Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Đã Quyết Không Mong Sum Hợp Mãi (Thế Lữ) - Nguyễn Thị Cỏ May


Thần dân của Nữ Hoàng hôm 23/06 vừa qua đã bỏ phiếu chọn Brexit, tức Anh ra khỏi Liên Hiệp Âu châu. Dứt khoát chia tay sau 43 năm chung sống, thường cũng không có gì là ngon cơm ngọt canh cho lắm. Khi công bố kết quả trưng cầu dân ý, có không ít người Anh đã bỏ phiếu thuận cho Brexit không khỏi cảm thấy tự nhiên như hụt hẩng.<!> 
Dĩ nhiên những người chỉ muốn nước Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Âu châu bằng bất cứ giá nào thì vui mừng thắng lợi. Với đủ thứ lý do. Ngoài dân Anh còn có Vladimir Poutine, Tổng thống Nga, Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống Huê kỳ, Marine Le Pen, Đảng trưởng FN Pháp, các Tổ chức cực hữu Âu châu, các Đảng cực Tả Pháp,... chủ trương độc lập, tái lập biên giới quốc gia...

Kết quả trưng cầu dân ý ở Anh được dư luận xem như là một vụ động đất ở cấp 10. Hay một cơn Tsunami. Vì động đất nên nó không chừa ai cả: từ giới ưu tú âu châu, chánh trị, kinh tế, tài chánh, nhà lãnh đạo, trí thức cho tới truyền thông.

Động đất thì thường có phản hồi. Có khi còn kinh khủng hơn. Những người ủng hộ Brexit đang chờ Frexit, Italexit, Grexit,... Ba-lan và Hongrie cũng nghĩ tới một ngày. Xu hướng cực hữu ở Áo cũng vận động quần chúng. Tây Ban-nha muốn khôi phục chủ quyền ở Gibralta,Écosse đã dồn nhiều phiếu để ở lại Liên Âu nay nghĩ tới sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý đem lại độc lập, Irlande muốn thống nhứt đất nước. Trước viển ảnh không mấy đẹp đó, đất nước của Nữ Hoàng sợ sẽ khó giử được hình thức hiện tại.

Nhiều người thấy Anh sau khi ra khỏi Liên Âu không khác con tàu đang lao mình về hướng vô định. Mà cả thế giới cũng không tránh khỏi ảnh hưởng địa chấn. Tình trạng này sẽ kéo dài, ít lắm, cũng trong thời gian Âu châu tái cấu trúc.

Âu châu và những ngày tháng

Nhơn vụ Anh tách ra khỏi Lìên Âu, tưởng cũng nên nhắc lại danh từ “Âu châu” (Europe). Tên gọi này chưa được nói tới trước thời Phục Hưng. Tiếng “Âu châu”, lúc bấy giờ chỉ được dùng theo nghĩa địa lý, chớ không mang ý nghĩa chánh trị hay văn hóa, để chỉ lục địa phía Bắc Âu châu, nằm cạnh hai lục địa khác là Á châu và Phi châu. Người ta thường dùng tiếng “Tây phương” (L Occident) đối lập lại “Đông phương” (LOrient) vì Mỹ (LAmérique) chưa được khám phá. Và tiếng “Thiên chúa giáo” (La chrétienté) bao gồm Tây phương và cả Đông phương Thiên chúa giáo.

Hôm 23/06 xảy ra chuyện dân anh quyết định tách ra khỏi Liên Âu, phải chăng vì Âu châu đã không quan tâm lắng nghe nguyện vọng của người dân? Năm 2005, dân âu châu mong muốn phải được dân chủ hơn và từ vụ khủng hoảng năm 2008, chờ đợi được nới lõng hơn về đời sống kinh tế. Dân Anh đã bày tỏ nổi lo ngại về tình trạng di dân ồ ạt vào Âu châu không kiểm soát được, làm hoảng loạn đời sống bình thường của họ tuy Anh không đứng trong vùng đồng euro và cũng không tham gia Hiệp ước Schengen. Và địa lý là một quốc đảo. Anh đã chia tay Liên Âu trong lúc đó lập luận của phe muốn ở lại không đủ sức thuyết phục vì chỉ dựa vào yếu tố kinh tề. Đường ai nấy đi rồi mới thắm thía thật sự.

Hiện nay, nhiều người lo sợ Liên Âu tan rả nếu không đưa ra được một dự án mới đủ sức giử Âu châu trụ lại: quản lý được phong trào di dân mà không để thiếu lòng nhơn đạo, vẫn bảo vệ được biên giới các nước, giảm nạn thất nghiệp, phát triển thị trường nội địa, chống khủng bố thành công và giử vững quốc phóng, …

Ra khỏi Âu châu chỉ cần một ngày, hay Âu châu tan vỡ cũng chỉ cần thời gian ngắn. Nhưng xây dựng Âu châu thành một khối với 28 quốc gia là cả một quá trình cam go, dài hơi.

Với những nổ lực to lớn và bền bỉ, các cường quốc Âu châu đã mất 60 năm mới xây dựng được Âu châu như ngày nay, dưới hình thức một Liên Hiệp các nước.

Ngày đáng ghi nhớ là 9 tháng 5 năm 1950, Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, ông Robert Schuman, đưa ra trong một buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao, một bản tuyên bố lịch sử. Ông kêu gọi Đức hảy cùng Pháp hợp tác sản xuất than và thép và trên cơ sở này, mời gọi cùng tham gia các quốc gia khác trong Âu châu. Mục đích xây dựng cho Âu châu một nền hoà bình lâu dài, nhờ hai nước Pháp-Đức đoàn kết, tránh được xung đột như trong quá khứ. Sự hợp tác khởi đầu này sẽ dẩn đến một liên kết các nước Âu châu. Phải chăng vì vậy mà trước khi Anh trưng cầu dân ý, Pháp và Đức sốt ruột, gặp nhau để thảo luận tình hình sau kết quả trưng cầu dân ý?

Ý tưởng của Ngoại trưởng Robert Schuman đề xuất được Ủy viên kế hoạch Jean Monnet soạn thảo thành một Kế hoặch cụ thể.

Năm sau, Ủy Hội Âu châu về than và thép thành lập cho thời hạn 50 năm với 6 quốc gia tham gia ký: Bỉ, Pháp, Ý, Lục-xăm-bảo (Luxembourg), Hòa-lan và Cộng Hòa Liên bang Đức.

Năm 1957, hai hiệp ước được 6 nước thành viên ký ở Rome thành lập Cộng đồng Kinh tế Âu châu (CEE) nhằm hai mục đích: tổ chức một thị trường chung và tổ chức Cộng đồng Âu châu về năng lượng hạt nhân (CEEA).

Hai hiệp ước Rome có giá trị vô thời hạn.

Đến năm 1962, đặt nền móng cho chánh sách nông nghiệp chung. Năm 1968, bải bỏ thuế quan cho 6 nước, đặt thuế quan chung cho biên giới của Cộng đồng Kinh tế Âu châu. Năm 1973, Âu châu mở rộng thành 9, với Đan-mạch, Irlande và Anh. Năm 1981, thành 10.

Ngáy 14 tháng 6 năm 1985, ký hiệp ước Schengen cho phép xóa bỏ biên giới và tự do đi lại trong Âu châu liên hiệp. Nhưng thủ tục áp dụng tới năm 1990 mới được ký và đi vào thực tế tháng 3 năm 1995.

Năm 1986, Âu châu có 12 thành viên.

Ngáy 7 tháng 1 năm 1992, ký hiệp ước Maastricht, thành phố ở phía Nam Hòa-lan, thành lập chánh thức Liên Hiệp Âu châu (UE – EU) dựa trên cơ sở 3 cơ cấu đã có: CECA, CE và CEEA, qui định chánh sách đối ngoại và an ninh chung, hợp tác tư pháp và các vấn đề nội vụ. Sau cùng Cộng đồng kinh tế Âu châu (CEE) trở thành Ủy Hội Âu châu(CE). Hiệp ước Maastricht đồng thời cũng qui định tư cách công dân Âu châu, tăng cường quyền lực cho Quốc hội Âu châu, thiết lập hệ thống thống nhứt kinh tế và tiền tệ. Ngày 1 tháng 11 năm 1993, hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực.

Năm 1995, Âu châu có 15 thành viên. Bốn năm sau, đồng EURO trở thành đồng tiền chung của 11 nước Âu châu.

Các nước lần lược gia nhập khu vực EURO: Hi-lạp (2001), Slovénie (2007), Chypre và Malte (2008), Slovaquie (2009), Estonie (20011), Lestonie (2014) và Lituanie (2015) để thành 19 nước của khu vực Euro.

Tiền giấy và kẻm EURO chánh thức lưu hành đầu năm 2002.

Năm 2004, Âu châu có 25 thành viên. Qua đầu năm 2007, Âu châu có 27 nước gia nhập. Đầu tháng 7 năm 2013, Âu châu trở thành 28 với nước Croatie. Và năm 2014, các đảng phái cực hữu và cực tả pháp bắt đầu lớn tiếng đòi hỏi rút ra khỏi Âu châu, bế quan tỏa cảng, và có hơn 30 % dân pháp muốn trở về đồng quan (franc) vì thấy 1 ổ ba-guết, 1 cà-phê trước đây 1 fr nay cũng 1euro, có nơi 1,2 euro (1 euro = 6,5 fr).

Thủ tục chia tay kéo dài ít lắm 2 năm. Trong thời gian này, Anh vẫn giử chủ tọa luân phiên Hội đồng Âu châu trong nhiệm kỳ nửa năm sau 2017, dân biểu anh vẫn tiếp tục tham dự Quốc hội, Ủy viên Âu châu vẫn giử nguyên chức vụ. Sau thời gian đó, nếu không được 27 nước còn lại chấp thuận thì Anh sẽ mất quyền tự do mậu dịch và tự do đi lại.

Trước việc Anh sau 43 năm thành viên Âu châu, không biết rồi đây Âu châu sẽ soạn thảo một dự án nhằm phạt rất nặng Anh và cả những nước nào muốn chia tay với Âu châu như Anh hay không?

Năm tới Pháp bầu cử Tổng thống, không biết sẽ đặt ra vấn đề trưng cầu dân ý nữa để tách rời Pháp ra khỏi Âu châu nữa hay không?

Nhìn qua dân anh chọn Brexit

Về địa lý, phần lớn dân chúng ở phía Bắc, phía Nam, phía Tây, người học ít và người lớn tuổi bỏ phiếu chọn Brexit cao hơn. Đó là những vùng kém mở mang và kỷ nghệ trước đây.

Về mặt xã hộị (sociologie), chọn ở lại Âu châu gồm có dân thành phố(57%), trẻ (58%), có học cao (71%).

Trưng cầu dân ý và Dân chủ

Khi nói Dân chủ, người ta thường nhắc câu nói như định lý của Abraham Lincoln, cả Hồ chí Minh cũng bắt chước một cách khôi hài như trẻ con tập nói, “Chánh quyền của dân, do dân, vì dân”. Phải chăng vì vậy mà khi chánh quyền dân cử (có tự do, để không nói tới nhà cầm quyền cộng sản) gặp khó khăn trong việc điều hành việc nước hay chánh trị khủng hoảng thì thường chọn giải pháp tối hậu là giao trả chánh quyền lại cho dân, tức tổ chức “Trưng cầu Dân ý”? Nhưng chỉ trả chánh quyền chớ không trả bổng lộc! Nhiều nhà chánh trị học, như Frédéric Lazorthes, cho rằng khi đem việc làm của chánh phủ gắn liền với sự đồng thuận của dân là một thứ không khác gì “mị dân”. Cách này, tưởng không ai giỏi hơn việt cộng. Ở Việt nam cho tới ngày nay, mọi thứ đều của dân: công an nhân dân, quân đội nhân dân, toà án nhân dân,… Chỉ có ngân hàng (lấy tiền) và ủy ban kế hoặch (bắt dân làm việc) là của nhà nước.

Nhưng có ai hỏi: Dân là ai?

Anh là một nước dân chủ đại nghi (démocratie parlementaire) bậc nhứt và lâu đời. Thế mà hôm 23 / 06 vừa rồi lại giao quyền quyết định “Ở hay Đi” khỏi Âu châu tận tay toàn dân, bỏ qua tư cách và vai trò đại diện chánh thức và chánh đáng của Dân biểu. Vậy mới thấy khi người dân bỏ lá phiếu lọt vào thùng thí quyền của dân và do dân cũng mất đi từ đó và chỉ nhận lại khi nhà chánh trị chuyên nghiệp ăn lương của dân lại bất lực?

Qua chuyện một số đông dân Anh quyết định rút ra khỏi Liên Âu cái đã, không cần nghĩ xa hậu quả của quyết định, Cỏ May có chút suy nghĩ vội về một chuyện tương tợ trước đây của Việt nam. Lúc toàn dân kháng chiến, không ai cần biết Việt Minh cộng sản là gì? Cứ cùng nhau lo đánh Tây giành độc lập. Tiếng độc lập đã làm dậy lòng người. Tuy đã có nhiều người ái quốc kháng chiến, có uy tín, không cộng sản, đã lần lượt bị cộng sản thủ tiêu. Trong một buổi họp để các phe quyết định tiếp tục hợp tác đánh Tây chung hay tách ra, đánh riêng theo phe phái của mình, có hơn 60 người của đảng phái quốc gia hoặc tiểu tư sản trí thức độc lập quyết định đi với cộng sản vì sợ tách ra, suy yếu đi, sẽ mất độc lập. Họ cương quỳết “Phải có độc lập trước đã”.

Qua hôm sau, tất cả đều bị cộng sản giết sạch ngay trong đêm đó, xác nổi lình bình trên sông Lòng sông, như cá chết trên biển Miền Trung, mắt vẫn mở trừng trừng vì không hiểu tại sao mình bị giết?

Nguyễn Thị Cỏ May

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét