Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Chuyện ít biết khi Tổng thống Obama ở Hà Nội

Toàn cảnh khách sạn Marriot - nơi ông Obama ngủ 2 đêm tại Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh
Toàn cảnh khách sạn Marriot – nơi ông Obama ngủ 2 đêm tại Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh
Theo nhân viên phụ trách phòng tập gym của khách sạn JW Marriot, ông Obama có thói quen dậy sớm và thường bắt đầu buổi sáng bằng những bài tập gym. Tuy không tiết lộ chính xác thời gian ông Obama dành cho mỗi buổi tập gym, nhưng theo nhân viên này, ông Obama thường dành khá nhiều thời gian để tập
<!>
Ông Obama cũng đặc biệt thích phòng tập gym của khách sạn Marriot vì đây là phòng tập theo tiêu chuẩn của Mỹ. Sau buổi tập, ông Obama nói: “Phòng tập rất tuyệt vời”.
Ông cũng cho biết, khi nào ông nghỉ hưu, ông sẽ đưa cả gia đình quay trở lại Việt Nam. Vợ ông cũng rất thích tập gym, nên cả gia đình ông sẽ quay trở lại phòng tập gym này.
Phòng tập gym - nơi ông Obama tập vào buổi sáng sớm. Ảnh: Tùng Đinh
Phòng tập gym – nơi ông Obama tập vào buổi sáng sớm. Ảnh: Tùng Đinh
Đặc biệt, ông Obama được các nhân viên khách sạn Marriot đánh giá là người khá thân thiện và hòa đồng. Lúc đầu phòng tập gym được bố trí để dành riêng cho ông, xung quanh là đội cận vệ, nhưng sau đó ông Obama muốn được tập cùng mọi người khác, vì vậy, các khách nghỉ dưỡng tại khách sạn Maririot cũng được vào phòng tập cùng ông.
Đặc biệt, dù an ninh được thắt chặt, nhưng những người vào tập cùng ông Obama được vào phòng ngay sau khi trả lời mấy câu hỏi của đội cận vệ. Tuy nhiên, nội dung cụ thể câu hỏi là gì thì người phụ trách kỹ thuật của khách sạn Marriot từ chối tiết lộ.
Nguyên liệu chế biến đồ ăn được  chuẩn bị từ Mỹ
Phòng Tổng thống - nơi ông Obama ngủ 2 đêm tại Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh
Phòng Tổng thống – nơi ông Obama ngủ 2 đêm tại Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh
Tuy từ chối trả lời cụ thể về việc ông Obama ăn gì, nhưng đầu bếp của khách sạn Marriot cũng tiết lộ, tất cả các nguyên liệu phục vụ đoàn Tổng thống Obama đều được chuẩn bị từ Mỹ.
Các đầu bếp của khách sạn sẽ thực hiện quá trình chế biến, tuy nhiên toàn bộ quá trình này đều được giám sát chặt chẽ bởi các đầu bếp riêng của Tổng thống.
Mặc dù các nguyên liệu được mang từ Mỹ sang nhưng các đầu bếp của khách sạn cũng cố gắng chế biến nhiều món ăn mang phong vị Việt Nam để giới thiệu đến Tổng thống Obama cũng như các vị khách trong đoàn và người đứng đầu Nhà Trắng đã có lời khen với các món ăn này.
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam, vì đoàn ở cả Hà Nội và TP.HCM, nên các đầu bếp của khách sạn cũng phải chia lịch phù hợp với các hoạt động này.
Vì thế nên mới có chuyện sáng nấu ăn cho đoàn ở Hà Nội nhưng hơn 10h sau đã phục vụ bữa tối tại TP.HCM và theo đầu bếp chính của JW Marriot, đó chính là kỷ niệm đặc biệt nhất của anh trong 3 ngày phục vụ đoàn Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam.
Phòng ngủ có mật vụ xung quanh
Phòng ngủ của tổng thống Obama nằm cuối dãy hành lang tầng 5. Tầng 5 có tất cả 85 phòng. Trong đó phòng Tổng thống của khách sạn Marriot rộng 320 m2 gồm 8 phòng riêng biệt, 3 tivi màn hình 47 inch cùng hệ thống âm thanh hiện đại. Phòng khách chiếm gần một nửa tổng diện tích sử dụng chung. Đây là một trong những phòng Nguyên thủ có diện tích lớn nhất và đắt nhất tại Việt Nam.
Căn phòng được đặt ở vị trí đầu rồng của khách sạn Marriot. Theo quan niệm thì đầu rồng là nơi phun nước, nên căn phòng nằm ở vị trí này thể hiện cho sức mạnh và sự thịnh vượng.
2 ngày ông Obama nghỉ lại khách sạn, vấn đề an ninh luôn được các nhân viên đặt lên hàng đầu. Xung quanh phòng Tổng thống của ông Obama luôn có các mật vụ ở xung quanh để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ông Obama.
Đặc biệt, trong những ngày ông Obama nghỉ tại khách sạn Marirot, các khách ra vào khách sạn đều được kiểm tra nghiêm ngặt.
Trước đó vài tuần, để đảm bảo an toàn cho Tổng thống đã có 35 – 36 nhân viên an ninh thực hiện việc kiểm trả tại khách sạn. Ngoài đội an ninh của khách sạn, còn có đội an ninh của chính phủ kết hợp với đội mật vụ của Mỹ.

Tiết lộ về 10 phút “đóng cửa sân bay” 

ưu tiên chuyên cơ chở Tổng thống Obama

Thứ sáu, 27/05/2016, 11:48 (GMT+7)
(Xã hội) - Sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào thời điểm chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Mỹ Barack Obama hạ cánh đã được đóng cửa trong 10 phút để “ưu tiên đặc biệt” vùng trời. Ở trên trời và dưới đất đều được giám sát nghiêm ngặt, máy bay quân sự trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chuyên cơ.

Chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Obama trong 10 phút ưu tiên đặc biệt trước khi cất cánh (ảnh: Mạnh Thắng)
Chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Obama trong 10 phút “ưu tiên đặc biệt” trước khi cất cánh (ảnh: Mạnh Thắng)
Ít ai biết rằng chuyên cơ Air Force One (Không Lực Một) chở Tổng thống Obama đã quá cảnh (transit) qua Nhật Bản chứ không bay thẳng từ Mỹ tới Việt Nam. Với nguyên tắc bảo mật tuyệt đối, sân bay Nội Bài hoàn toàn bị động và không được thông báo trong 2 chuyên cơ Không lực Một giống hệt nhau trên hành trình thì chuyên cơ nào chở Tổng thống Obama và chuyên cơ nào bay rỗng.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hoạt động bay chuyên cơ của Mỹ tương đối đặc biệt nên họ vẫn yêu cầu khi sang Việt Nam được áp dụng các quy chế đặc biệt để đảm bảo an ninh an toàn cho Tổng thống Obama. Bởi vậy, giờ hạ cánh của chuyên cơ xuống sân bay quốc tế Nội Bài được thay đổi liên tục và luôn ở trạng thái thông báo là dự kiến.
“Sân bay Nội Bài chỉ được thông báo giờ thay đổi hạ cánh gần nhất khi chuyên cơ Không lực Một cất cánh từ Nhật Bản. Thông thường các chuyến bay được lập đường bay trước 1 tiếng khi vào Vùng Thông báo bay (FIR), nhưng chuyến bay chuyên cơ này được làm sẵn thủ tục từ trước để thông báo phục vụ chuyên cơ và không thông báo giờ trước. Phải tới khi chuyên cơ Không Lực Một đi vào vùng FIR thì phía Mỹ mới thông báo chính thức cho ta biết về thời gian hạ cánh sớm hơn hơn 2 tiếng đồng hồ” – lãnh đạo Cục Hàng không cho hay.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Hà Nội tối 22/5 (ảnh: Qúy Đoàn)
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Hà Nội tối 22/5 (ảnh: Qúy Đoàn)
Chuyên cơ Không Lực Một được “ưu tiên đặc biệt” về vùng trời, thời gian cất-hạ cánh và sân bay. Trong quá trình phía Mỹ đưa ra đề nghị về một số hạn chế về hoạt động hàng không, hạn chế các máy bay nhỏ, máy bay siêu nhẹ, máy bay cá nhân hoạt động trong vùng trời khi có hoạt động bay của chuyên cơ và đề nghị này đã được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận. Giờ ưu tiên áp dụng nâng từ 5 phút lên 10 phút trước và sau khi chuyên cơ Không Lực Một cất – hạ cánh.
“Đóng cửa sân bay 10 phút “ưu tiên đặc biệt” cho chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ cất-hạ cánh là để đảm bảo vùng trời lúc đó không có hoạt động bay khác, dưới mặt đất đường băng được kiểm tra an toàn tuyệt đối, tránh trường hợp máy bay hạ cánh trước trục trặc kỹ thuật làm chướng ngại vật. Trong 10 phút đóng cửa sân bay, tại thời điểm đó ở trên trời chỉ có duy nhất 1 chuyến bay chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ Obama, hoạt động bay huấn luyện quốc phòng cũng tạm thời không thực hiện. Tất cả các chuyến bay thương mại phải tạm dừng cất-hạ cánh” – lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.
Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chuyên cơ
Vào thời điểm trước, trong và sau khi chuyên cơ cất-hạ cánh, Bộ Quốc phòng sử dụng các thiết bị kỹ thuật giám sát nhằm phát hiện các dấu hiệu, kiểm soát vùng trời rất chặt chẽ. Ở dưới đất, máy bay quân sự trực chuyên cơ dưới mặt đất luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, khi có lệnh là cất cánh bảo vệ chuyên cơ.
Tại sân bay, an ninh Mỹ đã dựng cột phá sóng để ngăn ngừa thiết bị nổ kích hoạt từ điện thoại và lực lượng an ninh hai bên được cấp một tần số đặc biệt để liên lạc. Trong khi đó, đội chó nghiệp vụ gồm 4 con tinh nhuệ được đưa từ Mỹ sang cũng có chức vụ cấp bậc như lực lượng đặc nhiệm, tham gia “rà” từng ngóc ngách của sân bay và sẵn sàng chiến đấu hạ gục mục tiêu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Tổng thống Obama.
An ninh Mỹ cùng chó nghiệp vụ rà sân bay Nội Bài, đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho Tổng thống Obama (ảnh: Qúy Đoàn)
An ninh Mỹ cùng chó nghiệp vụ “rà” sân bay Nội Bài, đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho Tổng thống Obama (ảnh: Qúy Đoàn)
Một điều khác biệt so với các chuyến chuyên cơ trước đó là ngay tại sân bay đón Tổng thống Obama, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thiết lập Bộ phận điều phối hỗn hợp tại điểm 219 ở Đài không lưu Nội Bài, trong đó bao gồm lực lượng của Bộ Quốc phòng, an ninh Mỹ, quản lý bay 2 nước điều phối. Lực lượng Mỹ có mặt ở Đài kiểm soát không lưu chỉ để chứng kiến chứ không được tham gia điều hành bay.
Về 2 chiếc trực thăng Marine One được Mỹ đưa tới Việt Nam để làm nhiệm vụ hộ tống Tổng thống Obama và di chuyển ở cự ly ngắn, dù trực thăng đã được khởi động và thống nhất các phương án triển khai nhưng trực thăng Marine One hoàn toàn không rời khỏi sân bay. Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, trực thăng Marine One không được sử dụng trong suốt chuyến công du của ông Obama tại Việt Nam vì không cần thiết.
Trong chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam (từ 23/5-25/5), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Những bài phát biểu và các buổi nói chuyện của Tổng thống Obama đã để lại nhiều ấn tượng với doanh nhân, sinh viên. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng của nước Mỹ còn có những hoạt động ngoài lề thú vị như lên phố cổ Hà Nội ăn bún chả, thăm khu chợ nhỏ ở Mễ Trì và gặp gỡ, bắt tay với người dân ở các điểm hoạt động của mình.

Chân dung người phiên dịch 

của Obama tại Việt Nam CS -

Thứ sáu, 27/05/2016, 12:09 (GMT+7)
(Xã hội) - Anh Phạm là phiên dịch của ông Obama trong chuyến thăm VN, đồng thời là một trong những người đề xuất nội dung trong bài phát biểu “lay động trái tim người Việt” của vị tổng thống.
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 1
Ông Anh Phạm hay Phạm Tuấn Anh (ngoài cùng bên phải) là phiên dịch viên của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 23 đến 25/5. Trong thời gian làm phiên dịch cho ông Obama ngay tại quê hương mình, Anh Phạm nói rằng “đây là nhiệm vụ tuyệt vời nhất trong đời tôi”. Ảnh: Anh Tuấn
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 2
Tại Việt Nam, Anh Phạm (người còn có biệt danh “Anh Gấu Phạm” trên mạng) là người đồng hành cùng tổng thống Mỹ trong các cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong ảnh, người phiên dịch theo sát ông Obama trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch sáng 23/5. Ảnh: Anh Tuấn
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 3
Anh Phạm trò chuyện cùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Anh Tuấn
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 4
Trong lần gặp ông Obama lần đầu tiên năm 2014, Anh Phạm từng nói với tổng thống rằng: “Mơ ước lớn nhất của tôi là bao giờ tổng thống thăm Hà Nội lần đầu thì cho tôi làm phiên dịch, lúc ngài có bài phát biểu trực tiếp với người dân Việt Nam”. Tổng thống Obama khi đó đã cười và vỗ vai anh rất thân thiện. Ảnh: Anh Tuấn
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 5
Đối với Anh Phạm, một trong những điều anh yêu thích ở nghề phiên dịch là luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề tại sự kiện và cần tìm hướng giải quyết nhanh chóng. Mọi chủ đề có thể liên tục thay đổi và điều đó đòi hỏi người phiên dịch phải có kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Ảnh:Quốc Huy
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 6
Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trưa 24/5, Anh Phạm đã nghẹn lời khi dịch hai câu Kiều “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi” để kết thúc bài phát biểu về quan hệ Việt – Mỹ trước những người trẻ và trí thức Việt. Bài phát biểu của Tổng thống Obama được nhận định là sẽ đi vào lịch sử quan hệ Việt – Mỹ như một bài diễn văn đi mãi với năm tháng. Ảnh: Hoàng Hà.
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 7
Hai câu Kiều được chọn nhất quán hết sức với thái độ của Hoa Kỳ với Việt Nam tuy phản ánh ước mơ hơn là sự thật. Người dịch nói cho tất cả mọi người liên quan biết là muốn hai câu đó sẽ là câu kết thúc của bài diễn văn, giống như viên ngọc lớn trên đỉnh vương miện. Người dịch muốn nhìn thấy một cam kết chặt chẽ, gắn bó, thân tình, gia đình y như ý đồ thể hiện trong hai câu thơ”, Anh Pham viết. Ảnh: Hoàng Hà
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 8
Nói về bài phát biểu của vị tổng thống da màu, Anh Phạm từng chia sẻ rằng người đưa đề xuất bài hát của Trịnh Công Sơn là giáo sư Việt Nam học Peter Zinoman. Là một trong những người đề xuất nội dung, ông chọn tham chiếu truyện Kiều là một sự tiếp nối với “Trời còn để có hôm nay” mà Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc đến trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015. Ảnh:TTXVN
Chan dung nguoi phien dich cua Obama tai Viet Nam hinh anh 9
Anh Phạm cùng đoàn tháp tùng Tổng thống Obama khi gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong khuôn viên Phủ Chủ tịch và tới thăm Nhà sàn hôm 24/5. Anh Phạm cũng từng chia sẻ về kỷ niệm trên chuyến đi này trên Facebook cá nhân. Ảnh:Hoàng Hà.
Anh Phạm Tuấn Anh, 40 tuổi, thường được biết trên mạng với biệt danh Gấu, sinh ra ở Bắc Ninh và lớn lên tại Hà Nội. Tuấn Anh tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương Hà Nội trước khi sang học cao học tại Princeton. Anh Tuấn Anh từng làm cho World Bank trước khi chuyển sang làm phiên dịch cho chính phủ Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét