Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Những điều ít biết trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

 
  
 
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877, hoàn thành ba năm sau 
đó với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy 
giờ. Công trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai 
tháp chuông cao gần 57 m. <!>
Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều 
mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm 
tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn 
màu sắc hồng tươi).
 
  
Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc 
biểu tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh 
tòa của Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường 
tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.
 
  
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những "cổ vật" 
đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 
m và gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh 
là cầu thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
 
  
Gác chuông cao gần 37 m kể từ mặt đất, rất tối. Sàn được lót sơ sài 
bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người 
. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông 
La và Đô. Gác chuông bên trái có 4 quả chuông Son, Si, Mi và Rê. 
 
  
Ba quả chuông to nhất là Son nặng 8.745 kg, chuông La nặng 5.931 kg, 
Si nặng 4.184 kg kg, Đô nặng 4.315 kg, Rê nặng 2.194 kg và chuông Mi 
nặng 1.646 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều 
được đúc ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm 
sắc riêng không thể lẫn vào đâu. 
 
  
Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba 
quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì 
quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc 6 chuông, tiếng 
chuông được cho là vang xa trong phạm vi khoảng 10 km.
 
  
Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một 
cầu thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ 
đây có thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông 
đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.
 
  
Giữa hai ngọn tháp, đối diện bàn thờ chính của ngôi thánh đường là gác 
đàn. Tại đây đặt một chiếc đàn organ ống, được cho là một trong hai cây 
cổ nhất Việt Nam hiện nay. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ 
công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà 
cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 
m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm. 
 
  
Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có 
những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và 
những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để 
người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.
Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. 
Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát 
ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn K'lông Pút của Tây Nguyên. Tuy 
nhiên, do thiếu bảo quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ 
bàn phím điều khiển bằng tay).
 
  
Cũng nằm ở giữa 2 tháp chuông, phía trên gác đàn có căn phòng đặt bộ 
máy của chiếc đồng hồ khổng lồ nhà thờ Đức Bà. Từ bộ máy có trục bằng 
sắt nối với đồng hồ lớn đặt ở bên ngoài, phía mặt trước nhà thờ.
 
  
Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 
2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.
 
  
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng 
hồ báo thức. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng 
hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.
 
Hữu Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét