Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Những món miễn phí bất ngờ trên thế giới - Lindsey Galloway

altImage copyrightPACIFIC PRESS GETTYTừ nước khoáng cho tới cầu trượt nước, có những thứ lẽ thường phải trả tiền mới có ở đa số các nước lại được phát tặng, cho dùng miễn phí ở một số nước khác, trong đó có những món khiến du khách nước ngoài cảm thấy kinh ngạc.
<!>
Để tìm hiểu xem những 'món hời' nào được phân phát miễn phí, chúng tôi đã tìm đến cộng đồng hỏi đáp trên mạng Quora.com với câu hỏi, "Những thứ gì được cho tặng miễn phí ở nước bạn nhưng bạn lại phải mua khi ra nước ngoài?"
Những câu trả lời không chỉ cho ta biết những thông tin thú vị, mà còn giới thiệu kỹ hơn về nét văn hóa địa phương.

Bắc Ấn Độ và Pakistan

altImage copyrightBLOOMBERG GETTY
Hầu như cửa hàng bán rau quả nào ở khu vực này cũng đều tặng miễn phí một cách rất hào phóng rau mùi tươi và ớt xanh, vốn là những thành phần nguyên liệu địa phương phổ biến để làm món cà-ri và sốt chutney.
"Ở hầu hết mọi nơi thuộc bắc Ấn Độ... dhaniya-mirch (rau mùi và ớt) đồng nghĩa với rau quả," Khusrau Gurganvi từ Varanasi nói.
Một người ẩn danh cũng đồng tình về nét văn hóa này ở Pakistan. "Bất kỳ khi nào bạn đi mua rau thì người bán hàng cũng sẽ cho bạn một nắm rau mùi và ớt xanh," người này nói. "Nếu họ không đưa thì bạn chỉ cần hỏi một tiếng."

Ấn Độ

altImage copyrightROBERTO SCHMIDT GETTY
Không chỉ những thứ vật chất cụ thể mới được đề cập đến. Dường như ở Ấn Độ, mọi người rất thích dạy bảo người khác.
"Ở các nước khác thì có các chuyên gia hoạch định đám cưới. Ở đây thì chúng tôi có chú, bác, cô, dì, rồi thì ông chú của chú, v.v... tới cho lời khuyên miễn phí," Mehul Manot từ Calcutta nói.
"Ở các nước khác, có dịch vụ tư vấn. Ở đây, chúng tôi có những người hàng xóm rất sốt sắng, quan tâm quá mức: 'Cậu chớ nên học ngành Nghệ thuật, thứ đó là cho bọn con gái. Hãy học ngành kỹ sư dân dụng ý, rồi cậu sẽ kiếm khá.'"
Anh nói thêm là các công ty lữ hành thì được thay thế bởi những người anh em bà con thạo việc đi lại, và những người bạn ăn chơi sẽ tư vấn thời trang cho bạn.
Lời khuyên không nhất thiết chỉ đến từ bạn bè hay gia đình.
"Ở các nước khác, bạn cần phải trả tiền để được tư vấn, nhưng ở Ấn Độ bạn sẽ nhận được những lời khuyên miễn phí tại các quán trà, trong các đám cưới hoặc trong các dịp sinh hoạt gia đình, trên xe lửa, xe buýt, là những lời khuyên từ bất kỳ người nào," Kanchan Saxena, người hiện đang sống tại Mỹ, nói.
"Chúng tôi thích tư vấn cho người khác."

Mỹ

altImage copyrightSCIENCEPHOTOLIBRARY
Đồ ăn nhanh có thể bắt nguồn từ Mỹ, nhưng các món gia vị miễn phí được cho kèm khi bạn mua một suất đồ ăn nhanh không phải lúc nào cũng có nếu bạn ghé các cửa hàng tương tự ở nước ngoài.
John Baldwin, người Mỹ, đã thực sự có trải nghiệm này khi đặt hàng ở một điểm 'drive-through' (tức là bạn dừng xe lại điểm phục vụ, vẫn ngồi trên xe và đặt hàng, rồi suất ăn của bạn sẽ được nhanh chóng đưa ra và bạn sẽ lái xe đi luôn thay vì vào trong quán ngồi ăn) ở Anh và nhận ra là túi đồ ăn của mình hình như thiếu mất những gói sốt đặc trưng.
"Xin lỗi, bạn quên cho tôi sốt cà chua ketchup," ông nói với người phục vụ. "Thay vì lấy mấy gói ketchup thì cô ấy lại gõ gõ vào máy tính tiền: 50 xu."
Tệ hơn nữa, trả thêm 50 xu nhưng chỉ được có duy nhất một gói ketchup. "Ở Mỹ, không chỉ không tính tiền mà người ta còn cho bạn cả chục gói luôn nếu bạn hỏi."
Dave Holmes-Kinsella cũng đồng ý về chuyện bà vợ người Mỹ của ông "đã tức điên với thứ thuế gia vị dớ dẩn này" khi tới quê ông ở New Zealand, nhất là khi các gói muối và đường thì lại được cấp miễn phí.

Singapore

altImage copyright
Một loại gia vị khác được cho dùng miễn phí thoải mái tại đất nước nhỏ bé này.
"Chúng tôi có lượng tương ớt vô tận, dùng thoải mái tại bất kỳ tiệm ăn hay khu vực các quầy hàng ăn uống nào," Joseph Lee người 'thổ dân' ở đây nói. "Chúng tôi nhìn chung ăn món gì cũng cho tương ớt, từ món cơm gà nổi tiếng cho tới món bánh kẹp McDonald."
Thực ra, McDonald còn làm ra món "tương ớt tỏi" đặc trưng cho thị trường Singapore vốn ưa ăn cay.

Úc

alt
Để tạo thuận lợi cho các hoạt động dã ngoại rất thú vị của Australia, nước này cung cấp khá nhiều thứ miễn phí.
"Nhiều công viên công cộng và các vườn quốc gia có đặt những điểm nướng thịt miễn phí," Christopher Mardell từ Adelaide nói. "Bạn mang thịt và bất kỳ món gì bạn muốn nấu, ấn nút khởi động là được. Sau chừng 20 phút, các lò nướng này sẽ tự động tắt, và bạn chỉ cần bấm cái nút khởi động lại là được." Tất cả những gì du khách cần làm là giữ gìn lò nướng sạch sẽ, và Mardell nói hầu hết mọi người đều rất ý thức về việc này.
Ở vùng North Territory, cư dân có thể vui chơi một cách độc đáo để chống lại cái nóng.
"Vì các chỗ có nước ở đây đều có rất nhiều cá sấu, cho nên người dân địa phương phải chọn giải pháp hạ nhiệt bằng cách dùng cầu trượt nước miễn phí," Jane M người gốc từ xứ Anh, nói.
Công viên giải trí Leanyer Recreation Park là một trong những nơi như thế, với ba cầu trươt nước lớn, một sân chơi dưới nước và một bể bơi, toàn bộ đều phục vụ miễn phí.

Slovakia

Nước uống vặn từ vòi ra có thể là thứ miễn phí ở nhiều nước, nhưng nước khoáng thực sự là món mà ta thường phải trả tiền. Nhưng riêng tại Slovakia thì không, bởi ở đây có những dòng suối nước khoáng chảy khắp nơi.
"Vùng nào cũng có một số nguồn nước khoáng mở cửa rộng rãi cho công chúng uống miễn phí," Juraj Spisak, người hiện sống tại Brussels nói. "Mỗi suối nước khoáng tại Slovakia đều có những mùi vị đặc trưng riêng. Một số suối đậm vị sulphure hơn, một số suối khác lại giàu mangan hoặc chất sắt hơn."
Tất nhiên là ta vẫn có thể vào mua nước ở các cửa hàng, nhưng thường thì người dân mang chai lọ đến các con suối gần bên để lấy.

Na Uy

altImage copyrightYANA GRIBOVSKAYA
Ở quốc gia Scandinavi này, có những quy định pháp luật rất cụ thể về bảo vệ môi trường và quyền tận hưởng môi trường tự nhiên, hoàn toàn miễn phí.
Các quy định này cho phép cư dân địa phương quyền tự do đi lại trên các con đường, các dòng sông, hồ nước; được hái quả, hái nấm và hoa dại, và được cắm trại qua đêm, miễn là điểm cắm trại phải được cách xa toà nhà gần nhất 150m.
"Chúng tôi chia đất ra thành loại 'innmark' và 'utmark', có nghĩa là 'trong khu vực' và 'ngoài khu vực'," Eivind Kjørstad giải thích.
"Sự khác biệt là 'innmark' là nơi có hoạt động trồng trọt, được sử dụng, như là vườn, cánh đồng, công viên, đường sá. 'Utmark' là tất cả những gì còn lại, gồm núi, rừng, trảng cỏ, lãnh nguyên, đầm lầy, bãi biển, sông hồ."
Luật về thiên nhiên áp dụng cho tất cả mọi người ở tất cả những nơi thuộc 'utmark', ngay cả khi đó là đất thuộc sở hữu tư nhân.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét