Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Quán cơm "trả tiền tùy tâm" ở HN: "Kinh doanh thế làm gì có lãi" - Thiên Di - Thành Đạt

Quán cơm "trả tiền tùy tâm" ở HN: "Kinh doanh thế làm gì có lãi"

Anh Dương Khánh Đạt – chủ quán ăn chay với hình thức độc đáo “ăn tự chọn, trả tiền tùy tâm” trước đó từng bị gọi là “ngốc”, “hâm”.<!>

Như chúng tôi đã đưa tin, chàng trai sinh năm 1987 này là chủ một quán cơm chay độc đáo ở Hà Nội với hình thức tự chọn thức ăn và trả tiền tùy tâm vào hộp được đặt ở khu vực bày thức ăn.
Chia sẻ ý tưởng này với những người bạn, anh bị gọi là “hâm”, “ngốc” với lý do: “Kinh doanh thế làm gì có lãi, chỉ có lỗ”.
Bản thân mẹ của anh Đạt trước đây cũng lo lắng cho con trai. Bà bảo: “Làm thế này lấy đâu ra tiền. Nếu chi phí thuê nhà mở quán, thuê nhân viên thì…bị lỗ nhiều, không thể duy trì được!”.
Nhưng anh vẫn quyết tâm làm với quan niệm: “Tôi không có ý định làm giàu từ việc kinh doanh cơm chay nên cũng không để tâm lắm đến chuyện lỗ lãi”. Theo đó, ngày 1/3/2012 (Âm lịch) anh mở quán ăn chay Phước Hậu.
Chủ quán chay Phước Hậu Dương Khánh Đạt.
Chủ quán chay Phước Hậu - anh Dương Khánh Đạt luôn nở nụ cười tiếp đón khách.
 
Một ngày làm việc của Dương Khánh Đạt bắt đầu từ 4 giờ sáng đi chợ mua nguyên liệu rau, củ để về chế biến thức ăn chay phục vụ chủ yếu dân văn phòng ăn trưa các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật.
Một ngày làm việc của Dương Khánh Đạt bắt đầu từ 4 giờ sáng đi chợ mua nguyên liệu rau, củ để về chế biến thức ăn chay phục vụ chủ yếu dân văn phòng ăn trưa các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7. 
Vừa là ông chủ, vừa là đầu bếp chính và người phục vụ mỗi khi đông khách, anh Đạt nói rằng: “Điều hạnh phúc của tôi là hàng ngày thấy nhiều người đến đây và ăn hết phần cơm chay đã lấy”.
Vừa là ông chủ, vừa là đầu bếp chính và người phục vụ mỗi khi đông khách, anh Đạt nói rằng: “Điều hạnh phúc của tôi là hàng ngày thấy nhiều người đến đây và ăn hết phần cơm chay đã lấy”.

Trung bình anh chế biến khoảng 10 món bao gồm các món rau xào, luộc và một số món sườn xào, cá rán, nem…đều được làm từ đồ chay.
Trung bình anh chế biến khoảng 10 món bao gồm các món rau xào, luộc và một số món sườn xào, cá rán, nem…đều được làm từ đồ chay. 
Khách hàng đến ăn, anh phục vụ cơm, nước canh và trà đá. Còn ăn bao nhiêu là do khách tự chọn và trả tiền tùy theo tâm của mọi người.
Khách hàng đến ăn, anh phục vụ cơm, nước canh và trà đá. Còn ăn bao nhiêu là do khách tự chọn và trả tiền tùy theo tâm của mọi người.

 

“Cũng có một lần vị anh là công an đến đây ăn cơm chay. Khi về anh này nắm tay tôi đưa cho 1 triệu đồng nói rằng muốn gieo duyên cùng tôi nên cứ giữ lấy”, anh Đạt kể lại.
Anh Đạt kể: “Có một lần, một anh công an đến đây ăn cơm chay. Khi về anh này nắm tay tôi đưa cho 1 triệu đồng nói rằng muốn gieo duyên cùng tôi nên cứ giữ lấy”. 
Khách hàng của quán cơm chay Phước Hậu chủ yếu là dân văn phòng nhưng cũng không ít người ở xa đến ăn và gặp mặt anh sau khi nghe tin việc làm ý nghĩa này.
Khách hàng của quán cơm chay Phước Hậu chủ yếu là dân văn phòng nhưng cũng không ít người ở xa đến ăn và gặp mặt anh sau khi nghe tin việc làm ý nghĩa này. 
Có nhiều khách là những người bán hàng rong, cụ già bán hàng dạo anh mời vào ăn cơm không yêu cầu gửi tiền.
Có nhiều khách là những người bán hàng rong, cụ già bán hàng dạo anh mời vào ăn cơm không yêu cầu gửi tiền. 
“Họ chắp tay lễ phật cảm ơn rồi rời khỏi quán. Mình chỉ nghĩ đã gieo duyên ăn chay cho càng nhiều người càng tốt”, anh Đạt nói.
“Họ chắp tay lễ phật cảm ơn rồi rời khỏi quán. Mình chỉ nghĩ đã gieo duyên ăn chay cho càng nhiều người càng tốt”, anh Đạt nói.

Hàng ngày bận rộn việc chế biến, phục vụ cơm, rửa bát…anh dường như chẳng có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Hàng ngày bận rộn việc chế biến, phục vụ cơm, rửa bát…anh dường như chẳng có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Ngày nào cũng vậy, sau khi xong xuôi mọi việc, cả nhà dùng bữa cơm trưa lúc 2 giờ chiều, thậm chí có hôm đến 4 giờ chiều.“Nhiều hôm thức trắng đêm làm cơm chay đặt cho khách. Mệt thì có vì mình là đầu bếp luôn nhưng thấy tâm thanh thản, thoải mái”, anh Đạt bộc bạch.
Ngày nào cũng vậy, sau khi xong xuôi mọi việc, cả nhà dùng bữa cơm trưa lúc 2 giờ chiều, thậm chí có hôm đến 4 giờ chiều. “Nhiều hôm thức trắng đêm làm cơm chay đặt cho khách. Mệt thì có nhưng luôn thấy tâm thanh thản, thoải mái”, anh Đạt bộc bạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét