Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Biển Đông: Trung Quốc dọa đốt, Hoa Kỳ đưa thêm dầu

Oanh tạc cơ chiến lược B-1 trực chiến tại căn cứ không quân Ellsworth ở South Dakota. (Hình: US Air Force)

Oanh tạc cơ chiến lược B-1 trực chiến tại căn cứ không quân Ellsworth ở South Dakota. (Hình: US Air Force)

GUAM (NV) – Hoa Kỳ sẽ hoán đổi B-52 bằng B-1 tại Guam trong khi một viên chức quốc phòng Trung Quốc khẳng định với Reuters rằng quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng “đập vỡ mặt” kẻ thù.
<!>Không quân Hoa Kỳ vừa thông báo sẽ rút các phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-52 từ căn cứ không quân ở Guam về đất liền và điều động các phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-1 tới thay thế.
Guam nằm giữa Thái Bình Dương và chỉ cách Biển Đông khoảng 3,700 cây số trong khi tầm hoạt động của B-1 là 9,400 cây số.
Không quân Hoa Kỳ không xác định sẽ điều động bao nhiêu oanh tạc cơ chiến lược loại B-1 tới Guam nhưng cho biết sẽ điều động thêm 300 quân nhân đến đó. Sau 10 năm, oanh tạc cơ chiến lược B-1 mới được bày bố trở lại ở Guam.
Theo Không quân Hoa Kỳ thì các phi đội B-1 có nhiều kinh nghiệm tác chiến ở khu vực Thái Bình Dương và điều này sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng tấn công nhanh, rộng, nhờ vậy vừa có thể trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực, vừa giúp nâng cao an ninh, gìn giữ sự ổn định ở phía Tây Thái Bình Dương.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ từng công bố kế hoạch từ nay đến 2020 sẽ chuyển khoảng 60% lực lượng không quân và hải quân đến Thái Bình Dương và việc điều động vừa kể là một phần của kế hoạch này.
Hoán đổi B-52 thành B-1 là diễn biến mới nhất liên quan đến tuyên bố sẽ không thoái bộ trong việc bảo vệ quyền tư do lưu thông ở Biển Đông cũng như bảo vệ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
Ngoài việc tổ chức tuần tra, triển khai lực lượng, phương tiện quân sự, Hoa Kỳ đang tiếp tục thực hiện các kế hoạch khác có liên quan tới bảo vệ quyền tư do lưu thông ở Biển Đông, cũng như bảo vệ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
Ông Jose Cuisia, Đại sứ Philippines vừa mãn nhiệm tại Hoa Kỳ, mới thông báo, Philippines sẽ nhận được 42 trong số $50 triệu mà Hoa Kỳ viện trợ cho năm quốc gia thuộc khối ASEAN trong năm nay để nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải. Chưa rõ $8 triệu còn lại sẽ được phân bổ như thế nào cho Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.
Quân đội Philippines, đặc biệt là hải quân, hiện bị xem là yếu nhất Đông Nam Á. Vào lúc này, các chiến hạm thuộc loại hiện đại nhất của hải quân Philippines chỉ là hai tàu tuần duyên cũ của Coast Guard Hoa Kỳ được hoán cải. Hoa Kỳ vừa quyết định viện trợ thêm cho Philippines thêm một tàu cùng loại.
Nhằm giúp Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải, Hoa Kỳ từng quyết định dành ra $426 triệu để viện trợ cho năm quốc gia Đông Nam Á vừa kể trong vòng năm năm (từ 2016 đến 2020). Năm tới (2017), Hoa Kỳ tiếp tục tháo khoán thêm $75 triệu, rồi tháo khoán thêm $100 triệu vào năm tới nữa (2018) nhưng ông Cuisia thú thật là không rõ phần mà Philippines sẽ được nhận là bao nhiêu.
Cũng cần nhắc qua là sau những cuộc trò chuyện với nhiều viên chức Trung Quốc, đặc biệt là những viên chức quốc phòng, Reuters vừa nhận định, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc tiếp tục thúc ép giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc phải cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông vì quân đội Trung Quốc đủ khả năng và sẵn sàng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào.
Tuy nhiên cũng theo Reuters, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc không muốn phiêu lưu. Có những bằng chứng rất rõ ràng rằng dù “sẵn sàng đối đầu” nhưng quân đội Trung Quốc không đủ khả năng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào. Thành ra ngoài những tuyên bố cứng rắn về việc sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc vẫn tìm cách giải quyết bất đồng về chủ quyền tại Biển Đông bằng những giải pháp ôn hòa, phi quân sự. (G.Đ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét