Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Tiêm kích bom không người lái thế hệ mới của Mỹ.

tiem-kich-bom-khong-nguoi-lai-the-he-moi-cua-my

Tiêm kích bom không người lái trong tương lai của Mỹ có thể bắn hạ máy bay địch, mang bom để diệt hệ thống phòng không đối phương, và hoạt động không cần đường băng.<!>

Không quân Mỹ vừa ký hợp đồng trị giá 40 triệu USD với một nhà thầu quốc phòng, để phát triển mẫu tiêm kích bom không người lái thế hệ mới. Đây là một phần trong chương trình Thực nghiệm hệ thống tấn công không người lái chi phí thấp (LCASD), nhằm đưa khả năng tác chiến của máy bay không người lái (UAV) lên tầm cao mới: Tác chiến không đối không, theo Popularmechanics.
Theo hợp đồng:  Công ty Kratos chuyên chế tạo các thiết bị thử nghiệm cho quân đội Mỹ, sẽ chế tạo một UAV có thể vừa bay tầm thấp sát mặt đất, vừa bay hành trình tầm cao, có khả năng cơ động tấn công, phòng thủ trên không, cũng như khả năng sử dụng hỏa lực tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương.
UAV mới này có thể đạt vận tốc Mach 0.9 (306 m/s) trong thời gian ngắn, với tầm hoạt động 2.414 km, và có thể mang theo ít nhất hai quả bom đường kính nhỏ GBU-39.
Tiêm kích bom không người lái mới của Mỹ sẽ được thiết kế bay lượn rất linh hoạt để tránh hỏa tiễn, đồng thời có chi phí tương đối rẻ với giá chỉ 3 triệu USD cho 99 chiếc đầu tiên, và 2 triệu USD nếu mua trên 100 chiếc.
Theo Chuyên gia Quân sự Kyle Mizokami của Popularmerchanics, đa số các UAV hiện nay chỉ có vai trò giới hạn trong các hoạt động tình báo, trinh sát, giám sát, và tấn công mặt đất. Mẫu UAV mới do Kratos chế tạo sẽ hội tụ cả 4 tính năng này, cộng thêm khả năng bắn hạ các máy bay không người lái, và có người lái khác nữa .
Điểm nổi bật của mẫu tiêm kích bom thế hệ mới này là:  khả năng hoạt động không cần đường băng. Các UAV của công ty Kratos sẽ xuất kích từ các đường ray gắn trên xe tải, và tàu chiến trên biển. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ bung dù,  rồi lượn trở lại mặt đất.
Toàn thể phi đội UAV mới có thể phân tán trên mặt đất, đậu trong kho ngụy trang, và bổ sung cho lực lượng máy bay có người lái. Do không cần đường băng để cất cánh, nên đối phương sẽ rất khó phát hiện vị trí của chúng, nhờ đó yếu tố bí mật,  và bất ngờ trong tác chiến sẽ được tăng cường đáng kể.
"Tuy nhiên, một hạn chế của chương trình này là các UAV không được trang bị công nghệ tàng hình, do sẽ làm gia tăng chi phí, và thời gian phát triển. Có thể công nghệ tàng hình sẽ được tích hợp trong tương lai ở phiên bản 2.0", Chuyên gia Mizokami nhận định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét