1. Về Với Mẹ Cha - Nguyễn Đức Quang -Duy Khánh - Hợp ca - GsTranNangPhung - NNS
<!>
2. Về Quê - Phó Đức Phương - Anh Thơ - Gs TranNangPhung - NNS
<!>
2. Về Quê - Phó Đức Phương - Anh Thơ - Gs TranNangPhung - NNS
3. Hòa Bình Ơi! Việt Nam Ơi! - Trầm Tử Thiêng - Trung Chỉnh - Hoàng Oanh - Doanh Doanh - GsTranNangPhung - NNS
................................................................................................................
Chuyện Thời sự và Xã hội
(i) Ks Bùi Quang Vơm: Chiến tranh Biển Đông đã bắt đầu?
Trung Quốc không còn lựa chọn
Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét, nếu tiếp tục gây hấn, chiếm đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc tế toàn diện.
Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc sáp nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của Nga điêu đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào Tổng thống Nga Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hòa bình Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế của nhóm quốc gia đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết tâm ngăn chặn một tiền lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ quyền. Trừng phạt Nga, nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực diện đối với các toan tính của Trung Quốc.
Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động, trong khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc cấm vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ cần giảm 50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất nghiệp sẽ là một đe dọa bạo loạn xã hội.
Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm đọat hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA phán xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa, thì việc lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho thấy như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và thế giới dù gay gắt, quá trình bành trướng của Trung Quốc chỉ dừng, rồi tiếp tục, chứ chưa bao giờ lùi lại.
Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn bộ các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam.Trường Sa và Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam giác lõi của biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn vùng biển bên trong đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà trọng tài PCA thành vô hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trực tiếp với TQ, trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc, chưa liên kết được với Nhật và với Mỹ bằng một Hiệp định phòng thủ chung, vì vậy, Trường Sa của Việt Nam phải được chiếm trước khi việc này trở thành phi pháp sau phán xét của Trọng tài và trước khi một liên minh phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành.
Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ngoại giao ASEAN Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công khai của Cămpuchia,Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lơị. Trung Quốc đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo vệ luật pháp quốc tế.
Bất kể bà Hillary hay ông Trump trúng cử, sau bầu cử tổng thống tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu toan bành trướng của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn rất nhiều. Bà cũng không hề giấu diếm thái độ không nhân nhượng, trong khi Trump không ngại dùng vũ lực.
Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc. Tham vọng chiếm đọat biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả giá rất đắt.
Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học”năm 1979. Và như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống sự kiện vịnh Bắc bộ năm 1964.
Thủ phạm là Trung Quốc?
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông kỹ thuật.
Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4 máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines. Scarborough của Philippines đã được đề phòng.
Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30 và đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn trong khoang lái” theo lời kể của thiếu tá Cường, khi chỉ còn cách mục tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả hai phi công đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin xác minh SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn. 3h30’ sáng ngày 15/06, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư dân Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức khoẻ tốt, chỉ xước tay do dây dù.
9h30’ ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia Lâm bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm thượng tá Trần Quang Khải, khi “phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ cao, bay vòng xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc 12h30’”. Trên máy bay có 9 người, do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta tìm thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212. “Theo nguồn tin của Thanh Niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA 212 gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy bay CASA 212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh bắc bộ. Trong đêm ngày 15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân lập kế hoạch và lên phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212. Trong đêm qua, khoảng hơn 10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực xung quanh vùng biển nói trên để bảo vệ và phong toả hiện trường. Các nguồn tin từ chối bình luận các thông tin liên quan đến tính mạng của 9 cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy bay này gặp sự cố và rơi xuống biển”.
Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2 rơi – Chuẩn bị phương án trục vớt. Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”. Nhưng ngày 20/069, cũng báo Thanh niên lại đưa tin:“Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều cùng bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mật hướng.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 ‘chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh’ khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam. Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói, «có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra». “Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là phi cơ đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã có những va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước,”(?!), không loại trừ nguyên nhân ‘thời tiết thay đổi đột ngột’, tuy rằng ông nói “khu vực Bạch Long Vĩ là một khu vực bay ‘bình thường’ như nhiều địa điểm khác dọc bờ biển Việt Nam”. Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao thấp, “Cùng tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác gồm hai chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn Không quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát hiện vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi xuống và “vỡ do va đập mạnh với nước”?!“Cụ thể, vị trí máy bay được xác định ở phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc lãnh hải và không phận của Trung Quốc.
Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định điạ điểm CASA 212 rơi và nằm ở độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục vớt, và bố trí hàng chục tầu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài biển Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí vi phạm vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích bay tập vào thời điểm như vậy, có mục đích gì?
Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách đất liền khoảng hơn 26 hải lý.
Theo báo Thanh Niên, “Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng 18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý“. Nhưng mặc dù huy động mọi phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị trí rơi của SU-30KM2”?!
Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khoẻ, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền thông?Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hưũ Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biệt tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu.
Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm nưu. Đúng, chúng ta rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những âm mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung quốc, và âm mưu kéo dài sự tồn tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông tin truyền thông bằng những âm mưu của ban tuyên giáo. Không có cách nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những chồng chéo âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân tộc trên hết, cho dù có thể đúng, có t̉hể sai.
Thái độ của Việt Nam
Tối ngày 16/06/2016, lúc 17h30′, tại bộ Trụ sở bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch triệu tập họp thường vụ Quân uỷ Trung ương, yêu cầu tập trung trước hết vào việc ổn định tư tưởng bộ đội. Lúc 21h30′, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Thường vụ Quân uỷ bao gồm:
– Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm bí thư Quân uỷ Trung ương // – Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia // – Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia // – Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch, phó bí thư Quân uỷ Trung ương // – Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Thượng tướng Lương Cường. // – Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Phan Văn Giang // – Thứ trưởng thứ nhất Bộ quốc phòng, phụ trách đối ngoại và phát ngôn, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Xét thành phần họp khẩn cấp này, người ta liên tưởng tới một quyết định liên quan tới vấn đề chiến tranh và hoà bình của đất nước. Một quyết định có thể được đưa ra, và lựa chọn là tránh một xung đột, tạo ngòi chiến tranh với Trung Quốc.
Lúc 21h30′, thượng tướng Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc gặp Đại sứ Trung Quốc đề nghị phía Trung Quốc cho phép phương tiện Việt Nam đi lại trong hải phận phía Đông đường phân giới vịnh Bắc bộ và đề nghị Trung quốc hỗ trợ tàu thuyền tìm kiếm tai nạn. Gặp đại sứ vào lúc 21h30′ tại Trụ sở Bộ Quốc phòng phải có lệnh triệu tập của Chính phủ. Nếu chỉ để xin phép sử dụng lãnh hải và không phận, và nhờ hỗ trợ tìm kiếm, có thể triệu tập khẩn đại diện ngoại giao của một nước không? Nếu chỉ do tại nạn, có hệ trọng tới mức triệu tập khẩn cấp họp Thường vụ Quân uỷ, vào lúc cuối buổi chiều không?
Sáng ngày 17/06, Đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo “Hôm nay, nước Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể” . Nhưng chính phủ Việt Nam không có phản hồi. Không hề có tiết lộ gì về thái độ của Việt Nam với lời gợ̣i ý của Mỹ. Đại sứ Mỹ sử dụng kênh Facebook để gửi thông điệp cho thấy, Mỹ muốn chuyển thiện ý của Mỹ tới người dân Việt Nam, và thông điệp ông gửi phải hiểu thế này: “chúng tôi biết cả rồi, chúng tôi sẵn sàng, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các bạn”.
Tuy nhiên, lực lượng của hải quân Mỹ vẫn được huy động với tư thế sẵn sàng, đã sẵn sàng.
Ngày 20/06/2016, báo Petrotimes đưa tin “Mỹ điều một lúc hai binh đội hải quân, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis và Ronald Reagan đến vùng biển phía nam của Philippines, nhằm ngăn cản những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, tờ báo Nhật Bản Asahi dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ”. “Để tăng áp lực lên Trung Quốc, theo Asahi, trong tháng này Mỹ cũng đã triển khai tại căn cứ quân sự Clark Field ở Philippines bốn máy bay tác chiến điện tử. Nhiệm vụ của chúng là gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh triển khai trên những hòn đảo nhân tạo”.
Những sự việc liên tiếp, ban đầu đơn giản và dễ dàng phán đoán, càng về sau càng trở nên rắc rối như có vẻ như cố tình sắp đặt và chuyển hướng dư luận.
– Rõ ràng, hai chiếc máy bay của Việt Nam đều do tên lửa thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật tại biển Đông bắn hạ. Sự cố đều xảy ra đột ngột trong lúc đang hoạt động bình thường và thời tiết tốt. Xác của chúng vỡ thành những mảnh vụn, rơi từ một độ cao thấp và phía bên trong hải không phận của Việt Nam.
– Việt Nam đã có đủ căn cứ để khẳng định, nhưng Việt Nam quyết định không tạo cớ cho Trung Quốc lợi dụng tạo thành xung đột. Kéo Trung Quốc vào chiến dịch tìm kiếm, trong khi thực chất đã tìm được là “tương kế, tưụ kế”.
– Không nhờ Mỹ và không để Mỹ tham gia tìm kiếm là để tránh đổ thêm dầu vào lửa.
– Xác hai chiếc máy bay đang được tiếp tục trục vớt, có thể xác 9 nạn nhân CASA 212 đã được vớt, nhưng chưa được phép công bố. Và cả hai máy bay này sẽ bị rơi trên hải phận của Trung Quốc, để nếu không giấu được nguyên nhân do tên lửa Trung Quốc bắn hạ thì lỗi do phía Việt Nam.
– Việc hoá giải âm mưu gây chiến của Trung Quốc, nếu đúng như dự đóan của chúng ta, là quyết định đúng, “cao tay”, nhưng chỉ đúng với tình huống. Nguyên nhân của sự kiện vẫn còn nguyên.
– Thời gian còn lại trước phán quyết của PCA không còn nhiều. Sẽ có những sự kiện khác. Sẽ tiếp tục có các cuộc tập trận bắn đạn thật. Sẽ có tàu Việt Nam Hải quân Việt Nam bị bắn chìm do nhầm lẫn vi phạm hải phận. Sẽ có tàu thuyền Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt nam bắt giữ, sẽ có binh lính hải quân Trung Quốc bị bắn chết tại biển của Trường Sa lớn, hay Song Tử Tây, v.v…. Nếu không kịp trước thì sự cố sẽ xảy ra ngay sau công bố của PCA, tức là sau 07/07/2016. Bằng mọi cách, đảo Trường Sa lớn của Việt nam sẽ phải bị tiêu diệt, và Trung Quốc sẽ đổ bộ xuống toàn bộ những hòn đảo, đá đang hiện diện của quản lý Việt Nam. Lính hải quân và dân cư trên những hòn đảo nhỏ này, khó tránh thóat những biến cố tới đây.
– Thể diện và uy tín quốc tế của Trung Quốc là không thể giữ được. Trung Quốc nhất định đổi nó bằng lợi ích chiến lược lâu dài. Chiếm đoạt chủ quyền toàn bộ biển Đông, những lợi ích của nó cho phép Trung Quốc chiếm lại ngôi vị bá chủ chia đôi Thái Bình Dương, sẽ biến những mất mát tình huống thành vô nghĩa.
Giải pháp nào?
Với Việt Nam, hiển nhiên biển Đông là toàn bộ sự sống còn của quốc gia dân tộc. Chế độ có thể đến rồi đi, thể chế chính trị có thể có rồi hoán đổi. Nhưng đất nước, dân tộc không thể mất. Lựa chọn đất nước thay cho chế độ là lựa chọn bắt buộc.
Cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc chóng vánh, vì Việt Nam chưa có một Hiệp định an ninh chung với Mỹ, chưa có một Hiệp định đồng minh với Nhật. Nếu Mỹ, Nhật không có căn cứ pháp lý để can thiệp thì Trường Sa của Việt Nam chỉ một đêm là về tay Trung Quôć. Và một khi đã lọt vào tay Trung quốc, thì Trường Sa lớn, Song tử Tây, Sơn Ca v.v… sẽ trở thành Đá Chữ thập, Gạc Ma, thành Vành khăn, thành Hoàng Sa, không bao giờ còn trở về với Việt nam được nữa, nếu không có một cuộc chiến tranh chính thức và kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của Trung Quốc.
Bao giờ và lúc nào, Việt Nam đủ sức đơn phương chiến tranh với Trung quốc? Sẽ đến lúc nào đó, con cháu Việt giàu có và mạnh hơn Trung Quốc! Nhật bản đang mạnh hơn Trung quốc về kinh tế và trình độ phát triển, nhưng một cuộc chiến, thì Nhật đơn phương không phải là đối thủ.
Một cuộc chiến, dù chỉ trên biển Đông, và dù có thể kết thúc trong vài giờ, nhưng nguy cơ lây lan không thể tránh, và nguy cơ mất nước không thể không tính đến. Người Việt có thói quen dọn dẹp nhà cửa trước khi đón khách. Trước khi đối phó kẻ địch đến từ bên ngoài, phải dọn dẹp kẻ địch bên trong.
Phải đóng cửa biên giới, phải phong toả tất cả những nơi có người Trung Quốc. Trước khi có chiến tranh 1979, Lê Duẩn và Nguyễn Đức Tâm đã dọn sạch người Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng làm những việc này, sẽ gây ra những thiệt hại mà nền kinh tế Việt Nam không thể chịu nổi. Và không còn kịp được nưã. Trước khi dọn xong, thì nhà chắc đã mất.
Phải vô hiệu hoá tay chân, gián điệp Trung Quốc nằm trong bộ máy đảng và chính phủ. Nhưng bọn này đang có mặt mọi nơi, ngay trong bộ chính trị, ngay trong bộ quốc phòng, bộ công an, dọn được lũ này, liệu chế độ còn không.
Cần gấp một cơ chế để Mỹ có quyền can thiệp trong bất kỳ một tình huống khẩn cấp nào. Bởi vì nguyên tắc bất di bất dịch của Trung Quốc là bằng mọi giá tránh chiến tranh trực tiếp với Mỹ. Trung Quốc sẽ dừng lại ngay trước khi Mỹ tham chiến, dàn xếp tay đôi với Mỹ, nếu không bị ràng buộc bằng một hiệp định, Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có thể không thoát được nguyên lý, “nếu không mua được bằng lợi ích thì sẽ mua được bằng rất nhiều lợi ích”. Trong khi Mỹ rất cần một lý do đủ quan trọng để có thể áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với Trung Quốc, bằng cách đó làm cho Trung Quốc suy sụp, không còn sức để tham vọng bá chủ. Nếu không có một Hiệp định để công khai trấn áp Trung Quốc, Mỹ sẽ không can thiệp để sau đó lấy cớ trừng phạt. Kẻ thua thiệt là Việt Nam.
Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc ký Hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp.
Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội. (Paris ngày 21/06/2016)
(ii) Phương Lan (Sydney , Úc): Thời Bình Mà Không An
Những ngày này nghĩ về Việt Nam, nhiều chuyện, không chỉ những cái chết trước mắt, buồn nát tan...
Máy bay rơi hai chiếc liên tiếp gây thiệt hại rất nặng nề về tính mạng con người và thiết bị quân sự. Và rõ ràng phải đặt câu hỏi lớn về khả năng lãnh đạo của Bộ Quốc phòng, về chất lượng khí tài quân sự và năng lực nghiệp vụ của các quân nhân.
Dân chúng phần nào đã có câu trả lời.
Một số tướng tá đứng đầu Bộ Quốc phòng từ ngày bung ra làm kinh tế, trở nên giàu nứt đố đổ vách. Những thông tin về khối tài sản khổng lồ và cuộc sống vương giả của họ không làm dư luận ngạc nhiên. Dân chúng có quyền nghi ngờ các vị tướng tá đó mờ ám ăn chặn các nguồn kinh phí, tài nguyên cung cấp cho quân đội dưới vỏ bọc của những hợp đồng, dự án làm kinh tế.
Nhiệm vụ và mục đích của quân đội là bảo vệ tổ quốc, có nghĩa là phải luôn sẵn sàng cho mọi cuộc chiến, ở mọi lúc, mọi nơi. Muốn thế, quân đội phải huấn luyện thường xuyên liên tục và phải được trang bị khí tài hiện đại nhất trong khả năng của mình. Khi số tướng tá đứng đầu Bộ Quốc phòng rời xa những tôn chỉ của người lính, quân nhân chỉ lo làm giàu, thì liệu còn ai đứng ra lãnh trách nhiệm trước Tổ quốc? Hơn thế nữa, cho dù trong hàng ngũ quân đội vẫn còn nhiều tướng lĩnh trong sạch, có tâm với đất nước, với quê hương, nhưng sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối có thể làm tê liệt quân đội vì tướng lĩnh luôn phải ở trong tình trạng bị động, phải chờ ý kiến Quân ủy Trung ương ra lệnh, kể cả trong những tình huống khẩn cấp.
Máy bay rơi, vì lý do thời tiết xấu như một ông tướng nào đó vội vã tuyên bố, hay do “người lạ”, “tàu lạ”, “tín hiệu lạ” phá hoại, hoặc bởi trang thiết bị kỹ thuật có trục trặc, hay do lỗi của con người... vì bất cứ lý do gì, dân chúng có quyền được biết. Chúng tôi yêu cầu các vị có trách nhiệm khẩn trương điều tra và cung cấp thông tin cho dân chúng. Chúng tôi cần sự minh bạch.
Anh Khải đã về với đất liền rồi, và sắp tới có lẽ chúng ta sẽ sớm đưa chín anh em khác về với Đất Mẹ. Dù buồn đau, nhưng hãy gạt nước mắt thôi khóc, để tìm kiếm và bạch hóa nguyên nhân những cái chết đó.
Đủ rồi, quá đủ rồi những vòng vo giải thích chống chế của lũ dư luận viên chính thống và tự phát, của hơn 700 tờ báo cùng một Tổng biên tập, của truyền hình quốc doanh và loa phường. Đất nước này đang đứng ở cửa tử, trước bờ vực của sự diệt vong chậm rãi mà chắc chắn. Giọng điệu tuyên truyền một chiều chỉ toát ra sự ngu xuẩn chứ chẳng thể đổi cái hệ thống hỏng thành hệ thống làm việc tốt.
Đã qua rồi cái thời dân tin “đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ, trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” !
Người ta nói khi nhà có tang thì đừng bới móc rỉa rói tội lỗi của nhau làm gì. Nhưng nhà ngày nào cũng có tang, đất nước này ngày nào cũng có tang. Nếu không lên tiếng bây giờ thì bao giờ đây?
Ai khóc cho dân tôi khi vài năm qua hơn hai ngàn người đã chết và mất tích trên biển, hơn bốn ngàn tàu đánh cá của ngư dân bị “tàu lạ” đâm vỡ, mới đây anh Ngày thợ lặn Formosa chết không rõ nguyên do, và nhiều, rất nhiều những cái chết của các thế hệ tương lai đến từ từ đã được chắc chắn dự báo nếu vụ nhiễm độc biển tiếp tục được che giấu và không có giải pháp khắc phục?
Đất nước thời bình mà không an!
*** Thuần Ngô: Đừng để cái chết của các Anh trở nên vô nghĩa
Vĩnh biệt Anh, vị cơ trưởng với hơn 3000 giờ bay đủ chủng loại và con Casa-212-400 này cũng là chốn đưa Anh về thế giới bên kia. Lữ đoàn 918 mất đi vị lãnh đạo khó ai thay thế được.
Đọng lại bi kịch này bao câu hỏi, với kinh nghiệm như anh, với số lượng giờ bay như thế, điều khiển con tuần thám có khả năng bay trong mọi loại thời tiết, có những camera tối tân chống được điểm mù ở bụng, mà lại được giải thích "do gió cuốn cục bộ gây tai nạn!" Tai nạn gì mà con Casa hiện đại thế, giờ chỉ còn rời rạc từng mảnh dúm dó?. Nhân dân cần một sự minh bạch và rõ ràng, bởi sự khốn nạn bạc nhược trong nhận định cả là một tội ác.
Xin được bắt tay Anh lần cuối cùng như em đã từng được vinh dự như vậy.
Xin được thắp nén nhang tưởng niệm 10 quân nhân đã hy sinh vì nhiệm vụ. Đừng để cái chết của các Anh trở nên vô nghĩa.
*** Việt Báo: Biển Đông hung hiểm
Biển Đông hung hiểm hơn, từ bầu trời cho tới biển sóng...
Trước tiên là chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 rớt trong khi huấn luyện -- mang theo 2 sĩ quan phi công cấp tá dày dạn kinh nghiệm. Kế tiếp, phi cơ tìm kiếm CASA-212 chở theo 9 sĩ quan cao cấp cũng rớt ngoaì khơi. Trong khi chiếc Su-30MK2 là của Nga, có thể kỹ thuật yếu kém, thì chiếc CASA-212 là tối tân nhất của Airbus, kỹ thuật Châu Âu... Theo báo trong nước, phi cơ này được sản xuất chuyên biệt cho mục đích vận tải quân sự, bay tuần thám và cứu nạn, CASA 212-400 là mẫu máy bay mới nhất trong dòng CASA 212 do hãng Airbus chế tạo, và được sử dụng rộng rãi tại hơn 40 quốc gia.
Tại sao? Theo phân tích, các phi cơ này rớt không phaỉ vì bị phi đạn bắn lên. Cũng không vì bão tố...
Có phải hacker đã quây rối hệ thông vi tính điều khiển trên các phi cơ này.
Chiếc Su-30MK2 rớt ngày 14-6-2016, và chiếc CASA-212 rớt ngày 16-6-2016.
Hôm Thứ Tư 15-6-2016 (một ngày sau khi chiến đấu cơ Su-30MK2 của Không quân VN rớt), Hoa kỳ đưa 4 chiến đấu cơ E/A-18G Growler và 120 chiến binh bảo trì tơí phi trường quân sự Clark Air Base ở phía bắc Manila. Và Mỹ loan tin đó hôm Thứ Năm 16-6 (trùng ngày chiếc CASA-212 của VN rớt) và cho biết 4 chiếc E/A-18G là tôi tân nhất và là phi cơ tác chiên điện tử (airborne electronic attack planes). Bốn phi cơ này có khả năng gây rối loạn hệ thống radar của các nước đối thủ, và cung cấp bảo vệ điện tử cho quân lực Mỹ trong khu vực.
Phải chăng, 2 phi cơ Việt Nam rớt vì đã bị quấy rối radar, hay bị tin tặc Bắc kinh gây rối hệ thống điều khiển?
Và khi thấy diễn biến lạ, Hoa Kỳ lập tức đưa 4 phi cơ tối tân tới Manila vì lo sợ sẽ có những “sự cố” tương tự xảy ra cho phi cơ Mỹ và Philippines như 2 phi cơ vừa rớt của VN?
Trong khi đó, Báo Người Đưa Tin cho biết tàu cá VN bị tàu nước ngoài truy đuổi trên biển Hoàng Sa... Có thể hiểu tàu nước ngoaì là tàu TQ? Một tàu nước ngoài bất ngờ tấn công, truy đuổi 1 tàu cá Việt Nam đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa, khiến tàu cá VN bị đâm vỡ mạn phải. Tin nhanh, vụ việc xảy ra vào chiều ngày 16/6, tàu cá gặp nạn là tàu QNg 95821 TS của ông Nguyễn Tuất (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Theo Zing.vn, thời điểm trên, ông Tuất cùng 7 ngư dân hành nghề cách đảo Bông Bay thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 9 hải lý về hướng Bắc thì bất ngờ bị tàu nước ngoài mang số hiệu 31102 ngăn cản, tông mạnh nên bị vỡ mạn phải.
Một bản tin khác cũng trên báo Người Đưa Tin hôm 16-6-2016 tựa đề “Ngư dân kể lại phút kinh hoàng đối mặt họng súng tàu Trung quốc” cho biết: “Tàu Trung Quốc rượt đuổi bằng súng AK và xuồng cao tốc đối với tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Thuận mang số hiệu BTh-96689.TS đi qua đá Châu Viên. 60 phút kinh hoàng trên biển...”
Một bản tin khác cũng trên Người Đưa Tin hôm 16-6 cho biết: “Trung Quốc ngang ngược bắt ngư dân VN chuyển cá sang tàu TQ... Các tàu Trung Quốc thả 2 canô cùng 6 người cập mạn lên tàu cá, dồn ngư dân Việt Nam về phía mũi tàu rồi bắt các ngư dân chuyển toàn bộ hải sản đánh bắt được trong 21 ngày (khoảng 6 tấn) sang tàu TQ...
*** Nguyễn Tấn Thành: Mỹ dự tính gì khi tăng cường máy bay tác chiến điện tử trên Biển Đông?
Một chiếc máy bay dân sự hiện đại bay “lạc” qua Viêng Chăn. Hai chiếc máy bay quân sự hiện đại nhất, với đội ngũ phi công xuất sắc nhất và đường bay cẩn thận nhất lại bị rơi … không rõ nguyên nhân. Không thể là sai sót kỹ thuật, sai sót cuả phi công, hay bị bắn hạ được. Chỉ có thể có là một cái gì bất thường cho các thiết bị điện tử ở Biển Đông.
Điều này không chỉ hăm dọa các phi cơ Việt mà còn tất cả các nước qua lại khu vực này. Trong đó không thể không có Mỹ với hàng trăm chiếc máy bay trên Hàng không mẫu hạm đang có mặt trong khu vực. Cho nên ngay tức khắc, Mỹ tăng cường 4 máy bay đặc chủng tác chiến điện tử E/A 18G và 120 quân nhân chuyên nghiệp vào khu vực không là điều bất ngờ.
Họ không phải tăng cường bảo vệ Phi, vì Phi hầu như không có không quân, mà họ đang lo lắng và bảo vệ chính họ.
Việc Trung Cộng tác chiến điện tử không còn là giả thiết để tranh luận nữa mà nó thành là sự thật. Vấn đề giờ là năng lực nó tới đâu, và đối sách các nước xung quanh đối phó việc này như thế nào mà thôi!
*** Mai Bá Kiếm: Lại đưa tin thiếu căn cứ về tai nạn chiếc tiêm kích Su-30MK2
Theo các báo tường thuật, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (phi công cấp 3 – phi công phụ ngồi ghế trước) cho biết: “khi máy bay cách mục tiêu 15 km (vì đây là phi vụ diễn tập, nên mục tiêu là giả định, chứ không phải mục tiêu không đối không hay đất hoặc tàu đối không thật sự), anh nghe tiếng nổ ở buồng lái (tiếng nổ này ngẫu nhiên, không thể giả định), hai anh em bung dù cách nhau khoảng 3 km, rơi cách nhau 6 km, anh Cường gần bờ hơn.”
Thông tin của thiếu tá Cường rất tối nghĩa, tiếng nổ trong buồng lái không phải là lý do mà điều lệnh bay cho phép nhảy dù, điều lệnh chỉ cho phép nhảy dù khi máy bay hoàn toàn bất khiển dụng (hai động cơ cháy, máy bay cháy hay bị vỡ, cần lái, tay ga, pedal cánh đuôi đứng không điều khiển được). Thứ đến, phải có lệnh miệng của cơ trưởng: “nhảy dù, nhảy dù, nhảy dù (bail out, bail out, bail out)”, chứ không phải nghe nổ là hai em bung dù.
Có thể, thiếu tá Cường nói tắt, vì phải có người nhảy ra trước nên hai cái dù mới bung ra không cùng một chỗ mà cách nhau 3 km, và khi rơi xuống biển do bị gió đẩy đi nên cách nhau đến 6 km. Có thể lúc bị nạn, Su-30 đang bay từ biển vào bờ và thiếu tá Cường rơi sau, nhưng 6 km so với vị trí rơi cách bờ 20 hải lý (38 km) thì lợi thế gần bờ không có ý nghĩa gì. Nhưng điều bí ẩn nhất là khi tàu cá của ngư dân Phan Văn Lễ vớt được thiếu tá Cường, thì thiếu tá Cường đang ở trên phương tiện gì? Có báo nói mơ hồ là anh đang nằm trên phao. Vậy thì ai đã lột đồ bay dính liền (flight suit) của thiếu tá Cường ra, để thiếu tá Cường mặc quân phục (áo quần rời) không có quân hàm, quân hiệu, không gắn bảng tên và cánh bay trên miệng túi trái. Có thể, đồ bay của thiếu tá Cường ướt sủng, nên phải thay đồ khác, nhưng nếu người và quần áo ướt sủng thì làm sao thiếu tá Cường đốt cháy diêm quẹt để báo cho ngư dân Lễ thấy. Bộ phao cứu sinh của phi công còn có túi chứa thuốc chống cá mập lại gần, thuốc lọc nước biển thành nước ngọt, pháo flare và súng ngắn. Tại sao thiếu tá Cường không bắn pháo flare (phát sáng màu xanh) hoặc bắn súng ngắn để gây tiếng nổ kêu cứu?
Sáng 14/6/2016, máy bay tiêm kích Su-30MK2 (số hiệu 8585) cất cánh từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29 14/6, chiếc Su-30MK2 bỗng biến mất khỏi màn hình radar khi đang trên vùng biển phía đông Nghệ An. Lúc 4h30 sáng 15/6, tàu cá HT 20219 TS của ngư dân Hà Tĩnh Phan Văn Lễ đã vớt thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường. Thiếu tá Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30 thuộc Trung đoàn không quân 923, Sư đoàn 371 là phi công cấp 3. Phi công thứ hai chưa rõ tung tích là Thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 923. Là phi công cấp 1 dày dặn kinh nghiệm trong huấn luyện, thượng tá Khải được tin tưởng có khả năng ứng phó tốt với các tình huống phức tạp.
Nhớ lại trưa ngày 16/4/2015, hai chiếc Su 22, gồm chiếc phiên hiệu 5857, do trung tá Lê Văn Nghĩa (trung đoàn phó Trung đoàn Không quân 937, sư đòan 370 lái và chiếc phiên hiệu 5863 do đại úy phi công Nguyễn Anh Tú lái cùng cất cánh từ sân bay Bình Sơn, Phan Rang, Ninh Thuận. Trong lúc không diễn trên hải phận phía Bắc đảo Phú Quý cả hai chiếc đều mất dạng trên Radar. Nhân chứng duy nhất là ông Nguyễn Phùng (thuyền trưởng tàu cá 828) và con trai ông thấy 2 máy bay rơi xuống biển. Thế là lập tức các báo suy đoán 2 phi công đã nhảy dù. Rồi phải mất 12 ngày sau, chiều 28/4, lực lượng đặc công mới vớt được xác trung tá Lê Văn Nghĩa bị kẹt trong buồng lái. Rồi ngày 29/4, xác đại úy Nguyễn Anh Tú cũng được tìm thấy trong buồng lái.
Hai năm liền, hai tai nạn làm thiệt hại 1 chiếc Su-30 và 2 chiếc Su-22, 1 phi công cấp 3 thoát nạn và 1 phi công cấp 3 tử nạn, 1 phi công cấp 1 mất tích và 1 phi công cấp 1 tử nạn. Cả hai phi công cấp 1 đều là Trung đoàn phó, mà Trung đoàn KQND VN tương đương với không đoàn của Mỹ (Flying Wing), chỉ huy 4 phi đoàn (Wing), tổng cộng trên 200 phi công và khoảng 120 phi cơ).
*** VietTuSaiGon: Thấy gì qua 2 vụ máy bay rơi
Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA – 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn là rất cao.
Nhưng cũng không loại trừ khả năng máy bay trục trặc kĩ thuật và tự phát nổ. Vấn đề trục trặc kĩ thuật, tự phát nổ có thể do hai nguyên nhân: bị rút ruột trong quá trình bảo trì, những linh kiện tốt đã bị rút đi để bán và thay vào đó là những linh kiện tương đương do một quốc gia không có uy tín hay chuyên môn trong sản xuất những linh kiện này nhưng lại có khả năng làm hàng nhái?! Và cũng không loại trừ khả năng thứ hai là đã có gián điệp cài cắm trong các khu quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong các đội bảo trì quân khí cụ của quân đội Việt Nam. Bởi hiện tại, những quyết định mờ ám của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho người Trung Quốc cũng như tính ngang ngược của họ trước toàn thể quốc dân Việt Nam cũng cho thấy có một vấn đề gì đó hết sức không bình thường trong quan hệ Việt – Trung.
Và nếu như không có gián điệp Trung Quốc cài cắm trong bộ phận bảo trì cũng như quân đội Việt Nam thì ngay cả thói quen rút ruột công trình, rút ruột linh kiện khí tài, tham nhũng và gian lận trong tài chính của giới quan chức quân đội cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệ rạc của hệ thống khí tài Việt Nam mặc dù nó được mua với giá hàng triệu, hàng tỉ đô la nhưng công năng của nó có khi chỉ là một con số rất nhỏ bởi nó đã bị rút ruột, tráo đổi quá nhiều trong quá trình nhập cảng và bảo trì. Khả năng này cũng không thấp bởi thứ văn hóa rút ruột vô tội vạ của hầu hết quan chức từ quân đội đến công an cũng như hành chính, giáo dục, y tế… tại Việt Nam hiện nay.......
Đó là chưa muốn nói đến hệ thống khí tài Việt Nam là một thuộc hệ kĩ thuật Liên Xô và Xã hội chủ nghĩa. Nó vẫn còn khá lạc hậu và lạc điệu so vối hệ thống khí tài của Mỹ. Nếu bây giờ Việt Nam mua một hệ thống khí tài hiện đại từ Mỹ, phải tốn ít nhất cũng 3 đến 5 năm mà làm quen, tập dượt và bảo trì. Trong tình hình hiện tại, khi mà kẻ thù lăm le bờ cõi, thời gian từ ba đến năm năm là khoản thời gian đủ dài để kẻ thù xâm chiếm, án cứ và cát cứ. Cơ hội đánh bại kẻ thù là không có.
Và có một câu hỏi nữa: Tại sao đường bay Hà Nội – Sài Gòn phải đổi tuyến, không bay ra biển Đông kể từ khi hai máy bay của quân đội bị mất tích? Phải chăng quân đội Trung Quốc đã chính thức cát cứ vùng trời Việt Nam và bay trong đất liền là thái độ lựa chọn của kẻ thua cuộc, mà cũng có thể là kẻ đã chấp nhận kết quả mua bán của mình?
Nếu thật sự có được một cuộc điều tra về vụ rơi và mất tích hai chiếc máy bay của quân đội trong tuần qua trên biển Đông, ngay trong vùng biển Việt Nam, thì việc điều tra này phải được tiến hành trên diện rộng, từ vấn nạn tham nhũng, hối lộ của giới chóp bu Cộng sản cho đến các chỉ huy cấp cao của quân đội và các nhân viên bảo trì máy bay. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra cả lịch trình và giờ bay thực của các phi công quân đội. Bởi riêng chuyện của phi công Khải, với 3000 giờ bay, kinh nghiệm thuộc vào hàng sư sãi nhưng lại bị chết trong tình trạng dù quấn lấy người là chuyện hết sức bất thường! Bởi cái chết đã phạm vào những lỗi rất cơ bản của một phi công theo phân tích của giới chuyên môn.
Và thực sự, cái chết cũng như sự mất tích của mười người trong không quân Việt Nam trong tuần qua cũng cho thấy sự yếu kém không thể tha thứ được của không quân Việt Nam cũng như quân đội Việt Nam. Đó là chưa muốn nói đến một câu hỏi khác: Vì sao Việt Nam từ chối Mỹ giúp đỡ tìm kiếm các máy bay mất tích? Vì sao trước đó họ cũng từ chối Mỹ giúp đỡ điều tra vụ cá chết ở bờ biển miền Trung?. Trong khi đó, họ lại rước vào biển Việt Nam 4 tàu hải quân, hai tàu tìm kiếm cứu nạn và hai tàu hải cảnh của Trung Quốc cùng với hai máy bay quân sự? Nguyễn Chí Vịnh thì tuyên bố “mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc không có gì thay đổi, vẫn tin tưởng nhau, vẫn anh em…”. Rõ ràng, sau vụ cá chết và máy bay tử nạn, có vẻ như những gương mặt bán nước dần lộ diện và họ cũng tự phơi bày bản chất của họ một cách thách thức, trơ tráo, coi thường nhân dân, thậm chí là xem nhân dân như một bầy cừu trong đòn roi bạo lực của họ! Thật là đáng buồn!
*** Trương Nhân Tuấn: Vụ hai máy bay rơi - sự thật cần được phơi bày
Tôi e rằng vụ hai chiếc máy bay bị tai nạn rớt xuống biển vài hôm trước rồi cũng sẽ từ từ “chìm xuống biển” như vụ cá chết.
Trong vụ cá chết ở vùng biển Hà Tĩnh, Mỹ (và LHQ) đã ngỏ lời sẽ giúp cho VN để tìm nguyên nhân, nếu VN lên tiếng yêu cầu. Lãnh đạo VN đã im lặng trước những đề nghị đầy thiện chí này. Thậm chí, hôm kia, nhiều nghị sĩ của Quốc hội Đài loan đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Đài Loan điều tra Formosa, (có thể là tác nhân gây ô nhiễm vùng biển VN), đồng thời đề nghị giúp cho VN điều tra vụ cá chết. VN cũng đã im lặng.
Vụ chiếc CASA 212 của hải quân VN, máy bay (do thám) cũng là máy bay cứu hộ, bị rớt ở vùng biển Bạch Long Vĩ, viên Đại sứ Mỹ tốt bụng cũng đã lên tiếng, “với mọi phương cách có thể”, Mỹ sẽ giúp cho VN trong công tác cứu nạn chiếc CASA 212. Thái độ của VN là quay lưng với đề nghị này. Trong lúc ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ QP, lên tiếng “năn nỉ” phía TQ xin được giúp đỡ. TQ cho chiếc tàu “hải cứu” hạng nặng của mình để “giúp” VN đồng thời “cho phép” VN cho người và tàu bè vào vùng biển của TQ để làm công tác cứu hộ. Thái độ của ông Vịnh có thể thông cảm, chiếc CASA 212 của VN rớt trong vùng biển của TQ. Không xin phép họ là không được.
Sẵn tiện cũng nhắc lại status hôm qua. Tôi có đưa giả thuyết rằng chiếc CASA 212 của VN đã xâm phạm vùng trời của TQ, do đó có thể đã bị phòng không của TQ bắn hạ. Nhiều người phản biện, cho rằng vùng không gian (thuộc hải phận kinh tế độc quyền), tàu bè cũng như phi cơ, có quyền tự do qua lại. Tôi xin nhắc đến các trường hợp “chạm trán” giữa không quân TQ và Hoa Kỳ, thí dụ chiếc EP-3 đã bay cách đảo Hải Nam 70km năm 2001. Chiếc máy bay này rõ ràng bay trong vùng không gian phía trên vùng “kinh tế độc quyền” của TQ, tương tự chiếc CASA 212 của VN hôm kia. Vậy mà chiếc máy bay EP-3 đã bị không quân TQ áp chế phải đáp xuống phi trường Hải Nam. Một chiếc J-8 của TQ bị rớt do va chạm. Ta cũng có thể nhắc vụ chiếc tàu USSN Impeccable năm 2009, nguyên nhân chiếc tàu này “nghiên cứu” trong vùng kinh tế độc quyền của TQ.
Trong các vụ này ta thấy hai quan điểm đối lập về cách diễn giải “luật quốc tế”. Phía Hoa Kỳ, (chưa thông qua Luật Biển 1982), chủ trương vùng biển kinh tế độc quyền (cũng như vùng không gian bên trên) thuộc “không phận và hải phận quốc tế”. Trong khi quan điểm của TQ (đã ký và thông qua Luật Biển 1982) cho rằng vùng biển và không gian ở bên trên vùng kinh tế độc quyền không thuộc phạm vi “quốc tế”. VN cũng có cùng quan điểm của TQ. Luật biển của TQ (và VN, điều 3 khoản 2) cho rằng “biển quốc tế nằm phía ngoài vùng kinh tế độc quyền”. Vì vậy TQ qui định rằng các loại tàu chiến, các loại máy bay quân sự (gồm cả máy bay do thám) không được hoạt động trong hải phận (hay không phận) thuộc vùng kinh tế độc quyền của TQ. Ta thấy chiếc CASA 212 của VN nguyên thủy là máy bay “do thám”. VN dùng nó “nhứt cử tam tứ tiện”, vào việc “cứu hộ” (và nhiều việc khác như kiểm soát biển). Nếu không xin phép trước, chiếc CASA 212 khi xâm phạm không phận của TQ, phía này có thể xem là máy bay quân sự (do thám), không quân nước này có thể áp chế (trường hợp chiếc EP-3 của Mỹ), hay có thể bắn hạ.
Thái độ của lãnh đạo CSVN dĩ nhiên là muốn ém nhẹm tất cả mọi sự thật. Mà đằng sau thái độ ém nhẹm sự thật luôn là những điều bê bối. Trên phương diện quốc gia, ta có thể xếp một số điều bê bối này vào tội trạng “phản bội tổ quốc”.
Status hôm qua tôi cũng có nhắc đến biến cố Gạc ma 1988, 76 chiến sĩ VN đã bị hải quân TQ thảm sát. Đã nhiều lần tôi nói về biến cố này. Nhưng sự thật lịch sử vẫn chưa được lãnh đạo CSVN nhìn nhận.
Tháng 3-2015 tôi có viết như sau: “Biến cố Gạc Ma 14-3-1988, 64 người lính công binh VN bị thảm sát. Luật quốc tế về chiến tranh có qui định không được bắn vào một người khi tay họ không cầm vũ khí. Đây là một hành vi cố sát, bị qui vào tội ác diệt chủng. Những người ra lệnh việc thảm sát là tội phạm. Hành vi của họ lý ra phải truy tố trước Tòa án hình sự quốc tế. Bất kỳ người chiến sĩ nào, ước mơ của họ là được chết với cây súng trên tay. Quyết định của lãnh đạo của VN đưa những chiến sĩ này ra đảo làm công tác xây dựng đảo mà không gởi kèm đoàn quân bảo vệ, hoặc ít ra, vũ trang để họ tự bảo vệ, trong khi đã biết tình hình đang căng thẳng. Đó là một quyết định ngu xuẩn trên quan điểm quân sự. Trước quân pháp những lãnh đạo này có tội “thí quân”. Trước luật hình sự họ phạm các tội “không bảo vệ lãnh thổ” và “thông đồng với kẻ địch”… Những người này đáng bị ghép vào tội tử hình.
Sự im lặng dài lâu của lãnh đạo VN trước biến cố này, trước hết thể hiện sự vô ơn đối với những người đã hy sinh, sau đó là thông đồng với kẻ địch xâm lăng.”…
Bây giờ là thái độ im lặng của lãnh đạo CSVN trước thảm trạng cá chết trắng biển, từ hơn hai tháng nay. Người dân phân vân không biết vì sao cá chết ? Điều mà người dân cần biết là ăn cá các vùng biển này có nguy hiểm đến sức khỏe hay không ? Ta thấy thái độ bất nhất của cán bộ VN về vụ 50 tấn cá nục nhiễm “phenol” hôm rồi. Lúc thì nhiễm độc, cấm bán. Lúc thì “nồng độ phenol” còn nằm trong “vùng an toàn”, được bán. Vấn đề là người bán cá chết đứng chết ngồi. Chờ giải quyết, 50 tấn cá nục chỉ còn cách đem đổ bỏ. Không có quyết định nào của nhà nước có tính “khoa học”, mặc dầu có hàng chục ngàn tiến sĩ đã được đào tạo. Trong khi người dân cứ nghĩ rằng, cá nấu chín lên thì ô kê thôi, chất độc nào “cũng tiên tán” hết. Còn không thì làm mắm. Chất độc nào chịu đựng được muối ? Lại còn có lập luận nước nhiễm độc, lọc nước cho kỹ, nấu sôi là ô kê. Những lầm lẫn chết người mà không thấy ai cảnh báo cho dân quê. Những chất ô nhiễm hóa học thì có lọc, có nấu sôi, có ngâm muối… thì hóa chất (kim loại nặng) đó vẫn còn nguyên. Đôi khi do nhiệt độ, hay kết nối với những phân tử khác, chất độc lại càng độc địa hơn. Các hoạt động du lịch các tỉnh miền Trung cũng đang đi vào khủng hoảng. Không ai dám ăn cá, không ai dám tắm biển. Cả một vùng cát trắng, nhà hàng, khách sạn vắng teo.
Nhà nước VN rõ ràng đã từ nhiệm. Vấn đề là đâu phải là không có giải pháp. Chết người là với bộ sậu bất tài, tham nhũng… như giàn lãnh đạo hiện nay, ngoài việc vơ vét cho đầy túi tham và ngụy biện để an dân, thì họ không có khả năng nào khác.
Nguyên nhân chiếc SU 30 vì sao bị rớt, lý ra đã được báo chí trình làng. Phi công thoát hiểm Nguyễn Hữu Cường không có lý do nào để từ chối một cuộc “họp báo”. Người ta muốn biết là vì sao chiếc SU 30 “em mờ ca hai”, Việt Nam mới mua của Nga chạy chưa hết “rô đai”, bị rớt xuống biển. Những chiếc SU 30 “em mờ ca hai” của VN chỉ mới nhận từ năm 2014. Nếu tai nạn đến từ trục trặc kỹ thuật, VN có thể từ chối với Nga những hợp đồng mua sắm vũ khí trong tương lai, thay thế nó bằng một nhà sản xuất chắc chắn hơn, thí dụ Lockheed Martin hay Boeing của Mỹ.
Tất cả ngân sách bộ quốc phòng, tiền mua SU 30 “em mờ ca hai”… đều đến từ tiền túi của nhân dân. Tức dân là người “chủ”. Nhà nước (đầy tớ) vì vậy phải có bổn phận báo cáo cho nhân dân (chủ) biết nguyên nhân nào “tài sản” của nhân dân đã bị phá hủy. Còn chiếc CASA 212 cũng vậy. Nhân dân (chủ) muốn biết vì đâu chiếc này rớt xuống biển? Vì đâu chiếc này rớt trong vùng biển thuộc TQ?
Hôm qua có phi công Nguyễn Thành Trung lên BBC nói rằng chiếc máy bay này “chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh” và loại trừ nguyên nhân bị bắn vì “tên lửa”. Thì cũng là một ý kiến cần được lắng nghe. Vấn đề là chiếc CASA 212 “va chạm đập rất mạnh” vào cái gì ? Chắc là va vào nước biển, phải không? Tông vào với tốc độ trên 300km/giờ, nước biển trở thành bức tường bê tông. Thấy hình dạng bẹp dúm của một mảnh vỡ của chiếc CASA 212, ai cũng có thể đoán như vậy được. Vấn đề là vì sao có “va chạm mạnh”, tức là vì sao nó lại rớt xuống biển? Nếu không phải do “tên lửa” thì do cái gì? Nếu nói do thời tiết thì cần phải đưa bản tin thời tiết trong khu vực để chứng minh. Rốt cục ông phi công đại diện nhà nước cũng nói những điều rất ư là “chim chóc”. Sự thật cần được phơi bày. Những yếu kém kỹ thuật phải được thay thế. Những sơ suất của con người phải được rút kinh nghiệm.
Chiến tranh bây giờ, nếu có diễn ra, hơn thua là do con người mẫn tuệ với khí tài tiên tiến, phù hợp…Lãnh đạo CSVN xuất thân từ du kích, chuyên khủng bố, đánh rừng núi… không tuân theo bất kỳ “qui ước” nào. Họ thắng Mỹ, đánh sập VNCH, tương tự như lực lượng Hồi giáo IS bây giờ đã từng thắng các nơi Irak, Syrie, Afghanistan… Những người này lên lãnh đạo với “tâm tư du kích” như vậy, mọi người đã thấy “tài năng” kinh bang tế thế của họ.
Với tâm thế như vậy họ sẽ thắng trong chiến trường mới hay sao?
*** Tô Hải: Cái sẩy nó nẩy cái ung trong vụ phi công "hy sinh anh dũng"
Mình đã có nhận xét ngay từ ngày đầu về vụ SU-30 cùng CASA C-212 (*) "mất tích" về:
1-Cách đưa tin "ỡm ờ"..: tai nạn? rơi? trục trặc kỹ thuật? thao tác sai lầm?...mà là mất tích trong khi vị trí rơi đã nắm rõ: chỉ cách bờ biển Nghệ An 15-25 km?
2-Cho đến khi ngư dân cứu được phi công Cường mới được dùng chữ "rớt" nhưng vì sao mà rớt thì... vẫn... còn "nghiên cứu điều tra", chưa thể công bố!... Nhân chứng còn sống thì, cho đến nay, dù mạnh khỏe, yên lành nhưng... giấu biệt không cho nói lên một tiếng về cái lý do máy bay rớt trừ câu: "Có tiếng nổ nhỏ phía sau" và thế là... nhảy dù nên thoát chết!?
Còn đ/c Khải, cấp trên, chỉ huy của Cường thì... cũng cùng nhau nhảy dù cả nhưng... đ/c giỏi kỹ thuật, lại là người chỉ huy bay của buổi tập (có đơn độc một chiếc?) lại "quên không mở đai dù"??? cho nên bị giây dù cuốn vô người và bị... "chết sặc nước"!?
Chuyện bí, bí, mật, mật, chắp vá lung tung, phán đoán mò làm câu chuyện rơi máy bay ở VN nó..”chả giống ai” dù chuyện máy bay rơi trên thế giới không còn là chuyện lạ!
Tiếp đến là anh CASA C-212 lại càng gây thắc mắc đến không ai tin là nhà nước nói thật nữa:
1- Nghề nghiệp là cứu nạn mà sao SU30 rớt ở Nghệ An, Ban chỉ huy cứu nạn - đóng tại Cửa Lò - lại cử anh CASA C- 212 bay đi tìm SU-30 tít tận ...Bạch Long Vĩ và rồi lại bị rớt ở tận Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ 44 hải lý (??!!) 195o25'10'' kinh độ + 107o19' vĩ độ, tức là cách xa nơi SU30 rơi tới...118,5 hải lý (200km)!?
2- CASA C-212 sinh ra để bay tầm thấp (10.000 feet tức xấp xỉ 3100 met), bay lâu, bay chậm (tốc độ tối đa 350km/giờ) vậy mà "xin hạ độ cao" giữa trời yên biển lặng và rồi bỗng...."mất tích" trên màn hình radar thì nó ra nàm thao? Nhất là sau khi báo chí đã đưa thêm chi tiết "phía đông đường phân định" (giữa hải phận của ta và của Tầu) cùng với chuyện tướng Nguyễn chí Vịnh chính thức mời đại sứ Tầu+ đến để "yêu cầu cùng truy tìm giúp".
Cho tới hôm nay, ngày 20 /6/2016 -tức sau 1 tuần 2 vụ tai nạn 2 máy bay rơi liên tiếp- đã có tới 2 tầu tìm kiếm cứu nạn, 2 tầu cảnh sát biển, 4 tầu hải quân và 2 trực thăng quần đảo khu vực nói trên nhưng vẫn....tuyệt vô âm tín!
Thế là... chẳng ai cấm được ai, ai có cái đầu bình thường và cái miệng dám nói "cứ thả cửa phán đoán" đủ kiểu "thế này thế khác"...
Đặc biệt đối với việc rớt máy bay chưa biết lỗi tại ai? ai chịu trách nhiệm còn chưa có lời giải thì, như để "động viên lực lượng võ trang của Đảng, các ông í lại vội vã:
- Thăng cấp cho ông Khải vì... đã "hy sinh anh dũng" (lời ghi trong sổ tang của Trịnh đình Dũng, phó thủ tướng, thay mặt cho chính phủ của họ trong buổi dự tang lễ tại QK IV)... Riêng ông Cường thì không chết nên... "hãy đợi đấy"!
- Thực thi "chính sách với người có công đặc biệt" ngay lập tức bằng cách nhận vợ đại tá Khải vào làm việc tại một trường học có “uy tín” nhất Bắc Kỳ: Trường trung học Chu văn An...
- Có tay "cò chính sách" còn đề nghị cấp ngay cho vợ con đại tá Khải một căn hộ vì hiện nay gia đình vẫn phải "ở thuê, ở trọ"...
Nếu chuyện máy bay rơi là chuyện cần "thận trọng", "nghiên cứu" lâu dài trước khi công bố y như công bố "vì sao cá chết" vì nó chạm đến vấn đề.. ."thủ phạm", thì... việc hậu sự cho người đã chết lại quá... vội vàng! Có lẽ làm thế là cốt để lấy lòng tin trong trong quân đội, nhất là binh chủng không quân, có thể đang có tí... xuống tinh thần!...
Từ đó lại gây ra hàng loạt những phản ứng, đôi khi thiếu tính nhân văn, quá khích, cực đoan, thù hận... Có người còn đưa cả lên mạng cái nhà của gia đình đại tá Trần Quang Khải ở thôn Tân Văn, xã Tân Định, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang! Rồi so sánh rằng: “Nó to không kém nhà đại tá Nguyễn văn Quý công an huyện Bình Chánh, Saigon!” nhân vật chính trong “vụ án” quán Cafe “Xin chào”!
Nếu đúng thế thì... một lần nữa, các vị lại "hố" to rồi. Dân chúng đã sẵn không tin ở các vị … giờ lại thêm cái chuyện 2 máy bay rơi... Chưa rõ ai công ai tội, người chết có anh dũng hay do vụng về, do yếu kỹ thuật, hay do mua phải máy bay "second hand" hay… “thế này thế kia”....? Mà đã vội kết luận là "liệt sỹ" là "hy sinh anh dũng" hay bị gì gì nữa... (cái này thì cho tới giờ mỗ chưa dám đoán mò công khai vì còn chờ "Trên" kết luận!)
Mỗ chỉ xin nhân dịp nhân dân thỏa sức đoán mò này mà phê phán cái cách tuyên truyền rất "phản tuyên truyền" của các vị có trách nhiệm vì các vị đánh giá thấp trình độ quần chúng ở thời đại Internet ngày nay bởi các vị tưởng ai cũng thấp như chính mình!
Rõ ràng xuất phát từ thói quen “độc quyền tư tưởng”, ”độc quyền ăn nói” như bao ngày xưa, giờ đây các vị đã tạo nên tình trạng CÁI SẨY NÓ NẨY CÁI UNG LÀ NHƯ RỨA ĐÓ.
*** Duy Lê: Cảm nghĩ sau vụ mất tích
Trước sự ra đi và mất tích của anh phi công và 9 người cứu hộ, giang hồ lại dậy sóng. Có nhiều người coi sự dậy sóng này là tiêu cực, song bản thân tôi lại thấy đó là dấu hiệu tích cực – dấu hiệu của một xã hội dân chủ đa nguyên. Ở đó, con người đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình. Và tôi mong nó cũng dậy sóng cả trong những sự kiện khác như cá chết ở miền trung, sự yếu kém của chính phủ, tình trạng tham nhũng ngày càng rõ nét…
Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm và tình cảm của mình, đó chính là nhân quyền, đó chính là tự do ngôn luận. Song, lợi dụng nó để chửi bứi, công kích nhau là mặt trái của sự tự do mà chúng ta cần phải tránh có phải không các bạn?
Sẵn đây tôi cũng xin bày tỏ ý kiến của mình. Tôi rất vui lòng đón nhận phản biện, song sẽ chém thẳng tay ai dùng nó để công kích cá nhân tôi.
– Đối với luồng ý kiến cho rằng họ cần được phong anh hùng, tôi cho rằng không thể. Cái chết của anh phi công và sự mất tích của những người cứu hộ không phải là một sự hy sinh cho dân tộc hay một cống hiến cho xã hội. Nói trắng ra, cái chết của các anh rất là vô duyên. Còn nói về trách nhiệm thì cái chết và mất tích của các anh là chưa hoàn thành trách nhiệm. Các anh tập bay, đó là một buổi học, không phải là cuộc chiến, vậy mà với một chiến đấu cơ hiện đại các anh vẫn không hoàn thành bài học. Đó là sự yếu kém về kỹ thuật. Các anh là phi công dày dặn kinh nghiệm, vậy mà khi ở trên một chiến đấu cơ hiện đại như vậy vẫn không kịp để lại một lời nhắn hay cầu cứu thì rõ ràng là quá kém. Đúng ra, quân đội phải quy trách nhiệm cho các anh và đội điều khiển mặt đất đã không chuẩn bị tốt cho buổi học chứ đừng nói tới chuyện phong anh hùng. Các anh đi cứu trợ trong một điều kiện thời tiết bình thường, với một phi cơ tương đối hiện đại, bay được trong mọi điều kiện thời tiết, vậy mà cả hai phi công đều được ngư dân tìm thấy, còn các anh thì mất tích. Điều này chứng tỏ lực lượng tìm kiếm này thực sự vô năng. Đúng ra đội tìm kiếm và đội hỗ trợ mặt đất phải chịu trừng phạt vì sự vô năng này. Bởi vì các anh được sự ưu ái của nhân dân, của chính phủ, song các anh chưa làm được trách nhiệm của mình.
Nhân dân chúng ta vì tình cảm lấn át đã để sự thương cảm lên trên lý tính mà đòi phong anh hùng cho các anh, đó là sự thương hại, không phải sự cảm phục. Một phần cũng bởi vì hệ thống truyền thông cố tình khoét sâu sự cảm thương của người dân để họ quên đi cái nguyên nhân gây ra tai nạn cho các anh. Đó là mưu đồ chính trị mà nhân dân chúng ta cần phải cảnh giác để tránh bị dắt mũi.
– Đối với luồng ý kiến tỏ ra chê trách và hớn hở trước tai nạn của các anh tôi cho rằng điều đó cũng có thể chấp nhận được. Tại sao? Ngày trước, khi những người cha, anh, chị, em của họ bị Tàu Cộng bắn hạ, các anh có tỏ ra thương cảm họ không? Khi gia đình họ bị khống chế cướp đoạt đất đai, các anh có tỏ ta thương hại hay giúp đỡ họ không? Khi cả 4 tỉnh miền trung bị đói, các anh đã làm gì?
Người ta nói, có qua có lại. Tình cảm không tự nhiên mà đến. Muốn người ta thương mình thì mình phải thương người ta đã. Nếu mình không xót thương người khác, không trách được họ không thương mình có phải không. Với tư cách là một người dân nước Việt, tôi cảm thấy xót thương cho sự ra đi của các Anh. Song việc vinh danh gì đó là một hành động có thể nói là rất nực cười.
Hỡi những người con đất Việt đang phục vụ quân ngũ, hãy tự xét lại mình đi.
Hỡi những người dân đất Việt, hãy tĩnh táo mà nhìn nhận sự việc. Sự thương cảm không giải quyết được điều gì. Thay vào đó chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân cái chết này để tránh cho những người con khác của nước Việt phải chịu cảnh tang thương như họ.
*** NV: Phi trường Tân Sơn Nhất "lại mất kiểm soát không lưu"
Truyền thông Việt Nam loan tin, sáng 16 Tháng Sáu, hệ thống liên lạc không lưu tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất đã bất ngờ bị gián đoạn. Những máy bay của nhiều hãng hàng không đang chuẩn bị hạ cánh buộc phải bay lòng vòng trên không hoặc hạ cánh xuống khu dự bị trong khoảng thời gian sau 8 giờ sáng cùng ngày.
Nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Lại Xuân Thanh, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam, xác nhận đã có sự cố này và đang tìm hiểu nguyên nhân. “Lúc 7 giờ 47 phút đã xảy ra hiện tượng can nhiễu trên tần số điều hành bay tại khu vực phi trường. Đến 8 giờ 5 phút, cơ sở điều hành bay đã thực hiện phương án dự phòng, sử dụng các tần số dự bị để điều hành bay an toàn tuyệt đối. Sau 18 phút đã thiết lập trở lại, điều hành bay thông thường trên tần số chính,” ông Thanh cho biết.
Sự cố này đã khiến việc điều hành bay của Đài Kiểm Soát Không Lưu bị gián đoạn. Trong thời gian bị nhiễu sóng, trên vùng bay Tây Sơn Nhất có sáu máy bay đường dài đang đến và ba chuyến chuẩn bị hạ cánh. Đài Kiểm Soát Không Lưu đã yêu cầu các máy bay này tiến hành bay chờ, trong đó có một chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh.
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JP) cho biết, một chuyến bay của hãng từ Đà Nẵng đến Sài Gòn mang số hiệu BL 591 đã phải chuyển hướng hạ cánh xuống phi trường Buôn Mê Thuột lúc 8 giờ 20 phút sáng cùng ngày.
Ông Đinh Việt Thắng, chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công Ty Quản Lý Bay, cho biết tổng công ty cũng đang phối hợp với Cục Quản Lý Tần Số để xác định nguồn nhiễu để xử lý dứt điểm về việc nhiễu sóng điều hành bay vừa xảy ra.
“Thời gian đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành tất cả các kênh trên là do bị một nguồn sóng lạ tương đối mạnh đè lên, phủ sóng trên các tần số điều hành các đài kiểm soát,” ông Thắng nói.
(iii) Nam Nguyên (RFA): Formosa Hà Tĩnh - Cuộc mặc cả chưa ngã giá
Sự kiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hoãn làm lễ khánh thành và ngưng đưa vào sản xuất thương mại, được ghi nhận trong bối cảnh phía Việt Nam trì hoãn công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung.
Formosa là nơi tạo ra chất độc làm cá chết?
Theo Tờ Thời Báo Đài Bắc, Formosa Hà Tĩnh quyết định hoãn việc tổ chức lễ khánh thành dự kiến vào ngày 25/6/2016, đồng thời ngưng đưa vào hoạt động chính thức nhà máy luyện thép. Tập đoàn Hóa Chất Formosa Đài Loan khi xác nhận thông tin vừa nói còn thêm rằng, họ chưa lên kế hoạch mới về vấn đề này. Nguyên nhân về việc đình hoãn khánh thành và sản xuất chính thức không được loan báo, nhưng báo chí Đài Bắc đưa ra hai nguyên nhân, thứ nhất là chuyện tiền bạc, Formosa Hà Tĩnh bị buộc truy thu thuế số tiền tương đương 70 triệu đô la Mỹ. Thứ hai là chính quyền Việt Nam cũng kéo dài thời gian, chưa chấp thuận đơn xin chính thức sản xuất của Formosa.
Qua thảm họa cá chết hàng loạt, các cơ quan chức năng của Việt Nam mới tiến hành kiểm tra việc xả thải của Formosa. Các giới chức Việt Nam cũng hết sức lúng túng về phát hiện đường ống ngầm xả thải dài 1,5 km đặt ngầm dưới đáy biển. Thông tin đặt nghi vấn về việc một thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã cấp phép cho Formosa đặt đường ống ngầm trái pháp luật. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách IDS ở Hà Nội, thì rất khó đánh giá việc Formosa Hà Tĩnh hoãn khánh thành và ngưng sản xuất vì không có đủ thông tin. Tuy nhiên ông nhấn mạnh tới việc dư luận vẫn trông chờ nhà nước công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt. TS Nguyễn Quang A đặt ra giả thuyết phía Việt Nam chần chừ, vì đưa ra một kết luận nào đó cũng có thể sẽ không thỏa thuận được với Formosa. TS Nguyễn Quang A tiếp lời: "Như thế có thể suy ra là rất có khả năng với xác suất rất cao, Formosa chính là nơi tạo ra chất độc làm cho cá chết… cần những bằng chứng tội phạm giống như vụ Vedan chẳng hạn, Vedan thì cảnh sát bắt được quả tang việc nó làm thì lúc ấy đưa ra phạt nó dễ, chứ bây giờ có thể là khó hơn…Chưa biết chừng người ta đang tìm cách mặc cả với Formosa cho một giải pháp nào đấy, mà hai bên có thể chấp nhận được. Đấy là một giả thuyết, còn chuyện gọi là không cho sản xuất hay phạt thì cần ngó kỹ vào hợp đồng của hai bên, những tài liệu này không được công khai cho nên rất khó đánh giá…”
Được biết thảm họa cá chết hàng loạt xảy ra vào đầu tháng 4/2016, một thời gian sau khi Formosa sản xuất thử nghiệm được 4.700 tấn thép. Sau thời gian này, Formosa sử dụng một khối lượng lớn hóa chất để xục rửa đường ống ngầm đưa ra biển, dù nhà máy nói là nước làm vệ sinh đường ống đã được xử lý trước khi thải ra biển.
Ngày 2 tháng 6 trong cuộc họp báo ở Hà Nội, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ông Mai Tiến Dũng khẳng định, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết. Tuy nhiên Thủ tướng chỉ đạo mời tư vấn trong ngoài nước để phản biện. VnExpress trích lời Bộ trưởng Thông tin Truyển thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh rằng, việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó và ngoài bằng chứng khoa học còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường. Ngoài chuyện chưa được phía Việt Nam cho phép chính thức sản xuất như thông tin của báo Đài Loan, Formosa Hà Tĩnh từng bị truy thu thuế, truy hoàn thuế, Theo báo Tuổi Trẻ Online số tiền thuế này lên tới 2.000 tỷ đồng, trong đó truy hoàn hơn 1.500 tỷ đồng do sử dụng hóa đơn hoàn thuế không đúng qui định.
Vì sao từ chối sự giúp đỡ tìm nguyên nhân cá chết?
Theo SaigonTimes Online bản tin trên mạng ngày 16/6, về mặt chính thức chính quyền Hà Tĩnh nói không biết gì về thông tin Formosa hoãn khánh thành và ngưng sản xuất chính thức. Tuy nhiên tờ báo có tin riêng là lãnh đạo Hà Tĩnh đang làm việc với Formosa và Bộ Tài chính để phối hợp xử lý các thông tin liên quan.
Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động dân quyền, nhận định: “Tôi nghĩ rằng, đối với một nhà nước trong trường hợp họ muốn đóng cửa Formosa chẳng hạn, thì hợp đồng chặt như thế nào cũng có thể tìm cách ra được. Nhưng tôi nghĩ đấy là một giải pháp chưa chắc là tốt cho cả hai bên. Cho nên chuyện cứ dùng dằng, bên Formosa họ nói rằng hoãn khai trương lò cao số 1 thì cũng có thể là một phản ứng kiểu như vậy. Theo thông tin của báo chí Đài Loan, họ ám chỉ có nguyên nhân chính trị ở đàng sau, rất có thể như vậy nhưng mà xác thực thế nào thì rất khó biết nếu chúng ta không có đầy đủ thông tin.”
Tin ghi nhận, ngày 8/6/2016 phát biều tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết, chính phủ Việt Nam đã từ chối đề nghị giúp đỡ của Hoa Kỳ để tìm nguyên nhân và đối phó với thảm họa cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung. Mới đây nhất ngày 16/6, trong cuộc họp báo ở Đài Bắc một số dân biểu Đài Loan lên tiếng hối thúc điều tra về trách nhiệm của Formosa trong vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam. Trong dịp này, Ông David Wang thuộc cơ quan đầu tư Đài Loan cho biết Đài Loan đã đề nghị giúp chính phủ Việt Nam tìm nguyên nhân cá chết nhưng bị từ chối.
Nhận định về việc Việt Nam từ chối đề nghị giúp đỡ của Hoa Kỳ và Đài Loan trong vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, TS Nguyễn Quang A phát biểu: “Một điều chắc chắn tức là chính quyền đã phản ứng rất là kém, lúng túng và gần như tê liệt. Sự từ chối lời chào mời giúp đỡ của Hoa Kỳ hoặc của Đài Loan là điều rất khó tưởng tượng được. Nó có những chuyện mờ ám ở đàng sau mà mình không thể biết được.”
Trong những năm vừa qua Việt Nam đã trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài, rất nhiều dự án sản xuất chế biến và công nghiệp nặng được cấp phép, kể cả các khu vực ven biển. Sự bùng nổ đầu tư với nhiều ưu đãi, không cân nhắc về hậu quả tác động môi trường đã khiến Việt Nam phải trả giá. Vùng Áng Hà Tĩnh đã trở thành câu chuyện mới nhất về vấn đề hy sinh môi trường đánh đổi phát triển kinh tế.
*** Mẹ Nấm: "Hãy làm sạch biển" bằng cách nào?
Báo Tài Nguyên Môi Trường đưa tin về buổi đại nhạc hội “Cùng hòa nhịp để làm sạch biển” được tổ chức tại Quảng trường trung tâm, Thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tối 18/6/2016. Theo dẫn giải của phóng viên, đây là “hoạt động nằm trong dự án Hãy làm sạch biển được Đài THVN phát động từ tháng 5/2016, đại nhạc hội Cùng hòa nhịp để làm sạch biển không phải chương trình ca nhạc đơn thuần mà mang tính chất của một chương trình chính luận nghệ thuật.” . Không thể hiểu nổi, sau hơn hai tháng thảm họa môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, những người có trách nhiệm vẫn có thể tổ chức nhảy múa, hát hò và kêu gọi làm sạch biển bằng kiểu “chính luận nghệ thuật” như trên. Làm sạch biển, đó không phải là câu khẩu hiệu ngày 1, ngày 2, không phải là một hoạt động trình diễn sau khi nhảy nhót, nhấn nút như lũ vượn.
Kêu gọi làm sạch biển bằng việc dọn rác thì hãy chú trọng đến việc giáo dục hành vi nơi công cộng từ trẻ đến già, hãy chú trọng đến việc lắp đặt, trang bị các điểm bỏ rác hợp lý ở các khu vực biển. Dọn rác không làm sạch biển được khi nước biển bị ô nhiễm. Và rõ ràng là biển không thể tự ô nhiễm nếu được bảo vệ bởi các tiêu chuẩn quan trắc môi trường.
Việt Nam đã hạ thấp các chỉ tiêu về mặt môi trường so với thế giới và khu vực để thu hút đầu tư. Đến khi có sự cố xảy ra thì các lãnh đạo đứng lên kêu gọi “rà soát, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động xả thải, gây ô nhiễm môi trường ven biển”, “xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế biển bền vững”…Phát biểu như vô can, hành động như thế có tâm luôn luôn là giải pháp mà các lãnh đạo đảng Cộng sản chọn để sửa sai trên lưng nhân dân.
Biển nhiễm độc, cá chết sau hơn hai tháng không có được câu trả lời. Các bộ ngành ngoài việc loay hoay né tránh trách nhiệm thì bắt đầu phát động phong trào làm sạch biển, bảo vệ môi trường như thể ô nhiễm là do ý thức của người dân gây ra vậy. Còn nhớ trong buổi tọa đàm về vấn đề chất thải công nghiệp sáng ngày 10/5/2016 tại Hà Nội, ông Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ TNMT đã đề nghị cần làm rõ việc có tham nhũng hay không khi cho phép Formosa xả thải ra biển. “Tại sao lại thay đổi từ nơi xả thải từ sông Quyền sang xả thải ra biển? Tôi cho rằng đây là sự luẩn quẩn trong công tác quản lý. Cần chỉ ra rằng có tham nhũng trong vấn đề này hay không? Đường ống xả thải ra sông hay ra biển là cả vấn đề lớn. Ra biển nguy hiểm hơn nhiều. Ra sông khi biết còn có biện pháp xử lý được, còn ra biển thì khi xảy ra sự cố môi trường rồi thì chịu không thể kiểm soát, khắc phục vô cùng khó khăn, tốn kém”.
Theo tin từ Đài Bắc, Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã quyết định hoãn làm lễ khánh thành, ngưng đưa vào hoạt động chính thức nhà máy luyện thép của họ, trước đây lên kế hoạch vào ngày 25-6. Mặc dù nguồn tin từ Formosa không nêu lý do, trước đó báo chí Đài Loan đưa tin có hai lý do cho việc ngưng khánh thành: một là Formosa Hà Tĩnh bị buộc đóng số thuế còn thiếu chừng 70 triệu đô-la Mỹ và hai là chính quyền Việt Nam cần thêm thời gian để xử lý đơn xin đi vào sản xuất của Formosa. Thật ra nhà máy luyện thép này đã bắt đầu sản xuất vào ngày 25-12-2015 và sau hai tháng sản xuất thử nghiệm như thế đã cán nóng được 4.700 tấn thép.
Sau sự cố cá chết ở các tỉnh ven biển miền Trung, Bộ Tài nguyên & Môi trường và nhiều cơ quan khác đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường tại công trường Formosa. Trước đó Bộ này đã cử nhiều đoàn vào kiểm tra việc xả thải của Formosa cũng như việc sử dụng hóa chất súc rửa đường ống xả thải chảy ngầm ra biển.
Liệu Formosa tạm hoãn khánh thành đã xong phần thủ tục xử lý bề nổi các sai phạm hay chưa?
Vấn đề ở đây là trách nhiệm của những người lãnh đạo có liên quan đến thảm họa môi trường lần này.
Nghiêm trọng hơn ở chỗ, trong khi chưa có câu trả lời rõ ràng với nhân dân thì các cơ quan chức năng, điển hình là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an vẫn xem các yêu cầu minh bạch của nhân dân là “gây rối”, là “phản động” để trấn áp và bóp nghẹt quyền tự do căn bản của công dân.
“Hãy làm sạch biển” – không chỉ bằng một buổi đại nhạc hội, bằng phong trào vài ngày. Làm sạch biển, làm sạch môi trường sống phải được bắt đầu bằng hành động cầu thị và có trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Đừng loanh quanh nữa, hãy trả lời nhân dân: Vì sao cá chết?
(iv) Trần Mộng Tú: Thuyền góa
Em tên Nguyễn thị Thuyền
Quê Vũng Áng - Hà Tĩnh
Mẹ cha gả cho Biển
Thả em vào lênh đênh
Em hồn nhiên yêu Biển
Yêu muối trên môi anh
Yêu sóng trong mắt anh
Yêu vừng trán ấm lạnh
Yêu tóc rong rêu xanh
Anh trút vào lòng em
Tình yêu thơm mùi cá
Em mang vào trong bến
Đặt sang tay mẹ cha
Mẹ cha hoan hỉ nhận
Mang cá đi muôn nơi
Em ngập tràn hạnh phúc
Yêu anh Biển một đời
Trong bao la đời anh
Em hân hoan thả nổi
Em đón gió trùng khơi
Ôm từng con sóng tới
Quê hương em đầy ắp
Tiếng sóng trong tiếng cười
Tiếng lao xao cá nhẩy
Tiếng thân yêu “Thuyền ơi!”
Bỗng đâu kẻ xa lạ
Thải vào dòng sống anh
Những cặn bã độc hại
Pha đen đời Biển xanh
Mẹ cha co người lại
Thuyền nằm khô trên bờ
Biển ơi anh hấp hối
Em làm sao bây giờ
Máu Biển đen xậm lại
Mắt Biển cũng nhắm nghiền
Chân tay Biển co quắp
Thuyền bất lực đứng nhìn
Cá ngáp trong tuyệt vọng
Ông Trời vẫn lặng im
Thuyền gập mình khóc Biển
Mẹ cha lệ đầy vơi
Thương Thuyền thân gái góa
Biển đã chết thật rồi
Lưới chài giăng trắng bến
Cả làng chài đưa anh
Đám tang không kèn trống
Thuyền góa giữa tuổi xanh. (tmt - 6/16/16)
(v) Huy Uyên: Lại về bến đò Hà-Thân xưa cũ
Những chuyến Lambro chở gió
Đường xe lửa bò dài
Gánh hàng hoa An-đồn,Phú-mỹ
Tiếng ai gọi đò .
Mới đó mà đã bốn-mươi-năm
Lối về Hà-Thân quạnh quẻ
Sông Hàn nằm im
Hồn người chạy quanh
Sương tan, sông lạnh buốt .
Ngày cũ ông N mù và bài hát
Người chiến-binh trở về trên nạng gỗ
Những hồi còi đêm
Dĩ-vảng chột thui
Em thoáng buồn .
Mãi là gốc đa già
Hương ngọc-lan nồng ngát
Đêm mưa gọi đò
Hoa lục bình đầy sông
Phà lênh đênh trôi dạt .
Em có sầu lạc trôi hai mắt
Sông xưa có nhuộm sắc vàng
Hình như đèn bên sông đã tắt
Hết rồi một giấc mơ tan .
Lại quay về bến đò Hà-Thân
Kí-ức trôi sầu lạc dấu
Đã không còn người qua sông
Bạc lòng bỏ đi từ thuở
(Cuộc tình chia tan) .
Nước trở màu tím ngắt
Lạc bến thuyền ai mái chèo
Hoang trôi tiếng hát
Để một người trông theo !
(vi) Phạm Cao Hoàng: Dẫu thế nào con cũng trở lại miền trung
dẫu thế nào
con cũng trở lại miền trung
nơi mẹ đã ôm con bằng vòng tay bao la của biển
nơi giấc ngủ con được ru bằng tiếng sóng
nơi những ngọn phi lao nô đùa cùng tuổi thơ con
mẹ ơi!
con muốn tìm lại mảnh trăng tròn
treo lơ lửng đêm rằm nơi cửa biển
con muốn nhìn nước của đại dương và bầu trời xanh biếc
cánh chim hải âu và ngọn hải đăng
con yêu miền trung yêu biển quê mình
yêu những con còng hiền lành
và những ngư dân chất phác
yêu những đôi tình nhân
để lại dấu chân trên cát
đêm và những chiếc thuyền câu lấp lóe ngoài khơi
mẹ ơi!
xa quê hương con ngồi ở một góc trời
con nhớ biển và nhớ vòng tay của mẹ
miền trung quê mình năm nào cũng đón những cơn bão dữ
năm nào cũng ngâm mình trong lũ lụt kinh hoàng
và bây giờ biển khóc dân lầm than
nhìn cá chết trắng bờ thương miền trung quá đỗi
biển bình yên cả triệu năm bây giờ là nạn nhân của những mưu đồ đen tối
nạn nhân của bọn người không có trái tim
dẫu thế nào
con cũng trở lại miền trung
nơi mẹ đã ôm con bằng vòng tay bao la của biển
mỗi người một tay cùng nhau cứu biển
biển sắp chết rồi không lẽ cứ ngồi yên?
................................................................................................................
Kính,
NNS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét