Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Công an đánh đập, dùng băng keo dán miệng, trói tay công dân

9
GNsP (20.07.2016) – Công an xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã hành hung, dùng giẻ lau chân nhét vào miệng, dùng băng keo dán miệng và trói tay một thanh niên trẻ khi thanh niên này kêu cứu ngay tại đồn công an, vào đêm ngày 18.07.2016.Nạn nhân của vụ việc này tên là Nguyễn Phương. Một bạn trẻ từng tham gia nhiều cuộc biểu tình yêu cầu nhà nước minh bạch trong vụ cá biển chết trắng tại các tỉnh Miền Trung – một thảm họa của dân tộc VN do “nhân tai” Formosa gây ra và được tiếp tay, đồng lõa, bao che bởi giới chức cầm quyền.
<!>Sự việc xảy ra khi Phương hỗ trợ bạn của Phương lên công an xã Phú Xuân đòi lại những tài sản bị thu giữ một cách trái phép vào ngày 30.06.2016. Tuy nhiên, công an chỉ cho người bị thu giữ tài sản – là bạn của Phương – vào đồn công an làm việc. Sau đó, Phương yêu cầu được vào bên trong đồn ngồi đợi bạn, nhưng yêu cầu của Phương không được đáp ứng. Phương đã rút điện thoại ra quay lại cảnh xung quanh thì công an đã lôi Phương vào đồn làm việc. Tại đây, chính lực lực công an đã đánh đập, xúc phạm Phương.
Bạn trẻ 26 tuổi này kể lại: “Em yêu cầu họ cho vào bên trong để ngồi đợi, họ không cho, em lấy điện thoại ra quay thì họ trấn áp, lôi em vào đồn làm việc. Em bị giam từ 14 giờ.Họ không cho ăn, cho uống mặc dù em có yêu cầu. Khoảng 23 giờ, những người bạn của em chạy ra công an xã Phú Xuân đòi người. Em nghe thấy tiếng của mọi người nên em cố gắng la hét để cho mọi người nghe thấy. Khi em la lên gần 10 công an lao vào trấn áp, đánh đập. Họ leo lên bàn đá vào đầu của em, họ dùng chân đánh nhiều nơi trên cơ thể. Họ đánh rất đau nhưng khi chụp phim thì không có gì xảy ra. Lúc đầu em la, họ dùng giẻ lau chân nhét vào trong miệng của em, bịt cái mặt em lại để không cho em la. Lúc đó, đói quá em không còn sức la nên em không la nữa. Khoảng 5 phút sau, có một công an đi vào muốn làm việc với em nhưng em quyết tâm không làm việc với họ bởi vì em không làm gì sai cả. Em yêu cầu họ, nếu họ giam giữ em thì phải cho em một giấy tạm giam hay tạm giữ, nhưng họ không xuất trình được và họ đi ra ngoài.”
“Sau đó, em tiếp tục gào thét, lúc này họ dùng băng keo bịt quanh miệng của em, họ dán khoảng 3-4 vòng. Rồi họ đưa tay em ra đằng sau dùng băng keo dán lại thật chặt. Lúc này em đứng lên và ngồi trên một cái ghế, [nhưng] một Đại úy công an quát vào mặt em và nói: “Mày không đáng được ngồi trên ghế, mày là phải ngồi dưới đất”, một người lôi em ngồi xuống đất. Khoảng 20 phút sau, họ mở băng keo miệng em ra, còn băng keo ở tay thì em tự tháo ra. Họ thông báo rằng, em không vi phạm gì nên họ thả em về, họ nói em đừng quậy phá gì nữa.” Bạn Nguyễn Phương kể tiếp.
Nguyễn Phương uất ức nói: “Em không ngờ công an xã Phú Xuân lại hành xử cách đáng sợ như vậy, bởi vì việc em làm không ảnh hưởng đến ai hết. Công an xã Phú Xuân hành động rất đê hèn.”
Sau khi được trả tự do, trở về nhà, Nguyễn Phương cùng với bạn bè dựng lại hiện trường cảnh công an đã dùng băng keo bị miệng và trói tay bạn trẻ này để đưa lên facbook cá nhân. Những bức hình này đã lan truyền nhanh trên trang mạng facbook.
Bạn đọc Nhung Le thốt lên: “Người với người mà sao lại hành xử nhau như thế”. Tường Nguyễn phẫn nộ: “Hành động của côn đồ”. Lm Le Ngoc Thanh kêu lên: “Không thể chấp nhận tình trạng vô chính phủ và phi pháp của công an xem công dân như rác thế này được!”. KimAnh Tran buồn bã nói: “Cảnh này giống xã hội đen!”. Còn Alau Lau nhận xét: “Cái này chắc công an cộng sản gọi là biện pháp nghiệp vụ.”
Sau khi được trả tự do, trở về nhà, Nguyễn Phương cùng với bạn bè dựng lại hiện trường cảnh công an đã dùng băng keo bị miệng và trói tay bạn trẻ này để đưa lên facbook cá nhân. Những bức hình này đã lan truyền nhanh trên trang mạng facbook.
Trường hợp của bạn trẻ Nguyễn Phương làm liên tưởng đến bức hình đi vào lịch sử của viên an ninh mặc thường phục, khuôn mặt đằng đằng sát khí với đôi tay rắn chắc đã bịt miệng Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý trước tòa án, khi Linh mục Lý lên tiếng phản đối phiên tòa bất công. Chính những ngược đãi bất công của giới chức đã không làm chùn bước người trẻ. Bạn Phương chia sẻ:
“Em không cảm thấy sợ hãi. Em đã từng sống ở một đất nước tự do, em cảm nhận được sự tự do của một đất nước quan trọng như thế nào, em luôn khao khát một đất nước được tự do và em muốn thực hiện những việc pháp luật cho phép mà không bị bất cứ một hù dọa nào từ phía công an.”“Em đã từng sống ở Nhật bản được hơn 1 năm. Người Nhật Bản có thể làm những điều họ thích miễn sao không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến xã hội. Em từng chứng kiến cảnh người dân Nhật xuống đường biểu tình phản đối chính quyền để cho nhà máy điện hạt nhân tồn tại thì sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau của đất nước Nhật, công an đứng hai bên đường và tìm mọi cách để cho cuộc biểu tình được diễn ra một cách thuận lợi, không ảnh hưởng đến giao thông. Khi em về VN, lần đầu tiên tham gia cuộc biểu tình thì em nghĩ cuộc biểu tình sẽ diễn ra như ở Nhật Bản, em xuống đường nhưng cuối cùng em không ngờ mọi người bị cưỡng chế, đánh đập. Đó là lần xuống đường ấn tượng nhất của em vào ngày 08.05.2016, chính quyền đàn áp người xuống đường biểu tình một cách ôn hòa.” Bạn Nguyễn Phương nói.
Người dân Việt Nam vào đồn công an làm việc có nguy cơ bị người có quyền lạm quyền, hành hung, đánh đập ngay tại đồn công an, nhẹ thì bị chấn thương, nặng có thể dẫn đến tử vong là mối lo lắng của người dân Việt Nam trong bối cảnh xã hội nạn “kiêu binh”.
Điều đáng nói là nguời dân càng ngày càng nhận ra chân tướng của những người “ăn cơm dân, mặc áo của dân”, nhưng lại ác với dân thay vì bảo vệ dân. Và những côn an này được chính cấp trên,  lãnh đạo bao che, chối tội “ác”. Gần đây nhất là một video clipp được đưa lên mạng xã hội cho thấy rõ viên côn an chủ động xoay người lại, giơ chân đạp vào xe và người điều khiển khiến hai người trên xe té ngã. Nhưng viên côn an vẫn chối tội cho là chỉ giơ chân, nhẩy tránh người vi phạm đang lao xe vào mình. Với đề tài này, có rất nhiều ý kiến phản hồi ngay trên trang báo do nhà nước quản lý rằng: “Cái giơ chân có một không hai… chỉ có duy nhất trên thế giới”, ngay cả những người đồng tình với hành động ngăn chặn của côn an cũng phải lên tiếng “tuy vậy, hành vi rõ ràng đạp xe thì không nên chối như vậy”. Lâu nay, nhà cầm quyền hèn với giặc, nhưng bây giờ côn an còn hèn với dân!
Huyền Trang, GNsP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét