Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Nhất Linh Nguyễn Tường Tam


Có một nhân vật đã gây nhiều thắc mắc là nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, trưởng nhóm Tự Lực Văn Đoàn, người từng đảm nhiệm vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Liên hiệp Hồ Chí Minh 1946, nhưng chỉ được ba tháng vì bất đồng chính kiến thì xin từ chức. Thời Quốc Gia Việt Nam (Quốc Trưởng Bảo Đại) và thời Đệ Nhất Cộng Hòa (TT Ngô Đình Diệm), ông Nguyễn Tường Tam hoạt động văn hóa, cho xuất bản các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn và chủ trương tờ Văn Hóa Ngày Nay.<!-> 
Cũng dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn và của Nhất Linh đã được Bộ Quốc Gia Giáo Dục đưa vào chương trình Trung Học. Tưởng chưa có một vinh dự nào lớn lao đối với một nhà văn như Nhất Linh khi còn sinh thời và Tự Lực Văn Đoàn đã được chính quyền xử sự như thế. Điều đó chứng tỏ nền Đệ Nhất Cộng Hòa và riêng cá nhân TT Ngô Đình Diệm rất nể trọng Tự Lực Văn Đoàn và cá nhân nhà văn Nhất Linh. Thật sự thì không ai có thể phủ nhận công trình văn học của Tự Lực Văn Đoàn và nhà văn Nhất Linh. Cho nên, việc chính phủ Ngô Đình Diệm đưa các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn vào chương trình Trung Học là đúng đắn, rất đáng hoan nghênh. Nhưng không hiểu tại sao Nhất Linh lại bị tố cáo có dính líu vào cuộc Binh Biến ngày 11-11-19 60 của bè nhóm Vương Văn Đông, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Chánh Thi để đưa ông đến chỗ uống thuốc độc tự tử ngày 7-7-19 63 qua cái gọi là bản di chúc chính trị nguyên văn như sau:
“Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình, cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, để cảnh cáo những người chà đạp  mọi thứ tự do.” Nhất Linh Nguyễn Tường Tam  7-7-63
Vì dính vào vụ 11-11 nên ông bị Toà Án Quân Sự Đặc Biệt gửi trát tòa gọi ra lấy khẩu cung. Qua khẩu cung thì ông chối không hoạt động chính trị và cũng không dình líu gì đến vụ phản loạn nói trên. Qua tài liệu -Trong Bóng Tối Lịch Sử- xuất bản năm 2008- của Cựu Luật sư Lê Nguyên Phu nguyên Đại Tá Ủy Viên Chính Phủ trong Toà Án Quân Sự Đặc Biệt từ trang 188-191, nhân vật Nhất Linh được ghi lại nguyên văn như sau:
“Nhóm Hoàng Cơ Thụy là nhóm dân sự duy nhất biết trước vụ Binh Biến. Còn những người khác như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lượng, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thaàh Phương, Nguyễn Tường Tam cùng đám thuộc hạ em út gồm Trương Bảo Sơn, Nguywễn Thành Vinh, Vĩnh Lợi, Trần Tương v.v… đều là những người lúc nghe tiếng sung nổ mới chạy đến hiện trường, hoan hô đả đảo cho rậm đám. Đây là những người không được mời ăn cỗ, nhưng nghe có đình đám chạy đến để ăn có. Nhóm Caravelle không dự vào vụ Binh Biến này, không có mặt tại chỗ, và không hề bị truy tố ra Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt trong vụ này, thế mà sau, tên cầm cờ chạy hiệu Trần Tương viết sách khoa trương láo khoét đã lôi họ vào nội vụ để có chút thơm lây.
Trong số những thực khách không mời mà đến ăn có, tôi chỉ nhắc đến hai trường hợp của Phan Quang Đán và Nguyễn Tường Tam.
Trước tiên là trường hợp Phan Quang Đán, Nguyễn Chánh Thi cảm thấy lẻ loi trong nhóm Vương Văn Đông, nên khi thấy Phan Quang Đán xuất hiện trước Dinh Độc Lập, vội vàng kéo Phan Quang Đán về phe y, cho làm phát ngôn của Thi để cân bằng thế lực với nhóm Vương Văn Đông có Hoàng Cơ Thụy trợ thủ. Phan Quang Đán lên Đài Phát Thanh chửi rủa nhục mạ chính quyền một cách thô lỗ, nhưng lúc bị bắt ra tòa thì mềm nhũn như con chi chi, thái độ ươn hèn khiếp nhược.
Còn trường hợp của Nguyễn Tường Tam lại khác hẳn. Nguyễn Tường Tam có tư cách hơn. Sở dĩ tôi nhắc đến Nguyễn Tường Tam là muốn nói rõ cho hậu thế biết cái chết của ông và nguyên nhân đã đưa ông đến cái chết ấy.
Nguyễn Tường Tam sau khi bị điều tra sơ khởi tại Nha Cảnh sát, Nha An Ninh Quân Đội và thẩm vấn sau cùng tại Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt, đã được Đại Tá Lê Văn Khoa ủy viên chính phủ phóng thích ngay, không bị giam giữ một ngày nào. Trong biên bản do chính Đại Tá Lê Văn Khoa thẩm vấn, Nguyễn Tường Tam khai thực sự không biết gì về nội vụ, không có tổ chức căng biểu ngữ, rải truyền đơn chống chính phủ trước Dinh Độc Lập. Nhưng sự việc này hoàn toàn do đám em út của ông (Trương Bảo Sơn, Nguyễn Thành Vinh, Vĩnh Lợi, Trần Tương v.v…) tự động làm ra ông ngăn không nổi. Ông thỉnh cầu Đại Tá Lê Văn Khoa đừng đem đối chất với nhóm thuộc hạ. Sự thỉnh cầu này đưọc ghi rõ ở cuối biên bản thẩm vấn. Đại Tá Lê Văn Khoa chấp nhận lời thỉnh cầu, nên trong hồ sơ không có biên bản đối chất, mặc dầu các thuộc hạ của ông khai ngược lại là đã hành động theo lệnh của ông. Các thuộc hạ của Nguyễn Tường Tam đều bị Đại Tá Lê Văn Khoa tống giam, chỉ một mình Nguyễn Tường Tam được tại ngoại hầu tra. Do dó các thuộc hạ của ông đều tỏ ra bất bình và oán hận, cho rằng chính ông đã đổ hết tội lên đầu của họ. Từ trong khám Chí Hòa, Trương Bảo Sơn viết thư ra cho bà vợ  mới chắp nối là bà Nguyễn Thị Vinh chỉ trích Nguyễn Tường Tam đủ điều, nào là phản bội anh em, nào là thiếu tư cách lãnh tụ v.v… Lá thư được giám đốc khám đường Chí Hòa đệ trình Tòa Đặc Biệt và đưọc lưu giữ lại trong hồ sơ. Lúc bấy giờ hồ sơ đã được Đại tá Lê Văn Khoa kết thúc và đã có án lệnh ra tòa từ lâu, trước khi tôi đến thay thế Đại Tá Lê Văn Khoa. Tôi lưu giữ lá thư trong hồ sơ mà không cho chuyển đi chỉ vì thiện ý. Tôi không muốn vì lá thư nầy mà gia đình các bị can bên ngoài phải trách cứ lẫn nhau, gây thêm sự xáo trộn trong cuộc sống. Nguyễn Tường Tam vẫn được sống tự do tại gia dình.
Vụ án đã có án lệnh đưa ra tòa, nên tôi quyết định không để kéo dài thêm nữa và cho đăng đường xét xử vào phiên tòa ngày 5-7-1963. Theo thủ tục pháp lý, một can phạm bị truy tố về một tội đại hình, nếu được tự do tạm như trường hợp của Nguyễn Tường Tam, phải bị câu lưu lại 3 ngày trước phiên tòa xử. Nhưng đối với Nguyễn Tường Tam, tôi không cho thi hành thủ tục này. Tôi viết thư mời Nguyễn Tường Tam (chứ không ra trát đòi) đến gặp tôi tại Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt. Nguyễn Tường Tam đến không sai hẹn, và được tôi tiếp đón nồng hậu. Chúng tôi đã đối diện trò chuyện suốt ba giờ đồng hồ, nghĩa là trọn suốt buổi sáng, tại phòng khách riêng của tôi, không có người thứ ba tham dự, và đề tài đàm thoại, khởi đầu bằng chuyện văn chương, thế tình. Tôi đề cập trước tiên, từ những tác phẩm nổi danh của ông trong Tự Lực Văn Đoàn đến tờ Phong Hóa, Ngày Nay do ông chủ trương trước năm 1945 tại Hà Nội và đồng thời cho ông biết tôi rất hâm mộ tài hoa và sự nghiệp văn chương của ông. Mục đích của tôi là để ông yên tâm. Sau cùng tôi mới nói qua về lý do mời ông đén văn phòng tôi. Tôi cho ông biết vụ Binh Biến 11-11-1960 sắp được đăng đường xét xử và yêu cầu ông ngày đó nhớ đi hầu tòa. Đối với ông, tôi không cho tống dạt trát đòi hầu tòa, cũng như không câu lưu thân thể (theo tiếng Pháp là prise de corps) trước ngày xử án. Tôi hứa sẽ tận tình giúp đỡ ông để sau phiên xử ông vẫn được thong thả và tự do trở về nhà. Thật là một sự dễ dãi chưa từng có trong phạm vi thủ tục pháp lý. Trước sự cởi mở của tôi, ông trầm  ngâm giây lát, tỏ ý cảm kích, và sau cùng hỏi tôi: “Ông ủy viên có thể giúp tôi thêm một chút nữa được không? Tôi xin ông ủy viên giúp tôi tránh khỏi phải đối chất với bọn đàn em thuộc hạ của tôi.”
Tôi hiểu rõ ý muốn của ông, và lần này tôi cũng trầm ngâm như ông trước khi trả lời: “Điều ông yêu cầu thực sự ngoài quyền hạn của tôi, bởi vì hồ sơ đã được đăng đường, trước tòa chỉ có ông chánh thẩm là người duy nhất điều khiển phiên xử và có quyền quyết định tối hậu mọi thủ tục pháp lý. Tôi vì ông sẽ không xin đối chất, nhưng nếu luật sư biện hộ cho thuộc hạ của ông yêu cầu đối chất, tôi sợ ông chánh thẩm khó lòng từ chối. Vì vậy mà tôi không thể hứa chắc về điểm này. Tôi phải tôn trọng ông chánh thẩm trước tòa”.
Câu nói của tôi là một câu nói thành thật chí tình.
 Nhưng nghe xong Nguyễn Tường Tam trở nên ray rứt, băn khoăn vô hạn. Ông cuí đầu suy nghĩ. Và trong câu chuyện tiếp theo, ông luôn luôn trở lại vấn đề đối chất và nhiều lần nhắc nhở tôi cố gắng giúp đỡ ông. Đó là lý do vì sao câu chuyện đàm thoại giữa chúng tôi đã kéo dài ba giờ đồng hồ, suốt một buổi sáng. Lúc tiễn ông ra cửa, tôi thấy ông đi thất thểu, nhưng tôi không nghĩ rằng vì vấn đề đối chất nầy mà ông phải tự tử sau đó. Lúc được tin ông đã qua đời, suy nghĩ kỹ lại, tôi mơí nhận rõ điều ông yêu cầu là một điều tối quan trọng đối với ông. Ông không muốn đối diện với bọn đàn em và đối chất với họ trước Tòa, vì đó là một điều sỉ nhục, mất thể diện trọng đại. Trước Tòa, nếu ông tiếp tục giữ lập trường không liên quan vào nội vụ, trong khi bọn đàn em của ông lại nhất quyết cho ông là người cầm đầu, thì cái danh vị lãnh tụ của ông sẽ tiêu tan, và nhân phẩm của ông cũng bị tổn hại rất nhiều. Cho nên chỉ còn một lối thoát duy hất là để tránh sự đối chất là tự tử. Lối thoát này đã giúp ông bảo tồn danh dự và tư cách lãnh tụ, nâng cao nhân phẩm cá nhân và có thể đưa ông vào lịch sử.
Chết là hết! Chết là vạn sự hư không! Nếu cái chết của Nguyễn Tường Tam đến đây chấm dứt, thì có thể nói đó là  một cái chết rất đẹp đẽ, đáng tôn vinh như một điểm son rực rỡ trong cuộc đời chính trị của ông!
Nhưng tiếc thay, điểm son rực rỡ ấy đã bị ông xóa nhòa, bôi đên bằng một mảnh giấy nhỏ được ông để lại khi lâm chung. Trên mảnh giấy ấy ông cho biết ông tự tử vì không muốn bị xét xử trước tòa án của chính quyền Ngô Đình Diệm và xin để lịch sử xét ông về sau. Những dòng chữ này không biết có đánh lạc hướng được lý do tự tử của ông hay không, nhưng chắc chắn đã hạ thấp phẩm giá của ông rất nhiều. Cho đến giờ phút lâm chung ông vẫn còn chưa đạt, vì chưa bỏ được tham vọng lợi danh của mình, chưa giác ngộ  được hành vi tốt hay xấu của mình đối với anh em đồng chí, mà vẫn còn huynh hoang tiếp tục dối trá người đời.  Ông nói không muốn để tòa án chính quyền Ngô Đình Diệm xét xử ông, nhưng thực sự khi ông ra khai cung tại Phòng Dự Thẩm Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt thì ông đã bị tòa án của chính quyền Ngô Đình Diệm xét xử rồi, vì trong cơ chế pháp lý, Dự thẩm được xem như là một cấp xử án riêng biệt (une jurisdiction à part), có quyền định tội danh của can phạm, cải tội danh, ra án lệnh miễn tố hay truy tố ra tòa khi tội danh đã được xác định.
Vụ tự tử của Nguyễn Tường Tam về sau có nhiều người khai thác, dựa vào đó để làm nấc thang danh vọng, kể cả những người từng oán hận ông như Trương Bảo Sơn. Sau vụ đảo chánh 1-11-1963, họ được trả tự do, vội vàng tổ chức lễ truy điệu Nguyễn Tường Tam rất trong thể tại Vườn Tao Đàn, để rồi sau đó mỗi người được chính quyền quân phiệt tưởng thưởng một số tiền lớn có thể mua nhà cửa, phố xá, mở tiệm buôn, tiệm thuốc tây v.v… Có người còn được gia nhập chính quyền, học ăn học nói ở Thượng Hạ Nghị Viện. Tôi muốn hỏi những đàn em của Nguyễn Tường Tam họ có bao giờ nghĩ rằng Nguyễn Tường Tam chết cũng vì những lời bài xích xa gần của họ.”
Qua những dòng trên đây cho thấy Nhất Linh thật sự có tham dự vào âm mưu đảo chánh 11-11-19 63 nhằm lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Chính con út ông là Nguyễn Tường Thiết trong hồi ký Nhất Linh Cha Tôi do Văn Mới xuất bản năm 2006 trang 29-30 đã xác nhận điều đó: “Thế rồi ông quyết định giã từ tất cả. Đà Lạt, Fim Nôm, dòng Đa Mê và cả trăm giỏ lan mà ông đã chăm sóc từ hai năm qua, để về luôn Sài Gòn, chấm dứt cái thời kỳ mà ông Lê Hữu Mục đã viết trong đoạn kết cuốn sách của ông là “một Nhất Linh nằm trùm chăn ở trên Đà Lạt”. Đối với tôi, thật bụng tôi chỉ mong ông được nằm trùm chăn lâu hơn vì đây chính là thời gian hạnh phúc nhất trong đời ông mà tôi được biết. Nhất Linh “xuống núi” lăn vào cuộc đời làm báo, tham gia đảo chính, thất bại, đi trốn, bị đưa ra tòa, đưa đến cái tự vẫn của ông mấy năm sau, mở đầu một thời kỳ cuối cùng của đời ông với nhiều não nề, nhiều chán chường hơn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét