Chiều 26/8, một cơn mưa lớn đã khiến toàn bộ các đường vào phi trường Tân Sơn Nhất chìm trong biển nước. Không chỉ ở những cửa ngõ ra vào Tân Sơn Nhất bị ngập sâu, những hình ảnh chụp lại tại bên trong phi trường cho thấy: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng không khá hơn là bao.<!>Ngoài ngõ kẹt cứng :Các tuyến đường đi vào phi trường Tân Sơn Nhất kẹt cứng nhiều giờ đồng hồGiao thông nhiều tuyến đường trọng yếu như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, Trường Chinh, Lý Thường Kiệt, Cộng Hòa, lâm vào tình trạng kẹt cứng giữa trời mưa. Chị Lan Phương (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết: chị có chuyến bay đi Quảng Nam nhưng do tắc nghẽn ở cửa ngõ phi trường, nên phải bỏ taxi, mang hành lý chạy bộ vào phi trường cho kịp giờ.Đường Hồng Hà, Bạch Đằng, ngập sâu khi trời mưa, quanh khu vực Công viên Hoàng Văn Thụ cũng ngập nặng, đường Trường Sơn thì có thể kẹt xe bất cứ lúc nào, dù ngành giao thông Thành phố đã ra quân giải tỏa những điểm có thể gây kẹt xe, nhưng do lượng xe lưu thông quá đông nên chưa giải quyết được.Mưa lớn gây kẹt xe trước cửa ngõ phi trường Tân Sơn Nhất (ảnh chụp tại giao lộ Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi.Bên trong ngập thành sông.Chiều 26-8, thời tiết xấu đã gây ảnh hưởng đến chuyến bay của tất cả hãng Hàng không. Đại diện hãng Hàng không VietJet Air cho biết: mưa lớn đã khiến khu vực cất cánh, hạ cánh tại phi trường bị ngập, nên các máy bay không thể thực hiện được chuyến bay.Cụ thể, các chuyến bay xuất phát từ phi trường Tân Sơn Nhất đều không thể cất cánh. Riêng với các chuyến bay đến TP. Sài Gòn, máy bay đều phải bay chờ ở Nha Trang.Ghi nhận tại phi trường Tân Sơn Nhất, hành khách phải chờ đợi rất lâu, vì các chuyến bay bị hoãn. Nhiều hành khách ngồi bệt xuống sàn tiếp tục chờ hết mưa. Đáng lưu ý, khi nghe thông báo sự chậm trễ thời gian bay là do thời tiết xấu, nhiều hành khách tỏ ra thông cảm cho hãng Hàng không, vì sự bất khả kháng này.Hành khách chờ đợi tại phi trường Tân Sơn Nhất vì hoãn chuyến bay.Hành khách Nguyễn Mai (ngụ quận 8, TP. Sài Gòn) cho biết: “Tôi mua vé đi Vinh trên chuyến bay lúc 6 giờ 25 phút của VietJet Air. Tuy nhiên, hãng Hàng không thông báo chuyến bay của tôi đã bị hoãn vì mưa lớn. Hiện tại, máy bay vẫn đang ở ngoài Nha Trang mà chưa thể vào TP. Sài Gòn đón khách bởi mưa lớn”.Trao đổi với Báo Pháp Luật TP. Sài Gòn, đại diện Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cho biết: vì thời tiết xấu nên các chuyến bay không thể cất/hạ cánh theo đúng lịch trình, chứ khu vực đường băng, đường rẽ không bị ngập nặng. (?!!!)Tuy nhiên, theo ảnh chụp của một hành khách chờ, hiện phi trường Tân Sơn Nhất như chìm sâu trong biển nước. Có những khu vực nước ngập đến cả nửa mét đến 1 mét, khiến các phương tiện đi vào Nhà Ga Quốc nội và Quốc tế gặp nhiều khó khăn. Nhìn những hình ảnh này, liệu người ta có còn tuyên bố rằng “khu vực đường băng, đường lăn KHÔNG BỊ NGẬP” hay không?Cả phi trường chìm trong biển nước.Vấn đề đặt ra, tại sao từ năm này sang năm khác, phi trường Tân Sơn Nhất khai triển các dự án chống ngập lên đến hàng trăm tỷ đồng cho phi trường, nhưng đều không hiệu quả? Phải chăng các dự án đều thực hiện theo kiểu chắp vá, chỉ giải quyết phần ngọn chứ không đi vào phần gốc của vấn đề? Có hay chăng dự án xây dựng sân golf trong phi trường của Tập đoàn Him Lam vài năm trở lại đây, khiến hệ thống thoát nước của phi trường như “vỡ trận”, cấu trúc bị phá vỡ, không thể chịu nổi áp lực thoát nước khi diện tích này bị thu hẹp đáng kể, và thay vào đó bằng những thảm cỏ xanh mướt, các tòa cao ốc, khu giải trí ... nhưng chỉ chuyên phục vụ cho các khứa chủ lắm tiền nhiều của?Phải chăng việc mọc ra sân golf Tân Sơn Nhất mới chính là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề kẹt xe cửa ngõ vào phi trường, và phá vỡ quy hoạch, khiến phi trường chìm trong biển nước khi có mưa xuống?Người dân phải chịu cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng ở cửa ngõ vào phi trường Tân Sơn Nhất để phục vụ cho thói quen ăn chơi của giới thượng lưu, và hơn ai hết là để làm giàu cho giới chủ đầu tư kinh doanh sân golf.Tại sao đại diện phi trường Tân Sơn Nhất có thể trắng trợn “đổi trắng thay đen”, lấp liếm cho tình trạng phi trường biến thành sông, mỗi khi mưa xuống như thế? Thiệt hại kinh tế sẽ là bao nhiêu, liệu vài đồng lợi nhuận kiếm được từ sân golf có đủ bù đắp chăng? Chưa kể lợi nhuận, nếu có, cũng chỉ chảy về túi của tên Dương Công Minh, chủ Tập đoàn Him Lam, còn thiệt hại người dân phải gồng mình gánh chịu ? Tại sao người ta còn giữ một dự án vừa coi thường tính mạng của người dân (đe dọa nghiêm trọng an toàn bay, đầu độc người dân thành phố) vừa gây thiệt hại kinh tế khủng khiếp, không thể tính toán được như thế được ???
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét