H.1: Nhóm bạn ảnh “The Viewfinders” (gồm Khánh Lượng, Yến Linh, Anh Vũ, Chiêu Ấn) đứng ở bờ hồ Yamanakako trong buổi chạng vạng ngày 3 tháng Tư đầy gió lạnh; hậu cảnh có khoảng cách hơn 10 km là núi Phú Sĩ đang bị mây mù che khuất. Xin chào từ giã núi Phú Sĩ sau hai ngày săn tìm mà vẫn chưa một lần nhìn rõ mặt.
<!>
<!>
Nhận xe (đã đặt thuê trước khi đến Nhật) xong, từ Tokyo sáng ngày 3/4, tài xế chánh là Anh Vũ háo hức và hồi hộp lần đầu tiên lái xe với tay lái bên mặt và đường lưu thông bên trái. Ba hành khách cũng háo hức và hồi hộp không kém.
“Bây giờ mình đi đâu?”, một người hỏi.
“Đi xem núi Phú Sĩ”, một người đáp.
“Hai!”, chúng tôi bắt chước nói tiếng Nhật, không quên kèm theo một cái gật đầu cho đủ bộ theo kiểu nói của người Nhật.
Cả bọn cùng reo cười.
Đoạn đường từ Tokyo đi Fujiyoshida chỉ hơn 100 km nhưng phải mất hai giờ mới tới. Chúng tôi phải lòng vòng đi tìm địa chỉ khách sạn mất gần cả tiếng nữa vì nhà ở Nhật không có số. Nhận phòng thuê tại một “ryokan” (lữ quán) theo truyền thống tiêu biểu Nhật Bản do tư nhân làm chủ xong, chúng tôi bắt đầu đi khám phá, “thăm dân cho biết sự tình”, nghĩa là xem phố phường chợ búa hàng quán ra sao để còn lo cho vấn đề dạ dày. Dĩ nhiên ở nước Nhật hiện đại, khách tiêu thụ khỏi cần “xếp hàng cả ngày” mà mua gì cũng có, chỉ sợ giá mắc quá không dám mua thôi.
Hoa anh đào và núi Phú Sĩ là mục đích chính của chuyến đi này mà. Hoa anh đào thì chúng tôi đã thấy, đã rờ, đã hôn ngửi và đã chụp hình khá nhiều trong 3 ngày qua ở Tokyo. Còn núi Phú Sĩ, chúng tôi chờ sắp được ngắm tận mắt đây sau khi cả đời chỉ biết qua sách vở và... Gú Gồ. Nào là nó đẹp như tranh vẽ với đỉnh núi quanh năm tuyết phủ; nó sừng sững huy hoàng nguy nga ở độ cao 3.776 mét, nó nằm ở giữa một quần thể thiên nhiên kỳ vĩ với 5 hồ nước trong xanh như những viên ngọc bích và với những khu rừng già rậm rạp có nhiều động vật hoang dã tạo nên một cảnh trí thiên nhiên sơn thủy hữu tình huyền thoại...
H.2: Núi Phú Sĩ nhìn từ bờ hồ Yamanakako
Đây là một thành phố nhỏ nằm giữa hai hồ Kawaguchi và Yamanaka gần chân núi Phú Sĩ và được thành lập vào ngày 20 Tháng Ba 1951. Tính đến tháng 2 năm 2016, thành phố có dân số ước tính 50.426 người, mật độ dân số 414 người trên một km2. Tổng diện tích là 121,74 km vuông.
Fujiyoshida có độ cao đến 853 mét so với mực nước biển vì nó nằm ở chân núi Phú Sĩ và được xây dựng trên dòng dung nham cũ. Tại đây có đền thờ Thần đạo Kitaguchi Hongū Fuji Sengen Jinja dành riêng cho các thần (kami) của núi Phú Sĩ, là điểm khởi đầu lịch sử cho khách hành hương leo núi, thực sự là cửa ngõ để lên núi Phú Sĩ. Ngôi đền có một bảo tàng lịch sử trưng bày cổ vật của dân địa phương như quần áo và các mẫu dệt may nổi tiếng của thành phố. Ở Nhật, Phật Giáo và Thần Đạo gần như song hành; nơi đâu có đền Thần Đạo (shrine) thì cũng có chùa Phật Giáo (temple). Chùa Chureito ở Fujiyoshida được xây dựng trên một đỉnh đồi hướng về Núi Phú Sĩ.
Thành phố Fujiyoshida và các khu vực xung quanh Phú Sĩ Ngũ Hồ tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên phong phú và một lịch sử liên quan đến núi Phú Sĩ hùng vĩ. Lái xe qua ngũ hồ, chúng tôi bắt gặp nhiều xe buýt chở du khách Trung Hoa cũng “đi hành hương” giáp vòng 5 hồ.
H.3: Anh Vũ, Yến Linh, Chiêu Ấn bên hồ Saiko.
Hồ Saiko chu vi 10,5 km cách hồ Kawaguchiko chỉ một cây số, ít phát triển, có thể do tầm nhìn núi Phú Sĩ bị các dãy núi khác che khuất, ngoại trừ ở mũi phía tây của hồ. Hồ Saiko cũng là một nơi tốt cho các hoạt động ngoài trời như câu cá và chèo thuyền, có một số các địa điểm trại nằm dọc theo bờ.
Phú Sĩ Ngũ Hồ (Fujigoko) là tên gọi chung của năm hồ nước ngọt lớn ở chân núi Phú Sĩ, thuộc địa phận tỉnh Yamanashi. Năm hồ nước này xếp theo vị trí từ Tây sang Đông lần lượt là Motosu, Shōji, Sai, Kawaguchi, và Yamanaka. Cả năm hồ đều được hình thành do núi lửa Phú Sĩ hoạt động mà tạo ra. Phú Sĩ Ngũ Hồ là một phần của Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu.
Ba hồ Sai-ko, Motosu-ko, Shōji-ko nhiều khi được coi là một hồ do nước của chúng thông thương với nhau qua các mạch ngầm nên độ cao tuyệt đối của mặt hồ ở cả ba hồ bằng nhau và thường xuyên ở mức 901m.
Khi có mưa lớn, phía Đông của Shōji-ko sẽ xuất hiện một hồ nước nhỏ nữa tên là hồ Akaike với đường kính khoảng 50m. Lần xuất hiện gần đây nhất của Akaike là vào các năm 1998 và 2004. Vì thế có khi chúng còn được gọi là "Phú Sĩ Lục Hồ" để chỉ tất cả các hồ nói trên, hoặc gọi Akaike là hồ thứ sáu của Phú Sĩ Ngũ Hồ để chỉ riêng.
Năm hồ này được hình thành hàng trăm năm trước bởi những dòng dung nham xây đập ngăn sông qua nhiều vụ phun trào của núi Phú Sĩ. Điều thú vị là, ba của các hồ, Saiko, Shojiko và Motosuko vẫn đang kết nối với nhau bằng đường thủy ngầm và do đó duy trì mức độ bề mặt cùng 900 mét trên mực nước biển.
H.4: Chiêu Ấn bên bờ hồ Kawaguchiko là hồ cách xa núi Phú Sĩ nhất.
Vì đất vùng này vốn là dung nham núi lửa không thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên dân cư buộc phải dựa trên các hình thức khác của ngành công nghiệp. Nhờ đó mà khu vực Gunnai bao gồm Fujiyoshida đã phát triển thành một thánh địa dệt may sản xuất nổi tiếng mà cho đến ngày nay vẫn còn được xem là hàng dệt may thuộc hạng có phẩm chất tốt nhất trên thế giới.
Fujiyoshida còn là nơi có nhiều điểm tham quan khác như công viên vui chơi Arakurayama Sengen Park, Kaneyama Onsen, một khu du lịch suối nước nóng hạng sang và nhiều lối mòn đi bộ đường dài. Fujiyoshida và các thành phố xung quanh Phú Sĩ Ngũ Hồ luôn có một cái gì đó để cung cấp cho mọi người ở mọi lứa tuổi và mọi sở thích.
Hồ Kawaguchiko có chu vi 10 km là hồ dễ dàng tiếp cận nhất và phát triển nhất của năm hồ với nhiều khách sạn lớn hiện đại và khách sạn nhỏ (lữ quán) kiểu truyền thống Nhật (ryokan). Điểm tốt nhất nhìn lên núi Phú Sĩ là từ bờ phía Bắc, nhưng nói chung thì mọi điểm xung quanh hồ đều nhìn thấy núi Phú Sĩ.
H.5: Ảnh chụp khi trời vừa tối ngày 2 tháng Tư cầu Ohashi bắt ngang eo nối hai bờ nam và bắc hồ Kawaguchi-ko. Đây là hồ duy nhất trong 5 hồ có cầu bắt qua.
Đầu phía Bắc của cầu Ohashi là bán đảo Ubugasaki. Theo truyền thuyết thần thoại Nhật Bản, đây chính là nơi mà vị nữ thần của hoa anh đào là công chúa Konohana-Sakuya Hime đã sinh con. Chữ “sakura” (hoa anh đào) là do từ tên Sakuya của vị nữ thần này.
Ngày nay, nơi này được xem là nơi lý tưởng nhất để chụp một tấm ảnh vừa có hồ nước, vừa có hoa anh đào và vừa có luôn núi Phú Sĩ soi bóng nước. Người khiến cho nơi đây trở nên địa điểm lý tưởng nhất để chụp hình núi Phú Sĩ chính là nhiếp ảnh gia Koyo Okada vì ông là người đầu tiên đã chụp được bức hình như vậy hồi tháng Tư năm 2014. Và tấm hình ông chụp đã được in lên tờ giấy bạc 1.000 yen của Nhật.
Muốn chụp được một tấm hình lý tưởng tuyệt vời như thế này chắc chúng tôi phải cắm dùi ở đó suốt thời gian có hoa anh đào nở và có khi phải trở lại trong năm sau nữa.
H.6: Một con đò chiều.
Hồ Yamanakako với chu vi 13 km là hồ lớn nhất và nằm phía cực đông của năm hồ. Hồ có tầm nhìn đẹp ra núi Phú Sĩ, đặc biệt là từ bờ phía bắc. Đây là hồ phát triển hàng thứ nhì sau hồ Kawaguchiko với các thị trấn nhỏ ở mỗi đầu hồ và phổ biến với các hoạt động ngoài trời như lướt gió và quần vợt.
H.7: Hoa mộc lan gợi nhớ hoa sứ nhà ai... Đối với những kẻ thích chụp ảnh như chúng tôi, sương mù và mây xám không phải là một vấn đề và trở ngại, miễn là có vừa đủ ánh sáng. Trái lại, chúng tôi còn thích thú vì sương mù tạo cảm giác mơ hồ huyền ảo giúp cho cảnh vật trong bức ảnh đượm chút chất thơ và lãng mạn.
Hồ Shojiko chu vi 2,5 km nhỏ nhất trong năm hồ, cách hồ Saiko năm cây số về phía tây, phát triển thưa thớt chỉ với một vài khách sạn dọc theo bờ phía bắc. Từ đây nhìn lên núi Phú Sĩ cũng tốt.
Hồ Motosuko chu vi 13 km cuối phía tây của năm hồ và du khách đứng từ đó sẽ có tầm nhìn lý tưởng nhất lên núi Phú Sĩ như hình ở mặt sau của tờ tiền mệnh giá một ngàn yen (¥1.000). Bờ hồ hầu như chưa phát triển ngoại trừ một vài khu cấm trại cho các hoạt động thể thao ngoài trời và dưới nước phổ biến quanh hồ như lướt buồm gió, chèo thuyền và câu cá. Có thể đó là chủ trương và chính sách bảo tồn thiên nhiên của nhà nước. (Vần “ko” ở cuối mỗi tên của hồ có nghĩa là… hồ).
H.8: Trong lúc vẫn còn trên đường săn tìm địa điểm lý tưởng để ngắm núi Phú sĩ mà vẫn chưa thấy đâu, chúng tôi tình cờ tạt vào một công viên nhỏ cạnh viện bảo tàng Kawaguchi nằm trên bờ hồ cùng tên. Công viên nhỏ chẳng có tên nhưng có một ao nước trong veo có cả đàn cá koi bơi lội và nhất là có hoa anh đào và rặng núi bên kia bờ hồ. Như vậy là đã hợp với sự mong đợi của chúng tôi. Thế là cả bọn hăm hở mang đồ nghề ra mặc sức tha hồ chụp ảnh.
H.9: Một đôi tình nhân sinh viên đến bờ hồ bằng xe đạp. Họ đang nắm tay nhau ngắm cảnh trời chiều bên cạnh một cây anh đào đầy hoa đang mãn khai chưa rụng cánh nào. Cảnh thơ mộng lãng mạn đó đã tạo nên niềm hứng khởi cho bốn tay chụp ảnh. Anh Vũ vốn là tay chụp ảnh cưới chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm đã ngõ ý chụp hình cho họ bằng máy ảnh của họ, sắp xếp dàn cảnh để bảo đảm họ có được những bức ảnh kỷ niệm đẹp ưng ý.
H.10: Chiếc xe đa dụng Toyota ISIS, “con chiến mã” của nhóm săn ảnh “The Viewdinders” đơn độc bên bờ hồ trong buổi chiều tà. Một chiếc xuồng vô chủ cũng đơn độc nằm trên bãi cát dung nham đen đủi bên bờ lau sậy này. Cảnh trí đìu hiu hoang vắng khiến lòng người lữ khách không khỏi... nao nao vì chộp được góc cạnh đẹp ưng ý.
Tôi đứng đây ngắm cảnh mù sương
Núi chập chùng mây xám giăng buông
Một lần rồi thôi không trở lại
Cho lòng giữ mãi mối sầu vương...
Chiêu Ấn.
(còn tiếp).
PH-HCA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét