Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Lá Thư Úc Châu Trang Thơ Nhạc cuối Tháng (30 - 8 -2016) - TS Nguyễn Nam Sơn

1. Từ Miền Bắc: Phạm Duy - Hợp ca - GsTranNangPhung - HungThe -  NNS
<!>
2. Anh Còn Nợ Em - Khúc Thụy Du: Anh Bằng - Du Tử Lê - Phan Thành Tài - Thiên Kim - Nguyên Khang - GsTranNangPhung - HungThe -   NNS
3. Mình Ơi: Diệu Hương - Ngọc Hạ - GsTranNangPhung - HungThe -  NNS 
4.  Chút Kỷ Niệm Buồn: Thanh Sơn - Như Quỳnh - GsTranNangPhung - HungThe - NNS
5.  Nén Hương Yêu: Châu Kỳ - Duy Khánh - Ngọc Hạ - Gs TranNangPhung - HungThe -  NNS
6. Hai Mùa Mưa: Lê Minh Bằng -  Thanh Thúy - GsTranNangPhung - HungThe   - NNS
 
  7. Người Đi Qua Đời Tôi: Phạm Đình Chương - Trần Dạ Từ - Thái Thanh - GsTranNangPhung - HungThe  - NNS
 
Tình thân,
NN
.............................. .............................. .............................. ................

I. Chuyện Thời sự & Xã hội 

(i) Ts Nguyễn Hưng Quốc: Họ đã làm được gì cho đất nước
Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi được bầu làm chủ tịch Quốc hội khóa 14 vào ngày 23 tháng 7, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một mặt, ca tụng các thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác, phê phán các tổ chức xã hội dân sự và những người thường xuyên phản biện lại các chính sách của đảng và nhà nước. Bà nói: "Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước ? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình".
Phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân rất giống với các luận điệu thường nghe của các dư luận viên của đảng. Trên các mạng lưới truyền thông xã hội, đặc biệt facebook, để chống chế lại những sự phê phán đối với các chính sách sai lầm cũng như những việc làm sai trái của giới lãnh đạo Việt Nam, các dư luận viên cũng thường nói : "Các người chỉ biết nói suông chứ đã thực sự làm được điều gì cho đất nước?".
Sự giống nhau trong các lời phát biểu trên cho thấy hai điều : Một, đó là quan điểm chung của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay ; và hai, quan điểm ấy chỉ là một sự nguỵ biện vừa sai lầm vừa hời hợt. Sai lầm một cách hời hợt.
Trong một chế độ dân chủ, khi người dân được quyền tự do phản biện và hành động, người ta có thể khuyên, giống như lời khuyên của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trước đây, "đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn mà hãy tự hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước". Nhưng dưới một chế độ độc tài thì khác. Ở Việt Nam hiện nay, việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự bị cấm đoán. Một số tổ chức xã hội dân sự được ra đời một cách tự phát thì bị ngăn chặn mọi hoạt động, ngay cả những hoạt động được thừa nhận trong hiến pháp : biểu tình, dù là biểu tình với một lý do hoàn toàn chính đáng là chống lại các việc gây hấn ngang ngược của Trung Quốc. Xuống đường biểu tình : bị bắt. Thậm chí chỉ lên tiếng phản biện lại chính phủ cũng bị trù dập. Trong hoàn cảnh như thế, hỏi những người yêu nước đã làm được gì cho đất nước cũng giống như việc trói chân trói tay một người rồi trách mắng là họ không làm được điều gì cả.
Trong lúc chính quyền Việt Nam tìm mọi cách để phủ nhận ý nghĩa của các tổ chức xã hội dân sự, hầu hết các nhà nghiên cứu về chính trị học trên thế giới đều cho xã hội dân sự là một trong những nền tảng chính của dân chủ. Với họ, xã hội dân sự còn quan trọng hơn cả thế chế. Có nhiều nước có thể chế dân chủ, nghĩa là có bầu cử tự do và có tam quyền phân lập nhưng vẫn không có dân chủ hoặc nếu có, tính chất dân chủ ấy cũng rất bấp bênh. Kinh nghiệm tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi sau cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập vào năm 2011 là ví dụ. Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, dân chúng được tự do bầu cử, nhưng các chính phủ mới được dựng lên từ các cuộc bầu cử ấy không hẳn là dân chủ thật. Lý do ? Có nhiều, nhưng lý do quan trọng nhất là ở đó chưa có các tổ chức xã hội dân sự, hoặc có, chỉ có một cách èo uột. Sự khác nhau trong tiến trình dân chủ hóa tại các quốc gia Đông Âu sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ cũng vậy : ở đâu xã hội dân sự mạnh, ở đó dân chủ được xây dựng vững chắc, ngược lại, ở đâu xã hội dân sự còn manh nha và rời rạc, ở đó, nguy cơ quay lại độc tài rất cao. Được hiểu là một tập hợp tự nguyện của một số công dân nhắm đến việc phục vụ cho một lý tưởng chung, xã hội dân sự có tác dụng củng cố ba đặc điểm vốn được xem là nền tảng của mọi tiến trình dân chủ hóa : ý thức về quyền của mỗi cá nhân ; ý thức về trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể ; và ý thức về sự hợp tác giữa các cá nhân với nhau vì một mục đích chung của cả tập thể. Không thể có dân chủ nếu không có ba loại ý thức ấy.
May, mặc dù bị chính phủ cấm đoán, các tổ chức xã hội dân sự đang dần dần hình thành tại Việt Nam. Họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình với những mục tiêu khác nhau tại Việt Nam, từ việc chống Trung Quốc đến việc bảo vệ cây xanh tại Hà Nội cũng như việc yêu cầu sự minh bạch trong vấn đề môi trường ở miền Trung. Tuy nhiên, việc làm đáng kể nhất của họ, cho đến nay, là lên tiếng phản biện lại các chính sách của nhà cầm quyền. Trên các mạng lưới truyền thông xã hội, nhiều người trong họ không ngừng phát hiện những sai trái trong phát biểu cũng như hành động của chính phủ. Những sự phản biện của họ có hiệu quả hay không ?. Tôi nghĩ là có.
Trước đây, mỗi lần nhắc đến hiện tượng ngư dân Việt Nam bị các tàu hải giám của Trung Quốc đâm chìm hay cướp bóc, truyền thông Việt Nam chỉ dám dùng chữ "tàu lạ". Chữ "tàu lạ" ấy bị mỉa mai và phê phán gay gắt chủ yếu trên các mạng lưới truyền thông xã hội vốn được xem là thuộc "lề trái". Sự mỉa mai và phê phán ấy khiến nhà cầm quyền chột dạ. Gần đây, mỗi lần nhắc đến các sự cố tương tự, báo chí chính thống đều nhất loạt gọi đích danh Trung Quốc. Sự thay đổi ấy sẽ không thể có nếu không có sự đóng góp của những người phản biện.
Mới đây, vào ngày 8 tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng ghé thăm khu Phố cổ Hội An. Chuyến viếng thăm sẽ không có điều gì đáng nói nếu đoàn xe hơi của phái đoàn do ông dẫn đầu không chạy vào con đường đi bộ dành cho du khách. Không có tờ báo chính thống nào ở Việt Nam đề cập đến chi tiết ấy. Nhưng nó không thoát khỏi mắt của dân chúng. Nhiều người chụp hình đoàn xe và đưa lên facebook. Các bức hình ấy được phát tán nhanh chóng và thu hút sự chú ý của quần chúng, làm rộ lên những sự phê phán gay gắt đối với việc lộng quyền của thủ tướng. Cuối cùng, chưa tới mười ngày sau, trong cuộc hội nghị về công tác cải cách hành chính, ông Nguyễn Xuân Phúc công khai xin lỗi ; sau đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng công khai xin lỗi về việc để đoàn xe của thủ tướng đi vào khu phố cổ. Những lời xin lỗi ấy không thể có nếu không có những sự phê phán của quần chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Nhìn từ góc độ ấy, những người "chỉ biết nói", theo lời của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đã có đóng góp, dù nhỏ, vào tiến trình dân chủ hóa cũng như việc xây dựng đất nước. Chính họ, chứ không phải ai khác, là những kẻ gieo mầm dân chủ cho Việt Nam. (Source: VOA, 23/08/2016)

(ii) Mặc Lâm (RFA) : Hiện tượng Thái Bá Tân
Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ” của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.
Từ hơn 5 năm trước thơ Thái Bá Tân được cộng đồng chia sẻ và mức lan tỏa của nó phải nói là khá lớn. Người ta thích thú vì ông viết xoáy vào các chủ đề xảy ra hàng ngày. Tính thời sự trong thơ ông rất rõ, kèm theo đấy ông bày tỏ thái độ của mình và chính điều này đã làm nên Thái Bá Tân. Tháng 7 năm 2012 trong bài viết: “Thái Bá Tân và những bai thơ 5 chữ” chúng tôi đã được ông cho biết về thái độ của mình, với tư cách một nhà thơ như sau: “Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy trách nhiệm công dân thì mình phải nói.”
Trong bài thơ “Mắng con” Thái Bá Tân đã làm cho không khí biểu tình chống Trung Quốc lúc ấy thêm lửa. Cách thể hiện thái độ của ông trước sự vô cảm của con ông, mà chính ra là của nhà nước, của đa số người dân trong xã hội, đã khiến cư dân mạng nức lòng vì ông đã dùng thơ nói lên những ẩn ức cháy lòng của người khác.
“Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
      Mày nói y như đảng.
      Không liên quan thế nào?
      Nước là của tất cả,
      Của mày và của tao.
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
      Chính vì khôn, “biết sống”
      Tức ngậm miệng, giả ngây,
      Mà thế hệ của bố
      Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
     Mai biểu tình, thế đấy.
     Bố không bắt con đi,
     Nhưng cũng đừng cản bố.
     Cản cũng chẳng ích gì.”
Người biểu tình biết ông từ đó và niềm tin yêu đặt vào ông ngày một cao hơn qua các bài thơ khác.
Thái độ của nhà thơ Thái Bá Tân là thái độ của một sĩ phu Bắc Hà. Là nhà giáo ông biết rõ nhân cách của một công dân trong xã hội, một công dân khi ứng xử với nước ngoài và nhất là lòng tự hào của một công dân đối với quốc gia mình. Thế nhưng ông đã tự bộc lộ nỗi thất vọng khi được làm công dân của một nước Cộng sản, như nước mà ông đang sống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Chứ nói chung là nhục
Nhục phải làm thằng dân
Một nước giỏi nói phét
Lãnh đạo thì ngu đần
      Riêng hai chữ Cộng sản
      Đã đú nói phần nào
      Làm thằng dân Cộng sản
      Có gì mà tự hào?”
Thái Bá Tân không mạnh mẽ đến độ làm cho nhà nước nghĩ rằng ông chống phá, thế nhưng khi nói tới cùng cái điều mà ông trông thấy hàng ngày có lẽ Thái Bá Tân không phải là người cuối cùng nói lên sự thật:
“Vứt mẹ cái khẩu hiệu 
Còn đảng là còn mình. 
Thế mai kia đảng chết, 
Không lẽ mày quyên sinh?”
Thế nhưng chỉ vài ngày trước đây trên trang Facebook của mình nhà thơ đã làm cho mạng dậy sóng.
Trong status có tựa Đôi lời, nhà thơ Thái Bá Tân đã bộc bạch những điều mà trước đây ông đả phá. Từ biết ơn đảng đã đổi mới, cho tới ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết không hề tham nhũng, ông khen Thủ tướng Phúc quyết liệt Bí thư Thăng năng nổ và xác định lòng tin của nhà thơ là đại cục không phải xấu đi mà đang tốt lên.
Thấy chưa đủ ông còn viết thêm một bài thơ, diễn tả tâm trạng mình cũng theo thể thơ đã làm ông nổi tiếng, bài thơ có tên “Ghi nhận”
“Các bác thử tưởng tượng,
Nếu đảng ta trước đây
Không mở cửa, đổi mới,
Sẽ thế nào hôm nay?
     Hôm nay ta chắc chắn
     Như dân Bắc Triều Tiên.
     Không được nói, được chửi,
     Không cơm ăn, không tiền.
Không có internet,
Không được đi nước ngoài,
Không có chiếc xe đạp,
Không có cả chiếc đài.
     Không được mặc quần xoọc,
     Cắt tóc theo ý mình.
     Không khách sạn, nhà nghĩ,
     Không có cả ngoại tình…
Chắc chắn là như thế.
Các bác cứ tin đi.
Nếu đảng không đổi mới,
Hỏi ta biết làm gì?
     Định vùng lên lật đổ
     Rồi thoát khỏi thằng Tàu?
     Đừng đùa với cộng sản.
     Không có chuyện ấy đâu.
Cho nên chửi cứ chửi,
Nhưng cũng phải phân minh.
Biết lượng sức mà tiến,
Biết người và biết mình.
     Đảng có gì không đúng
     Thì nói, ta, người dân
     Việc mình làm thật tốt
     Để mọi cái tốt dần.
Tôi không ưa cộng sản,
Cả xưa và cả nay.
Nhưng đảng đã đổi mới
Thì ghi nhận việc này”
Khi xưa làm một bài thơ hay phải chờ đến hàng năm thì cộng đồng mới biết tới để khen, để phản hồi. Bây giờ chỉ sau một đêm, một ý kiến một bài thơ của ông được sự phản hồi ào ạt tới không kịp xem cho hết. Người tích cực và nhanh nhất là Facebooker Dương Hoài Linh, ông dùng lại chính thể thơ mà Thái Bá Tân nổi tiếng để diễn tả tâm trạng mình:
Gởi thầy Thái Bá Tân
“Nghe thầy Thái Bá Tân.
Phân trần về chính trị.
Mà cảm thấy phân vân.
Bởi quá nhiều vô lý.
     Mới hôm nào thầy nói.
     Chính trị là thực tế,
     Là cuộc sống, là đời.
     Nói thật tôi rất nể.
Không có nước nào nhỏ.
Chỉ có những công dân
Cam chịu sống bé nhỏ,
Gục mặt vào miếng ăn.
     Nghĩ thầy thật can trường.
     Chẳng kém phần dũng cảm.
     Dành tất cả tình thương.
     Cho dân đầy can đảm.
Nhưng hôm nay thầy bảo.
Trọng là người liêm khiết.
Không bán nước cho Tàu.
Nghe mà buồn khôn xiết.
     Chắc thầy hẳn đã quên.
     Chỉ cách đây mấy tháng.
     Trọng là một tên hèn.
      Khi đi vào Vũng Áng.
Mặc cá chết ,dân đói.
Biết bao nỗi đoạn trường.
Nước mắt hòa với máu.
Trong những lần xuống đường.
     Bao cảnh đời tang thương.
     Trọng chẳng thèm hay biết.
     Một vùng biển miền Trung.
     Đã biến thành biển chết.
Thủ tướng quyết cho liệt.
Mọi đường lối chủ trương.
Lừa dân năm trăm triệu.
Dối trá đủ mọi đường.
     Môi trường không còn nữa.
     Chúng chẳng thèm quan tâm.
     Cả một bầy lợn sữa.
     Rủ nhau xuống biển ngâm.
Ôi đất nước như thế.
Rặt một lũ chuyên lừa.
Ăn của dân bất kể.
Chẳng biết mấy cho vừa.
     Xã hội đang sôi sục .
     Như nồi cơm sắp trào.
     Chúng vẫn không biết nhục.
     Gắp lửa bỏ thêm vào.
Cuộc đời phức tạp lắm,
Vàng ròng lẫn đồng thau.
Đã cùng dân một nước
Thì phải yêu thương nhau.
     Thế mà nay thầy khác.
     Nói chẳng ra làm sao.
     Phủ nhận và bài bác.
     Không như cái thuở nào.
Tôi mong thầy bị hack.
Viết những lời mất trí.
Để xác tín trên đời.
Rằng vẫn còn chân lý.
     Bá Tân ơi Bá Tân 
     Chẳng lẻ tôi đã lầm?
     Thì ra cái hai mặt .
     Không của riêng người nào.
Nhẫn nhục mưu việc lớn
Là việc rất đáng khen.
Nhẫn nhục để khỏi chết
Là thứ nhẫn nhục hèn.”
Thế nhưng nhà báo Võ Văn Tạo lại nhìn nhà thơ Thái Bá Tân qua một lăng kính khác ông cho rằng khi chưa hiểu tường tận câu chuyện lại đánh giá nặng nề nhà thơ là việc không nên làm, ông nói: “Tôi rất ngạc nhiên đồng thời tôi cũng thấy có nhiều ý kiến nặng nề thóa mạ bác một cách quá đáng. Theo tôi nghĩ đánh giá một con người thì có cả một quá trình. Mình đã đọc nhiều tác phẩm của bác. Bác là một dịch giả, nhà văn viết rất hay và đặc biệt những bài phê bình thể loại thơ 5 chữ rất dí dỏm mang tính chất phê phán nhẹ nhàng đối với tiêu cực xã hội hiện nay, đột nhiên lại có một status đi ngược với điều đó thì cộng đồng người ta shock là điều dễ hiểu nhưng tôi cho rằng bác là con người tử tế chứ không phải là loại cơ hội sớm đầu tối đánh như một số bạn nóng nảy kết án.”
Một Facebooker khác là Nguyễn An Dân cũng làm thơ 5 chữ ghi lại nhận định của mình theo một hướng khác, ông viết:
“Có ông Thái Bá Tân
Thích làm thơ chính trị
Quần chúng nghe thành quen
Nghĩ ông làm chính trị
     Ông chỉ là nhà thơ
     Không phải nhà chính trị
     Xin đừng đòi hỏi ông
     Giống như nhà chính trị
Nếu hâm mộ thơ ông
Thì cứ đọc cho đủ
Chuyện chính trị quốc gia
Nói bằng thơ - không đủ
     Hãy tìm những thông tin
     Bổ ích mà học hỏi
     Nhà chính trị quốc gia
     Ít ai làm thơ nổi
Nhà thơ là nhà thơ
chính trị là chính trị
Đừng đòi hỏi nhà thơ
Phải như nhà chính trị
     Đừng mong nhà chính trị
     Cũng biết làm thơ hay
     Tập trung làm thơ giỏi
     Chính trị sẽ...trên mây
Chúng ta cần lãnh đạo
Chứ không cần thơ hay
Tự chính mình học hỏi
Để phát triển ngày ngày
     Thế nên đừng ném đá
     Vào ông Thái Bá Tân
     Mà tập trung sức khỏe
     Vào chuyện quốc gia cần”
Trong một cái nhìn khác về trường hợp “quy hàng” của nhà thơ Thái Bá Tân, nhà báo Võ Văn Tạo kể câu chuyện mới xảy ra trong gia tộc ông để từ đó đặt ra câu hỏi “phải chăng Thái Bá Tân cũng là nạn nhân của an ninh khiến ông phải quay lại chĩa ngòi bút mình vào nhân dân, những người từng nhiệt tình kính trọng ông trước đây?". “Tôi xin kể câu chuyện mà tôi là người trong cuộc đó là vụ tháng Năm vừa rồi cá chết. Hôm mùng một tháng Năm cô em họ tôi là Hoàng Thị Minh Hồng, trước đây cô đi Nam cực thám hiểm hai lần cổ có thời gian làm đại sứ cho UNESCO và Trưởng đại diện cho Quỹ bảo vệ động vật hoang dã của thế giới. Cô là người của công chúng cho nên khi ngày 1 tháng 5 cô xuất hiện ở cuộc biểu tình với tấm bảng đề là “con tôi cần nước sạch, không khí sạch, thực phẩm sạch, chính quyền sạch” -  Cái hình ảnh đó rất ấn tượng và không hiểu sao hai tuần sau, ngày 15 tháng 5 cô ấy xuất hiện với cái bảng “đả đảo Việt Tân”. Nhiều người dự đoán cô bị sức ép hay có cái gì đấy. Tôi rất ngạc nhiên và gọi cô ấy nhưng rất khó liên lạc cho tới khi liên lạc được thì cô nói thật do bị sức ép của an ninh nên buộc lòng cổ phải làm việc ấy. Cô kể hết sự tình ra là an ninh đã đe dọa cô ấy thông qua nhân viên của tổ chức cô ấy làm việc, đồng thời gửi e-mail nặc danh dọa giết cháu Giang là con của hai vợ chồng cô. Chúng còn biết cháu học ở trường nào nữa cho nên cô rất sợ cuối cùng đi đến việc làm dở như thế.
Có khả năng chứ không dám khẳng định: bác Thái Bá Tân cũng rơi vào tình trạng đó do có một cái ý mà bác nói “cảm ơn đảng, chính phủ qua cái việc chủ trương đổi mới” bác nói “quá nghèo mà được như thế này là tốt lắm rồi!” Tôi thấy nó giống như giọng lưỡi an ninh mà mỗi lần tiếp xúc làm việc với tôi cũng nói những câu như thế của dư luận viên và tôi không thể tin được đó là cái đầu hay cái cách của bác”. Trong xã hội nhiều tầng nấc trái ngược và điều gì cũng có thể xảy ra như hiện nay, nên chăng hãy để câu chuyện Thái Bá Tân ngủ yên với cái nó vốn có. Lịch sử còn dài và trên từng trang viết của nó không ai có thể trốn tránh, nhất là khi đã tự chọn cho mình là người của công chúng.

*** Thái Bá Tân: Thông Điệp hôm nay
Cải Chính: Tự nhiên thành “Hiện tượng Thái Bá Tân” mới lạ.
Chính thức và nghiêm túc nhé: Tôi không hề bị an ninh hay ai đó gây áp lực cả. Nói thế là oan cho người ta. Xưa nay tôi vẫn thế, cái gì chưa được thì nói, một cách đàng hoàng và xây dựng. Cái gì hay thì khen, nhỏ cũng khen, thậm chí còn cố tìm cái tốt để khen.
Tôi thực sự vui mừng vì đất nước đã đổi mới, đời sống người dân khá hơn xưa, có thể nói đổi đời. Trong chừng mực nào đó người dân đã có tự do và dân chủ. Cả nhân quyền. Đảng lãnh đạo đất nước thì có vai trò lớn trong việc này và phải ghi nhận. Còn tham nhũng, tiêu cực này nọ là chuyện khác, chuyện nghiêm trọng, và tôi sẽ tiếp tục phản biện về chuyện này.
Vì biết không còn cách nào khác, tôi chỉ mong đảng đổi mới hơn nữa. Tôi lên tiếng với hy vọng đảng và nhà nước nhận thấy vấn đề và có chính sách thích hợp.
Tôi viết thơ con nít và thơ Phật để giúp người trẻ là chính. Lề trái chỉ khi bức xúc lắm mới viết.
Nhân tiện: Tôi biết nhiều lắm đấy, có khi còn hơn nhiều bác, mà biết từ lâu nhưng xưa không được nói. Bây giờ cho nói thì cảm ơn chứ sao. Nhiều bác lề trái cực đoan và một chiều quá. Còn chửi lung tung. Quyền các bác, nhưng tôi thấy điều ấy chẳng hay chút nào. Đóng gop cho sự nghiệp tiến bộ quan trọng là việc làm chứ không phải lời nói thóa mạ.
Thế là rõ nhé. Tôi là thế, sẽ luôn như thế. Ai thích thì đọc, không thì thôi và đừng nặng lời. Tính tôi không thích người ta nói đến. Thề luôn. Không thích cả khen thưởng, giải này giải nọ. Tôi chỉ muốn lặng lẽ làm việc không ngừng nghỉ với cường độ cao như bốn, năm chục năm nay, cố làm được cái gì tốt cho đời thì làm. Thế nhé. Chấm hết nhé. Chào!
*** Song Chi: Người Việt và xu hướng khen ngợi nồng nhiệt hay thất vọng thái quá
Một nhà thơ nổi tiếng trên mạng xã hội vì có những bài thơ 5 chữ mang tính thời sự xã hội, nói lên những bức xúc, vui buồn, cảm nghĩ của mình trước những sự trái tai gai mắt thường ngày. Nhiều người thích vì những bài thơ ấy đơn giản, dễ nhớ dễ thuộc, nói đúng những điều họ cảm, họ nghĩ. Mặt khác, trên mạng xã hội, báo chí “lề trái” có rất nhiều cây bút viết blog, viết báo, chính luận hay, nhưng chỉ có một nhà thơ ấy với những bài thơ 5 chữ nói chuyện thời sự, có lẽ vì vậy mà ông được nhiều người biết.
Và rồi, do thiện cảm, do đồng tình với những suy nghĩ của nhà thơ, một số người đã xem nhà thơ ấy như một người bất đồng chính kiến, dám nói lên sự thật và dám đấu tranh không chỉ chống lại những cái xấu của xã hội mà cả cái chế độ cộng sản thối nát này.
Cho đến khi nhà thơ viết bài “Đôi lời” trên facebook của mình khen ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết, tin “lãnh đạo ta không bán nước cho Tàu”, bộc bạch: “Tôi không thích cộng sản, nhưng vẫn ghi nhận, thậm chí biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới. Chúng ta từ một nước cực nghèo mà được thế này là quá tốt rồi….Tôi tin sớm muộn đất nước mình sẽ có dân chủ và tự do thực sự. Tạm thời chưa có được cái đích tốt đẹp ấy thì tạm hài lòng với những gì đã có, và chung sức cùng đồng bào đấu tranh (một cách xây dựng) để đạt được điều ấy” và khen cả dàn lãnh đạo chính phủ mới vận hành được… Sau đó ông còn nhắc lại những ý của mình bằng một bài thơ.
Dư luận lập tức dậy sóng, nhiều ý kiến chỉ trích, kể cả nặng nề, cho rằng nhà thơ đã nói ngược lại, thậm chí phản bội lại những gì đã viết. Có người còn đặt ra giả thuyết phải chăng facebook của ông bị hack, hay ông bị sức ép nào đó từ phía công an nên buộc phải viết thế. Cuối cùng, nhà thơ viết thêm một bài “Thông điệp hôm nay" nói rõ rằng không bị an ninh hay ai gây sức ép cả: “Xưa nay tôi vẫn thế, cái gì chưa được thì nói, một cách đàng hoàng và xây dựng. Cái gì hay thì khen, nhỏ cũng khen, thậm chí còn cố tìm cái tốt để khen. Tôi thực sự vui mừng vì đất nước đã đổi mới, đời sống người dân khá hơn xưa, có thể nói đổi đời. Trong chừng mực nào đó người dân đã có tự do và dân chủ. Cả nhân quyền. Đảng lãnh đạo đất nước thì có vai trò lớn trong việc này và phải ghi nhận. Còn tham nhũng, tiêu cực này nọ là chuyện khác, chuyện nghiêm trọng, và tôi sẽ tiếp tục phản biện về chuyện này. Vì biết không còn cách nào khác, tôi chỉ mong đảng đổi mới hơn nữa. Tôi lên tiếng với hy vọng đảng và nhà nước nhận thấy vấn đề và có chính sách thích hợp”.
Thiết tưởng quan điểm như thế là quá rõ. Là chỉ muốn đóng góp xây dựng cho đất nước và cho đảng. Mong đảng đổi mới. Ghi nhận những cái tốt, công ơn của đảng và chỉ ra những cái xấu trong xã hội để mong đảng “đổi mới hơn nữa”, “nhận thấy vấn đề và có chính sách thích hợp.” Trước đây có lẽ là do không nói rõ (?) nên nhiều người hiểu nhầm thái độ “phản biện với tinh thần xây dựng, đóng góp” của nhà thơ thành ra thái độ của một người bất đồng chính kiến hay đấu tranh dân chủ.
Trường hợp của nhà thơ nói trên không phải là ít trong xã hội VN. Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội VN trong suốt thế kỷ XX cho tới tận thời điểm hiện tại vẫn có nhiều mâu thuẫn, xung đột về chính trị, và người Việt là một dân tộc vẫn còn nhiều bất đồng, chia rẽ sâu sắc về quan điểm, thái độ, tư tưởng chính trị, giữa người thuộc nhóm này với nhóm khác, giữa người miền Bắc và người miền Nam, giữa người trong nước và ở nước ngoài, giữa các tổ chức, đảng phái khác nhau.
Không thể phủ nhận là nhờ có internet, nhờ có sự giao lưu gián tiếp hay trực tiếp với thế giới bên ngoài qua các kênh truyền thông, qua tìm hiểu, nghe kể, thậm chí nhìn thấy tận mắt và so sánh giữa thực tế đời sống ở VN và các nước tự do, dân chủ, phát triển…, con số người Việt nhận ra những cái tệ hại, thua kém của VN so với nhiều nước khác, những bất công, phi lý trong xã hội và cái dở, cái tệ của nhà nước ngày càng nhiều. Và cũng ngày càng nhiều người thuộc mọi lứa tuổi, thành phần, kể cả những người từng cầm súng dưới màu cờ của đảng cộng sản, con em gia đình cán bộ, đảng viên…lên tiếng phản biện, chỉ trích nhà cầm quyền hoặc nói lên sự thật xã hội, sự thật lịch sử.
Nhưng không phải ai cũng quyết liệt tư tưởng 100%. Không phải ai cũng nghĩ được rằng “cộng sản không thể tự thay đổi, sửa đổi mà chỉ có thể bị thay thế, bị đào thải vĩnh viễn” (Boris Yelsin, Cựu Tổng thống đầu tiên của nước Nga thời hậu Xô viết).
Trên chặng đường dài của sự thay đổi về nhận thức, có người rõ ràng, thậm chí quyết liệt, có người chỉ chịu thừa nhận đảng “ta” bây giờ có nhiểu cái sai nhưng trước kia đảng “ta” không thế. Có người hiểu rõ bản chất của đảng cộng sản ngay từ đầu và toàn bộ lịch sử đảng cộng sản VN chỉ là một sự tuyên truyền, dối trá, người dân đã bị lừa, nhưng cũng có những người vẫn cho rằng đảng cộng sản có công “xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, đánh Pháp đuổi Mỹ, thống nhất đất nước”. Có người cho đến giờ phút này vẫn tin rằng bác Hồ là vị thánh, mọi chuyện là do những người khác và các thế hệ sau làm sai, nếu còn bác thì mọi chuyện đã khác v.v…
Nghĩ về tương lai VN cũng thế, có người mong muốn một sự thay đổi toàn diện để chuyển đổi sang mô hình thể chế chính trị tự do, dân chủ, tam quyền phân lập, pháp trị, đa đảng, và đảng cộng sản phải biến đi giống như mọi nước Đông Âu hậu cộng sản khác, nhưng có người vẫn hy vọng vào sự “tự làm sạch”, “tự đổi mới” của đảng…
Sự khác biệt trong suy nghĩ, quan điểm, nhận thức đó như đã nói, lả hệ quả của lịch sử bị chia cắt, chia rẽ trầm trọng, cộng với “nghệ thuật” tuyên truyền, nhồi sọ qua bao thế hệ của đảng cộng sản và do từng cá nhân mỗi người với xuất thân, “lý lịch”, trải nghiệm cuộc sống khác nhau.
Những người sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong chế độ XHCN ở miền Bắc hoặc gia đình, bản thân có nhiều ràng buộc, nhận được nhiều bổng lộc của chế độ thường khó thay đổi hơn, khó chấp nhận những sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì họ đã từng được giáo dục, từng tin. Nhất là về tên gọi, ý nghĩa, mục đích thật sự của cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam” hay những sự thật về nhân vật Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cũng chính những người như vậy nếu thay đổi thì lại rõ ràng, dứt khoát, không bao giờ còn chút mơ hồ, hy vọng gì nữa vào cái đảng này, chế độ này. Ví dụ như đại tá-nhà báo Bùi Tín, nhà văn Dương Thu Hương, cựu sĩ quan an ninh, nhà báo Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, người lính-blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, blogger Nguyễn Lân Thắng… và rất nhiều người khác.
Trong khi đó, lại có trường hợp những người ở miền Nam, trước đây thuộc thành phần chống lại chế độ VNCH hay còn gọi là thành phần “thân Cộng”, đến khi ra nước ngoài đã hàng chục năm nay, được sống trong một quốc gia tự do, dân chủ, tiến bộ, tôn trọng nhân quyền nhưng vẫn “thân Cộng” và vẫn mong muốn, hy vọng vào những cơ hội hợp tác với nhà cầm quyền VN.
Âu cũng là tự nhiên, thường tình. Bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn huống hồ cả một dân tộc hơn 90 triệu người, trong và ngoài nước. Nhưng điều đáng buồn hơn là sự khác biệt đó đã tạo nên sự chia rẽ trong người Việt, dù ở trong hay ngoài nước. Nếu như cộng đồng người Việt hải ngoại hơn 40 năm nay có biết bao nhiêu đảng phái, tổ chức chống Cộng nhưng vẫn không thể ngồi lại với nhau vì mục đích chung thì ở trong nước cũng không khá hơn, nhiều cá nhân, nhiều nhóm, tổ chức dân sự thành lập nhưng cũng chưa thể kết nối thành một phong trào chung.
Trở lại với chuyện từng cá nhân, nếu người Việt nói chung bình tĩnh hơn, đừng đòi hỏi bất cứ ai cũng phải rõ ràng dứt khoát 100% ngay về quan điểm, nhận thức, dần dần theo thời gian con người sẽ tự thay đổi, còn nếu không thay đổi thì ai sao mọi người cũng sẽ nhìn thấy và tự đánh giá được. Bên cạnh đó, dường như tâm trạng sốt ruột trước thời cuộc, tình thế và sự biến chuyển quá chậm chạp của VN trong lúc đa số người dân vẫn bàng quan với hiện trạng đất nước hay sợ hãi, cầu an, nên khi có bất cứ ai dám lên tiếng, dám có những bài viết nói lên sự thật, phản biện, chỉ trích nhà cầm quyền hoặc có những hành động như xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ cho người VN…chúng ta thường có khuynh hướng yêu mến, khen ngợi nồng nhiệt cũng như hy vọng, tin tưởng nhiều vào người đó. Để rồi khi thấy người đó có những hạn chế về quan điểm hay nhược điểm nào đó trong tính cách thì lại thất vọng thái quá. Điều này đã từng xảy ra không phải chỉ một vài lần. Cả hai thái cực có lẽ đều không nên.
Con đường đấu tranh để thay đổi tương lai, vận mệnh đất nước, dân tộc VN là một con đường dài, gian nan và là trách nhiệm chung của tất cả con dân Việt trong và ngoài nước, không của riêng ai, trong đó mỗi người dù góp phần nhỏ bé, hay chỉ đi được một chặng đường cũng đã là quý. Và chặng đường ấy sẽ ngắn hơn nếu ngày càng nhiều người hơn, cùng nắm tay nhau, cùng đi được bên nhau.
(iii) Vài tin đọc nhanh:

*** Hoàng Dũng: Hoa Tulip về Nhân quyền (Human Rights Tulip) là giải thưởng hàng năm của Hà Lan tặng cho cho tổ chức hay nhà hoạt động nhân quyền xuất sắc. Năm nay, trong số 91 ứng cử viên có 10 ứng viên được chọn cho công chúng bình bầu trực tuyến bắt đầu từ 12g ngày thứ Hai 29/8 và kết thúc lúc 23g59 ngày thứ Tư 7/9: Tổ chức Nhân quyền Mwatana (Yemen), ông Pierre Claver Mbonimpa (Burundi), bà/cô Nighat Dad (Pakistan), Trung tâm El Nadim (Ai Cập), Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ (Mexico), Cộng đồng bản xứ Santa Clara de Uchunya (Peru), Centro Prodh (Mexico),ông Nguyễn Quang A (Vietnam), bà/cô Nahid Gabralla (Sudan) và Hội người Leban vì Bầu cử Dân chủ (LADE) (Lebanon).
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Lan Bert Koenders sẽ chọn một người trong số ba ứng viên cao phiếu nhất để trao giải, là một tượng đồng hình hoa tulip vào ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12. Trị giá về tiền của giải là 100.000 euro, giúp người thắng giải có điều kiện để mở rộng hoạt động vì quyền con người.
Bạn có thể bình chọn tại đây http://www.humanrightstulip. nl/candidates-and-voting.

*** NV: Ông Võ Văn Thôn (tức Mười Thôn), từng giữ chức chủ tịch Quận 3 và giám đốc Sở Tư Pháp ở Sài Gòn (từ 1996 đến 2000), xác nhận với phóng viên báo Người Việt rằng, ông vừa quyết định từ bỏ đảng CSVN kể từ ngày 26 tháng 8 năm 2016. Trả lời Người Việt qua điện thoại, ông Thôn cho biết: “Ngày 24 tháng 8 vừa qua, ông đã bị chi bộ Ðảng quận 3 ra mức kỷ luật khiển trách vì ‘tội’ tự ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tôi chỉ làm theo những gì pháp luật cho phép, thế mà họ lại cho rằng tôi vi phạm vì chưa được đảng phân công hay đồng ý”.  “Không thể chấp nhận một tổ chức đoàn thể đang hoạt động trên đất nước Việt Nam mà không chấp hành luật pháp Việt Nam,” ông Thôn nói.
Ông Thôn sinh năm 1941, là lão thành cách mạng Cộng Sản, ông từng bị đi tù Côn Ðảo vào năm 1965. Ông đã được chính quyền CSVN tặng huân chương độc lập hạng 3 và huân chương kháng chiến hạng nhất.
Thời gian sau khi về hưu, ông có nhiều sinh hoạt nhằm cổ vũ chống bành trướng Trung Quốc. Ông tham gia câu lạc bộ Lê Hiếu Ðằng, một tổ chức tập hợp nhiều nhân sĩ trí thức từ trước 1975, phần lớn đều từng là đảng viên ÐCS. Tháng 5 năm 2016 vừa qua, ông đã nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tuy nhiên Ðảng Ủy quận 3 đã mời ông ra khuyên nên rút đơn vì “tuổi cao sức yếu.” Tuy nhiên ông vẫn không rút, nhưng sau đó ông đã không trúng cử đại biểu Quốc Hội.
Ngày 24 tháng 8 vừa qua, theo chỉ đạo trực tiếp của Ðảng Ủy Quận 3, chi bộ ông tổ chức cuộc họp nhằm tiến hành “đấu tố” ông, vì ông tự ứng cử. Ông trần tình rằng ông nghỉ hưu đã lâu và không hề được tổ chức đảng thông báo cái nguyên tắc đảng viên ra ứng cử lại phải được đảng phân công hay đồng ý. Không tâm phục, khẩu phục, ông Thôn bỏ cuộc họp ra về. Các đảng viên trong chi bộ cho biết, kết quả đa số thống nhất kỷ luật ông theo hình thức “khiển trách.” Ngày 26 tháng 8, ông viết thư gửi chi bộ, thông báo từ bỏ đảng tịch để quay về với nhân dân.
Ông Võ Văn Thôn là một trong 61 đảng viên kỳ cựu và nổi tiếng của đảng CSVN hồi năm 2014 đã cùng ký tên trên một bức thư ngỏ kêu gọi những người cầm đầu đảng CSVN “từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội và từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng trong quan hệ với Trung Quốc.”
Theo facebooker Võ Văn Tạo, “Tình hình ông và gia đình đang bị an ninh gây sức ép rất căng. Bạn bè đến thăm đều bị theo dõi.”
Trước ông Võ Văn Thôn đã có nhiều đảng viên kỳ cựu tuyên bố từ bỏ đảng CSVN. Gần đây nhất, đúng ngày 3 tháng 2, 2016 tức ngày kỷ niệm 86 năm thành lập đảng CSVN, ông Nguyễn Ðình Cống, giáo sư-tiến sĩ, nguyên trưởng khoa Xây Dựng, Ðại Học Xây Dựng Hà Nội, thông báo chính thức “từ bỏ đảng” vì cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin “có nhiều độc hại” và chủ nghĩa Cộng Sản “chỉ là ảo tưởng.” Ông cho rằng “thể chế hiện tại của Việt Nam là sự độc tài toàn trị của đảng.”
(iv) Kim Trang: Lê Kiên Thành kể về người chị Lê Vũ Anh, con gái Lê Duẩn
Vừa đọc xong bài viết của Thảo Nguyên về chuyện cô con gái rượu của Lê Duẩn. Từ hải ngoại và là một nạn nhân cộng sản, tôi xin có đôi lời cùng ông Lê Kiên Thành:
Những ai sinh ra và lớn lên ở Miền Nam trước 1975, đều biết rằng những “lãnh tụ” miền Bắc, từ HCM, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn v.v…, là những người có máu lạnh, hiếu chiến, sẵn sàng nướng hằng triệu thanh niên miền Bắc vào cõi chết cho một chủ nghĩa phi dân tộc. Đối với hằng triệu nạn nhân của cộng sản, giả thuyết cho rằng chính Lê Duẩn góp phần vào cái chết của Lê Vũ Anh cho sự nghiệp của ông ta là một giả thuyết hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng ở đây chỉ xin đề cập đến những điểm thú vị khác để những thế hệ trẻ sinh ra và đang lớn lên ở VN hiểu được rằng, trước 1975 đã tồn tại ở miền Nam một chế độ cởi mở, tiến bộ VNCH, khác hẳn miền Bắc CS phong kiến, khép kín, giáo điều.
1) Thập niên 60, 70 ở miền Nam, phụ nữ Việt lấy chồng ngoại là chuyện thường tình. Xã hội miền Nam hoàn toàn chấp nhận và có luật pháp bảo vệ. Còn miền Bắc thì, chính Lê Vũ Anh xác nhận, du học sinh nữ bị bắt gặp có bạn Liên Xô sẽ bị đuổi về nước, bị cho là phản bội. Phản bội cái gì thì không thấy đề cập đến. Phản bội dân tộc hay phản bội Đảng?
2) Ông Lê Kiên Thành cho biết: chị Lê Vũ Anh vào đảng CS năm lớp 10, tức vào khoảng 17 tuổi. Như vậy đảng ta có vấn đề con ông cháu cha từ những năm 70. Nếu không có Lê Duẩn chắc gì con gái LêVũ Anh đã được vào đảng sớm như vậy. Thử hỏi cô này có công trạng gì?
3) Khi Lê Vũ Anh xin vào Nam chiến đấu, Lê Duẩn bác ngay vì gian khổ, vất vả. Té ra con ai chết thì được, con mình chết thì không. Đẩy hằng triệu thanh niên miền Bắc vào Nam chết cho đảng, còn Lê Vũ Anh thì bắt “hy sinh” đi du học Liên Xô. Xỏ lá ba que là đây. Cho những người còn mơ ngủ rằng đảng ta ngày xưa tốt hơn đảng bây giờ. Xin quý vị thức tỉnh ngay: đảng CS từ lúc chào đời cho đến hôm nay vẫn láo khoét như xưa, hay còn hơn xưa, không thay đổi một ly nào cả.
4) Ông Lê Kiên Thành cho rằng, con rể Viktor Maslov là một thiên tài nhưng hơi bị “điên”. Bằng chứng là Maslov dùng máy đo phóng xạ để kiểm tra gia đình Thành khi họ đến thăm. Điều này chứng tỏ Maslov đã quá hiểu chế độ CS, CS Liên Xô hay CS VN đều giống nhau. Một khi chúng muốn giết ai, chúng sẽ không chừa một thủ đoạn nào để đạt mục tiêu, kể cả viên phóng xạ hòa tan trong nước uống. Một điệp viên Nga đào tẩu sang Anh, ông Alexandre Litvinenko đã bị giết bởi cách này.  Ông Thành nên nhớ rằng, không chỉ một mình Maslov bị ám ảnh, sợ một đòn thù từ phía VN, mà ngay cả Lê Vũ Anh cũng sợ. Chị tự trang bị súng để tự vệ khi cần và tiên đoán trước cái chết của mình chỉ vì có chồng Liên Xô.
5) Khi Lê Duẩn sang “chầu” Liên Xô, ông không gặp con rể Maslov, chỉ gặp con và cháu. Theo tôi đó không phải là thái độ chấp nhận, rộng lượng, dĩ hòa vi quý cho con gái Vũ Anh.
6) Cô Lê Vũ Anh mất lúc chỉ mới 31 tuổi (năm 1981) vì lý do chảy máu không cầm được trong lúc sinh. Đây là lý do lãng xẹt (trong cách nhìn Y khoa), khó tin nhất, và chỉ có thể xảy ra trong chế độ CS.
Có bao giờ ông Lê Kiến Thành suy nghĩ về những gì đã xảy ra cho gia đình ông? Nếu có đạo Phật có bao giờ ông nghĩ về chuyện báo oán? Bao nhiêu linh hồn chết oan dọc Trường Sơn, cổ thành Quảng Trị quê hương ông, chết trên đường vượt biên, vượt biển, chết trong trại cải tạo và đang chết dần mòn dọc bờ biển miền Trung, thế rồi bản thân ông, con cháu ông, con của chị Lê Vũ Anh đang được cái gì?.
Hậu quả của những quyết định của Lê Duẩn, ba của ông, là đây. Là một đất nước hoang tàn xơ xác, sắp bị sát nhập vào Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp. Các cháu của ông, con của chị Lê Vũ Anh, đang sống bên Anh, một đất nước mà các ông cho rằng xấu xa, tư bản giẫy chết. Thật là một sự trớ trêu. Vậy thì các anh đánh miền Nam để làm gì?
Cùng là người Việt, lại là đồng hương, nghĩa tử nghĩa tận, xin chia buồn cùng ông về những mất mát, đau khổ đã xảy ra cho chị Lê Vũ Anh. Lời chia buồn này sẽ chân thật biết bao nếu những người trong cuộc không phải là đảng viên CS.
(v) F.N. (Charlie Hebdo, ngày 3/8/2016): Việt Nam, cá đẹp, cá tuyệt vời
Việt Nam tuẫn nạn. Đất nước sẽ bị đọa toàn phần. Chế độ thực dân Pháp và cuộc chiến giành độc lập lần một (1946-1954). Cuộc chiến lần hai, lần này chống Mỹ (1962-1975), tụi đã quăng dioxin xuống hàng ngàn làng mạc. Chiến thắng của các môn đồ Stalin lô-can, những kẻ tự biến mình thành tư bản bất lương giống như bên Tàu. Bất kể một thứ chủ nghĩa dân tộc mặt tiền, tất cả đều được đem bán, và tất cả, hoặc hầu hết, sẽ được bán.
Ví dụ mới nhất: vụ Công ty Nhựa Formosa (fpc.com.tw/fpw). Cái sở Tàu Đài Loan rất ệ này đã từ lâu chuyên trị sản xuất plastic, cách thức chế tạo của nó đưa bệnh ung thư tuồn vào. Ở Việt Nam, tập đoàn hoá dầu này sở hữu một nhà máy thép, đang ở tâm điểm một xì-căng-đan tầm quốc gia. Vào mùa Xuân, bờ biển Việt Nam phủ đầy xác cá tôm nghêu sò chết. Đâu có gì phải “bật mí”: những chất xả thải ra biển của Formosa được nhận biết tại trận từ thuở nảo nao rồi. Ở cái xứ sở nằm trong bàn tay sắt này, những cuộc biểu tình chưa từng thấy nối tiếp nhau. Chẳng hạn người ta đọc thấy trên các tấm biển: “Chúng tôi chọn biển, chọn tôm cá. Formosa cút đi”. Hiển nhiên các quan Cộng sản phát hoảng, và tự lên tivi sụt sùi thề thốt đây là lần chót, “sẽ rút ra bài học”. Về phía mình, bọn đại đểu Formosa cũng trực tiếp xin lỗi, hứa hẹn chi 500 triệu đô bồi thường thiệt hại. Nhưng đất nước vẫn sẽ được đem bán.
Chúng tôi sẽ thay cá thật bằng cá nhựa. Quí vị sẽ thấy là tiện lợi hơn nhiều. (Charlie Hebdo: "on vas vous remplacer vos poissons naturels par des poissons en PVC, vous verrez, c'est plus pratique". (H.H. dịch - Dịch giả gởi cho BXVN)

II. Thơ Lê Vĩnh Thọ
Thà là Ngụy (Tặng Ngụy văn Thà)
Ngụy văn Thà là ngụy
Thà là ngụy như Ngụy văn Thà
Thà chết vì Hoàng sa
     Đất Nước
     Cá mà chết vì nước
     Đất hứa là tin đồn
     Những đàn chim vô phước
     Về đâu lúc hoàng hôn
     Xác sống như xác ướp
     Đất nước cũng vô hồn
    Tai Trời Ách Nước
    Bể dâu xâm nhập mặn
    Đất khát nước như người
    Thủy triều đỏ xâm lấn
    Cá may mắn chết tươi
    Mà người phải chịu trận
    Sống dở khóc dở cười
    Tai trời vẫn gây hấn
    Ách nước vẫn trêu ngươi
    Con quốc quốc mạt vận
    Cái gia gia kêu trời
    Mà trời thì lẳng lặng
    Như một thứ đồ chơi
Lịch Sử bất lịch sự
Những kẻ làm lịch sử
Bất lịch sự bất minh
Sử gia bầy tôi tớ
Lưu danh bọn lưu manh
Dân đen vẫn trâu ngựa
Hòa bình như chiến tranh
Vua hay giặc cũng rứa
Máu nhuộm đỏ sử xanh
     Sinh Lão Bệnh Tử
    Bốn cái khổ trần thế
    Chủ yếu là khổ thân
    Thích Ca thật tinh tế
    Không nhắc đến khổ tâm
.............................. .............................. .............................. ..................
Kính,
NNS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét