Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Nạn Thủy triều đỏ - ST

Nạn Thủy triều đỏ đang xâm lấn vùng biển từ Florida, Mỹ, sang Chile, khiến du khách phát hoảng, và chính quyền địa phương ban hành khẩn cấp lệnh cấm ăn cá. Cá chết vì thủy triều đỏ ở Santiago.
Theo Reuters, từ 7/4, những bãi biển của Tiểu bang Florida của Mỹ bị nạn Thủy triều đỏ xâm lấn, gây tình trạng cá chết hàng đàn tại Vịnh Mexico.
Giới Chuyên gia cũng cảnh báo:  người dân, và du khách cần hiểu rõ nguồn tin về Thủy triều đỏ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe, nếu nó theo sóng vào bờ.
Nghiên cứu của các nhà Khoa học đến từ Phòng thí nghiệm Mote Marine tại Sarasota, Tiểu bang Florida, cho biết: đợt Thủy triều đỏ lớn nhất kể từ năm 2006 này kéo dài từ Vùng cán xoong của Tiểu bang  Alaska, đến khu vực Vịnh Tampa, Tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, với chiều dài lên đến 130km, và chiều rộng là 80 km.
Tại Chile, ngày 27/4, hàng nghìn động vật thân mềm bao gồm các loài sò, và trai, vừa được phát hiện bị mắc kẹt bên bờ biển thuộc quần đảo Chiloé, miền Nam Chile, do ảnh hưởng của hiện tượng Thủy triều đỏ.
Lực lượng Hải quân Chile thông báo:  phát hiện các động vật thân mềm này ở các đảo Playa Grande de Cucao, Huentemo và Chanquin- tất cả đều thuộc quần đảo Chiloé.
Ngoài ra, họ còn phát hiện thêm số lượng nhỏ các con cua chết tại một khu vực rộng khoảng 5 km.
Chính quyền cảng Chonchi đã nhanh chóng tiến hành kiểm tra các khu vực ven biển, ngay sau khi nhận được nguồn  tin này.
Sau khi tiến hành phân tích, cơ quan Y tế Chile kết luận:  các động vật thân mềm này bị ô nhiễm, đồng thời cảnh báo người dân tránh ăn chúng.
Tuần trước, các nhà chức trách khu vực này đã phải tuyên bố tình trạng môi trường khẩn cấp. Hiện tượng này càng làm cho tình hình môi trường ở khu vực trở nên tồi tệ hơn.
Hồi năm 2009, một đợt Thủy triều đỏ đã tàn phá các bờ biển phía Nam Chile, khiến 2 người thiệt mạng trong vòng 15 ngày.
Chính quyền địa phương sau đó đã ban hành lệnh cấm bán các hải sản đánh bắt được trong khu vực có Thủy triều đỏ một thời gian do lo ngại tôm, cua, các bị nhiễm độc từ Tảo biển.
Các cơ quan chức năng cũng nghiêm cấm người dân không sử dụng hải sản bị chết ở khu vực, vì nguy cơ gây liệt, dẫn tới tử vong.
Các nhà Khoa học cho biết:  khi ăn hải sản bị chết do hiện tượng Thủy triều đỏ, người ta có thể thấy tê lưỡi, và miệng, sau đó có thể bị liệt các chi, ngừng thở, và suy tim.
Vậy:  Thủy triều đỏ là gì, và vì sao lại nguy hiểm?
Thủy triều đỏ, hay còn gọi là Tảo nở hoa, gây hại nhằm chỉ hiện tượng “bùng nổ” về số lượng của Tảo biển trong nước.
Sự “nở hoa” của Tảo làm nước biển màu đỏ, nhưng đôi khi cũng có màu xanh, màu xám, hoặc như màu cám gạo nữa …
Mặc dù có tên gọi là “Thủy triều đỏ”, song hiện tượng này không liên quan tới các chuyển động thủy triều, và nước biển cũng không nhất thiết phải đổi màu khi mật độ Tảo “nở hoa”.
Do đó, các nhà Khoa học thường chọn cách gọi tên chính xác hơn là:  Tảo nở hoa gây hại !.
Các mức cảnh báo về nạn thủy triều đỏ.
Các mức cảnh báo về nạn Thủy triều đỏ.
Khi hiện tượng Thủy triều đỏ xảy ra, tùy vào loại Tảo, các độc tố tự nhiên sẽ được sinh ra. Đồng thời, lượng oxy trong nước biển cũng suy giảm nghiêm trọng.
Điều này khiến Thủy triều đỏ trở thành nguyên nhân khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt.
Theo Scientific American và WFLA , trước thường có nguồn tin rằng:  Thủy triều đỏ do loại tảo HAB phát triển mạnh trên các chất dinh dưỡng chứa trong nước thải, và chất gây ô nhiễm.
Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ có một số đợt HAB có thể liên quan đến ô nhiễm môi trường. Liên kết rõ ràng nhất có thể là với loại Tảo Pfiesteria, thường gặp trong các vùng nước bị ô nhiễm.
Trang này nhấn mạnh rằng:  chưa có kết luận về liên quan giữa Pfiesteria, và ô nhiễm môi trường, nhưng các bằng chứng có vẻ khá mạnh.
Phạm vi của Thủy triều đỏ trên thế giới từng được ghi nhận có thể xảy ra trên cả một vùng biển rộng , chẳng hạn như ở vịnh Mexico, hay dọc bờ biển Tiểu bang Texas của Mỹ.
Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Canada, Chile, TC. Khoảng 36 tấn cá chết ở Hong Kong vào cuối năm 2015 được cho là do hiện tượng này.
Năm 2013, Thủy triều đỏ tại bờ biển đảo Borneo, vùng thuộc Malaysia (đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia, và Malaysia), làm 2 người chết sau khi ăn cá.
Nguyên nhân gây ra Thủy triều đỏ :
Theo The weather Network, Thủy triều đỏ ở một số nơi có thể là do hiện tượng tự nhiên do sự chuyển động của dòng hải lưu.
Hiện tượng này cũng có thể do lượng nitrate trong nước, hay sự chuyển động thay thế của những dòng nước nóng lạnh từ phía sâu bề mặt đại dương. Ngoài ra cũng phải kể đến hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu như El Nino.
Cá chết vì thủy triều đỏ ở Santiago.
Cá chết vì Thủy triều đỏ ở Santiago.
Một số yếu tố như bụi giàu sắt, đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara, còn được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra Thủy triều đỏ.
Ngoài các yếu tố tự nhiên, hoạt động của con người làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong nước, hoặc gây ô nhiễm nguồn nước cũng có thể khiến Thủy triều đỏ bùng phát nữa.
Chưa có giải pháp giải quyết Thủy triều đỏ:
Theo Wikipedia: hiện chưa có giải pháp hữu hiệu đối phó với nạn Thủy triều đỏ. Các biện pháp chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm mà thôi.
Nhật Bản, Hàn Quốc, TC đã sử dụng đất sét (dạng bột, hoặc dạng lỏng) rải trên vùng Thủy triều đỏ với lượng 20-200g/m2 để kết tủa các tế bào Tảo độc hại chìm xuống đáy.
Tuy nhiên:  biện pháp này cũng mới chỉ thử nghiệm chứ chưa được sử dụng rộng rãi.
Hiện tại các nhà Khoa học đang phát triển phương pháp sử dụng hóa chất làm tan màng nhày do Tảo độc gây ra trong mang cá, hỗ trợ cá hô hấp, hay sử dụng hóa chất như ozone để diệt Tảo.
Tuy nhiên, khuyến cáo khẩn cấp vẫn là:  nghiêm cấm người dân không sử dụng hải sản bị chết ở khu vực bị ảnh hưởng bởi Thủy triều đỏ  ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét