ra giữa lúc nước Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống mới vào đầu tháng 11 và Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương, gần đây đang cho thấy những dấu hiệu xích lại gần hơn với Trung Quốc và xa hơn với Mỹ. 

Việt Hà: Xin ông cho biết chuyến thăm của ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này vào giai đoạn này có ý nghĩa thế nào đối với hai nước?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: thứ nhất là trong một tháng nay có rất nhiều biến chuyển xảy ra ở Á châu, nó là mối quan tâm của cả hai nước. Điểm thứ hai nữa là sau đại hội 12, Việt Nam gửi lãnh đạo của họ đi khắp các nước để tiếp xúc thu thập tin tức để họ làm chính sách. Ông Huynh được cử đi sang Mỹ. Ông vừa sang Trung Quốc và rồi sang Mỹ. Đây là hai nước quan trọng nhất trong ngoại giao đu dây của Việt Nam cho nên thứ nhất là về vấn đề thời điểm, thứ hai là thăm dò. Chuyến đi của ông có ý nghĩa trong khung cảnh đó.

Việt Hà: ông nói là nó có ý nghĩa thăm dò, vậy Việt Nam cần thăm dò cụ thể gì từ phía Mỹ?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất chuyến đi này ở bên Mỹ mời ông ấy đi. Lần trước ông Trọng đã đi rồi, đã giải quyết xong vấn đề thủ tục rồi. Việt Nam muốn đi để xác nhận lại là Mỹ cũng coi trọng việc đảng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chính sách, có khi còn quan trọng hơn cả làm chính sách, nên phải dành cho ông ấy những thủ tục cần thiết, xứng đáng tầm của ông ấy. Chuyện này ông Trọng đã làm được rồi thì bây giờ ông tiếp tục cái đó. Thứ nhất là xác định là đảng là lãnh đạo và đảng muốn được Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái việc mà cả ông Kerry, ông Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. Có thể ông đi để tìm hiểu thái độ của Mỹ đến những vấn đề mà Việt Nam quan tâm. Thí dụ như quan hệ của Mỹ với ông Duterte (Philippines) ra sao, tương lai liên minh quân sự giữa Mỹ và Philippines ra sao vì nó rất quan trọng đối với Việt Nam. Trong cuộc bầu cử này ở Mỹ thì cả hai ứng cử viên đều chống TPP mà TPP theo lời ông thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược của Bộ Công An nói thì vấn đề TPP không chỉ là kinh tế mà nó còn có tầm chiến lược, và vấn đề chính trị nữa. Ông nói là để Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều về kinh tế đối với Trung Quốc. Nếu TPP không làm được thì Việt Nam cũng hụt hứng nên ông ấy cũng phải thăm dò để làm chính sách. Về phía Mỹ thì cũng thấy là Việt Nam vừa có đại hội đảng và có một số lãnh đạo mới. Ông này có vai trò quan trọng, Mỹ muốn xem là ông ấy quan trọng đến mức độ nào, liệu ông ấy có được đảng tin để đưa ra những tín hiệu quan trọng với Mỹ hay không. Nó cũng là thăm dò thôi. Tôi nghĩ đây là một chuyến thăm dò. Ông ấy cũng mới mà nước Mỹ cũng chưa có lãnh đạo mới thành ra đây là cuộc trao đổi giữa hai bên, mỗi bên thăm dò những điểm mà mình quan tâm tới.

Việt Hà: ông nói là ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này có tính chất thăm dò nhưng nước Mỹ sắp tới sẽ có những thay đổi bởi vì cuộc bầu cử sắp diễn ra mà chúng ta chưa biết ứng cử viên đảng Cộng hòa hay ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ thắng cử. Hai người này có chính sách hoàn toàn khác nhau. Theo ông thì điều này có gì tích cực hay không tốt cho Việt Nam vào giai đoạn hiện nay?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: tôi thấy những người nào nghiên cứu đều có thể tiên đoán kết quả bầu cử như thế nào rồi và hậu quả chính trị của nó thế nào rồi. Tôi nghĩ bên Việt Nam cũng có những người phân tích họ hiểu được tình hình thế nào. Tôi nghĩ ở Việt Nam đối với những người đã thông hiểu thì kết quả cuộc bầu cử cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên không chỉ Việt Nam mà cả Nhật bản và Singapore muốn 2 điều. Thứ nhất là làm thế nào để cứu vãn được TPP, nếu không có thì có phải là Mỹ không muốn can dự vào Á châu, tức là rút ra để cho Trung Quốc độc quyền hay không. Đó là điều mà mọi người ở Á châu đều hỏi. Thí dụ bà Clinton thắng thì câu hỏi là tương lai TPP ra sao? Thứ hai là cam kết của Mỹ ở Á châu như thế nào, họ có muốn nhường cho Trung Quốc hay không hay muốn chia với Trung Quốc hay muốn can dự. Đó là những câu hỏi mà các nước Á châu và Việt Nam đều quan tâm.

Việt Hà: Vấn đề nhân quyền trong chuyến đi này thì sao thưa ông?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: vấn đề nhân quyền thì Mỹ không thể nào không đặt ra được vì vấn đề chính trị của Mỹ như vậy. Nếu nói chuyện mà không đặt vấn đề nhân quyền thì lôi thôi lắm đối với ảnh hưởng của Mỹ. Cho nên vấn đề nhân quyền chắc chắn sẽ được đề cập. Đối với Mỹ thì gần đây chúng ta thấy một số vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến thì đây cũng là dịp để người Mỹ đặt vấn đề với ông Huynh để thử dò xem, không phải là tạo thêm căng thẳng, vì ông ấy là người rất thẩm quyền trong đảng. Họ dò xem là đảng nghĩ gì về vấn đề nhân quyền, đảng nghĩ gì về quyền của người lao động. Đây là quyền sẽ phải thi hành trong hiệp định TPP. Người ta sẽ thăm dò ông ấy xem đảng nghĩ gì về cái đó.

Việt Hà: Trước khi sang Mỹ thì ông Huynh cũng sang Trung Quốc, nhiều người phân tích ở Việt Nam nghĩ rằng đây là điều mà Việt Nam thường làm là phải báo cáo với Trung Quốc rồi mới sang Mỹ. Ông đánh giá thế nào về chuyến đi sang Trung Quốc trước rồi sang Mỹ của ông Huynh?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: lối dó là lối thường làm của Việt Nam. Việt Nam muốn cân bằng lực lượng như tôi viết trong bài trên CSIS. Việt Nam là một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn là Trung Quốc vốn có rất nhiều tham vọng. Vì vậy Việt Nam không có cách nào khác là phải hòa giải với Trung Quốc nhưng không đến mức độ để mất chủ quyền. Việt Nam một mặt thì hòa giải, một mặt phải tìm những đối trọng, gọi là cân bằng quyền lực mà người ta gọi là đu dây. Những đối trọng của  Việt Nam là Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ. Nhưng trong các nước đó thì đối trọng có giá trị và có thể tin tưởng nhất là Mỹ thôi. Khi ông đu dây thì ông không thể làm mất lòng Trung Quốc được. Nên bao giờ ông cũng sang Trung quốc trước rồi sang Mỹ hoặc sang Mỹ trước rồi về thăm Trung Quốc hay cả hai. Trường hợp ông Huynh làm cũng là đu dây như ngày xưa thôi, không có nghĩa là ông phải trình Trung Quốc trước.

Việt Hà: kể từ sau đại hội đảng đến nay, ông đánh giá chung thế nào về đường lối chính sách ngoại giao của đảng trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi quan hệ giữa Mỹ và Philippines có những căng thẳng.

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: chính sách hiện tại của đảng là họ vẫn tiếp tục chính sách cũ là chính sách đi dây. Quan tâm nhất của họ là làm sao không làm mất lòng Trung Quốc nhưng không nhân nhượng đến mức làm mất chủ quyền, mất biển đảo, vấn đề biển đảo là vấn đề họ rất quan tâm. Một mặt họ phải củng cố sức mạnh phòng thủ của họ, mặt khác họ phải tranh thủ những sự ủng hộ của quốc tế với họ, đặc biệt là những nước trong ASEAN và các cường quốc. Gần đây chúng ta thấy là ASEAN đã bị yếu đi rất nhiều. Thứ nhất là chính sách của ông Duterte tạo ra tình hình bất ổn trong vùng, có những biến chuyển khó lường. Còn cái mạnh nhất là sự can thiệp của nước Mỹ thôi. Việc ông sang đây thì thứ nhất ông ấy phải thăm dò những chuyện đó, còn về chính sách ngoại giao thì tôi không thấy có gì thay đổi. Tuy nhiên chính sách ngoại giao sẽ phải thích ứng với những thay đổi mới. Ví dụ ông Duterte thực sự muốn ngả về Nga và đuổi Mỹ đi thì sẽ đặt ra nhiều vấn đề lắm. Nếu Mỹ còn muốn can dự thì vai trò của Việt Nam sẽ tăng lên. Nếu Mỹ yếu và Mỹ bỏ đi thì chính sách đu dây của Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Tất cả các nước ở Đông Nam Á cũng vậy, sự đu dây đó sẽ không thể thực hiện được nữa. Thành ra phải liệu cơm gắp mắm, phải thay đổi thôi. Chính sách của Mỹ và chính sách của Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á châu trong đó có Việt Nam phải nghĩ tới

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi bài phỏng vấn. - RFA

2.
Đối thủ chính trị Venezuela 'đồng ý hội đàm' --- Vatican nhận làm trung gian giữa chính quyền Venezuela và đối lập

Chính phủ Venezuela và phe đối lập sẽ đàm phán về cuộc khủng hoảng chính trị sau khi Giáo hoàng Francis can thiệp.
Đã diễn ra các cuộc phản đối trong những ngày gần đây về việc ngưng trưng cầu nhằm phế truất Tổng thống Nicolas Maduro.

Động thái gây ngạc nhiên diễn ra sau khi ông Maduro gặp Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm không báo trước.
Vatican và khối Unasur trong vùng sẽ đóng vai trò trung gian cho cuộc đối thoại.

Giáo hoàng Francis "thúc giục các đảng dũng cảm trong việc theo đuổi con đường đối thoại xây dựng và chân thành", Vatican nói trong một thông cáo.
Sau khi gặp đại diện của hai phía, đặc sứ Vatican tại Argentina, Emil Paul Tscherrig, nói "cuộc đối thoại quốc gia" đã được khởi động.
Ông nói rằng họ đã đồng ý hội đàm chính thức vào hôm Chủ Nhật tại đảo Margarita ở Caribbe.
Ông Maduro nói "cuối cùng" thì đã có thể bắt đầu được cuộc đối thoại.

Lãnh đạo liên minh đối lập, Jesus Torrealba, người đã gặp ông Tscherrig, nói rằng trong khi các cuộc đối thoại là quan trọng thì "nó không thể đóng vai trò là một chiến lược để chính phủ thắng thế vào lần này".
Một nhân vật đối lập cao cấp khác, Henrique Capriles, bác bỏ âm mưu có hội đàm và nói "Tại Venezuela không có đối thoại nào," ông nói.
Ông Maduro, từng là tài xế xe buýt và là lãnh đạo nghiệp đoàn, bị phe đối lập đổ lỗi cho tình trạng kinh tế yếu kém của Venezuela. Đất nước nhiều dầu lửa này đang đối diện thiếu lương thực ở diện rộng và giá cả leo thang.

Phe đối lập đang muốn dùng trưng cầu dân ý để hạ bệ ông nhưng nhà chức trách bầu cử ngưng quá trình này vào tuần trước.
Nguyên nhân chính thức là cáo buộc gian lận giả chữ ký trong vòng đầu.
Tuy nhiên, các dân biểu đối lập từ lâu cáo buộc Hội đồng Bầu cử Quốc gia bị chính phủ kiểm soát. - BBC

Đặc sứ của đức giáo hoàng ngày 24/10/2016 thông báo chính quyền của tổng thống Maduro và phe đối lập sẽ nối lại đối thoại, gặp nhau ngày 30/10 tới đây trên đảo Margarita, miền bắc Venezuela.
Cuộc đọ sức giữa phe đối lập và chính quyền của tổng thống Maduro đã kéo dài từ nhiều tháng qua. Mặc dù các nước Nam Mỹ đã tích cực can thiệp, nhưng kết quả không mấy khả quan. Tòa Thánh Vatican quyết định đứng ra làm trung gian hòa giải, trong bối cảnh Venezuela bị khủng hoảng cả chính trị lẫn kinh tế nghiêm trọng, hàng hóa thiếu hụt, lạm phát cao.
Thông báo của đặc sứ Vatican Emil Paul Tscherring được công bố trong lúc tổng thống Maduro hội kiến đức giáo hoàng Roma.

Theo thông cáo của Tòa Thánh, trong buổi gặp không hề được loan báo trước, giáo hoàng Phanxicô đã khuyên ông Maduro nên "đối thoại thành thật và xây dựng" với phe đối lập để duy trì đoàn kết xã hội trong đất nước bị khủng hoảng.
Thông cáo giải thích là cuộc gặp với đức giáo hoàng xuất phát từ tình hình khủng hoảng rất đáng ngại từ chính trị, đến kinh tế xã hội mà Venezuela đang phải đối mặt.
Phần đặc sứ của giáo hoàng thì đã thảo luận với lãnh đạo đối lập và chính quyền Venezuela về việc tái lập đối thoại. 
Mặc dù có thông báo hai bên sẽ ngồi lại vào bàn thương thuyết, nhưng tình hình vẫn căng thẳng, trong phe đối lập vẫn có những tiếng nói bất đồng, và tiếp tục kêu gọi biểu tình chống tổng thống Maduro vào ngày 26/10/2016. - RFI

3.
Lần đầu tiên Hạm Đội 3 của Mỹ tham gia tuần tra Biển Đông --- Trung Quốc dùng lệnh bảo vệ sinh thái để khẳng định chủ quyền biển

Ngày 21/10/2016, Hải Quân Mỹ đã phái khu trục hạm USS Decatur đến vùng biển Hoàng Sa để thách thức Trung Quốc bằng một cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Theo tiết lộ của Hoa Kỳ với hãng tin Reuters ngày 25/10/2016, chiến hạm Decatur không thuộc Hạm Đội 7 mà thuộc Hạm Đội 3, vốn không hề can thiệp vào châu Á từ Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.
Hai nguồn tin Mỹ khác nhau đã khẳng định với Reuters, chiến hạm đã đến vùng Hoàng Sa thách thức "yêu sách trên biển quá đáng" của Trung Quốc tại Biển Đông nằm dưới quyền chỉ huy của Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ, đặt bản doanh tại San Diego, California.

Như vậy, đây là lần đầu tiên mà Mỹ cho Hạm Đội 3 đến hoạt động tại Biển Đông, và cũng là lần đầu tiên một chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông lại không do Hạm Đội 7 chuyên trách châu Á-Thái Bình Dương và đặt bản doanh tại Nhật Bản tiến hành.
Các nguồn tin trên xác định việc mở cửa cho Đệ Tam Hạm Đội tiến vào Biển Đông nằm trong mục tiêu tăng cường sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ trong khu vực và thử nghiệm chiến lược mới, cho phép Hải quân Mỹ hoạt động trên hai mặt trận ở châu Á cùng một lúc.

Một nguồn tin xin ẩn danh nói rõ hơn : Cho tàu của Hạm Đội 3 đến hoạt động ở Châu Á có nghĩa là Hải Quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn cùng một lúc các hoạt vừa ở vùng bán đảo Triều Tiên, vừa ở khu vực Philippines.

Nguồn tin này khẳng định rằng sắp tới đây, các hoạt động của Hạm Đội 3 tại Châu Á sẽ thường xuyên hơn.
Việc Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ được biệt phái qua hoạt động tại châu Á sẽ góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực. Lý do rất đơn giản là lực lượng chủ đạo lo việc bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hạm đội này hùng hậu hơn Đệ Thất Hạm Đội rất nhiều. Hạm Đội 3 có hơn 100 chiếc tàu, trong đó bốn tàu sân bay, trong lúc Hạm Đội 7 chỉ có khoảng 80 tàu, trong đó một tàu sân bay, là chiếc USS Ronald Reagan.
Một phát ngôn viên của Đệ Tam Hạm Đội tại San Diego cho biết khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường Decatur là một trong ba chiếc thuộc Nhóm Hàng Động Trên Biển (Surface Action Group - SAG) đã được triển khai tới vùng Biển Đông từ cách nay sáu tháng.

Theo Reuters, năm 2015, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - đô đốc Scott Swift - đã dự báo một vai trò quan trọng hơn cho Hạm Đội 3 tại châu Á, khi ông cho biết là đã bãi bỏ ranh giới hành chính phân định vùng hoạt động của hai Hạm Đội 3 Ba và Hạm Đội 7, theo đó khi tàu của Hạm đội 3 băng qua đường phân định trên biển để qua hoạt động trong vùng của Hạm Đội 7 thì phải được dặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội 7.

Đầu năm 2016, một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là tàu từ Đệ Tam Hạm Đội sẽ được gửi thêm đến khu vực Đông Á.
Việc tổ chức lại hoạt động giữa hai hạm đội Mỹ đã mang đến cho Hạm đội 3 một vai trò quan trọng hơn trên tuyến đầu, vào lúc mà chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ có dấu hiệu mất động lực trong khi đối thủ Trung Quốc càng lúc càng quyết đoán gây nên tình trạng căng thẳng ở Biển Đông. - RFI

Việc nhà chức trách Trung Quốc ra lệnh cho công chúng tránh xa một hố đại dương hiếm có ở quần đảo Hoàng Sa là chỉ dấu cho thấy một nỗ lực mới của Trung Quốc nhằm thắt chặt kiểm soát ở vùng biển có tranh chấp với Việt Nam và được Mỹ để mắt theo dõi.

Thành phố Tam Sa của Trung Quốc trong tháng này đã đăng một chỉ thị trên website của mình nói rằng hoạt động du lịch, đánh cá và những nhóm nghiên cứu không được cấp phép phải tránh xa hố xanh khổng lồ sâu 301 mét ở một hòn đảo mà Bắc Kinh kiểm soát ở Biển Đông đang có tranh chấp. Trung Quốc dự kiến sẽ bảo vệ hố xanh hiếm có này trong hệ sinh thái, là hố sâu nhất thuộc loại này trên thế giới, thay vì phát triển nó.

Việc bảo vệ hố này có thể giúp ngăn những chỉ trích của nước ngoài nhắm vào sự bành trướng lãnh hải của Trung Quốc, chẳng hạn như công tác bồi đắp cải tạo.
Ông Dương Niệm Tổ, tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách Cao cấp Trung Hoa ở Đài Loan cho biết lệnh này cũng cho những chính phủ khác biết rằng Trung Quốc đang củng cố những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của mình với thêm những hoạt động bồi đắp và tàu cảnh sát biển.

Ông nói:

"Tôi không cho rằng việc bảo vệ môi trường là ưu tiên cho mối quan tâm của Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chủ quyền chắc chắn là vấn đề hàng đầu cho lợi ích của Trung Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ rằng lệnh tránh xa hố xanh vì lợi ích của Trung Quốc liên quan rất nhiều đến vấn đề chủ quyền."

Hố xanh khổng lồ này rộng 130 mét ở phần miệng và 36 mét ở phần đáy. Video của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc chiếu cảnh hố này cho thấy một thợ lặn bơi bên cạnh những vách đá thẳng đứng dưới nước bên trên đáy biển với những rạn san hô và những bầy cá nhiệt đới nhỏ.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với 95% diện tích 3,5 triệu vuông kilômét vuông đại dương giàu tài nguyên đã bị chỉ trích vì nước này bồi đắp khoảng 1.300 hecta diện tích những đảo nhỏ, bao gồm Quần đảo Hoàng Sa. Hố xanh này nằm ở đảo Vĩnh Lạc thuộc Quần đảo Hoàng Sa.
Ông Fabrizio Bozzato, nhà nghiên cứu chuyên về những vấn đề quốc tế tại Đại học Đạm Giang ở Đài Loan, gọi việc bảo vệ hố xanh này là "một cơ hội để phô trương."

Ông nói:

"Họ gây nên sự hủy hoại ở những nơi khác ở Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] với việc bồi đắp cát trên những đảo và những bãi đá, và số lượng những loài cá sống trong những rạn san hô trong vùng Biển Nam Trung Hoa đã giảm mạnh do hoạt động của con người của Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc cần tiến hành một kế hoạch ngoại giao công chúng."
Chỉ thị của thành phố có mục tiêu là "bảo vệ" hố xanh và một hệ sinh thái rạn san hô gần đó, theo tờ Nhân Dân Nhật Báo chính thức của Bắc Kinh. Những hố xanh được đặt tên theo màu nước và những nhà nghiên cứu rất muốn nghiên cứu chúng.

Công tác bảo vệ môi trường độc quyền giúp củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Quần đảo Hoàng Sa, theo bà Tôn Vân, nhà nghiên cứu cao cấp với Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson, một viện nghiên cứu ở Mỹ.
Bà cho biết:

"Từ quan điểm của Trung Quốc, đó là một cách để cho những quốc gia khác và cho thế giới thấy rằng nó thực sự là của họ, không phải vì Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực từ Việt Nam mà còn vì họ đang quản lý nó."
Bắc Kinh đã bắt đầu mở rộng chủ quyền ra Quần đảo Hoàng Sa kể từ năm 1956 khi họ bành trướng ra vùng biển lớn hơn để nắm giữ quyền kiểm soát đối với hải sản, dầu khí, và lãnh hải.
Năm đó, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong số 130 đảo nhỏ trong quần đảo này. Nhà chức trách Trung Quốc đã cho phép du lịch ở một số nơi thuộc Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã bị cáo buộc để một số du khách đánh bắt trộm những loài nguy cấp. Một số bản tin cho biết Trung Quốc đã điều phi đạn đất đối không đến đảo Phú Lâm.

Tòa án trọng tài quốc tế hồi tháng 7 đã phán quyết bác bỏ cơ sở lịch sử mà Trung Quốc sử dụng để tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn vùng biển này.
Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines có có tuyên bố chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ Biển Đông. Các nước này lo sợ rằng Trung Quốc đang tìm cách khẳng định quyền kiểm soát đối với vùng biển này bất chấp phán quyết vào tháng 7. - VOA

4.
TT Philippines đến Nhật sau khi trấn an về liên minh với Mỹ --- Lãnh đạo Philippines quen ứng xử khiếm nhã: Nhật Bản đau đầu --- Tổng thống Philippines lại dọa cắt quan hệ với Mỹ

Ngày 24/10/2016, tổng thống Philippines khẳng định Manila và Washington có một liên minh "năng động". Tuyên bố nói trên được đưa ra ngay hôm trước chuyến công du Nhật Bản hết sức tế nhị, sau một loạt những phát biểu gây sốc của nguyên thủ Philippines về khả năng "chia tay" với Hoa Kỳ, đồng minh số một của Tokyo.
Trả lời hãng thông tấn Nhật Kyodo tại Manila, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết "liên minh (giữa Philippines và Hoa Kỳ) là năng động… và không nên lo ngại về những thay đổi trong quan hệ liên minh này". Lãnh đạo Philippines nhấn mạnh: "Tôi không cần đến các liên minh nào khác với các quốc gia khác". Ông Duterte nói rõ là liên minh với Trung Quốc mà ông đề nghị chỉ là "một liên minh về thương mại".

Vẫn theo Kyodo, tổng thống Philippines giải thích với các nhà báo Nhật rằng phát biểu trước đó về việc "chia tay" với Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại của ông chỉ là quan điểm cá nhân, không phải là lập trường của chính phủ Philippines.
Theo các nhà quan sát, các nhận định hôm qua của ông Duterte về quan hệ với Hoa Kỳ được coi là mang tính hòa dịu nhất cho đến nay. Tuy nhiên, báo Nhật Yomiuri cũng cho biết, tổng thống Philippines một lần nữa nhắc lại ý định muốn ngừng các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ và chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự với Washington, có hiệu lực từ đầu năm 2016.

Hiệp định Enhanced Defense Cooperation Agreement vốn được coi là phương tiện giúp Manila phòng vệ trước các tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Báo Nhật Nikkei dẫn lời tổng thống Philippines ngày hôm qua, theo đó, phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông không phải là chủ đề chính của chuyến công du, nhưng chủ đề này cũng có thể được đề cập đến.

Quan hệ liên minh chiến lược tay ba Mỹ-Nhật-Philippines tại Biển Đông vừa được đẩy mạnh dưới thời tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquido III, nhằm kiềm chế các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh. Lập trường mới của tổng thống Philippines có thể làm tổn thương mối quan hệ này.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ có buổi ăn tối không chính thức với nguyên thủ Philippines hôm nay, 25/10, và thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có cuộc hội kiến riêng với ông Rodiro Duterte ngày mai, 26/10. Phát biểu trước báo giới, ngoại trưởng Nhật cho biết muốn được nghe cặn kẽ các quan điểm của lãnh đạo Philippines. - RFI
***
Chuyến công du ba ngày của tổng thống Philippines, nổi tiếng với các phát biểu gây sốc, khiến lãnh đạo Nhật Bản ăn không ngon, ngủ không yên. Theo các nhà quan sát, không chỉ lo ngại việc Manila thay đổi chính sách đối ngoại với đồng minh Hoa Kỳ, Tokyo không biết phải làm gì, nếu ông Duterte lại có những hành vi phóng túng bất thường, đặc biệt khi hội kiến Nhật hoàng.

Phát biểu trên kênh truyền hình Fuji hôm chủ nhật, 23/10, nghị sĩ kỳ cựu Itsunori Onodera, nguyên bộ trưởng Quốc Phòng, nói rõ: "Khi tới thăm xã giao Nhật hoàng, thái độ của tổng thống Philippines chắc chắn sẽ có một ý nghĩa lớn". Ông bày tỏ niềm tin là nguyên thủ Philippines hiểu được các hậu quả việc này và không có những hành động tương tự, và hy vọng phía Philippines sẽ nhắc nhở với tổng thống của họ về việc này. 
Theo hãng tin Mỹ AP, Tổng thống Philippines trong chuyến công du Trung Quốc đã nhiều lần tay đút túi quần và nhai kẹo cao su trong các sự kiện chính thức. Căn cứ vào thái độ này, điều hoàn toàn tương tự có thể tái diễn tại Nhật Bản, một đất nước mà việc tuân thủ các nghi thức vốn hết sức được coi trọng. Nhật hoàng vốn là một hình tượng được dân chúng Nhật Bản kính nể gần như thánh sống.

Theo hãng tin Bloomberg, Tokyo và Manila có vẻ gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin về chương trình chuyến công du ba ngày của nguyên thủ Philippines. Hôm qua, ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông không nắm chắc phần lớn các hoạt động của tổng thống Philippines tại Nhật, cũng không biết rõ ông Duterte sẽ đi với các bộ trưởng nào hay lãnh đạo doanh nghiệp nào.

Trong một thông báo gửi đến các phóng viên, chính phủ Philippines chỉ cho biết tổng thống Duterte sẽ có cuộc gặp tay đôi với thủ tướng Nhật Bản vào thứ Tư 26/10 ; lãnh đạo Philippines sẽ phát biểu trước một diễn đàn về kinh tế và chào xã giao Nhật hoàng cùng phu nhân trước khi rời Nhật Bản ngày thứ Sáu 27/10.
Còn hãng tin Mỹ CNBC, dẫn lời ông J. Bershire Miller, một chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Council on Foreign Relations có trụ sở tại Tokyo, có một điều chắc chắn là, để tránh cho các hành xử bất thường của tổng thống Philippines Duterte, đặc biệt với các phát biểu bốc đồng, có thể gây nhiều hậu quả, Tokyo sẽ tìm cách giới hạn tối đa số lần tổng thống Duterte xuất hiện trước công chúng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin tưởng rằng rốt cục Tokyo sẽ đảm nhiệm được vai trò làm trung gian hết sức khó khăn cho mối quan hệ đang hồi chao đảo giữa Philippines và Washington.
Theo ông Tobias Harris, thuộc trung tâm tư vấn chiến lược Teneo Intelligence, có trụ sở tại New York, trước mắt điều quan trọng, đối với Nhật là làm sao để Manila "không rơi xuống vực, nếu có cắt cầu với Mỹ". Vẫn theo chuyên gia của Teneo Intellince, với tư cách là một quốc gia có đường lối ngoại giao độc lập, Nhật Bản có thể làm được điều này.
Bên cạnh các hợp tác kinh tế vốn rất mật thiết, hợp tác về an ninh quốc phòng đang diễn ra tốt đẹp giữa Philippines và Nhật Bản là một trong các yếu tố đảm bảo chuyến công du của tổng thống Philippines sẽ diễn ra êm ả. - RFI

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Ba lại tung ra những lời lẽ gay gắt về Hoa Kỳ, khiến quan hệ giữa hai đồng minh lâu năm càng thêm bất định.

Phát biểu với các phóng viên ở Manila khi ông chuẩn bị đi thăm chính thức Nhật Bản, ông Duterte cảnh báo rằng Washington không được đối xử với Philippines "như một con chó bị xích ở cổ". Ông nói Mỹ có thể "quên đi" hiệp ước phòng vệ hỗ tương đã có từ nhiều thập niên, một khi ông nắm quyền "đủ lâu".
Ông Duterte phát biểu: "Tôi mong đến lúc tôi chỉ còn thấy những người lính Philippines, ngoài ra không có bất kỳ binh lính hay quân nhân nào khác trên đất nước của tôi".

Nhưng phát biểu hôm thứ Ba là những lời lẽ mới nhất trong một loạt những lời chỉ trích và đe dọa của ông Duterte nhắm vào Hoa Kỳ sau khi ông bị chỉ trích về chiến dịch chống ma túy đầy bạo lực, đã giết chết gần 4.000 người kể từ khi ông nhậm chức vào ngày 30/6. Trong thời gian thăm chính thức Trung Quốc tuần trước, ông Duterte đã tuyên bố ý định cắt đứt mọi quan hệ với Mỹ, nhưng sau đó lại lật ngược lời của chính mình.
Ông Duterte đã trút cơn thịnh nộ lớn nhất lên Tổng thống Barack Obama, gọi ông Obama là "con của một con điếm", một thuật ngữ thô tục thóa mạ mẹ của người khác. - VOA

5.
Pakistan: Trường cảnh sát bị tấn công, ít nhất 59 người chết

Một nhóm vũ trang đêm hôm qua, 24/10/2016 đã tấn công trong vòng nhiều tiếng đồng hồ vào một trường cảnh sát ở 20 km cách thành phố Quetta vùng Baloutchistan, miền Tây Nam Pakistan. Cuộc tấn công đã làm ít nhất 59 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo lên tiếng tự nhận là thủ phạm, trong lúc chính quyền Pakistan tình nghi một nhóm phiến quân Hồi Giáo cực đoan.
Từ Islamabad, thông tín viên RFI Michel Picard tường thuật:

Khoảng 22h đêm hôm qua theo giờ địa phương, có khoảng từ 3 đến 6 người mang theo vũ khí hạng nặng đã tấn công một trung tâm đào tạo cảnh sát nằm cách Quetta 20km về phía Nam, tại tỉnh đang bất ổn định là Baloutchistan.
Các kẻ tấn công thoạt đầu đã đồng loạt nã súng vào các mục tiêu, sau đó là đột nhập vào phòng ngủ của khoảng 700 học viên mới. Các vụ nổ súng kéo dài khá lâu trong đêm. Lực lượng tiếp viện của quân đội và cảnh sát đã được triển khai nhanh chóng. 

Cuộc tấn công đã kéo dài 6 giờ và kết thúc bằng các vụ nổ lớn khi những kẻ tấn công kích nổ các đai thuốc nổ đeo quanh người. 
Theo nhà chức trách Pakistan, thủ phạm là một nhóm phiến quân của tổ chức Hồi Giáo cực đoan Lashkar-e-Jhangvi.
Trường cảnh sát nằm cách biên giới Afghanistan khoảng 60km, tại tỉnh Baloutchistan. Tỉnh này được biết đến là một trong những thành trì của quân Taliban ở Pakistan. 

Vào tháng Tám năm 2015, tại thành phố Quetta, một vụ khủng bố nhắm vào các luật sư đã khiến hơn 70 người thiệt mạng. Nhưng vụ tấn công lần này đặc biệt gợi nhắc lại vụ tấn công nhắm vào một trường võ bị xảy ra vào năm 2014 khiến 150 người thiệt mạng, chủ yếu là các thiếu niên. - RFI

6.
Hàn Quốc tính chuyện kéo dài nhiệm kỳ tổng thống

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói rằng quy định tổng thống chỉ đương chức một nhiệm kỳ 5 năm không còn phù hợp. 
Bà Park nói với quốc hội nước này hôm 24/10 rằng bà đang đề nghị thành lập một ủy ban đặc biệt để thảo luận việc sửa đổi hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ tổng thống hiện thời. 
Nguyên thủ Hàn Quốc nói: “Việc vị trí tổng thống chỉ kéo dài một nhiệm kỳ khiến khó có thể duy trì tính liền mạch của chính sách, chứng kiến kết quả của chính sách và tham gia vào chính sách đối ngoại nhất quán”. 

Nữ tổng thống là người từng ủng hộ một nhiệm kỳ như hiện nay. 
Nay, bà Park lại cho rằng điều đó khiến khó có thể đối phó với đối thủ Bắc Hàn vì Bình Nhưỡng liên tục tăng cường kho vũ khí hạt nhân. 
Hàn Quốc thông qua nhiệm kỳ tổng thống duy nhất kéo dài 5 năm, khi nước này chuyển đổi từ chính quyền quân nhân độc tài sang một nền dân chủ toàn diện. 
Các nhà quan sát cho rằng bà Park muốn chứng kiến việc sửa đổi hiến pháp trước khi nhiệm kỳ của bà kết thúc vào năm 2018. - VOA

Tin Hoa Kỳ
7.
Dự đoán tỉ lệ cử tri bầu cử sớm cao kỷ lục

Cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ vẫn diễn ra ráo riết mặc dù một số cử tri đã đi bỏ phiếu trước ngày bầu cử 8 tháng 11. Bắt đầu từ thứ Hai 24 tháng 10, cử tri tại nhiều tiểu bang đã có thể bầu cử sớm bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp, trong khi bỏ phiếu bằng thư bưu điện đã bắt đầu trước đó một thời gian tại một số tiểu bang. Ngoài việc bầu tổng thống, cử tri còn bầu chọn các giới chức cho chính quyền tiểu bang và địa phương trong cuộc tổng tuyển cử này. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường trình rằng tỉ lệ cử tri đi bầu sớm theo dự đoán sẽ cao kỷ lục.
Chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay là cuộc đua quyết liệt và dài nhất trong lịch sử cận đại Mỹ. Nhiều cử tri nôn nóng đi bỏ phiếu sớm để không phải lo nghĩ về sự chọn lựa của họ nữa.

Một cử tri quyết định đi bỏ phiếu sớm cho biết:

"Tôi đi bỏ phiếu trước theo sự chọn lựa của tôi, để trút gánh nặng áp lực và lo lắng, bởi vì tôi đã làm tất cả những gì có thể làm."
Một cử tri khác nói: 

"Tôi rất nôn nóng, rất hồi hộp."
Có lẽ đó là lý do khiến nhiều cử tri đến xếp những hàng dài trước các phòng phiếu hôm thứ Hai. Nhiều cử tri ở thành phố Houston, bang Texas không ngờ lại có đông cử tri đi bầu sớm như vậy.

Một cử tri ở Houston cho biết:
"Biết đông như thế này, có lẽ tôi đã thức dậy sớm từ 5 giờ sáng."
Một cử tri khác nói:
"Theo tôi chắc sẽ có rất nhiều người đi bỏ phiếu hơn là chúng ta tưởng."
Nhưng ngay cả đã có nhiều cử tri xếp hàng đi bỏ phiếu rồi, cuộc đua tranh chính trị không hề giảm cường độ. 

Bà Sheila Jacson Lee, một đại biểu Quốc hội của Ðảng Dân chủ, bày tỏ hy vọng một số người theo Ðảng Cộng hòa sẽ quay sang ủng hộ đảng của bà:
"Cuộc bầu cử này sẽ định đoạt số phận và hướng đi tương lai của nước Mỹ. Tôi thật tự hào về những phụ nữ đã dự tranh vào các chức thẩm phán và chưởng lý quận."

Texas là một bang theo truyền thống vẫn ngả về đảng Cộng hòa, nhưng lần này sự chênh lệch giữa ứng cử viên bên Cộng hòa và bên Dân chủ đã được giảm khoảng cách đến mức có người hy vọng là bà Hillary Clinton giành một chiến thắng lịch sử tại tiểu bang miền tây nam này.
Trong khi đó, ứng cử viên phó tổng thống Tim Kaine, người đứng phó trong liên danh với bà Clinton đã đến thăm các cử tri bỏ phiếu sớm ở bang Florida.

Ông nói: "Nếu chúng ta thắng ở bang Florida, cho phép tôi nói với quý vị điều này – thì mơ ước của chúng ta đã thành sự thật."
Ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump cũng hiểu rõ tầm quan trọng phải giành cho được bang chiến trường Florida. Nói chuyện với những người ủng hộ ông ở bang này hôm thứ Hai, ông Trump nói các cuộc thăm dò với kết quả ông thua bà Clinton là thông tin sai sự thật:

"Những cuộc thăm dò thiên vị nghiêng hẳn về phía đảng dân chủ như cuộc thăm dò giả hiệu của đài ABC - là hoàn toàn giả tạo. Theo các cuộc thăm dò có uy tín, những cuộc thăm dò thật sự chính xác trong nhiều năm qua, thì chúng ta đang dẫn trước hai điểm trên phạm vi toàn quốc."
Trong khi đó, bà Clinton đã thôi tập trung vào đối thủ Donald Trump, để tập trung vào việc vận động sự ủng hộ của cử tri cho các ứng cử viên Ðảng Dân chủ đang dự tranh để giành ghế ở Quốc hội, nơi mà Đảng Cộng hòa đang chiếm thế đa số. - VOA

8.
Mỹ: Di dân bang Louisiana muốn kết hôn phải có giấy khai sinh

Nhằm mục đích chặn đứng những vụ kết hôn giả mạo hay gian lận, dân biểu Cộng hòa Valeri Hodge trong quốc hội tiểu bang Louisana đã bảo trợ một đạo luật về hôn nhân gây nhiều tranh cãi bắt buộc các di dân phải xuất trình giấy khai sinh hợp lệ mới được kết hôn. Luật này đã được cựu Thống đốc tiểu bang Louisana Bobby Jindal ký ban hành vào năm 2015. Tuy nhiên sau một thời gian thi hành luật hiện đang bị một người tị nạn Việt Nam kiện trước Tòa án liên bang Mỹ.
Vào năm 2015, Quốc hội tiểu bang Louisiana thông qua một đạo luật đưa ra một số yêu cầu bắt buộc những di dân, người tị nạn hay những người sinh tại nước ngoài muốn kết hôn, lập hôn thú tại các Tòa án của tiểu bang phải xuất trình một số giấy tờ, mới được Tòa án chấp nhận cấp hôn thú. Luật này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm nay.

Ông Nguyễn Xuân Tân, một chấp sự thuộc Hội thánh Báp-tít Việt Nam New Orleans tại thị trấn Gretna, cho VOA Việt ngữ hay ông đã liên lạc với Tòa án địa phương và được biết phải có 4 loại giấy tờ mới được Tòa cấp hôn thú:
“Khai sinh, nếu không có khai sinh thì mình sinh ở đâu phải trở về nơi quê quán để làm khai sinh lại, tòa cho biết là ở nước nào phải về chỗ đó hay nhờ những người ở nước mình để xin cho mình cái khai sinh. Đó là một. Có khai sinh mà không có passport cũng không được. Đó là thứ nhì. Thứ ba nữa là Tòa án cũng cần biết nếu đã li dị thì phải có giấy li dị. Thứ tư là căn cước có ảnh (Picture ID).”

Tuy nhiên, khó khăn nhất là làm sao có được giấy khai sinh, nhất là đối với những người vượt biên, những người tị nạn chiến tranh bị mất tất cả giấy tờ trong khi vượt biên hay giấy tờ bị tiêu hủy vì chiến cuộc.
Đối với cộng đồng Việt Nam tại tiểu bang Louisiana, theo nhận xét của ông Tân, phần lớn những người bị ảnh hưởng nhiều nhất vì luật này là những người từ Việt Nam trong thời gian gần đây.

Ông Tân nói:
“Có rất nhiều người qua đây một thời gian để du học hay để đi làm, sau khi hết hạn hai ba năm, họ ở lì luôn không chịu về, visa, passport của họ hết hạn. Họ muốn cưới những người có quốc tịch Mỹ để họ ở lại đây.”
Một phụ tá luật sư tại văn phòng luật sư Alan Ford Schoenberger chuyên lo các vấn đề về gia đình ở Harvey, New Orleans, cho biết:

“Có những người khách vô đây, họ qua đây theo những tình trạng khác nhau, nhưng khi gặp một đối tượng rồi thì họ muốn ở lại luôn, không muốn về nước nữa cho nên họ bắt buộc phải đi đăng ký kết hôn để đổi tình trạng cho mình. Khi ra tòa thì khó khăn ở chỗ là người bên Việt Nam thường có giấy khai sinh hẳn hoi nên không có trở ngại. Chỉ có trở ngại là những người ở bên Mỹ, những người vượt biên hồi xưa, qua đây mới 2, 3 tuổi thì làm sao có khai sinh. Tòa cũng nói là từ tháng 1 đến bây giờ, luật thay đổi bắt buộc phải có khai sinh original thì tòa mới chấp thuận làm hôn thú.”

Nữ phụ tá luật sư này cho biết văn phòng đã tìm đủ mọi cách để thay thế giấy khai sinh nhưng không được Tòa chấp thuận:
“Có những khách họ vô đây chỉ có bản sao, mà cũng chẳng phải original bản sao nữa, ông luật sư phải làm cái gọi là certified true copy nhưng họ cũng không chịu. Rồi làm những cái affidavit giải thích qua đây trường hợp như thế nào, lý do không có khai sinh nhưng Tòa án cũng làm khó không chấp thuận.”

Cô Hoàng Minh, cũng thuộc văn phòng luật sư Alen Ford Schoenberger, nói đòi hỏi khai sinh là một đòi hỏi khó đáp ứng:
“Những người Việt Nam mới qua thì không có vấn đề khai sinh đối với họ, người nào cũng có khai sinh, chỉ có những người ở bên Mỹ này, chẳng hạn như em đây làm sao em có khai sinh ở đây. Nếu đòi hỏi khai sinh làm sao em cung cấp được khai sinh đó.”

Luật sư Shandon Cường Phan tại Houston, một nhà hoạt động thường quan tâm đến quyền lợi của cộng đồng người Việt tại Mỹ, cho rằng luật mới của tiểu bang Louisiana là “một rào cản mới đối với di dân.”
Vậy những người bị ảnh hưởng bởi luật mới này có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Luật sư Shandon Cường Phan:  

“Dĩ nhiên họ có quyền tranh đấu và luật sư nào đại diện cho những người như vậy họ phải đi kiện và nếu chính phủ liên bang chấp nhận về mặt di trú thì tiểu bang cũng phải chấp nhận.”

Nhận xét của luật sư Shandon Cường Phan đã trở thành sự thật vì vào ngày thứ Ba vừa qua, ông Việt “Victor” Anh Võ, 31 tuổi, cư dân tại Louisiana, đã đệ đơn kiện lên Tòa án liên bang vì đã ngăn cản ông và những di dân khác kết hôn vì không có giấy khai sinh. Ông Võ sanh tại một trại tị nạn ở Indonesia vào năm 1985 và có quốc tịch Mỹ khi ông 8 tuổi. Hôn thê của ông là cô Heather Pham, sinh tại Mỹ.
Đơn kiện của ông Võ nêu lý do luật vi phạm những quyền hiến định của ông và nhằm kỳ thị những người sinh tại nước ngoài. Ông Võ được các luật sư tại Trung tâm Công lý Chủng tộc thuộc tổ chức Công nhân New Orleans và Trung tâm Luật Di trú Quốc gia, chuyên bênh vực quyền của di dân, một tổ chức có trụ sở tại Los Angeles, đại diện.

Trong khi chờ đợi luật được tu chính, sửa đổi hay bãi bỏ, di dân sanh tại nước ngoài không còn cách nào khác hơn là đến các tiểu bang lân cận để lập hôn thú. - VOA

9.
Nhà hoạt động phản chiến Tom Hayden qua đời

Ông Tom Hayden, một nhà hoạt động phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, từ trần ở tiểu bang California hôm 23/10, thọ 76 tuổi. 
Vợ ông, bà Barbara Williams, thông báo tin này, và cho biết thêm rằng ông từng bị đột quỵ năm 2015. 
Từng bị chỉ trích là “kẻ phản bội”, ông Hayden đã thắng cử vào Hạ viện và Thượng viện của tiểu bang California, và trong suốt gần hai thập kỷ, ông là một thế lực cấp tiến về các vấn đề như môi trường và giáo dục. 

Sau này, theo AP, ông vẫn tiếp tục là người lên tiếng phản đối chiến tranh, và dành thời gian cuối đời để viết sách và làm giảng viên, hậu thuẫn việc cải tổ các thể chế chính trị của Mỹ. 
Năm 1965, ông Hayden thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Bắc Việt cùng một phái đoàn phi chính thống.
Năm 1967, ông trở lại Hà Nội và được các lãnh đạo Bắc Việt yêu cầu đưa ba tù nhân chiến tranh trở lại Hoa Kỳ. 
Theo Reuters, ông Hayden có lẽ nổi tiếng nhất là một người trong nhóm “Chicago 7” bị buộc tội âm mưu và châm ngòi nổi loạn sau các cuộc biểu tình phản chiến tại Hội nghị toàn quốc của Đảng Dân chủ năm 1968. Tuy nhiên, sau đó ông đã trắng án. 
Năm 1971, ông gặp nữ diễn viên Jane Fonda, khi ấy mới tham gia phong trào phản chiến. Sau khi bà có bài phát biểu phản đối Chiến tranh Việt Nam một năm sau đó, hai người liên lạc và trở thành một cặp tình nhân. 
Ông Hayden và bà Fonda sau đó cưới và chung sống với nhau 17 năm rồi có một người con trai trước khi hai người ly dị. - VOA

Tin Việt Nam
10.
Việt Nam bán công ty bia vì 'khát' tiền

Lần đầu tiên chính phủ Việt Nam quyết định bán toàn bộ cổ phần của 2 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất trong lĩnh vực đồ uống để tìm nguồn tiền cho ngân sách đang thiếu hụt.

Chính phủ trong tháng này đã công bố sẽ bán toàn bộ cổ phần trị giá 2,2 tỷ đô la từ 2 công ty bia lớn nhất do nhà nước sở hữu – Sabeco và Habeco. Với văn hóa uống bia và mức tiêu thụ bia tăng cao, 2 tổng công ty bia rượu và nước giải khát của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nằm trong số những doanh nghiệp ‘vàng’ của nhà nước.
Đây là một động thái chưa từng có tiền lệ khi chính phủ quyết định từ bỏ toàn bộ quyền sở hữu của mình trong những doanh nghiệp lớn nhất để đẩy nhanh kế hoạch tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này cho thấy chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn với nguồn vốn ngân sách. Chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển được tờ Bưu Điện Nam Hoa Buổi Sáng trích lời nói rằng “điều này cho thấy ngân sách nhà nước đang căng thẳng như thế nào.”

Kinh tế gia Phạm Chi Lan cũng đồng ý với nhận xét này và cho rằng nhà nước đang cần vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác phục vụ cho cuộc sống của đông đảo người dân và các nhu cầu khác của nền kinh tế. Bà Lan nói với VOA Việt Ngữ rằng đây là một động thái đáng hoan nghênh của chính phủ Việt Nam:
"Tôi động viên nhà nước là nên bán bớt các cổ phiếu đi. Theo nguyên lý cơ bản nhất là nhà nước nên dứt khỏi các hoạt động kinh doanh thương mại thuần túy để cho thị trường làm. Ngoài ra xuất phát từ thực tế ở Việt Nam là nhà nước còn nắm giữ quá nhiều các công ty nhà nước mà các công ty này sử dụng quá nhiều tài sản của đất nước và phần lớn trong họ lại không sử dụng một cách có hiệu quả. Họ giữ những đặc quyền trong nhiều mặt kể cả quyền kinh doanh về những lĩnh vực có giá trị thương mại cao như ngành bia chẳng hạn."

Gần đây, chính phủ Việt Nam cho biết đang cần có hàng tỷ đô la để đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xây dựng các đường cao tốc và sân bay trong khi doanh thu ngân sách nhà nước giảm do giá dầu xuống thấp và hạn hán làm thất thu về lợi nhuận nông nghiệp. Theo Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, thâm hụt ngân sách năm 2016 có thể vượt quá mức 4,95 % của GDP như đã đề ra.
Bà Lan nói với VOA Việt Ngữ rằng nguồn lực của chính phủ Việt Nam khó khăn hơn trước đây vì đã tham gia vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình:

"Những năm trước đây Việt Nam hy vọng được nhiều nguồn vốn ODA của các nước cung cấp cho và tài trợ cho các dự án thì trước đây vay mượn được nhiều nhưng sau này khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình rồi thì khả năng vay mượn khó hơn – vừa ít đi về nguồn vốn mà điều kiện vay mượn khắc nghiệt hơn nhiều. Và những năm này Việt Nam đang trong thời kỳ phải trả nợ rất nhiều những khoản vay ODA từ ban đầu nên bây giờ là lúc phải tăng cường trả nợ rất nhiều."

Theo kinh tế gia này, có những năm tiền trả nợ vốn ODA của Việt Nam chiếm tới hơn 20% ngân sách nhà nước và việc nhà nước bán tài sản – như Sabeco và Habeco – là tốt hơn khi tìm cách huy động thêm vốn từ doanh nghiệp và người dân “vì huy động nhiều quá thì người ta không còn động lực để làm sản xuất kinh doanh gì nữa và thực tế thì cũng không có sức để đóng góp theo nhu cầu của nhà nước.”
Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu đạt mức độ tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm nay nhưng theo dự báo của các kinh tế gia, mục tiêu này khó đạt được bởi nợ công của Việt Nam đã đạt con số 62% và đang tiến tới mức trần 65% của GDP. Nhưng bà Lan nói mục tiêu tăng trưởng kinh tế không nên là những con số quá tham vọng:

"Tôi nghĩ là con số bao nhiêu phần trăm không quan trọng và không nhất thiết nhà nước phải theo đuổi 1 chỉ tiêu cao như vậy. Cái quan trọng là cải thiện được tình hình đầu tư và sự hiệu quả của nền kinh tế và tập trung vào đổi mới và tái cơ cấu kinh tế thì hơn là chạy theo những chỉ số về tăng trưởng."

Theo con số thống kê của Ngân Hàng Thế Giới, GDP của Việt Nam đạt 193,6 tỷ đô la trong năm ngoái, trong đó các công ty nhà nước đóng góp 1/3 của tổng sản lượng quốc nội. 
Theo nguồn tin từ chính phủ, cổ phiếu của Sabeco và Habeco sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán bắt đầu từ năm sau cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Và Việt Nam được coi là một trong những thị trường tiêu thụ bia phát triển nhanh nhất thế giới với mức tiêu thụ hơn 3 tỷ lít bia trong năm qua và tăng hơn 200% trong 1 thập kỷ qua. Nhưng bia rượu cũng là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Gần đây để khống chế tình trạng tiêu thụ rượu bia tăng cao, chính phủ đang tìm cách ban hành quy định cấm bán rượu bia theo giờ. - VOA

11.
Quốc hội Việt Nam yên lặng về biển Đông

Vào ngày 20/10/2016, Quốc hội Khóa 14 của Việt Nam bắt đầu phiên họp thứ hai. Cho đến lúc này chưa thấy vấn đề Biển Đông được đề cập đến, mặc dù trước đó, báo chí Việt Nam có tường thuật tại những buổi tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo đại biểu quốc hội nhiều ý kiến lo lắng về thái độ và hành động cứng rắn của Trung quốc trên biển Đông lâu nay.

Đảng và Quốc hội
Ông Nguyễn Vũ Bình, một cựu tù nhân chính trị, và từng làm việc biên tập cho Tạp chí cộng sản của đảng cộng sản Việt Nam cho rằng việc truyền thông nhà nước loan tải các ý kiến cứng rắn của cử tri đối với Trung Quốc là một sự cởi mở trong không khí truyền thông ở Việt Nam,

“Dạo này cũng có cở mở do truyền thông lề trái rất gay gắt. Thứ hai là cũng có xu hướng ở trong dân, và một phần nào đó trong hệ thống, không khuất phục hoàn toàn chuyện đi chơi với Trung quốc.”
Tại Quốc hội Việt Nam, cơ quan được cho là không có thực quyền như đảng cộng sản, cũng từng có những đại biểu phát biểu một cách thẳng thắn thái độ của bản thân trên diễn đàn Quốc hội đối với sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhưng những phát biểu như thế không thấy ở những kỳ họp đảng, hay những quan chức đại diện đảng khi thực hiện những chuyến viếng thăm Trung Quốc.
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết:
“Ở Việt Nam thì chỉ có một đảng lãnh đạo. Và đảng lãnh đạo thì thống nhất, trực tiếp và toàn diện. Cho nên về nguyên tắc thì những phát biểu đó phải thống nhất về nội dung, ý tưởng bên trong, còn sự thể hiện thì tùy ở mỗi con người, mỗi vai vế, phát biểu nó có thể khác nhau. 

Ở đảng thì nói có thể khác quốc hội một chút, lực lượng vũ trang cũng có thể khác. Nhưng mục tiêu vẫn là giữ vững độc lập dân tộc, không lệ thuộc một nước nào. Cái độc lập đó, kể cả vùng biển đảo thì Việt Nam cũng đã khẳng định rồi.”
Ông Nguyễn Vũ Bình cũng cho rằng thực ra các phát biểu của các lãnh đạo đảng, hay đại biểu quốc hội, cũng là đảng viên, thực chất không khác nhau:
“Nói năng và ứng xử có phần khác bên đảng thôi. Do môi trường nó như thế. Về mặt nói năng khá cởi mở hơn. Bởi vì anh tiếp xúc với dân thì ít nhiều anh cũng nghe phản ảnh của dân, tâm tư nguyện vọng của dân. 

Rồi phải giao tiếp và trả lời, không thể cứng nhắc như bên đảng được. Cho nên nó bắt buộc là phải mềm dẻo phù hợp với môi trường đó. Chứ về bản chất không có gì khác nhau cả.”
Lãnh đạo Đảng sang Bắc Kinh
Ngày 20 tháng 10, ông Đinh Thế Huynh, nguyên Trưởng ban tuyên giáo Trung ương, hiện là thường trực Ban bí thư sang thăm Trung Quốc và có làm việc với ông Tập Cận Bình, người đứng đầu đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc.
Theo những bản tin của truyền thông Việt Nam loan tải thì ông Huynh có đề cập đến chuyện là Việt Nam đề nghị giải quyết chuyện Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Nhưng không thấy trích lời ông Tập Cận Bình về biển Đông.

Chuyến thăm Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh trùng với các phiên họp của quốc hội Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội.
Theo dõi các phiên hợp quốc hội này, ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại Sài gòn nói rằng:
“Kỳ này không khí phản ứng của quốc hội Việt Nam đối với Trung Quốc là rất yếu ớt. Rất yếu ớt so với cuối năm 2011, và rất yếu ớt với tháng năm tháng sáu năm 2014 khi mà có sự kiện giàn khoan 981 nổ ra ở biển Đông.”

Sau sự kiện giàn khoan 981, trong một phiên họp của Quốc hội, tướng Đỗ Bá Tỵ, lúc đó là thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam tuyên bố rất cứng rắn rằng âm mưu của Trung Quốc thực hiện thống trị Biển Đông với đường ranh giới 9 đoạn tự tuyên bố của họ, là không bao giờ thay đổi.
Trong buổi trao đổi với chúng tôi vào ngày 24 tháng 10, ông Trần Quốc Thuận nói rằng âm mưu của Trung Quốc đối với Việt Nam là câu chuyện đã kéo dài hàng ngàn năm nay, tuy nhiên chiến tranh không phải là điều hay.

Nhưng ông nói tiếp là cũng phải chuẩn bị chiến tranh để mong giữ được hòa bình.
Chính sách Biển Đông của Việt Nam?
Cuối tháng chín 2016, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự hiện sống ở Hà Nội có nói với chúng tôi rằng tình thế của Việt Nam rất khó khăn vì có một quốc gia láng giềng như Trung Quốc, và ông đánh giá cao chính sách ngoại giao đi giữa các cường quốc của Việt Nam. Ông nói thêm:
“Có thể nói bất kỳ một lực lượng chính trị nào, lên nắm quyền ở Việt Nam thay cho chính quyền hiện tại, đều phải đối mắt với những vấn đề hết sức khó khăn đó. 

Và nếu mình biết được mối quan hệ như thế, tình hình như thế, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam là chính sách đu dây, chưa biết chừng chính sách ấy là chính sách khó thể bỏ qua được.”
Đánh giá về thái độ của Quốc hội Việt Nam hiện nay về hàng loạt vụ lấn át của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2015 đến nay, ông Phạm Chí Dũng cho rằng có lẽ Việt Nam đang chờ xem thái độ của các cường quốc Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 24 tháng 10, bình luận về chuyến thực thi quyền tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm 21 tháng 10, người phát ngôn bộ ngoại giao là ông Lê Hải Bình trả lời rằng Việt Nam có chủ quyền ở Hoàng sa và Trường sa, đồng thời ông mong rằng các cường quốc đến với biển Đông để duy trì hòa bình. Ông không nhắc gì đến Trung quốc cũng như Hoa Kỳ. - RFA

12.
Cứu trợ vùng lũ: nhà nước hay xã hội dân sự thắng?

Trong chiến dịch cứu trợ các đồng bào vùng lũ lụt ở miền Trung vừa qua, có thể thấy một sự không cân sức trong lượng tiền cứu trợ đổ về khu vực nghèo khó nhất của Việt Nam từ chính phủ và xã hội dân sự.
Theo Đời Sống Pháp Luật, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã quyên góp được từ các cơ quan nhà nước trên 6 tỷ đồng cho nhân dân ở vùng lũ miền Trung trong đó văn phòng chính phủ đóng góp 360 triệu đồng và bộ Kế Hoạch Đầu Tư đóng góp 450 triệu đồng. Tuy nhiên số tiền này còn kém xa con số mà các tổ chức dân sự độc lập quyên góp được.

MC Phan Anh là một ví dụ điển hình khi anh nhận được sự đóng góp lên tới 16 tỷ đồng chỉ sau vài ngày kêu gọi quyên góp cho nạn nhân lũ lụt ở miền Trung. Theo VietNamNet đưa tin, MC Phan Anh của truyền hình Việt Nam có kế hoạch giúp 100 hộ dân trong vùng lũ nhưng với số tiền quyên góp ngoài mong đợi đã mở rộng quy mô hỗ trợ lên tới 4 xã, tương đương 4.000 hộ dân.
Không những chỉ quyên góp tiền, nhiều người trong số họ cũng như MC Phan Anh, đã đến tận vùng lũ để giúp đỡ bà con bị cô lập trong lũ. Sự tham gia của xã hội dân sự vào công tác cứu trợ nhân đạo, nhất là trong đợt lũ này, đang làm cho vai trò của họ trở nên quan trọng. VOA Việt Ngữ không thể tìm được con số thống kê tổng hợp số tiền do các tổ chức này quyên góp.

Nhà hoạt động xã hội Lã Việt Dũng là một trong những người kêu gọi quyên góp cho đồng bào lũ lụt miền Trung qua Facebook. Anh nói với VOA Việt Ngữ sau khi cùng một nhóm các nhà hoạt động đến vùng lũ lụt:
"Tôi thấy rằng thứ nhất là sự tham gia của xã hội dân sự cũng như những người dân bình thường, nhất là những người nổi tiếng có uy tín với việc cứu trợ đồng bào bị thiên tai là cực kỳ quan trọng. Bởi vì bây giờ chúng ta không thể dựa vào chính quyền – mà chính quyền họ làm thì người dân mới được cứu. Cái này cần cả toàn xã hội."

Theo truyền thông trong nước, trận lụt giữa tháng 10 đã làm ít nhất 25 người thiệt mạng và phá hủy cũng như nhấn chìm hàng nghìn căn nhà ở miền Trung. Quảng Bình và Hà Tĩnh là 2 tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất.
Anh Dũng nói nạn tham nhũng và chậm chễ trong hoạt động cứu trợ của chính quyền là điều cho thấy sự cần thiết và quan trọng của sự tham gia của xã hội dân sự và người dân trong công tác cứu trợ:

"Cái việc mà khi mọi người tham gia vào và mọi người lại kêu gọi được nhiều hơn cả Mặt Trận Tổ Quốc thì đây là 1 điểm rất là mới – một điểm rất là phấn khởi về các hoạt động dân sự của Việt Nam."
Với sự phổ biến rộng rãi của các trang mạng xã hội, nhiều tổ chức dân sự và nhất là các nghệ sỹ, nhà báo, doanh nhân đã kêu gọi quyên góp từ mọi tầng lớp trong xã hội trên khắp đất nước để ủng hộ tài chính cho những nạn nhân vùng lũ.

Vai trò của xã hội dân sự đã trở nên nổi bật ở Việt Nam trong thời gian gần đây, đặc biệt kể từ sau thảm họa cá chết ở miền Trung. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức từ các trang mạng xã hội bởi các nhóm dân sự và họ đã đóng góp tiếng nói rất lớn để kêu gọi chính quyền xử lý việc công ty Formosa xả thải độc hại ra biển. Tuy nhiên, gần đây một tiến sĩ có tên tuổi của Việt Nam, Đoàn Hương, lại cho rằng mạng xã hội, nhất là Facebook, là “ảo” và 1 nửa số lượng người dùng là hạng “vô công rồi nghề.” Nhà hoạt động nhân quyền Dũng không đồng ý với quan điểm đó. Anh nói Facebook là một mạng xã hội hữu ích:

"Tôi nghĩ rằng đây không phải là mạng ảo mà đây thực sự là mạng thực – mạng rất là thực bởi vì ở đây toàn là những người thật việc thật và họ nói những việc rất trung thực và chính xác."
Theo số liệu thống kê của Statista.com, số người dùng Facebook ở Việt Nam sẽ đạt gần 40 triệu vào năm 2018, tăng hơn 5 triệu so với năm nay. Với số lượng người dùng mạng xã hội ngày càng tăng ở Việt Nam, vai trò của tổ chức dân sự cũng trở nên quan trọng trong nhiều lĩnh vực. - VOA

13.
Tàu chiến Trung Quốc vấp phản đối ở Việt Nam

Chuyến cập cảng Cam Ranh chiến lược của Việt Nam lần đầu tiên của ba chiến hạm từ Trung Quốc đang tiếp tục gây tranh cãi ở trong nước. 

Đội tàu hộ tống 23 của hải quân Trung Quốc gồm ba chiến hạm Tương Đàm, Châu Sơn và Sào Hồ tới cảng quốc tế nằm ở tỉnh Khánh Hòa hôm 23/10 để, theo lời quan chức quốc gia đông dân nhất thế giới, nhằm “củng cố quan hệ hải quân”.
Tuy nhiên, chuyến cập cảng kéo dài 5 ngày này cũng đã vấp phải sự phản đối của một số người dân trong nước. 

Ông Trần Bang, người từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng những hành động mà nhà hoạt động này nói là “bạo lực” của Trung Quốc đối với người Việt đã khiến ông và những người bạn khác phải lên tiếng. 

Ông nói thêm:
“Tôi cũng không phải là người dân tộc cực đoan đến mức mà đòi cắt đứt quan hệ kinh tế và dân sự với Trung Quốc. Riêng quan hệ quân sự, rõ ràng họ đã dùng vũ lực để họ chiếm đất, chiếm biển đảo của Việt Nam, bắt ngư dân, bắn giết ngư dân, húc tàu cá của chúng ta ở những vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và từ chuyện đó, rõ ràng tôi không đồng ý cho Trung Quốc vào cảng Cam Ranh của Việt Nam. Còn quan hệ về kinh tế, dân sự tôi không phản đối”.

Đoạn video đăng trên mạng xã hội cho thấy ông Bang cùng với 9 người khác, trong đó có cựu ký giả Huỳnh Ngọc Chênh, cầm biểu ngữ có nội dung “Phản đối tàu chiến Trung Quốc tới Cam Ranh”. 
Ông Bang cho biết ông và nhóm bạn phải “biểu tình tại gia” vì nhà của ông ở quận Bình Thạnh ở Sài Gòn bị “canh giữ”. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với chính quyền quận này để phỏng vấn về việc này. 

Trong khi đó, một bạn đọc tên Minh gửi ý kiến cho VOA Việt Ngữ: “VN là bạn với tất cả các nước nên việc tiếp đón các phái đoàn quân sự nói chung và các đoàn tàu chiến nói riêng đến thăm là chuyện bình thường. Tàu chiến các nước khác như Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Úc... đều đã đến thăm cảng Cam Ranh thì tàu chiến của TQ cũng được đến thăm là chuyện không có gì lạ. Thử đặt giả thiết VN cho tàu chiến các nước Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Úc... đến thăm cảng Cam Ranh mà không cho tàu chiến của TQ đến thăm thì quan hệ TQ - VN sẽ như thế nào?”
Hồi tháng Ba, hải quân trong nước khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh với số vốn đầu tư 2 nghìn tỷ đồng. Báo chí trong nước khi đó dẫn lời các quan chức nói rằng cảng này “phục vụ cả mục đích quân sự lẫn dân sự”, “vừa phát triển kinh tế, và vừa tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế”.

Ngoài ra, quan chức trong nước được trích lời nói rằng nó sẽ “góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định”. - VOA

Không có nhận xét nào: