Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Barack Obama sang trang cuộc Chiến tranh Việt Nam - Anh Vũ

mediaTổng thống Mỹ Barack Obama với giới trẻ Sài Gòn, ngày 25/05/2015.REUTERS/Carlos Barria Chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của tổng thống Mỹ Barak Obama đã kết thúc nhưng vẫn để lại dư âm trên báo Pháp. Nhật báo Le Monde có bài « Barack Obama ghi dấu ấn lịch sử xích lại với Việt Nam » của Bruno Philip, một nhà báo rất thông thạo các vấn đề châu Á và Việt Nam.
<!>
Tác giả trở lại sự kiện nổi bật của chuyến thăm Việt Nam lần này là việc ông Obama thông báo dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam với nhận định : « 16 năm sau chuyến thăm Hà Nội của ông Bill Clinton mang tính biểu tượng đánh dấu sự hoà hợp giữa hai cựu thù, thì chuyến thăm của ông Obama chính thức sang trang cho cuộc chiến tranh Việt Nam ».
Về tầm quan trọng của việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, bài viết trích dẫn chuyên gia về các vấn đề quân sự Đông Nam Á Prashanth- Parameswran nhận định, như vậy là : « Washington thừa nhận tầm quan trọng chiến lược ngày càng lớn của Việt Nam cho chính sách đối ngoại của Mỹ ».
Theo tác giả, nếu như Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của ván bài mới chiến lược-quân sự này của Mỹ thì hơn bao giờ hết Việt Nam được đặt trong tầm nhìn chiến lược của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là khi Trung Quốc đang cho xây dựng các căn cứ trên các đảo ở Biển Đông mà Việt Nam và một số nước khác vẫn đòi chủ quyền.
Hà Nội và Washington đều có nhu cầu hợp tác trong vùng cho dù, mỗi bên vì lý do riêng, đều chú ý tránh Trung Quốc. Chẳng hạn , ông Obama giải thích quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí là « dựa trên mong muốn hoàn tất tiến trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã kéo dài lâu nay ». Còn phía Việt Nam thì vẫn duy trì một chính sách ngoại giao « cân bằng ». Ngày 19/5, bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã tiếp đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Hồng Tiểu Dũng (Hong Xiaoyong) để nhấn mạnh đến « tăng cường » hợp tác quân sự hai nước… ?
Bài báo dẫn ông Nguyễn Ngọc Trường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế của Việt Nam đánh giá, hiện tại Việt Nam vẫn còn thích mua thiết bị quân sự Nga hơn vì giá rẻ hơn, « tầm quan trọng của quyết định bỏ cấm vận vũ khí chủ yếu là để cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ người Việt Nam ».
Tác giả Bruno Philip nhắc lại một chi tiết trong cuộc viếng thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ, đó là, ông Obama đã làm nức lòng công chúng trong diễn văn đọc tại Hà Nội có đoạn : «Các nước lớn không được ăn hiếp nước nhỏ và các bất đồng phải được giải quyết một cách hoà bình ». Tác giả nhận xét, ông Obama chẳng cần phải biện hộ gì thêm, « cái bóng của Trung Quốc không hề xa, nhất là ở tại một nước Việt Nam tâm lý bài Trung đã có trong tâm khảm ».
Theo Le Monde, người Mỹ vẫn cài vấn đề nhân quyền vào trong các điều kiện bán vũ khí cho Việt Nam. Một số nhà phân tích nhận định là Hoa Kỳ muốn dựa vào đó để ép Hà Nội nhượng bộ trên vấn đến nhân quyền. Về lĩnh vực này tác giả dẫn một báo cáo gần đây của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ( Amnesty International) cho hay « tại Việt Nam ít nhất hiện vẫn còn 45 người bị cầm tù vì lý do chính trị. Tháng Ba vừa qua, 7 blogger và các nhà hoạt động bị kết án vì tội tuyên truyền chống nhà nước ». Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của tổng thống Mỹ, 8 nhà hoạt động có tiếng nói chỉ trích chế độ đã bị ngăn cản không được đến gặp ông Obama theo lời mời của phía Mỹ.
Thay cho lời bình luận, tác giả dẫn lời ông John Sifton, giám đốc châu Á của Human Rights Watch đánh giá : «Tổng thống Obama đã cho Việt Nam một món quà mà họ không xứng đáng» được nhận.
Cuối cùng nhà báo của Le Monde ghi nhận chuyến thăm của ông Obama còn cho thấy tình cảm của dân chúng Việt Nam với nước Mỹ. Theo một thăm dò dư luận mới đây, thì có 78% người Việt Nam có cái nhìn tích cực đối với nước Mỹ. Tỷ lệ còn cao hơn trong giới trẻ ở độ tuổi 29, tức là lớp người sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến với Mỹ đã lùi xa.
Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7
Vẫn ở châu Á, hôm nay 26/5 và ngày mai, các nhà lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển gặp nhau tại Nhật Bản trong cuộc họp thượng đỉnh thường niên của nhóm. Nhân sự kiện này, Le Monde có bài : « Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7 ».
Theo Le Monde, chương trình nghị sự của thượng đỉnh G7 lần này khá dày từ bàn việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, chống bíến đổi khí hậu, các phương thức đấu tranh chống khủng bố, thách thức nhập cư cho đến vấn đề gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên theo tờ báo, nếu như G7 quy tụ các cường quốc chiếm tỷ trọng 40% thương mại toàn cầu nhưng nhóm nước này vẫn chỉ có năng lực hành động giới hạn. Theo một quan chức ngoại giao Pháp thì, "các cuộc họp này là dịp trao đổi một cách thoải mái hơn vì không có quyết định nào đưa ra."
Từ khi Nga bị khai trừ khỏi nhóm, các thành viên G7 hầu như thống nhất trên mọi vấn đề, thậm chí phần cốt lõi của tuyên bố chung đã có, chỉ để trống lại vài mục nhỏ.
Nhật Bản lên tuyến đầu bảo vệ các nước Đông Nam Á trước Trung Quốc
Tuy nhiên Le Monde nhận thấy, nước chủ nhà Nhật Bản quan tâm đến kỳ thượng đỉnh này hơn cả. Chủ đề quan trọng nhất với Tokyo vẫn là an ninh tại châu Á. Nhật Bản và các đối tác sẽ đề cập đến chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Bắc Triều Tiên, tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không. Trên hồ sơ này Nhật muốn nhắm trực tiếp vào mục tiêu Trung Quốc, đang gây căng thẳng trên biển Hoa Đông cũng như Biển Đông bởi những đòi hỏi chủ quyền vô lối của họ.
Liên quan đến hồ sơ này, nhật báo kinh tế Les Echos cũng ghi nhận : « Chính phủ Nhật hy vọng sẽ thuyết phục được các đồng nghiệp (trong G7) đồng thanh lên án các hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông ». Les Echos cho biết, theo bản nháp của tuyên bố chung kết thúc G7, đã được báo chí Nhật phổ biến, có đoạn lãnh đạo G7 lên án « các hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và phản đối mạnh mẽ việc quân sự hóa trong khu vực cũng như việc lập các cơ sở xây dựng mới trên những đảo mà nhiều nước đang đòi chủ quyền ». Giờ đây Tokyo muốn lên tuyến đầu trong việc bảo vệ các quốc gia Đông Nam Á đang phải đương đầu với những đòi hỏi lãnh thổ ngày càng quá đáng của Trung Quốc.Việt Nam có thể mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ
Đăng ngày 26-05-2016 Sửa đổi ngày 26-05-2016 16:36
mediaMột chiếc chiến đấu cơ F-16 của Mỹ tại Afghanistan.Robert Cloys / US Air Force / AFP
Sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo chính thức bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong chuyến viếng thăm kết thúc hôm qua 25/05/2016, có nhiều ý kiến cho là Hà Nội sẽ đặt mua chiến đấu cơ F-16 và phi cơ trinh sát P-3 Orion.
Trang mạng Defense News dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ nói rằng Việt Nam đang muốn cải thiện năng lực bảo vệ vùng trời của mình cũng như an ninh hàng hải, và như vậy hai loại phi cơ trên rất thích hợp. Ngoài ra Hà Nội cũng cần các loại máy bay không người lái để giám sát trên biển. Nguồn tin trên còn cho biết Việt Nam muốn Hoa Kỳ bán cho loại phi cơ trinh sát P-3 cùng loại với Đài Loan, có trang bị ngư lôi, trước đây bị ngăn trở bởi lệnh cấm vận, còn chiến đấu cơ F-16 thì cùng kiểu mà Mỹ đã bán cho Indonesia.
Tờ Sputnik của Nga hôm qua dẫn lời nhà cựu ngoại giao Mỹ Jim Jatras cho biết, Việt Nam có thể quan tâm đến các chiến đấu cơ như F-16 của Lockheed hay F/A-18 Super Hornet của Boeing. Bên cạnh đó là các tuần duyên hạm do Lockheed Martin và General Dynamics sản xuất, cũng như các loại vũ khí thông minh của hãng Raytheon và Boeing.
Trước đó nhà phân tích Mark Bobbi của IHS cũng đã nhận định, quân đội Việt Nam cần các phi cơ tuần tra trên biển như loại P-3Cs của hãng Lockheed, cũng như các máy bay tiếp liệu trên không như KC-46 của hãng Boeing. Còn về tuần duyên hạm, Hà Nội cần loại nhỏ hơn của Hải quân Mỹ và được thiết kế để hoạt động gần bờ.
Theo ông Jim Jatras, việc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là một bước tiến mới trong đối đầu Mỹ-Trung. Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí đứng thứ tám trên thế giới, với mục đích tự vệ trước Trung Quốc, và nếu Hà Nội mua nhiều thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ thì có thể trở thành một Ả Rập Xê Út khác đối với Mỹ, có nhiều ảnh hưởng hơn.
Chính quyền Obama có cùng quan ngại trước thái độ quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, như NATO đã lo ngại trước sự hiện diện của Nga ở vùng Baltic và Hắc Hải.
Còn theo The Diplomat, việc Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí trước mắt chưa ảnh hưởng gì đến Matxcơva, bạn hàng lâu năm của Hà Nội, nhưng về lâu về dài sẽ có tác động. Về phía Trung Quốc cũng là khách hàng mua vũ khí Nga, rất muốn đa dạng hóa nguồn cung, nhưng vẫn bị ngăn chận bởi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.Biển Đông : Anh yêu cầu Trung Quốc chấp nhận phán quyết của Tòa án Trọng Tài
Đăng ngày 26-05-2016 Sửa đổi ngày 26-05-2016 16:34
mediaThủ tướng Anh David Cameron (T) và đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe tại thượng đỉnh G7, Ise Shima, Nhật Bản.REUTERS/Issei Kato
Bên lề cuộc họp thượng đỉnh G7 tại Nhật, thủ tướng Anh David Cameron hôm nay, 26/05/2016, đã yêu cầu Bắc Kinh chấp nhận phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye theo dự kiến sẽ ra phán quyết trong những tuần tới về vụ Manila kiện Bắc Kinh về bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc ở Biển Đông, khởi đầu cách đây 3 năm.
Trong một tuyên bố đưa ra tại Nhật bên lề thượng đỉnh G7, ông David Cameron khẳng định rằng cộng đồng quốc tế đang chờ đợi Bắc Kinh chấp nhận phán quyết của Tòa Án Thường Trực dù là theo hướng nào. Ông cũng tuyên bố rằng Anh Quốc sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.Đây là lần đầu tiên thủ tướng Anh Cameron lên tiếng về hồ sơ Biển Đông và về vụ Philippines kiện Trung Quốc. Cho tới nay, Luân Đôn vẫn bị Hoa Kỳ chỉ trích là quá mềm yếu và nhân nhượng Bắc Kinh trên hồ sơ này.
Tuyên bố của ông Cameron chắc chắn sẽ gây phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh, vốn vẫn cho rằng vụ kiện của Trung Quốc là « vô lý » và vẫn không công nhận thẩm quyền của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, không tham gia vụ kiện và đã nói trước là sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án này.Việt- Mỹ: Ý nghĩa của việc bỏ cấm vận vũ khí
Đăng ngày 26-05-2016 Sửa đổi ngày 26-05-2016 16:32
mediaTổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi nói chuyện với giới trẻ Sài Gòn, ngày 25/05/2015.REUTERS/Carlos Barria
Ngày 23/5/2016, tại Hà Nội, chặng dừng đầu tiên trong chuyến công du Việt Nam hai ngày, tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam. Báo mạng Nhật Bản trong bài viết đăng ngày 24/05/2016, có tựa đề "Tại sao lệnh dỡ bỏ cấm vận vũ khí của Obama đối với Việt Nam lại có tầm quan trọng đến thế ?", nhận định bước đi này có một ý nghĩa quan trọng không chỉ trong mối quan hệ Việt Mỹ mà còn cho việc kế thừa chính sách ngoại giao của ông Obama và những chiến lược khu vực rộng lớn hơn tại vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Đầu tiên hết, tờ The Diplomat nhận định đây là một động thái mang tính lịch sử. Một cách tượng trưng, thông báo dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thể hiện hành động tháo gỡ những rào cản có từ trong quá khứ - vết tích có từ thời Chiến Tranh Lạnh.
Bản thân tổng thống Barack Obama đánh giá cử chỉ này cho phép mở đường cải thiện mối bang giao trong tương lai. Đối với chính phủ Việt Nam, động thái này là một tín hiệu cho thấy mối quan hệ đã được bình thường hóa hoàn toàn. Bước tiến này cũng nằm trong tiến trình cùng lật sang trang quá khứ và nhìn về tương lai trong mối quan hệ đôi bên.
Nhìn từ bề ngoài, đây rõ là một bước tiến lớn trong mối hợp tác quốc phòng Mỹ - Việt, dù rằng chưa thể mang ngay lại kết quả nhanh chóng như nhiều người mong đợi. Thông báo này của ông Obama là bước đi tiếp theo sau khi đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí hồi tháng 10/2014 và việc ký kết thỏa thuận Tầm Nhìn Chung vào tháng 6/2015.
Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận nhằm xóa bỏ những hạn chế còn lại trong việc Washington cung cấp cho Hà Nội các loại vũ khí phòng thủ, dù là trên thực tế bất kỳ vụ mua bán nào vẫn sẽ phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt và sẽ được phê duyệt trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Các hợp đồng bán còn sẽ lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm cả việc làm quen với các quy trình cung cấp vũ khí của Hoa Kỳ trong quan hệ với các đối tác quân sự truyền thống như Nga chẳng hạn. Chính vì thế mà hai bên gần đây đã có tiến hành những bước để giải quyết những vấn đề trên nhằm mở rộng đường cho các hoạt động giao dịch trong tương lai, mà việc tổ chức một hội nghị về công nghiệp quốc phòng hồi đầu tháng 5/2016 để tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các quan chức Việt Nam với các tập đoàn quốc phòng của Hoa Kỳ là một ví dụ. 
Hà Nội: Một vị trí chiến lược quan trọng trong tương lai?
Nhưng cử chỉ này còn có một tầm quan trọng vượt lên trên cả ý nghĩa mối quan hệ song phương hữu hảo. Đối với các cố vấn cho tổng thống, cũng như chính bản thân ông Obama, mối quan hệ Việt Mỹ đang đi vào một quỹ đạo tích cực giúp thúc đẩy Washington tập trung vào tìm kiếm và xây dựng các đối tác mới trong chính sách tái cân bằng tại châu Á – Thái Bình Dương.
Về quan hệ song phương, một khía cạnh quan trọng trong chính sách đối ngoại của ông Obama là theo đuổi những cơ hội trước đây chưa từng được khai thác để tạo những tiến bộ trong những mối quan hệ quan trọng mà trước đây có vấn đề, như thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran, bình thường hóa quan hệ với Cuba và dấn thân nhiều hơn với Miến Điện.
Vì mối quan hệ với Việt Nam đã được bình thường hóa vào năm 1995, việc dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn, tức là thực hiện một trong số các cơ hội chưa từng khai thác, được xem như là một phần của nỗ lực thúc đẩy việc ký kết quan hệ hợp tác toàn diện Việt – Mỹ, được ký kết năm 2013, bất chấp các bất đồng có từ lâu trên vấn đề nhân quyền và dân chủ.
Trong bối cảnh Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương, việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí là một bằng chứng cho thấy tại Đông Nam Á, Washington đã đặt trọng tâm vào các mối quan hệ đối tác mới phát triển với Việt Nam cũng như là với những nước khác như Malaysia (đó là chưa kể đến các liên minh hiệp ước truyền thống với Thái Lan và Philippines).
Bất chấp làn sóng phản đối từ các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền và một số nhà lập pháp, thông báo này cũng được đưa ra do Washington nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam ngày càng lớn trong chính sách về châu Á của Hoa Kỳ, cũng như là vai trò của họ trong khu vực và trên thế giới.
Việc Hà Nội tham gia vào một loạt các sáng kiến quan trọng do Mỹ đề xuất – từ Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương cho đến Sáng kiến An ninh Hàng hải mới, cùng với việc tăng cường tham gia vào nhiều lĩnh vực khác trong khu vực và thế giới như tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, cho thấy vai trò của Hà Nội đối với Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể so với vài năm gần đây.
Vì thế, mặc dù có những hạn chế trong các vấn đề nhân quyền, chính quyền Washington vẫn đưa ra những lời lẽ hoa mỹ khi đề cập đến những tiến triển trong mối quan hệ giữa đôi bên trong hơn hai thập niên qua, từ “ấn tượng” cho đến “đáng chú ý” để rồi trở thành “ngoạn mục”.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mở ra nhiều cơ hội hơn nữa về mặt quốc phòng. Nếu nhìn trong toàn cảnh khu vực, cơ hội này có thể sẽ đem đến cho Hà Nội một vị trí lớn hơn trong tương lai.
Cuối cùng, cùng với thời gian, tác động của việc dỡ bỏ cấm vận sẽ tạo ra những mối quan hệ mật thiết quan trọng tốt hơn cho sự năng động của cả khu vực. Điều thấy rõ nhất việc đi theo sát Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye đã gởi đi một thông điệp mạnh mẽ đến Bắc Kinh và khu vực.
Trái với nhiều lời giải thích, kể cả những lời lẽ đến từ Bắc Kinh, thông điệp này không nhằm kềm chế Trung Quốc. Mà đúng ra là nhắm vào những hành vi gây bất ổn định khu vực của Bắc Kinh, mà bằng chứng hiển nhiên trong vùng Biển Đông với việc đưa dàn khoan dầu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014.
Sự việc đã đẩy nhiều nước khác xích lại gần với Hoa Kỳ hơn và buộc Bắc Kinh phải tự kềm chế. Việc Philippines ký kết một hiệp ước quốc phòng mới với Hoa Kỳ năm 2014 là một ví dụ khác cho thấy rõ xu hướng này, cùng với nhiều thỏa thuận khác mà Mỹ ký kết với nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Chính vì thế mà hệ quả của việc Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam được nhìn nhận là vượt ra khỏi quan hệ song phương và trên thực tế, ý nghĩa của sự kiện này vượt xa ra ngoài khuôn khổ đó.Các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN kêu gọi tự do lưu thông ở Biển ĐôngRFI
Đăng ngày 26-05-2016 Sửa đổi ngày 26-05-2016 16:27
mediaCác bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN dự ADMM Plus tại Subang, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 04/11/2015MOHD RASFAN / AFP
Hôm qua, 25/05/2016, bộ trưởng Quốc Phòng các nước Đông Nam Á đã họp hội nghị thường niên (ADMM) lần thứ 10 tại Vientiane, Lào, nước hiện là chủ tịch luân phiên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN.
Trong thông cáo chung được công bố sau hội nghị, « các bộ trưởng đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh cũng như tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Biển Đông, theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 – UNCLOS.
Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết nhanh chóng ký kết một bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC, mang tính ràng buộc. Theo hãng tin Nikkei, bộ trưởng Quốc Phòng Lào Chansamone Chanyalath tuyên bố « cần phải tránh các hành động đơn phương và thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông ».
Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các cơ sở quân sự trên 7 hòn đảo nhân tạo trong các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông đã làm dấy lên nhiều lo ngại là Bắc Kinh thiết lập trên thực tế vùng nhận dạng phòng không để khống chế lưu thông hàng không trong khu vực.
Một nguồn tin trong hội nghị cho biết là hầu hết các bộ trưởng đều nói đến việc giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, nhưng lại không ủng hộ trực tiếp việc Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực.
Trong cuộc gặp giữa ASEAN và Trung Quốc, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) đã tuyên bố là Bắc Kinh sẽ bác bỏ mọi phán quyết của tòa án.
Không thừa nhận các hành động bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong thời gian qua, Hoa Kỳ đã điều tàu chiến vào sát các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, nhằm khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.Tướng Mỹ : Quân đội Hoa Kỳ - Việt Nam có thể thao dượt chung
Đăng ngày 26-05-2016 Sửa đổi ngày 26-05-2016 14:11
mediaQuân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014.US NavyViệc tổng thống Barack Obama thúc đẩy quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam có thể dẫn đến việc quân đội hai nước thao dượt chung, ở Việt Nam hoặc ở Hoa Kỳ. Đó là tuyên bố của một viên tướng Mỹ hôm qua, 25/05/2016.Theo trang mạng Dod Buzz, chuyên về thông tin quốc phòng, trung tướng Lục quân Mỹ Stephen Lanza, chỉ huy Quân đoàn I, Lục quân Mỹ, cho biết khả năng Mỹ thao dượt chung với Việt Nam "còn tùy vào quyết định của các lãnh đạo cấp cao", nhưng ông khẳng định là lực lượng của họ đã "sẵn sàng, cả về mặt tác chiến và chiến thuật, để luyện tập với bất cứ lực lượng nào có cơ hội huấn luyện chung với quân đội Mỹ".Trung tướng Lanza đã trả lời phỏng vấn qua điện thoại cùng với thiếu tướng Charles Flynn, chỉ huy Sư đoàn bộ binh 25, từ Hawaii, nơi các vị tướng lĩnh này đang dự hội nghị LANPAC (Lực lượng lục quân Thái Bình Dương) do Hiệp hội Lục quân Mỹ bảo trợ.
Trong cuộc phỏng vấn, tướng Lanza và tướng Flynn đã nói về việc mở rộng chương trình Sáng kiến "Các tuyến đường Thái Bình Dương" (Pacific Pathways) của Lục quân Mỹ, tức là chương trình điều động các đơn vị của lục quân Mỹ đến khu vực này để huấn luyện cùng với lục quân các nước đối tác.Trong khuôn khổ một chương trình có tên là "Reverse Pacific Pathways" ( Ngược dòng Thái Bình Dương ), từ tháng 7 đến tháng 9 tới, binh sĩ từ các nước Singapore, Nhật Bản và Canada đến huấn luyện cùng với lực lượng Mỹ tại ở Hawaii, bang Washington và Alaska.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có vai trò tương tự trong tương lai hay không, tướng Lanza đã thận trọng trả lời: "Xin nói rõ là những gì tôi phát biểu không thể hiện quan điểm của Quân đội. Chúng tôi sẵn sàng tham gia huấn luyện với những nước có yêu cầu huấn luyện cùng quân đội Mỹ. Do đó, nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ tham gia huấn luyện tùy theo công việc và nhiệm vụ được giao".Trang mạng Dod Buzz cho rằng khả năng huấn luyện chung với Việt Nam là theo đúng hướng với nỗ lực của tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự giữa hai nước, như là một phần trong chiến lược nhằm tái cân bằng lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cũng nhằm đối phó lại với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.Trả lời phỏng vấn hồi đầu tuần này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không nhắm vào Trung Quốc. Nhưng theo ông Carter, "rõ ràng là những hành động của Trung Quốc, nhất là trong năm qua, đã làm gia tăng lo ngại trong khu vực và đó là một yếu tố khiến ai cũng muốn hợp tác với Mỹ".Bộ trưởng Carter khẳng định, tăng cường hợp tác quân sự Việt - Mỹ là một phần trong chính sách của ông Obama nhằm cải thiện quan hệ song phương với các nước châu Á-Thái Bình Dương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét