Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Trần Huỳnh Duy Thức sẵn sàng chết cho mục tiêu dân chủ

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.Trà Mi-VOA
22.05.2016
‘Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn.’ Đó là lời giải thích của một tù nhân lương tâm với người thân khi tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật tại Việt Nam.<!->
Nhà hoạt động trẻ Trần Huỳnh Duy Thức, người nhất quyết không chấp nhận bất cứ hình thức thỏa hiệp nào trong bản án 16 năm tù về tội danh ‘lật đổ chính quyền’ vì các hoạt động cố xuý cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, đã thông báo với thân nhân anh sẵn sàng chết vì mục tiêu này trong cuộc thăm gặp hôm 14/5 tại trại giam Nghệ An.  
Sau cuộc thăm gặp, em trai của nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, anh Trần Huỳnh Duy Tân đã chia sẻ với Tạp chí Thanh niên VOA những ưu tư, hoài bão, và nguyện vọng của một người trẻ đã không ngần ngại từ bỏ vị trí một doanh nhân nổi tiếng thành đạt để trở thành một nhà tranh đấu cho một xã hội Việt Nam bình đẳng và tôn trọng luật pháp.
Trần Huỳnh Duy Thức sẵn sàng chết cho mục tiêu dân chủ
Duy Tân: Gia đình đi thăm anh ngày thứ bảy vừa rồi, trông anh gầy hơn trước rất nhiều. Sức khỏe của anh thấy không tốt lắm, nhưng tinh thần vẫn bình tĩnh. Anh vẫn kiên định.
Trà Mi: Trong trại giam anh Thức được đối xử thế nào về thể chất lẫn tinh thần?
Thưa ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật, không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý, trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước. Nếu đó là định mệnh thì con sẵn sàng chết cho mục tiêu này."
Nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức nói với người cha 82 tuổi và gia đình về quyết định tuyệt thực.
Duy Tân: Trước đây anh được gửi thư về, nhưng 3-4 tháng gần đây họ không cho nữa. Anh đã có nhiều thư tố cáo trại giam vi phạm nhân quyền. Chính vì vậy, họ cũng tăng cường đàn áp anh. Họ thực hiện chế độ biệt giam đối với anh và việc anh được đi ra ngoài hít thở không khí môi trường bên ngoài cũng rất hạn chế. Gia đình gửi sách cho anh, nhưng họ chỉ cho gửi những cuốn sách thông thường có đề nhà xuất bản và bằng tiếng Việt. Trong đó anh cũng thiếu thốn về thông tin lắm. Lần gặp này, anh thông báo và xin lỗi gia đình khi nói về quyết định tuyệt thực. [Về chuyện được phóng thích với điều kiện trục xuất ra nước ngoài,] anh nói anh có linh cảm sẽ bị đi xa, đi nước ngoài xa, chứ không có thông tin nào chính thống xác nhận về chuyện đó hết. Tôi nghĩ có chuyện gì đó mà anh không tiện thông báo cho gia đình về vấn đề đó. Tuy trong cuộc gặp, anh Thức không nói điều đó trực tiếp hay cụ thể ra, nhưng khi anh tuyên bố tuyệt thực thì gia đình hiểu rằng anh đã chọn cách thức ở lại cho dù như thế nào đi nữa. Gia đình nhiều lần nói với anh là luôn mong anh thoát ra khỏi lao tù sớm lúc nào tốt lúc đó, cho dù ở Việt Nam hay ra nước ngoài. Anh cũng đã nhiều lần nói với ba, và lần này cũng vậy, anh nói rằng anh sẽ ở lại và đấu tranh cho tới cùng chứ anh không chọn con đường đi ra nước ngoài.
Trà Mi: Thông điệp anh Thức muốn thể hiện qua quyết định tuyệt thực lần này?
Duy Tân: Nguyên văn lời anh mà gia đình ghi chép lại như sau: ‘Thưa ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật, không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý, trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước. Nếu đó là định mệnh thì con sẵn sàng chết cho mục tiêu này.’ Thấy rõ ràng là anh đã rất quyết tâm. Quyết định này khó mà thay đổi nếu không có sự nhượng bộ, thay đổi từ chính quyền trong việc tôn trọng pháp luật và quyền con người.
Trà Mi: Có thể thấy lý tưởng, niềm tin, suy nghĩ và những lời nói của anh Thức như lời anh vừa trích dẫn ‘Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn’ đã vượt lên trên mức đời thường. Đây không phải là điều dễ hiểu với mọi người trong bối cảnh môi trường chính trị-xã hội hiện nay ở Việt Nam khiến có người cho đó là ‘ảo tưởng, ảo vọng’. Anh nghĩ sao về nhận xét đó?
Duy Tân: Cũng không phải là điều bất thường đâu. Phải nhìn xuyên suốt từ trước tới nay mới hiểu được ý chí của anh Thức thế nào. Bản thân tôi trước đây  là một nhân viên dưới quyền của anh Thức, tôi thấy anh là người không chấp nhận sự bất công hay không bình đẳng. Anh sẵn sàng tranh đấu đến cùng, chỉ ra sự bất công như hối lộ hay lạm quyền. Những thứ anh dùng để tranh đấu cho lẽ phải chính là luật pháp, những điều luật của Việt Nam và quốc tế. Anh không lật đổ chính quyền gì cả mà chỉ chống cường quyền. Trước đây, anh cũng là một doanh nhân bình thường không quan tâm nhiều đến chính trị. Nhưng khi va chạm trong hoạt động kinh tế, anh thấy có sự bất công giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Anh bắt đầu tìm hiểu, đưa ra phân tích và tìm giải pháp. Năm 2004 hay 2005 anh bắt đầu trang blog viết và phân tích về thời cuộc trên trang Trần Đông Chấn của anh.
Từ trái: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định tại Toà án Nhân dân TPHCM hôm 20/1/2010. Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án nặng nhất trong bốn người.
Trà Mi: Với những nhà đấu tranh độc thân, tinh thần bất chấp gian nguy để theo đuổi lý tưởng là chuyện không hiếm thấy, nhưng với những người có ràng buộc gia đình, đặc biệt là có một gia đình lớn gồm cha già-con nhỏ như anh Thức, thì đây quả là một trường hợp đặc biệt. Là em của anh Thức, anh hiểu sự đặc biệt này như thế nào?
Duy Tân: Anh chấp nhận hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng anh đã chọn. Không vì có gia đình, có vợ, có con nhỏ mà làm ngăn bước chân của anh yêu nước, yêu dân tộc, yêu Việt Nam. Tình yêu Việt Nam của anh lớn hơn rất nhiều. Anh không chấp nhận để cho con anh lớn lên trong một môi trường bất bình đẳng như vậy và anh đấu tranh cho điều đó. Những điều anh đang đấu tranh đó cũng là cho gia đình, cho con cái của anh nữa.
Trà Mi: Phản hồi của vợ con, của gia đình anh Thức về những suy nghĩ và  hành động của anh ra sao: tán đồng hay bất đồng?
Duy Tân: Trong cuộc sống hàng ngày bị chia lìa con xa cha, vợ xa chồng như vậy thì cũng rất khó khăn. Vợ con anh đôi khi cũng tủi thân, mủi lòng nhưng vì lý tưởng của anh như vậy nên cả nhà cũng ủng hộ anh.
Trà Mi: Con đường Việt Nam anh Thức dấn thân, trả giá để đòi hỏi sự đổi thay. Tới nay đã thấy được những thay đổi về cuộc sống gia đình, về tương lai, sự nghiệp của bản thân nhưng những đổi thay mà anh hướng tới đã thấy được phần nào chăng?
Duy Tân: Tôi thấy rất xứng đáng vì mục tiêu anh theo đuổi là một xã hội tôn trọng pháp luật và quyền con người. Đó là nền tảng vững chắc của bất kỳ đất nước nào. Cho dù anh có đạt được mục tiêu một cách cụ thể hay không, tôi vẫn hy vọng mọi người nhìn thấy được những giá trị đó và ủng hộ anh để cùng xây dựng sự thượng tôn pháp luật và quyền con người. Gia đình rất mong muốn chính quyền lắng nghe anh Thức, hiểu anh Thức, trả tự do cho anh và những tù nhân lương tâm tranh đấu như anh. Mong thế giới và người dân trong-ngoài nước cùng lên tiếng áp lực để chính quyền Việt Nam hiểu được điều đó.
Trần Huỳnh Duy Thức từng là một doanh nhân thành đạt.
Trà Mi: Trong quá khứ từng có các trường hợp được trả tự do với điều kiện bị bị trục xuất ra nước ngoài. Theo anh chia sẻ, anh Thức không thỏa hiệp và cũng không muốn tự biến mình thành món hàng đổi chác. Gia đình muốn chia sẻ điều gì với thế giới bên ngoài về quyết định của anh Thức?
Duy Tân: Những người như anh Thức mà bị đưa ra nước ngoài, không có điều kiện giúp ích trực tiếp cho đất nước thì quả là một thiệt thòi cho bản thân anh và thiệt thòi cho đất nước này. Anh luôn mong đóng góp cho đất nước Việt Nam này. Cho nên, tôi nghĩ không nên để anh phải đi tị nạn chính trị như vậy.
Trà Mi: Từ một doanh nhân trẻ thành đạt bỗng trở thành một nhà dân chủ, một tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Là em của anh Thức, anh mong muốn người trẻ Việt Nam hiểu thế nào và chia sẻ thông điệp gì về lý tưởng dân chủ-nhân quyền cho nhân dân Việt Nam?
Duy Tân: Con đường anh chọn và bản thân anh cũng là một bài học cho tôi, cho con cháu noi theo. Chúng tôi mong tinh thần đấu tranh không sợ hãi, không lùi bước trước những khó khăn của anh Thức được mọi người nhìn nhận và cảm hiểu. Không có người đi trước thì làm sao thành công được. Phải có những người đi trước mở đường, hy sinh như anh Thức để mọi người nối bước đi theo.
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét