Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

TIN CỰC NÓNG: 10 CHIẾN HẠM MỸ RẦM RẬP VÂY TQ Ở BIỂN ĐÔNG

Ảnh minh họa. 
Hải quân Mỹ vừa đưa hai nhóm tàu sân bay chiến đấu đến Biển Đông để tiến hành tập trận. Đây là lần đầu tiên diễn ra một cuộc tập trận có sự tham gia của hai tàu chiến được ví là vũ khí bá chủ đại dương ở trong khu vực này trong vòng 2 năm trở lại đây. Động thái của Mỹ được tung ra ngay trước thềm một phán quyết của toà án trọng tài quốc tế liên quan đến vấn đề Biển Đông.<!-> 
Hai nhóm tàu sân bay tấn công (CSG) bao gồm hai siêu tàu sân bay hạt nhân, hai tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường cùng 6 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đang “dàn trận” ở Biển Đông. Theo thông thường, hai nhòm tàu sân bay tấn công còn phải bao gồm hai tàu ngầm tấn công hạt nhân nhưng Hải quân Mỹ chưa xác nhận sự có mặt của tàu ngầm hạt nhân.

Cùng với lực lượng hùng hậu gồm 10 tàu chiến, nhóm hai tàu sân bay tấn công còn sở hữu lực lượng tấn công cực mạnh trên bầu trời gồm 140 máy bay, trong đó có 80 chiếc F/A-18 Hornets, cùng khoảng 70 bệ phóng tên lửa.
Tàu sân bay USS John C. Stennis đóng tại Washington là lực lượng chủ lực trong Nhóm Tàu sân bay Tấn công 3. Nhóm này gồm tuần dương hạm USS Mobile Bay mang tên lửa tối tân Aegis và 3 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence, USS Chung-Hoon và USS Stockdale. Nhóm Tàu sân bay Tấn công 3 còn có biệt danh là "Hạm đội Xanh vĩ đại” do các tàu đều áp dụng những biện pháp tiết kiệm năng lược và nhiên liệu sinh học thay thế.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đóng tại Yokosuka, Nhật Bản và là một phần của Nhóm Tàu sân bay Tấn công 5. Các tàu khác bao gồm tuần dương hạm USS Chancellorsville mang tên lửa Aegis và các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur, USS McCampbell và USS Benfold.
Cuộc tập trận của hai nhóm tàu sân bay nói trên diễn ra vào thời điểm này không phải là một sự tình cờ hay ngẫu nhiên. Mỹ muốn phát đi một thông điệp đối với Trung Quốc ngay trước thềm sự kiện đang rất được chờ đợi - đó là việc Toà án Trọng tài Thường trực ở The Hague sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. Theo đó, toà án này được cho là sẽ bác bỏ đòi hỏi chủ quyền tham lam và phi lý của Trung Quốc dựa vào đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể tung ra một số động thái quân sự nếu toà án ra phán quyết bất lợi cho họ. Sự hiện diện của hai nhóm tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông có thể sẽ ngăn không cho Bắc Kinh thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào.

Kiệt Linh (tổng hợp) 
 Ảnh chụp màn hình bài báo lúc 18h43.

Chiến tranh Biển Đông đã bắt đầu?
“Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. M 

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Nguồn: internet
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Nguồn: internet
Trung Quốc không còn lựa chọn
Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét, nếu tiếp tục gây hấn, chiếm đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc tế toàn diện.
Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc sáp nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của Nga điêu đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào Tổng thống Nga Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hòa bình Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế của nhóm quốc gia đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết tâm ngăn chặn một tiền lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ quyền. Trừng phạt Nga, nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực diện đối với các toan tính của Trung Quốc.
Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động, trong khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc cấm vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ cần giảm 50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất nghiệp sẽ là một đe dọa bạo loạn xã hội.
Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm đọat hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA phán xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa, thì việc lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho thấy như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và thế giới dù gay gắt, quá trình bành trướng của Trung Quốc chỉ dừng, rồi tiếp tục, chứ chưa bao giờ lùi lại.
Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn bộ các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam.Trường Sa và Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam giác lõi của biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn vùng biển bên trong đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà trọng tài PCA thành vô hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trực tiếp với TQ, trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc, chưa liên kết được với Nhật và với Mỹ bằng một Hiệp định phòng thủ chung, vì vậy, Trường Sa của Việt Nam phải được chiếm trước khi việc này trở thành phi pháp sau phán xét của Trọng tài và trước khi một liên minh phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành.
Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ngoại giao ASEAN Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công khai của Cămpuchia,Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lơị. Trung Quốc đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo vệ luật pháp quốc tế.
Bất kể bà Hillary hay ông Trump trúng cử, sau bầu cử tổng thống tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu toan bành trướng của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn rất nhiều. Bà cũng không hề giấu diếm thái độ không nhân nhượng, trong khi Trump không ngại dùng vũ lực.
Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc. Tham vọng chiếm đọat biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả giá rất đắt.
Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học”năm 1979. Và như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống sự kiện vịnh Bắc bộ năm 1964.
Thủ phạm là Trung Quốc?
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông kỹ thuật.
Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4 máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines. Scarborough của Philippines đã được đề phòng.
Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30 và đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn trong khoang lái” theo lời kể của thiếu tá Cường, khi chỉ còn cách mục tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả hai phi công đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin xác minh SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn.
3h30’ sáng ngày 15/06, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư dân Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức khoẻ tốt, chỉ xước tay do dây dù.
9h30’ ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia Lâm bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm thượng tá Trần Quang Khải, khi “phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ cao, bay vòng xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc 12h30’”.
Trên máy bay có 9 người, do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta tìm thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212.
“Theo nguồn tin của Thanh Niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA 212 gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy bay CASA 212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh bắc bộ. Trong đêm ngày 15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân lập kế hoạch và lên phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212. Trong đêm qua, khoảng hơn 10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực xung quanh vùng biển nói trên để bảo vệ và phong toả hiện trường. Các nguồn tin từ chối bình luận các thông tin liên quan đến tính mạng của 9 cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy bay này gặp sự cố và rơi xuống biển”.
Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2 rơi – Chuẩn bị phương án trục vớt.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”.
Nhưng ngày 20/069, cũng báo Thanh niên lại đưa tin:“Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều cùng bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mật hướng.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 ‘chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh’ khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.
Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói, «có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra».
“Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là phi cơ đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã có những va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước,”(?!), không loại trừ nguyên nhân ‘thời tiết thay đổi đột ngột’, tuy rằng ông nói “khu vực Bạch Long Vĩ là một khu vực bay ‘bình thường’ như nhiều địa điểm khác dọc bờ biển Việt Nam”.
Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao thấp, “Cùng tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác gồm hai chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn Không quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát hiện vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi xuống và “vỡ do va đập mạnh với nước”?!“Cụ thể, vị trí máy bay được xác định ở phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc lãnh hải và không phận của Trung Quốc.
Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định điạ điểm CASA 212 rơi và nằm ở độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục vớt, và bố trí hàng chục tầu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài biển Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí vi phạm vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích bay tập vào thời điểm như vậy, có mục đích gì?
Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách đất liền khoảng hơn 26 hải lý.
Theo báo Thanh Niên, “Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng 18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý“. Nhưng mặc dù huy động mọi phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị trí rơi của SU-30KM2”?!
Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khoẻ, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hưũ Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biệt tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu.
Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm nưu. Đúng, chúng ta rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những âm mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung quốc, và âm mưu kéo dài sự tồn tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông tin truyền thông bằng những âm mưu của ban tuyên giáo. Không có cách nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những chồng chéo âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân tộc trên hết, cho dù có thể đúng, có t̉hể sai.
Thái độ của Việt Nam
Tối ngày 16/06/2016, lúc 17h30′, tại bộ Trụ sở bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch triệu tập họp thường vụ Quân uỷ Trung ương, yêu cầu tập trung trước hết vào việc ổn định tư tưởng bộ đội. Lúc 21h30′, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Thường vụ Quân uỷ bao gồm:
– Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm bí thư Quân uỷ Trung ương
– Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
– Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
– Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch, phó bí thư Quân uỷ Trung ương
– Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Thượng tướng Lương Cường.
– Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Phan Văn Giang
– Thứ trưởng thứ nhất Bộ quốc phòng, phụ trách đối ngoại và phát ngôn, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Xét thành phần họp khẩn cấp này, người ta liên tưởng tới một quyết định liên quan tới vấn đề chiến tranh và hoà bình của đất nước. Một quyết định có thể được đưa ra, và lựa chọn là tránh một xung đột, tạo ngòi chiến tranh với Trung Quốc.
Lúc 21h30′, thượng tướng Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc gặp Đại sứ Trung Quốc đề nghị phía Trung Quốc cho phép phương tiện Việt Nam đi lại trong hải phận phía Đông đường phân giới vịnh Bắc bộ và đề nghị Trung quốc hỗ trợ tàu thuyền tìm kiếm tai nạn.
Gặp đại sứ vào lúc 21h30′ tại Trụ sở Bộ Quốc phòng phải có lệnh triệu tập của Chính phủ. Nếu chỉ để xin phép sử dụng lãnh hải và không phận, và nhờ hỗ trợ tìm kiếm, có thể triệu tập khẩn đại diện ngoại giao của một nước không?
Nếu chỉ do tại nạn, có hệ trọng tới mức triệu tập khẩn cấp họp Thường vụ Quân uỷ, vào lúc cuối buổi chiều không?
Sáng ngày 17/06, Đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo “Hôm nay, nước Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể” . Nhưng chính phủ Việt Nam không có phản hồi. Không hề có tiết lộ gì về thái độ của Việt Nam với lời gợ̣i ý của Mỹ. Đại sứ Mỹ sử dụng kênh Facebook để gửi thông điệp cho thấy, Mỹ muốn chuyển thiện ý của Mỹ tới người dân Việt Nam, và thông điệp ông gửi phải hiểu thế này: “chúng tôi biết cả rồi, chúng tôi sẵn sàng, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các bạn”.
Tuy nhiên, lực lượng của hải quân Mỹ vẫn được huy động với tư thế sẵn sàng, đã sẵn sàng.
Ngày 20/06/2016, báo Petrotimes đưa tin “Mỹ điều một lúc hai binh đội hải quân, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis và Ronald Reagan đến vùng biển phía nam của Philippines, nhằm ngăn cản những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, tờ báo Nhật Bản Asahi dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ”. “Để tăng áp lực lên Trung Quốc, theo Asahi, trong tháng này Mỹ cũng đã triển khai tại căn cứ quân sự Clark Field ở Philippines bốn máy bay tác chiến điện tử. Nhiệm vụ của chúng là gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh triển khai trên những hòn đảo nhân tạo”.
Những sự việc liên tiếp, ban đầu đơn giản và dễ dàng phán đoán, càng về sau càng trở nên rắc rối như có vẻ như cố tình sắp đặt và chuyển hướng dư luận.
– Rõ ràng, hai chiếc máy bay của Việt Nam đều do tên lửa thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật tại biển Đông bắn hạ. Sự cố đều xảy ra đột ngột trong lúc đang hoạt động bình thường và thời tiết tốt. Xác của chúng vỡ thành những mảnh vụn, rơi từ một độ cao thấp và phía bên trong hải không phận của Việt Nam.
– Việt Nam đã có đủ căn cứ để khẳng định, nhưng Việt Nam quyết định không tạo cớ cho Trung Quốc lợi dụng tạo thành xung đột. Kéo Trung Quốc vào chiến dịch tìm kiếm, trong khi thực chất đã tìm được là “tương kế, tưụ kế”.
– Không nhờ Mỹ và không để Mỹ tham gia tìm kiếm là để tránh đổ thêm dầu vào lửa.
– Xác hai chiếc máy bay đang được tiếp tục trục vớt, có thể xác 9 nạn nhân CASA 212 đã được vớt, nhưng chưa được phép công bố. Và cả hai máy bay này sẽ bị rơi trên hải phận của Trung Quốc, để nếu không giấu được nguyên nhân do tên lửa Trung Quốc bắn hạ thì lỗi do phía Việt Nam.
– Việc hoá giải âm mưu gây chiến của Trung Quốc, nếu đúng như dự đóan của chúng ta, là quyết định đúng, “cao tay”, nhưng chỉ đúng với tình huống. Nguyên nhân của sự kiện vẫn còn nguyên.
– Thời gian còn lại trước phán quyết của PCA không còn nhiều. Sẽ có những sự kiện khác. Sẽ tiếp tục có các cuộc tập trận bắn đạn thật. Sẽ có tàu Việt Nam Hải quân Việt Nam bị bắn chìm do nhầm lẫn vi phạm hải phận. Sẽ có tàu thuyền Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt nam bắt giữ, sẽ có binh lính hải quân Trung Quốc bị bắn chết tại biển của Trường Sa lớn, hay Song Tử Tây, v.v…. Nếu không kịp trước thì sự cố sẽ xảy ra ngay sau công bố của PCA, tức là sau 07/07/2016. Bằng mọi cách, đảo Trường Sa lớn của Việt nam sẽ phải bị tiêu diệt, và Trung Quốc sẽ đổ bộ xuống toàn bộ những hòn đảo, đá đang hiện diện của quản lý Việt Nam. Lính hải quân và dân cư trên những hòn đảo nhỏ này, khó tránh thóat những biến cố tới đây.
– Thể diện và uy tín quốc tế của Trung Quốc là không thể giữ được. Trung Quốc nhất định đổi nó bằng lợi ích chiến lược lâu dài. Chiếm đoạt chủ quyền toàn bộ biển Đông, những lợi ích của nó cho phép Trung Quốc chiếm lại ngôi vị bá chủ chia đôi Thái Bình Dương, sẽ biến những mất mát tình huống thành vô nghĩa.
Giải pháp nào?
Với Việt Nam, hiển nhiên biển Đông là toàn bộ sự sống còn của quốc gia dân tộc. Chế độ có thể đến rồi đi, thể chế chính trị có thể có rồi hoán đổi. Nhưng đất nước, dân tộc không thể mất. Lựa chọn đất nước thay cho chế độ là lựa chọn bắt buộc.
Cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc chóng vánh, vì Việt Nam chưa có một Hiệp định an ninh chung với Mỹ, chưa có một Hiệp định đồng minh với Nhật. Nếu Mỹ, Nhật không có căn cứ pháp lý để can thiệp thì Trường Sa của Việt Nam chỉ một đêm là về tay Trung Quôć. Và một khi đã lọt vào tay Trung quốc, thì Trường Sa lớn, Song tử Tây, Sơn Ca v.v… sẽ trở thành Đá Chữ thập, Gạc Ma, thành Vành khăn, thành Hoàng Sa, không bao giờ còn trở về với Việt nam được nữa, nếu không có một cuộc chiến tranh chính thức và kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của Trung Quốc.
Bao giờ và lúc nào, Việt Nam đủ sức đơn phương chiến tranh với Trung quốc? Sẽ đến lúc nào đó, con cháu Việt giàu có và mạnh hơn Trung Quốc! Nhật bản đang mạnh hơn Trung quốc về kinh tế và trình độ phát triển, nhưng một cuộc chiến, thì Nhật đơn phương không phải là đối thủ.
Một cuộc chiến, dù chỉ trên biển Đông, và dù có thể kết thúc trong vài giờ, nhưng nguy cơ lây lan không thể tránh, và nguy cơ mất nước không thể không tính đến. Người Việt có thói quen dọn dẹp nhà cửa trước khi đón khách. Trước khi đối phó kẻ địch đến từ bên ngoài, phải dọn dẹp kẻ địch bên trong.
Phải đóng cửa biên giới, phải phong toả tất cả những nơi có người Trung Quốc. Trước khi có chiến tranh 1979, Lê Duẩn và Nguyễn Đức Tâm đã dọn sạch người Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng làm những việc này, sẽ gây ra những thiệt hại mà nền kinh tế Việt Nam không thể chịu nổi. Và không còn kịp được nưã. Trước khi dọn xong, thì nhà chắc đã mất.
Phải vô hiệu hoá tay chân, gián điệp Trung Quốc nằm trong bộ máy đảng và chính phủ. Nhưng bọn này đang có mặt mọi nơi, ngay trong bộ chính trị, ngay trong bộ quốc phòng, bộ công an, dọn được lũ này, liệu chế độ còn không.
Cần gấp một cơ chế để Mỹ có quyền can thiệp trong bất kỳ một tình huống khẩn cấp nào. Bởi vì nguyên tắc bất di bất dịch của Trung Quốc là bằng mọi giá tránh chiến tranh trực tiếp với Mỹ. Trung Quốc sẽ dừng lại ngay trước khi Mỹ tham chiến, dàn xếp tay đôi với Mỹ, nếu không bị ràng buộc bằng một hiệp định, Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có thể không thoát được nguyên lý, “nếu không mua được bằng lợi ích thì sẽ mua được bằng rất nhiều lợi ích”. Trong khi Mỹ rất cần một lý do đủ quan trọng để có thể áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với Trung Quốc, bằng cách đó làm cho Trung Quốc suy sụp, không còn sức để tham vọng bá chủ. Nếu không có một Hiệp định để công khai trấn áp Trung Quốc, Mỹ sẽ không can thiệp để sau đó lấy cớ trừng phạt. Kẻ thua thiệt là Việt Nam.
Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc ký Hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp.
Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội.
Paris ngày 21/06/2016

Liệu Việt Nam có quyết định rời khỏi Trung Quốc?

Quan hệ Mỹ – Việt – Trung. Ảnh: Internet.
Quan hệ Mỹ – Việt – Trung. Ảnh: Internet.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, vị Tổng thống thứ ba của Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đã kết thúc chuyến thăm được đánh giá làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai quốc gia từng là cựu thù, trước hết đem lại nhiều chờ đợi trong dân chúng về một triển vọng sáng sủa hướng về phía tiến bộ. Chính sách ngoại giao của Việt Nam hứa hẹn sẽ có ít nhiều thay đổi.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đơn giản. Quan hệ Việt – Mỹ dù các cố gắng tăng cường, không thể tách hẳn đường lối các chính sách ngoại giao của Việt Nam khỏi những nguyên tắc truyền thống. Từ sau năm 1991, khi khối XHCN thế giới tan vỡ, Việt Nam theo đuổi con đường cải cách, trong đó có chính sách ngoại giao độc lập trong đa dạng và đa hướng, với quan điểm xây dựng một môi trường hợp tác và hòa bình với bên ngoài, tạo điều kiện theo đuổi các lợi ích quốc gia như phát triển kinh tế, chủ quyền quốc gia, duy trì chế độ độc đảng cầm quyền, phát triển kinh tế và xã hội. Nhưng những nguyên tắc này thường được rút gọn lại bằng bốn chữ, “chế độ và tăng trưởng”. Đó là những thứ mà lãnh đạo Việt Nam gọi là “nhị bất biến, ứng với vạn biến”. Trước hết là chế độ, chống mọi thế lực thù địch và âm mưu diễn biến. Tiếp đến là tăng trưởng kinh tế nhằm tìm kiếm chính danh và sức mạmh đảm bảo ổn định cho chế độ.
Ưu tiên chế độ trở thành ưu tiên ý thức hệ dẫn đến ưu tiên quan hệ Trung Việt. Sau ba mươi năm, quan hệ Trung Việt phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bề ngoài, có vẻ như chế độ có một chân đế vững chắc. Không có gián điệp Trung Quốc gây bạo loạn, không có Trung Quốc làm diễn biến hoà bình. Không có Mặt Trận kháng chiến phục Việt do Trung Quốc giật dây, nuôi dưỡng. Không có “dân chủ và nhân quyền tư bản”.
Nhưng, sau ba mươi năm, biên giới hầu như thông thương, mọi thứ, cả con người lẫn phương tiện qua lại như anh em trong nhà, không thể phân biệt ngay, gian. Rừng biên giới có người Trung Quốc rào chắn, làm đường, đào hầm, lập làng, cưới vợ, gả chồng sinh con, đẻ cái. Công ty Trung Quốc hiện diện ở khắp mọi nơi, thuê dài hạn và chiếm những vị trí xung yếu, trên suốt chiều dài đất nước, đặc biệt vùng đất hẹp miền Trung. Nền công nghiệp què quặt của Việt Nam, phần lớn sản xuất bằng công nghệ lỗi thời của Trung Quốc, sử dụng nguyên liệu nhập từ trung Quốc, sẵn sàng tê liệt khi mất nguồn cung từ Trung Quốc. Người ta không thể quên, những lãnh tụ Trung Quốc từng tổng kết rằng, có ba con đường để Trung Quốc mở rộng lãnh thổ, một là đồng hoá các dân tộc trong cùng biên giới, hai là dồn dân tới các vùng giáp ranh để lấn đất, ba là gây chiến tranh.Với Bôxít trên nóc cao Nguyên, khu công nghiệp Vũng Áng trấn tại đèo ngang Hà Tĩnh, một khi chiếm trọn Trường Sa, thì cả biển lẫn đất có nguy cơ không có cách gì giữ được?
Chủ trương chế độ trên hết đã bộc lộ là một chủ trương sai lầm. Càng gần Trung Quốc, càng phát triển rộng và sâu với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam càng mất dần khả năng kiểm soát đất nước, chủ quyền biển đảo càng có nguy cơ không giữ được. Đây mới chính là thực chất của mối đe dọa chế độ.
Việt Nam tìm kiếm trước hết sự hỗ trợ từ ASEAN, hy vọng tạo ra được một tiếng nói chung khả dĩ đa phương hoá nguy cơ chèn ép nước lớn của Trung quốc. Nhưng cộng đồng chung này chưa có gì chung ngoài ý chí, thực chất đã bị phân hoá trước thủ đọan chia rẽ bằng lợi ích kinh tế ích kỷ của từng quốc gia thành viên, trong khi cộng đồng tồn tại với một cơ chế đồng thuận lỏng lẻo.
Nhật Bản là một lựa chọn. Việt Nam biết Nhật Bản, với những ràng buộc chưa thể gỡ bởi luật pháp quốc tế đối với một quốc gia nguyên tội phạm chiến tranh, không cho phép Nhật triển khai một cách tự do tiềm lực quân sự và hỗ trợ quân sự các quốc gia khác. Chưa nói, bản thân tiềm lực quân sự của Nhật bản dẫu mạnh, vẫn chưa thể đối đầu với Trung Quốc. Nhưng Nhật Bản có một điểm đặc biệt. Nhật không có đối kháng về thể chế chính trị với chế độ cộng sản độc đảng. Nhật Bản không có yêu cầu nhân quyền kèm theo các hợp tác kinh tế. Vì vậy, Việt Nam gắn kết toàn tâm bằng sự tin cậy hoàn toàn với Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia dân chủ và là đồng minh đặc biệt của Mỹ. Quan hệ gắn bó và sâu sắc, tin cậy hoàn toàn với Nhật bản, Việt Nam có cơ hội quen dần và thích nghi với chuỗi giá trị khác với hệ thống giá trị truyền thống của chế độ XHCN. Qua Nhật Bản, vốn từng là cựu thù chiến tranh, vì thế, cách nhìn nhận một cựu thù như Mỹ đối với lãnh đạo cộng sản Việt Nam, có phần bớt gay gắt.
Trước một thách thức lớn đến từ sự trỗi dậy, tiềm tàng một tham vọng bành trướng mang tên “giấc mộng Trung Hoa”, biển Đông có nguy cơ biến thành ao riêng của Trung Quốc. Khu vực biển có lưu lượng hàng hoá luân chuyển gần 50% tổng lượng hàng hoá lưu chuyển toàn cầu và trên 5000 tỷ đôla giá trị sản lượng hàng năm, tự do hàng hải, tự do hàng không phía trên vùng biển và an ninh trật tự khu vực có lợi ích gắn với lợi ích của Mỹ.
Sau tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia với tự do hàng hải và luật pháp quốc tế tại biển Đông của bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton năm 2010 tại ASEAN, Tổng thống OBAMA tuyên bố chuyển trục chiến lược sang Đông Á.
Việt Nam vốn biết, đàm phán song phương với Trung Quốc chỉ đem lại thất bại. Đàm phán là thủ đọan hoãn binh và trói tay đối phương trên bàn, bằng mồi nhử kinh tế, để Trung Quốc lấn lướt, một mình tự tung, tự tác trên thực địa, tạo ra việc đã rồi, từng bước, từng lát cắt cho đến khi độc chiếm. Việt Nam tìm cách đa phương hoá tranh chấp. Việt Nam tìm kiếm chỗ dựa, tìm hỗ trợ cho cuộc chiến quá chênh lệch với Trung Quốc.
Và Việt Nam đã thấy ở chiến lược chuyển trục Đông Á của Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải và trật tự an ninh khu vực theo luật pháp quốc tế, có lợi ích ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc đồng nhất với lợi ích bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt nam.
Tháng 7/2013, Việt Nam và Mỹ nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên “đối tác toàn diện”, thúc đẩy quan hệ trong mọi lĩnh vực, tạo sự tin cậy gắn kết từng bước tới thực chất.
Cũng bắt đầu từ sau chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang, Trung Quốc tăng cường trả đũa Việt nam bằng áp lực Hoàng, Trường Sa. Hai nước Việt Mỹ càng tiến lại gần nhau, quan hệ hợp tác giữa hai nước càng phát triển thì thái độ lấn chiếm biển đông càng kiên quyết, tốc độ xây dựng và quân sự hoá theo hướng tăng cường khả năng tấn công càng bộc lộ rõ. Dường như thông điệp mà Trung Quốc muốn chuyển tới lãnh đạo Hà Nội là việt Nam không còn lối thoát bất chấp mọi cố gắng tìm kiếm đồng minh.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định “nếu tình hình Trung Quốc quân sự hóa biển Đông không được can thiệp, biển Đông sẽ biến thành ao nhà của Trung Quốc vào năm 2030.” Điều này có nghĩa là không có can thiệp Mỹ, sau 2030, Việt Nam sẽ không còn biển? Nếu đường lưỡi bò trở thành hiện thực, ra cách bở khảng 44km, Việt Nam đã lọt vào biển Trung Quốc.(12 hải lý lãnh hải + 12 hải lý giáp ranh lãnh hải), nếu không có phép, tàu thuyền Việt Nam sẵn sàng bị bắn hạ.
Báo Guardian (Anh) tuần trước dẫn lời Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Michael Hayden cảnh báo nếu Mỹ không xử lý tốt đà trỗi dậy của Trung Quốc trong 10 năm tới thì hậu quả sẽ là thảm họa với Mỹ và với cả thế giới. Theo ông Michael Hayden, “Mỹ cần soạn ra một kế hoạch chặt chẽ và lâu dài cho khu vực Thái Bình Dương trong thập niên tới và cả sau này”.
Mỹ đã có một chiến lược, đương nhiên. Nhưng điều đáng quan tâm là Việt Nam ở đâu trong kế hoạch này? Việt Nam rõ ràng không có nhiều lựa chọn.
Quan hệ Việt – Mỹ phát triển không ảnh hưởng tới các mối liên hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Thay vì phải chọn một bên nào, Việt Nam đang cố gắng hết sức để tăng cường quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ, và coi quan hệ với hai nước này là quan hệ các bên đều có lợi.
Để công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Việt Nam coi trọng Mỹ như nguồn chính về thị trường, đầu tư, công nghệ và phát minh sáng chế. Các nước khác, trong đó có Trung Quốc, đều đã củng cố quan hệ với Mỹ vì lý do tương tự. Tăng cường quan hệ Việt – Mỹ cũng đem lại cho Việt Nam các nguồn lực ngoại giao và chiến lược mạnh hơn. Mỹ ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc định hình các cấu trúc an ninh khu vực tại Châu Á – Thái Bình Dương và hỗ trợ các thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, xây dựng năng lực hàng hải để cải thiện khả năng cảnh báo trong lĩnh vực hàng hải và các năng lực an ninh biển.
Tháng 9/2011, Việt Nam và Mỹ đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương trong 5 lĩnh vực, bao gồm an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, các chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ, các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai, và hợp tác giữa các trường đại học quốc phòng và viện nghiên cứu. Trong chuyến thăm vừa qua, Tổng thống Obama đã thông báo dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ, Việt Nam luôn nhấn mạnh không đồng nghĩa với kiềm chế và chống lại Trung Quốc. Việc dỡ bỏ lệnh cấm trên chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự và đạn dược.
Hình ảnh độc lập của chính sách đối ngoại của Việt Nam chủ yếu dựa vào chính sách quốc phòng, theo đó Việt Nam theo đuổi nghiêm ngặt “nguyên tắc ba không” – Việt Nam sẽ không tham gia một hiệp định quân sự và trở thành một đồng minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho phép bất kỳ nước nào lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, và không dựa vào bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác.
Gần đây, Việt Nam đang chịu sức ép trong nước phải xem lại nguyên tắc này, tuy nhiên, việc kiên trì theo đuổi nguyên tắc này vẫn là cố gắng trong chính sách của chính phủ Việt Nam, mặc dù giới lãnh đạo Việt Nam thừa biết, không có sự can thiệp của Mỹ, Việt nam dẫu có quyền mua vũ khí ở bất kỳ đâu, hy sinh thu nhập cho trang bị quốc phòng đến mức nào, cũng không cản được bước tiến của Trung Quốc tới chiếm đọat hoàn toàn.
Là một thành viên ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia các nỗ lực của Hiệp hội trong việc thu hút tất cả các nước lớn thông qua các cơ chế hợp tác do ASEAN đứng đầu, với chủ trương ASEAN không phải là một hiệp định quân sự hay nằm dưới sự ảnh hưởng của một nước lớn nào, mà là một tổ chức thúc đẩy ngoại giao để giải quyết những bất đồng.
Việc nghiêng về một bên nào đó là không hợp lý và không khả thi, vì cả Mỹ và Trung Quốc, bất chấp những bất đồng của họ, đều đang phối hợp dựa trên một quan hệ kiểu mới coi trọng việc tránh đối đầu quân sự, đồng thời thúc đẩy quan hệ trong mọi lĩnh vực.
Là một nước nhỏ theo dõi sát diễn biến trong quan hệ Mỹ – Trung, Việt Nam không thể không lo ngại các kịch bản Bắc Kinh và Washington trực tiếp đối đầu hoặc thỏa hiệp với nhau.
Lo ngại của Việt Nam không phải là không có cơ sở, vì lịch sử đã cho thấy Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm trong quan hệ Mỹ – Trung trong thời Chiến tranh Lạnh.
Vả lại Trung Quốc sẵn sàng làm mọi việc để đạt được thoả hiệp với Mỹ, nhằm chủ yếu dạy bài học cho các quốc gia nhỏ yếu khác. Một chính sách như vậy sẽ đẩy Mỹ đối diện với thử thách không dễ vượt qua, khi Quốc hội Mỹ chỉ lựa chọn lợi ích của người dân Mỹ.
Vì vậy, lựa chọn chính sách là bạn với cả Mỹ và Trung Quốc, chủ động trong ASEAN, và tuân thủ các nguyên tắc toàn cầu của luật pháp quốc tế cũng như các chuẩn mực khu vực đã được thiết lập về cách hành xử và bộ quy tắc ứng xử, có thể là lựa chọn chiếm ưu thế trong các nhà lãnh đạo Việt Nam. Sự cải thiện trong quan hệ Việt – Mỹ sẽ củng cố xu hướng này.
Nhưng liệu chủ trương này của Việt Nam có khả thi không? Với Mỹ, dù không gắn kết bằng một hiệp định đồng minh, Việt Nam vẫn có thể phát triển quan hệ đối tác toàn diện với đầy đủ sự tin cậy và tôn trọng bình đẳng, căn cứ trên luật pháp quốc tế và văn minh nhân quyền. Với Trung Quốc, ngược lại, quan hệ thân thiện hoặc đối tác toàn diện chỉ đem lại thiệt hại. Ngay cả khi là đồng minh, Trung Quốc luôn lợi dụng các hiệp định hợp tác để tạo ra sự trói buộc và lệ thuộc tới mức Việt nam mất khả năng kiểm soát. Trong trường hợp không còn là đồng minh, hoặc có biểu hiện ngả sang phía đối thủ, Trung Quốc sẽ gây áp lực và đe dọa an ninh chế độ, nuôi lửa xung đột buộc Việt nam phải chạy đua quốc phòng, dẫn tới tình trạng chảy máu, kiệt sức.
Làm thế nào để chặn được tất cả các vòi bạch tuộc đang len lách ở khắp mọi nơi. Cách ly hoàn toàn thì có nguy cơ xung đột, gây đổ vỡ lập tức, không thể kịp ứng phó. Nhưng nếu không cách ly, để ngỏ cửa, thì nguy cơ có thể đến chậm, nhưng cũng không có cách nào ngăn chặn được.
Có thể phải lựa chọn cặp đôi với Mỹ, cho dù không tránh khỏi những điều không thể tránh khỏi, nhưng nguy cơ mất nước thì không.

Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi - VietTuSaiGon

Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA - 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn là rất cao.
Nhưng cũng không loại trừ khả năng máy bay trục trặc kĩ thuật và tự phát nổ. Vấn đề trục trặc kĩ thuật, tự phát nổ có thể do hai nguyên nhân: bị rút ruột trong quá trình bảo trì, những linh kiện tốt đã bị rút đi để bán và thay vào đó là những linh kiện tương đương do một quốc gia không có uy tín hay chuyên môn trong sản xuất những linh kiện này nhưng lại có khả năng làm hàng nhái?! Và cũng không loại trừ khả năng thứ hai là đã có gián điệp cài cắm trong các khu quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong các đội bảo trì quân khí cụ của quân đội Việt Nam. Bởi hiện tại, những quyết định mờ ám của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho người Trung Quốc cũng như tính ngang ngược của họ trước toàn thể quốc dân Việt Nam cũng cho thấy có một vấn đề gì đó hết sức không bình thường trong quan hệ Việt – Trung.
Và nếu như không có gián điệp Trung Quốc cài cắm trong bộ phận bảo trì cũng như quân đội Việt Nam thì ngay cả thói quen rút ruột công trình, rút ruột linh kiện khí tài, tham nhũng và gian lận trong tài chính của giới quan chức quân đội cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệ rạc của hệ thống khí tài Việt Nam mặc dù nó được mua với giá hàng triệu, hàng tỉ đô la nhưng công năng của nó có khi chỉ là một con số rất nhỏ bởi nó đã bị rút ruột, tráo đổi quá nhiều trong quá trình nhập cảng và bảo trì. Khả năng này cũng không thấp bởi thứ văn hóa rút ruột vô tội vạ của hầu hết quan chức từ quân đội đến công an cũng như hành chính, giáo dục, y tế… tại Việt Nam hiện nay.
Ngay cả khẩu phần ăn của bộ đội cũng bị rút ruột đến mức đáng sợ. Tiêu chuẩn mỗi ngày ăn của người lính bộ đội hiện nay có chỉ số trung bình là 84 ngàn đồng, bên cạnh đó có thêm phần tự sản xuất để tăng cường dinh dưỡng trong các đơn vị. Tuy nhiên, hầu hết các bộ đội đã giải ngũ đều có kinh nghiệm đau lòng về chuyện chén cơm trong quân đội. Những chuyện kể của họ luôn mang nỗi ám ảnh của đói và thèm ăn, nợ nần căng tin, đến khi ra quân thì khoản tiền nhà nước trả lương bộ đội suốt ba năm trời không đủ trả nợ, phải xin thêm tiền gia đình. Và hầu hết các chuyện kể đều cho thấy bữa cơm của bộ đội Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi “canh toàn quốc và nước mắm đại dương”. Nghĩa là không có gì trong bữa ăn ngoài một bát canh lỏng, lèo tèo vài cọng rau và một bát cá thừa nước thiếu cái.
Đáng sợ nhất là chuyện của một cậu lính phòng không, đang tại ngũ kể cho tôi nghe “ngày 30 tháng Tư năm nay, nghe nói đơn vị cháu được cho 10 triệu đồng để ăn lễ, cả đơn vị gần hai trăm bốn chục lính và chỉ huy, tính ra mỗi đứa cũng được hơn trăm ngàn đồng, nghe mừng lắm. Vì nếu mang tiền đó đi mua lợn về mổ thịt và nhà lính tự nấu ăn thì chơi vô tư. Thế mà các chỉ huy cho mua hai chục con vịt xiêm về làm thịt, đánh tiết canh. Mấy phần nạc dành cho cấp trên, tụi cháu chỉ được ăn xương xẩu, đầu cánh cổ, cháo và một ít tiết canh… Biết là mình bị ăn chặn rồi đó nhưng không dám nói!”.
Thử hỏi, với cái đà ăn chặn một cách lộ liễu và trơ trẽn như các cấp chỉ huy quân đội Việt Nam hiện tại, với đà tham nhũng và rút ruột như hiện tại thì sức mạnh quân đội Việt Nam liệu có còn? Hơn nữa liệu người lính bộ đội có còn đủ dũng khí, sức mạnh để mà chiến đấu? Một quân đội mà lính tráng thì gầy nhom, thiếu ăn, chỉ huy thì bụng mỡ, bước đi núc ních như mang theo hủ hèm như vậy thì sức mạnh nằm ở đâu?
Đó là chưa muốn nói đến hệ thống khí tài Việt Nam là một thuộc hệ kĩ thuật Liên Xô và xã hội chủ nghĩa. Nó vẫn còn khá lạc hậu và lạc điệu so vối hệ thống khí tài của Mỹ. Nếu bây giờ Việt Nam mua một hệ thống khí tài hiện đại từ Mỹ, phải tốn ít nhất cũng ba đến năm năm mà làm quen, tập dượt và bảo trì. Trong tình hình hiện tại, khi mà kẻ thù lăm le bờ cõi, thời gian từ ba đến năm năm là khoản thời gian đủ dài để kẻ thù xâm chiếm, án cứ và cát cứ. Cơ hội đánh bại kẻ thù là không có.
Và có một câu hỏi nữa: Tại sao đường bay Hà Nội – Sài Gòn phải đổi tuyến, không bay ra biển Đông kể từ khi hai máy bay của quân đội bị mất tích? Phải chăng quân đội Trung Quốc đã chính thức cát cứ vùng trời Việt Nam và bay trong đất liền là thái độ lựa chọn của kẻ thua cuộc, mà cũng có thể là kẻ đã chấp nhận kết quả mua bán của mình?
Nếu thật sự có được một cuộc điều tra về vụ rơi và mất tích hai chiếc máy bay của quân đội trong tuần qua trên biển Đông, ngay trong vùng biển Việt Nam, thì việc điều tra này phải được tiến hành trên diện rộng, từ vấn nạn tham nhũng, hối lộ của giới chóp bu Cộng sản cho đến các chỉ huy cấp cao của quân đội và các nhân viên bảo trì máy bay. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra cả lịch trình và giờ bay thực của các phi công quân đội. Bởi riêng chuyện của phi công Khải, với 3000 giờ bay, kinh nghiệm thuộc vào hàng sư sãi nhưng lại bị chết trong tình trạng dù quấn lấy người là chuyện hết sức bất thường! Bởi cái chết đã phạm vào những lỗi rất cơ bản của một phi công theo phân tích của giới chuyên môn.
Và thực sự, cái chết cũng như sự mất tích của mười người trong không quân Việt Nam trong tuần qua cũng cho thấy sự yếu kém không thể tha thứ được của không quân Việt Nam cũng như quân đội Việt Nam. Đó là chưa muốn nói đến một câu hỏi khác: Vì sao Việt Nam từ chối Mỹ giúp đỡ tìm kiếm các máy bay mất tích? Vì sao trước đó họ cũng từ chối Mỹ giúp đỡ điều tra vụ cá chết ở bờ biển miền Trung?
Trong khi đó, họ lại rước vào biển Việt Nam 4 tàu hải quân, hai tàu tìm kiếm cứu nạn và hai tàu hải cảnh của Trung Quốc cùng với hai máy bay quân sự? Nguyễn Chí Vịnh thì tuyên bố “mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc không có gì thay đổi, vẫn tin tưởng nhau, vẫn anh em…”. Rõ ràng, sau vụ cá chết và máy bay tử nạn, có vẻ như những gương mặt bán nước dần lộ diện và họ cũng tự phơi bày bản chất của họ một cách thách thức, trơ tráo, coi thường nhân dân, thậm chí là xem nhân dân như một bầy cừu trong đòn roi bạo lực của họ! Thật là đáng buồn!
 
CẢM NGHĨ SAU VỤ MẤT TÍCH
Thi thể phi công Trần Quang Khải. Nguồn: internet
Thi thể phi công Trần Quang Khải. Nguồn: internet
Trước sự ra đi và mất tích của anh phi công và 9 người cứu hộ, giang hồ lại dậy sóng.
Có nhiều người coi sự dậy sóng này là tiêu cực, song bản thân tôi lại thấy đó là dấu hiệu tích cực – dấu hiệu của một xã hội dân chủ đa nguyên. Ở đó, con người đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình. Và tôi mong nó cũng dậy sóng cả trong những sự kiện khác như cá chết ở miền trung, sự yếu kém của chính phủ, tình trạng tham nhũng ngày càng rõ nét…
Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm và tình cảm của mình, đó chính là nhân quyền, đó chính là tự do ngôn luận. Song, lợi dụng nó để chửi bứi, công kích nhau là mặt trái của sự tự do mà chúng ta cần phải tránh có phải không các bạn?
Sẵn đây tôi cũng xin bày tỏ ý kiến của mình. Tôi rất vui lòng đón nhận phản biện, song sẽ chém thẳng tay ai dùng nó để công kích cá nhân tôi.
– Đối với luồng ý kiến cho rằng họ cần được phong anh hùng, tôi cho rằng không thể.
Cái chết của anh phi công và sự mất tích của những người cứu hộ không phải là một sự hy sinh cho dân tộc hay một cống hiến cho xã hội. Nói trắng ra, cái chết của các anh rất là vô duyên. Còn nói về trách nhiệm thì cái chết và mất tích của các anh là chưa hoàn thành trách nhiệm.
Các anh tập bay, đó là một buổi học, không phải là cuộc chiến, vậy mà với một chiến đấu cơ hiện đại các anh vẫn không hoàn thành bài học. Đó là sự yếu kém về kỹ thuật.
Các anh là phi công dày dặn kinh nghiệm, vậy mà khi ở trên một chiến đấu cơ hiện đại như vậy vẫn không kịp để lại một lời nhắn hay cầu cứu thì rõ ràng là quá kém. Đúng ra, quân đội phải quy trách nhiệm cho các anh và đội điều khiển mặt đất đã không chuẩn bị tốt cho buổi học chứ đừng nói tới chuyện phong anh hùng.
Các anh đi cứu trợ trong một điều kiện thời tiết bình thường, với một phi cơ tương đối hiện đại, bay được trong mọi điều kiện thời tiết, vậy mà cả hai phi công đều được ngư dân tìm thấy, còn các anh thì mất tích. Điều này chứng tỏ lực lượng tìm kiếm này thực sự vô năng. Đúng ra đội tìm kiếm và đội hỗ trợ mặt đất phải chịu trừng phạt vì sự vô năng này. Bởi vì các anh được sự ưu ái của nhân dân, của chính phủ, song các anh chưa làm được trách nhiệm của mình.
Nhân dân chúng ta vì tình cảm lấn át đã để sự thương cảm lên trên lý tính mà đòi phong anh hùng cho các anh, đó là sự thương hại, không phải sự cảm phục. Một phần cũng bởi vì hệ thống truyền thông cố tình khoét sâu sự cảm thương của người dân để họ quên đi cái nguyên nhân gây ra tai nạn cho các anh. Đó là mưu đồ chính trị mà nhân dân chúng ta cần phải cảnh giác để tránh bị dắt mũi.
– Đối với luồng ý kiến tỏ ra chê trách và hớn hở trước tai nạn của các anh tôi cho rằng điều đó cũng có thể chấp nhận được.
Tại sao?
Ngày trước, khi những người cha, anh, chị, em của họ bị Tàu Cộng bắn hạ, các anh có tỏ ra thương cảm họ không?
Khi gia đình họ bị khống chế cướp đoạt đất đai, các anh có tỏ ta thương hại hay giúp đỡ họ không?
Khi cả 4 tỉnh miền trung bị đói, các anh đã làm gì?
Người ta nói, có qua có lại. Tình cảm không tự nhiên mà đến. Muốn người ta thương mình thì mình phải thương người ta đã. Nếu mình không xót thương người khác, không trách được họ không thương mình có phải không.
Với tư cách là một người dân nước Việt, tôi cảm thấy xót thương cho sự ra đi của các anh. Song việc vinh danh gì đó là một hành động có thể nói là rất nực cười.
Hỡi những người con đất Việt đang phục vụ quân ngũ, hãy tự xét lại mình đi.
Hỡi những người dân đất Việt, hãy tĩnh táo mà nhìn nhận sự việc. Sự thương cảm không giải quyết được điều gì. Thay vào đó chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân cái chết này để tránh cho những người con khác của nước Việt phải chịu cảnh tang thương như họ.

 
Lâu nay, đối với các hành động xâm chiếm biển đảo trên Trường Sa và Hoàng Sa; những lần lén lút dời cột mốc ở biên giới phía Bắc nước ta của Trung Cộng, tôi thực tình ít quan tâm và không mấy xúc động. Tất nhiên tôi đồng ý rằng những hành động xâm lấn này làm tổn thất lớn cho quyền lợi quốc gia Việt Nam; xét về lâu dài, chính là tổn hại đến lợi ích cụ thể về tài nguyên và địa chính trị cho nhiều thế hệ người Việt Nam. 
 
Chỉ vậy thôi, tôi thường cố tránh cho mình sự lún sâu vào tinh thần cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhìn nhận các sự kiện này, với tư cách là một người bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền không có biên giới, kể cả cái biên giới dân tộc mà chủ nghĩa quốc gia dân tộc cố tình dựng nên.
 
Thế nhưng đối với mạng sống của con người thì tôi có thái độ đặc biệt khác. Tôi thực sự phẫn nộ đến độ muốn cái chính quyền hèn nhát, bẩn thỉu này ngay lập tức sụp đổ để dân tôi không phải chết trên chính vùng biển cha ông họ bao đời nay vẫn đánh bắt cá. Chưa bao giờ sinh mệnh ngư dân Việt Nam lại thê thảm như trong chế độ độc tài cộng sản này.
 
Đối với tôi, ngàn mét đất ngoài đảo hay vùng biên giới dù quý đến đâu cũng không bằng một mạng người. Đất, đảo, biển có thể lấy lại một ngày nào đó khi Việt Nam có một chính quyền dân chủ, có một vị thế đáng nể trọng trên trường quốc tế. Còn mạng sống của ngư dân và những nỗi đau để lại cho gia đình họ là thứ không thể lấy lại được. Nhân phẩm và tự do của con người đã bị tổn thương sẽ khó bù đắp.
 
Bởi vậy, hơn bảy mươi ngày trước đây, khi sự cố Formosa xảy ra, tôi bàng hoàng và thấy mọi thứ như sụp đổ trước mắt. Có thể cơn trầm cảm thai kỳ khiến cảm xúc của tôi về sự cố chết người này thêm trầm trọng. Nhưng có thể nói rằng, chưa bao giờ có sự kiện nào xảy ra cho Việt Nam mà tôi từng chứng kiến khiến tôi hoang mang và đau đớn như thế. 
 
Tôi lên tiếng cho dân chủ và đấu tranh cho nhân quyền là vì lẽ gì, nếu không phải là hy vọng một Việt Nam tốt đẹp hơn, đáng sống hơn cho con cháu mình? Tôi có thể chạy trốn sang một quốc gia khác để tìm cuộc sống tốt đẹp, đó không nhất thiết là Úc, Anh, Hoa Kỳ…ngay cả Thái Lan, Cambodia, Miến Điện bây giờ còn đáng sống hơn Việt Nam cả chục lần. Nhưng có hạnh phúc nào hơn cho người Việt Nam là được sống sung túc và tự do trên chính mảnh đất mình sinh ra?
 
Tôi ước ao xây dựng một gia đình hạnh phúc ở ngay trên xứ sở mà chúng tôi bị đàn áp mấy chục năm nay. Để chứng minh cho điều gì? Để chứng minh: những ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu rỗi. Tôi tin con cháu mình sẽ được nhìn thấy một Việt Nam tự do. Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ quá lớn mà một sự thay đổi chậm trễ có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn, thậm chí là diệt vọng. Nhưng chính lòng tự tôn, danh dự và niềm hy vọng giữ cho tôi luôn đứng thẳng trước cường quyền, giữ cho ngọn lửa hy vọng vẫn cháy trong tôi.
 
Thế rồi, thảm hoạ biển chết xảy ra khắp các tỉnh vùng Bắc và Trung Trung Bộ khiến cá chết ngập các bãi biển, nghề biển phá sản, du lịch đình đốn, chưa có con số chính xác về con số người chết và ngộ độc do ăn cá nhiễm độc. Chính quyền Việt Nam vẫn né tránh câu trả lời nghiêm túc bằng những lời lẽ ngu xuẩn nhất, từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, lừa phỉnh dân chúng tiếp tục ăn hải sản có độc tố chết người…
 
Trong ba mươi năm cuộc đời mình, tôi chưa từng thấy sợ hãi như thế. Cái chết đang lù lù tiến đến. Nhưng không giống với súng đạn, chúng ta có thể nghe tiếng nổ và nhìn khói lửa mà chạy. Đằng này, chúng ta không biết được chúng ta ăn phải cái gì, di truyền lại cho con cháu những đoạn DNA khuyết tật nào và khi nào chúng ta sẽ chết vì ung thư và con cháu nhiều thế hệ sau sẽ bị thiểu năng trí tuệ hay mang những mầm mống bệnh tật khác . Cái chết bay lơ lửng trên đầu hàng chục triệu người và theo gót chúng ta, nó tiến về tương lai mà không gì ngăn cản được. 
 
Trời đất ơi! Đó chính là cái chết, thưa các bạn, không phải chỉ là vài cơn nôn ói khiến chúng ta phải nhập viện đâu, mà là biến đổi gen cho chính chúng ta và truyền khuyết tật lại cho con cháu chúng ta. Các bạn có thể hờ hững: vậy thì không ăn cá nữa là được. Ừ, thì không ăn hải sản nữa, nhưng làm sao nhịn ăn muối , mắm và nhiều chế phẩm có muối khác? Và ai biết số cá chết đó đã đi đâu, ai biết muối chúng ta mua được mang từ đâu tới, với cái kiểu quản lý thực phẩm đểu cáng như hiện nay ở Việt Nam?
 
Ừ thì rừng vàng biển bạc chẳng còn, chúng ta im lặng. Hạn hán, lũ lụt do chính quyền cộng sản và thân tộc đốn phá rừng làm giàu; bùn đỏ bauxite tàn phá đất trồng và khu dân cư, chúng ta im lặng. Nhưng đến từng hạt muối thấm vào huyết quản hằng ngày mà còn chứa đầy kim loại nặng thì chúng ta còn sống nổi nữa không? Chúng ta hèn nhát vì sợ nhà tù cộng sản. Nhưng sao chúng ta lại không sợ cái chết ung thư đang lù lù tiến đến trong từng bữa ăn? 
 
Những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền dấn thân, ngồi tù, thậm chí đã mất mạng vì niềm hy vọng một Việt Nam tốt đẹp hơn. Nhưng Việt Nam có thể nào tốt đẹp được, Việt Nam còn có tương lai gì với những đứa trẻ dị tật, thiểu năng từ trong bụng mẹ?! Đau đớn quá thể! Tôi đánh mất cả sự tỉnh táo và nhiều lần nói sảng khi nghĩ đến viễn cảnh đó. Hai tháng rồi, tôi mới đủ tỉnh táo để viết những dòng này. 
 
Không kinh hoàng sao được, khi bữa ăn cho sinh viên, cho thế hệ rường cột nước nhà trong tương lai lại có cá mang giòi? Ai dám chắc cá đó không phải là cá chết vì độc tố được vớt lên ngoài biển chết? Các bữa ăn của trẻ con trong các nhà trẻ và trường học nội trú thì sao? Cá nhiễm độc sẽ chỉ lòng vòng trong các bữa ăn của dân nghèo Việt Nam thôi. Rồi sau đó nó sẽ lòng vòng trong nhiễm sắc thế dân Việt Nam đến trăm năm sau. Lúc đó ai dám tự hào: dân Việt “thông minh”, khi ngay cả lành lặn bình thường còn chưa được? Có những nỗi đau nếu chúng ta không phẫn nộ thì chúng ta không còn là con người đúng nghĩa, thưa các bạn.
 
Một điều nữa khiến tôi đau đớn: thảm hoạ môi trường này sẽ đẩy những ưu tiên nhân quyền (ưu tiên hoạt động của tôi bao lâu nay) thành thứ yếu. Ai còn quan tâm đến những tù nhân bị ngược đãi trong tù, những phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, những cộng đồng tôn giáo thiểu số ở vùng sâu vùng xa bị trấn áp… Khi mạng sống chúng ta bị đe doạ, khi bệnh tật dày vò cuộc sống hằng ngày của gia đình chúng ta, khi chúng ta bị đói ăn, khi chúng ta khổ sở chạy ăn từng bữa vì nguồn thực phẩm và thu nhập từ biển bị huỷ hoại hoàn toàn…thì các quyền tự do chính trị và dân sự, xã hội dân sự, chế độ pháp trị, nền dân chủ sẽ trở thành những điều xả xỉ nực cười. Người dân Việt Nam, đặc biệt là dân nghèo và ở nông thôn vốn đã thờ ơ với các giá trị và định chế nói trên, nay họ càng lãnh cảm với tự do và nhân quyền. Có thể nói không ngoa, thảm hoạ môi trường Vũng Áng và các sự cố môi trường diễn ra trên khắp cả nước đã đẩy Việt Nam trở về thời trung cổ, về mặt nhận thức. Nên nhớ, không bắt đầu từ nhận thức, không sự thay đổi nào diễn ra cả.
 
Trung cộng không cần một viên đạn đã nắm gọn Việt Nam trong tay, từ đầu não chính trị, kinh tế, biển đảo…bây giờ là vấn đề môi sinh. Không khó nhận ra, đây chính là nỗ lực níu giữ không cho Việt Nam tiến về thế giới dân chủ tự do, bởi họ không muốn một Việt Nam dân chủ sát nách mình. Lưu ý rằng, với một chính quyền độc tài sắt máu ở trung ương, các tập đoàn và công ty đa quốc gia của Trung cộng đồng thời cũng nhận lãnh nhiệm vụ tình báo và vai trò chính trị được đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó.
 
Về phần người dân Việt Nam, lên tiếng hay là chết? Chúng ta đã chịu đựng quá lâu và quá đủ rồi. Có thể các bạn chưa hiểu dân chủ, minh bạch, nhân quyền, pháp trị…là gì. Nhưng nói ngắn lại, dân chủ, minh bạch, nhân quyền, pháp trị…chính là việc chính quyền phải trả lời chính xác về nguyên nhân và hậu quả của các thảm hoạ mà đất nước phải đối mặt, phải nghiêm túc khắc phục hậu quả, mạng sống của người dân phải được bảo vệ, sinh kế của người dân phải được ưu tiên, tiền cứu trợ nạn nhân không vào tay quan chức chính quyền, lãnh đạo nhà nước không dùng lời lẽ ngu xuẩn để lừa gạt người dân, việc kiểm soát thực phẩm độc hại được tuân thủ…
 
Đối diện với một tiền đồ đen tối cho cả đất nước, mỗi người dân đều có nhiệm vụ lên tiếng cho sự thay đổi theo cách của mình. Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ quá ít ỏi so với dân số hơn chín mươi triệu dân Việt Nam. Chính chúng tôi đôi lúc cảm thấy cô đơn giữa rừng người im lặng. Chúng tôi vẫn biết rằng nhiều người yêu mến chúng tôi và không ưa gì cái chính quyền thối nát này. Nhưng cái sự yêu mến và không ưa đó không mang lại sự thay đổi thiết thực nào cho Việt Nam, cũng chính là cho tương lai con cháu chúng ta cả. Trách nhiệm cứu lấy Việt Nam thuộc về toàn dân Việt Nam, bằng những hành động cụ thể hơn.
 
Hoặc chúng ta lên tiếng cho một sự thay đổi triệt để, hoặc chúng ta và con cháu mình sẽ chết từ từ dưới cái ách độc tài và nô lệ Trung cộng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình!

1 nhận xét:

  1. Nhân dân Việt Nam thấy rõ sự phản trắc của tập đoàn cầm quyền đối với sự an nguy của dân. Như nhan65n dình trong bài viết trên, DÂN VIỆT NAM TRƯỚC SAU GÌ CŨNG PHẢI CHIU CHẾT MỘT CÁCH THẢM KHỐC DO BỊ TÀU KHỰA ĐẦU ĐỘC VỚI SỰ ĐỒNG LOÃ CỦA TẬP ĐOÀN CẦM QUYỀN csvn, như vậy tập đoàn cầm quyền có phải là kẻ thù của nhân dân ta không? Tại sao dân cứ cúi đầu chịu để lũ người khôn nạn tay sai của Tàu khựa mãi mãi sai khiến? Tại vì người Việt Nam hèn! trước sau gì dân VN cũng phải chết: Hoặc là chết do bị Tàu phù và việt cộng tay sai đầu độc - không phải chỉ thế hệ hiện tại mà còn nhiều thế hệ người VN trong tương lai nữa, hoặc là chết vì đấu tranh lật đổ và tiêu diệt chế độ CS khốn nạn, chó má do tên Nguyễn Phú Trọng cùng 200 ủy viên TW đảng CSVN và lũ công an chó săn khát máu để con cháu chúng ta được sống còn và khỏe mạnh, CHÚNG TA CHỌN CÁI CHÊT NÀO? BÀ CON HÃY TRẢ LỜI ĐI VÀ HÀNH ĐỘNG NGAY BÂY GIỜ. NẾU KHÔNG DÁM HY SINH MẠNG SỐNG NGAY BÂY GIỜ ĐỂ CỨU VỚT CON CHÁU MAI SAU THOÁT ÁCH CAI TRỊ CỦA LŨ TÀU DÃ NAM VÀ BỌN CẦM QUYỀN VC CHÓ MÁ THÌ TỪ NAY ĐỒNG BÀO HÃY NGẬM CÁI NIỆNG THÚI CỦA MÌNH LẠI MÀ CHỊU BỊ BỌN KHỐN NẠN TÀU KHỰA VÀ VC GIẾT CHẾT CHỚ ĐỪNG CÓ THAN VÃNG NỮA, NHỤC LẮM! CHƯA BAO GIỜ NGƯỜI VIỆT NAM HÈN NHƯ THỜI ĐẠI NẦY. BÀ TRIỆU BỊ LUC DẬM ỨC HIẾP CÒN DÁM VÙNG LÊN CHỐNG LẠI RỒI CHẤP NHÂN CÁI CHẾT OANH LIỆT, ĐỂ LẠI TIẾNG THƠM CHO NGÀN NĂM VỀ SAU, CHÚNG TA CŨNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM CON RỒNG CHÁU TIÊN SAO LẠI HÈN HẠ THẾ? NHUC! NHỤC! NHỤC!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa