MOT Y CHI CHONG CONG
MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG
Posted on 29/04/2016 by minhhieu90
Từ 10:30 sáng. Chúng tôi đã có mặt ngay tại AT&T Conference Center nằm trên đường University Avenue ở phía nam của UT Tower, là nơi mà đại sứ Việt Cộng Phạm Quang Vinh sẽ đến gặp gỡ và ăn trưa với Phòng Thương Mại Austin. Phái đoàn của Tarrant County cũng đến sớm để bàn tính việc đi đứng thế nào cho giáp mặt phái đoàn Việt Cộng. Hơn 11:30, Phạm Quang Vinh đến trên một chiếc shuttle của Thư Viện LBJ. Dù chưa có đông người (do hai xe buýt của đoàn Houston gồm hơn 80 người đã đổ người xuống sai địa điểm), chúng tôi cũng chặn ngay cửa ra vào của Trung Tâm AT&T và đã tiến rất sát với nhóm Việt Cộng để lớn tiếng tố cáo chế độ Cộng Sản. Lát sau đoàn Houston đến với rừng cờ và biểu ngữ, chúng tôi tiếp tục biểu dương lực lượng thêm chừng 30 phút rồi kéo nhau trở lại Thư Viện LBJ.
Chương trình tại LBJ Library chiều nay có bốn mục. Mục đầu là nói về kinh nghiệm bản thân của những người từng dự chiến ở Việt Nam (The Troops: A View from Frontline). Mục thứ hai nói về các bài hát phản chiến (One, Two, Three: What are We Fighting for?), chúng tôi không mấy quan tâm vì thấy chẳng liên quan gì đến người Việt mình. Đến mục thứ ba là bài nói chuyện của đại sứ VC Phạm Quang Vinh, dài chừng 30 phút.
Bái nói này nghe cũng rất quen thuộc, vì cũng lặp đi lặp lại các luận cứ như từng nghe từ Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng trước đây. Nội dung thì na ná bài nói chuyện của John Kerry ngày hôm qua. Đại cương, phần mở đầu Phạm Quang Vinh nói về quan hệ Mỹ và Việt Cộng có từ thời Hồ Chí Minh đến làm bồi ở một tiệm bánh ở thành phố New York năm 1912. Vinh khoe rằng Hồ Chí Minh đã dùng câu mở đầu trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ để mở đầu cho Hiến Pháp Việt Công năm 1945. Vinh dẻo mồm cho rằng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn đeo đuổi lý tưởng tự do. Vinh nhắc đến cuộc chiến tranh với 3 triệu người chết và 58 quân nhân Hoa Kỳ tử trận là do sự đánh mất các cơ hội giữa hai nước.
Vinh nói rằng cuộc chiến đã qua, nay là lúc hàn gắn hợp tác. Từ cựu thù nay trở thành đối tác, nhưng tôn trọng chế độ chính trị khác biệt của nhau. Vinh khoe những thành tựu (giả đối) của chế độ về nhiều mặt. Vinh đã khoác lác khoe rằng hiện nay tỷ lệ người nghèo khó chỉ ở mức 5% dân số. (trong khi thực tế qua các con số: GDP của Việt Nam năm 2015 là 551.3 tỷ đô la, chia bình quân đầu người là $6100.00 so với Thái Lan là 1107 tỷ (GDP) và bình quân đầu người là $16,100; càng tệ hơn nếu so với South Korea, 1849 tỷ (GDP) và bình quân đầu người là $36,700.00 cao gấp 6 lần Việt Nam). Như thế đủ thấy con số 5% là hoặc nói phóng lên cho sướng mệng, lừa gạt mọi người, hoặc sự đánh giá mức độ nghèo khó phải ở tận cùng đáy vực.
Không khác bài nói chuyện của John Kerry chiều tối hôm qua, Phạm Quang Vinh nói rất nhiều về những hợp tác vĩ đại giữa VC và Hoa Kỳ về các lãnh vực giáo dục, khoa học, năng lương, môi sinh, và kể cả an ninh, quốc phòng. Vinh cũng đưa ra những con số về giao thương mà deficit về phía Mỹ năm ngoái là 30 tỷ đô là và đang có chiều hướng gia tang có lợi cho Việt Cộng. Điều này cũng có hậu quả là người Mỹ sẽ mất thêm việc làm. Năm 2015, Mỹ nhập từ Việt Nam gần 38 tỷ đô la, trong khi chỉ bán qua VN được 7 tỷ. Chỉ trong hai tháng đầu năm 2016, nhập 6.621 tỷ, xuất qua VN chỉ 1.134 tỷ; mức sai biệt thâm thủng là 5.486 tỷ. (Source: https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5520.html). Vinh khoe về học bổng Fulbright và số lượng du học sinh 19 ngàn như Kerry đã nói. Có thể nói hai bài nói chuyện gần như rập khuôn. Vinh khoe rằng hiện nay Hoa Kỳ là một trong các nước đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam và hy vọng sẽ có ngày vượt lên hàng đầu. Vinh cũng nói rằng Việt Nam đã chấp thuận các điều kiện trong Hiệp ước Trans-Pacific Partnership như việc cho phép lập các công đoàn độc lập.
Trong khi Vinh đang khoe thành tích, thì trong đám cử tọa, ông Đỗ Văn Phúc đã la lớn “Hãy ngừng nói láo” (Stop Lying!) và cũng có những tiếng phẫn nộ khác tiếp theo đó.
Khi Vinh vừa kết thúc bài nói chuyện, những người trong đoàn Cộng Đồng đã hô rất lớn những câu đòi trả nhân quyền, tự do, và tố cáo Cộng Sản chỉ dối trá…
Đoàn biểu tình lúc đó đã vào được trong toà nhà LBJ, nhưng chỉ đứng bên ngoài phòng hội. Họ đã tiếp xúc với báo giới Mỹ để thay nhau tố cáo các tội ác của Việt Cộng và kêu gọi không đầu tư vào Việt Nam.
Nhận xét chung về chương trình Hội Thảo:
1.- Qua ba ngày tham dự, chúng tôi nhận xét rằng Vietnam War Summit có quy mô về mặt tổ chức như cơ sở, nhân sự, chuẩn bị… Nhưng nếu đi vào nội dung thì cũng nghèo nàn, và chẳng có gì mới lạ, đặc biệt để “nghiên cứu, phân tách” như mục tiêu đề ra. Nhưng đặc biệt, đa số những tham dự viên vẫn không thừa nhận cuộc chiến tranh tại Việt Nam mang một chính nghĩa. Họ chỉ muốn chuyện này để trả lại danh dự cho người quân nhân chiến đấu ở Việt Nam, mà người Mỹ đã làm hơn hai mươi năm qua. Nói chung là họ muốn xí xoá, nhập nhằng để xếp lại một trang sử không vui.
2.- Như đã nói trong báo cáo trước, chương trình hội thảo không mang tầm vóc của một Summit, và có sự kỳ thị rõ rệt khi thiếu hẳn tiếng nói của Việt Nam Cộng Hoà, . Qua các lời phát biểu, cách nói của họ làm cho người dân Mỹ tiếp tục hiểu lầm rằng cuộc chiến đó là giữa Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam chứ không phải giữa miền nam Cộng Hoà và miền Bắc Cộng Sản. Vai trò chính trong cuộc chiến của QLVNCH, là một phần tử tham chiến lâu dài và hao tốn nhiều xương máu rất ít được nhắc đến. Vẫn có diễn giả lên tiếng ân hận như thể họ đã đến Việt Nam gây cảnh chết chóc cho dân lành.
3.- Chương trình hội thảo như là để chuẩn bị dư luận cho bước nhảy vọt của quan hệ giữa Mỹ và Việt Cộng mà chính John Kerry là người triệt để thúc đẩy, bất chấp sự phản đối của người Việt tự do, và ý nguyện của đồng bào trong nước.
4.- Oái oăm thay, trong lúc John Kerry và Phạm Quang Vinh bên khen bên bốc về cải thiện dân chủ ở Việt Nam, thì đang có đến 19 tổ chức Nhân Quyền trên thế giới kêu gọi Tổng thống Obama phải thúc đẩy Hà Nội phóng thích những nhà đấu tranh dân chủ bị đang bị giam giữ. Nhưng chúng ta không trông mong gì ở hành pháp Obama khi mà rất nhiều lần, ông Obama đã lờ đi những kêu gọi khẩn thiết về nhân quyền mà tiếp tục gia ân cho bọn Việt Cộng.
Để kết luận, chúng tôi phải thốt lên hai tiếng thất vọng. Tuy nhiên, những người trong Cộng Đồng người Việt quốc gia tham dự lần này đã có cơ hội để nói lên suy nghĩ của mình cho cử toạ của ba ngày hội thảo. Ngay lúc viết bản báo cáo này, trang web của báo Austin American Statesman đã posted lên 2 đoạn video về cuộc biểu tình của chúng ta. http://www.statesman.com/s/news/local/
Cũng cần nhắc thêm, chúng tôi đã phân phối cho cử toạ Mỹ hết 200 tờ truyền đơn trong đó có ghi nhiều links dẫn đến các bài viết trên web về tình trạng tồi tệ ở Việt Nam hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét