Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Việt Nam: Đại Họa Hạn Hán Khủng Khiếp! - Trương Sĩ Lương

Sông Mekong bắt nguồn từ dãy núi hùng vĩ Hymalaya (Hy Mã Lạp Sơn, Tây Tạng), lưu lượng nước đổ cuồn cuộn xuống sườn núi rồi chảy vào những thung lũng sâu. Từ Trung Hoa, sông này có tên là Lancang (Lan Thương Giang). Khi rời Trung Hoathì dòng sông này đã chảy được gần nửa chiều dài và đổ xuống từ độ cao khoảng 4.500 mét. Phần sau của Mekong chỉ đổ xuống từ độ cao 500 mét, vì vậy nước chảy êm hơn.<!->
mapas asia-01
Rời Trung Hoa, dòng Mekong trở thành biên giới giữa Myanmar (Miến Điện) và Lào, và cũng là phần lớn biên giới giữa Lào và Thái lan. Tại Cambodia, Mekong phân ra thành hai nhánh, chảy vào Việt Nam, gọi là Tiền Giang và Hậu giang, rồi chia thành 9 nhánh nhỏ mà người Việt chúng ta đặt tên là Cửu Long Giang, trước khi đổ ra biển Đông.
Mekong, như một con rồng thiên nhiên, uốn mình qua 6 nước Á-Châu và nuôi sống hàng trăm triệu dân, trong số đó có gần trăm nhóm dân và sắc tộc. Mỗi năm, Mekongcung cấp đến 1,3 triệu tấn cá, gấp 4 lần số cá bắt được ở biển Bắc.
Mekong dài 4.350 km, là con sông dài nhất Đông Nam Á. Cũng vì chảy qua một số nước nên Mekong có nhiều tên khác nhau. Khi chảyvào Việt Nam để ra biển, sông này có tên là Cửu Long, nhưng tên phổ biến nhất vẫn là Mekong.Vùng hạ lưu sông Mekong là mạch sống của người Việt Nam, nơi đây chia làm 9 nhánh, --7 nhánh ở Tiền giang và 2 nhánh ở Hậu giang -- tạo thành vùng đồng bằng rộng 40.000 km vuông, với khoảng 3.200 km đường sông. Mekongmang nhiều nước và phù sa màu mỡ vào ruộng đồng, nhờ thế mà người dân Nam Việt có thể gieo ba mùa lúa mỗi năm. Với yếu tố này, Mekong đã giúp cho Việt Nam đứng hàng thứ nhì thế giới về xuất cảng gạo, chỉ sau Thái Lan, cũng nhờ vào con sông vĩ đại này.

“Thượng Nguồn Tích Thủy, Hạ Nguồn Khan”
http://songmoi.vn/sites/default/files/mekong_staudamm.jpg?1349334703
Từ khi vùng lên để trở thành cường quốc, Trung Cộng (TC) đã phát triển “long trời lở đất” về mọi mặt: kinh tế, kỹ nghệ, khoa học, luôn cả việc phá núi, ngăn sông, lấp biển, tàn phá môi trường sinh sống, xây dựng quân đội hùng mạnh để thôn tính các nước láng giềng… mà rõ nhất làTC đang làm mưa làm gió ở Á châu Thái Bình Dương hiện nay. Không chừng là nguyên nhân tạo ra đại chiến thứ ba.
Xa hơn nữa, với giấc mơ Đại Hán dưới lớp vỏ bọc “chủ nghĩa tư bản đỏ” kiểu lấy thịt đè người, bất chấp đạo đức, xem sinh mạng con người như cỏ rác, biến chế thực phẩm pha trộn hóa chất độc hại, kể cả đồ gia dụng… tung ra thị trường tiêu thụ thế giới, bị khám phá, khiến cho nhân loại tẩy chay vì khiếp sợ âm mưu thâm độc của Tàu cộng. Chúng ta chỉ cần bấm vào “Internet” là phải rùng mình, khiếp vía vì chứng kiến sự độc ác của TC về mọi mặt rõ như ban ngày.   
Cha ông ta thường nói: “Chận nước đầu nguồn, hạ nguồn sẽ khô cạn”. Song song với việc phát triển về nhiều phương diện, TC đã xây hàng loạt đập nước, thứ nhất để “dẫn thủy nhập điền” canh tác trồng trọt; thứ hai xây các nhà máy thủy điện. Thế nhưng, độc hại nhất là thế chiến lược “thắt dây thòng lọng” – bằng cách sử dụng nguồn nước Mekong như một tuyệt chiêu – nhằm buộc các nước ở hạ lưu Mekong, trong đó có dân tộc Việt Nam, phải ở thế “quỳ xin” vì thiếu nước. Khốn nạn thay, thiếu nước là chết!
Vì thế, nguy cơ hiện nay mà chúng ta và thế giới cần lên tiếng là miền Nam Việt Nam đang bị hạn hán nặng nhất kể từ 100 năm qua. Cứ cho là vì địa cầu thay đổi khí hậu; hoặccứ cho nước mặn tràn vào là do phá rừng tại vùng Sông Mekong, chẳng hạn như tại Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan, rừng đã biến thành đất nông nghiệp rồi lại được sử dụng trong công nghiệp, có phải là một trong những nguyên nhân tác động căn bản vào vấn nạn hạn hán hay không?
Thế nhưng việc Trung Cộng xây hàng loạt đập thủy điện nơi thượng nguồn, ngăn chặn nguồn nước, gây tác hại lớn cho hàng trăm ngàn mẫu lúa và hoa màu ở vùng duyên hải Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBCSL), nơi đang bị nhiễm mặn trầm trọng, do nước biển tràn vào, có nơi nước biển đã vào sâu đến 60 km, vẫn là vấn đề căn bản mà các chuyên gia về môi trường cho rằng “tác động mạnh vào hạn hán”. Có phải đây cũng chính là vấn đề tối quan trọng mà Liên Hiệp Quốc cần có tiếng nói hay không?
Nếu toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bị thất thu nhiều mùa lúa và hoa màu năm nay, thì CSVN sẽ thiếu hụt ngân sách trầm trọng. Cả nước có thể sẽ thiếu gạo ăn. Riêng hơn 30 triệu người thuộc khu ngập nước mặn sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn: ruộng đồng khô cạn, đất đai nứt nẻ, tạo hệ lụy môi sinh, kéo theo nghèo đói, bệnh tật… Kết quả thê thảm này chính là do đám chóp bu CSVN không dám mở miệng khi Trung Cộng xây hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn, làm mất tính điều hòa thiên nhiên của dòng Mekong quốc tế, đưa đến tại hại tại hạ nguồn là Vùng ĐBSCL, vựa lúa lớn nhất Việt Nam, nơi cung cấp một lượng gạo rất lớn, đứng hàng thứ hai trên thế giới, về xuất cảng hàng năm.
http://media.phapluatplus.vn/files/vuquang/2016/03/16/20160315144228-20160314004557-h-nh-12-0823.jpg
Có phải vì vậy mà tuần trước, Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Mekong-Lan Thương (Lancang) lần thứ nhất, diễn ra tại Tam Á, Hải Nam, Trung Cộng, hôm 23-3 giữa 6 nước nhằm chia sẻ vấn nạn sông Mekong gồm: Trung Cộng, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Theo lời thủ tướng Trung Cộng, Lý Khắc Cường, Bắc Kinh sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,5 tỷ đôla) và các khoản tín dụng khác lên đến 10 tỷ đôla để tài trợ cho cơ sở hạ tầng và cải thiện kết nối ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Cộng.
Trong buổi tiếp đón lãnh đạo các nước trước khi vào hội nghị, Thủ tướng TC cũng nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh đã xả nước từ đập Cảnh Hồng, Vân Nam vào ngày 16-3 đến 10-4 để giúp đỡ cho các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam, đang gặp hạn hán nghiêm trọng, và xem đây là “sự chân thành” cũng như cam kết của Trung Cộng đối với hội nghị.
Tuy nhiên, tờ Hoa Nam Buổi Sáng, trích nhận định của các chuyên gia, cho rằng Bắc Kinh muốn dùng việc xả nước và hội nghị thượng đỉnh Mekong-Lan Thương để đánh lạc hướng những chỉ trích nhắm vào các dự án thủy điện gây nhiều tranh cãi của nước này, đồng thời hồi phục các dự án còn dang dở, trong đó có đập Myitsone ở Myanmar (Miến Điện) đã bị đình trệ vì vấn đề môi trường.
Nằm ở vị trí thượng nguồn sông Mekong, Trung Cộng đã xây 5 đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông này trong nhiều năm qua. Các chuyên gia cho rằng mỗi con đập mà Trung Cộng xây dựng đều tạo ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy nhiều hơn.
 
Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy Ban Sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Cộng và Myanmar.
Hội nghị Mekong-Lan Thương cũng thông qua Tuyên bố Tam Á, trong đó có việc phối trí xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương để chia sẻ tin tức, nâng cao năng lực quản trị bền vững tài nguyên nước sông Mekong.

Lời Kết
Sau Hội Nghị Lan Thương, Trung Cộng tuyên bố xả nước xuống hạ nguồn sông Mekong và cho vay tiền (nợ) để cứu hạn hán ở hai nước Cambodia và Việt Nam có phải là thiện chí hay không thì chưa biết! Nhưng thực tế là nguồn nước từ đập Cảnh Hồng xả xuống, sau một thời gian dài, nhiều lắm là chảy vào Biển Hồ, chứ có thấm vào hạ lưu ĐBSCL hay không là mặt khác của vấn đề.
Đó là chưa nói tới “một tai hại đáng sợ khác có thể xảy ra, âm mưu bá quyền nước lớn Trung Cộng, mượn dòng sông Mekong, từ thượng nguồn, tha hồ mà thả chất thải độc hại của các nhà máy hóa chất, nguyên tử, phế thải... các thứ của nước Tàu mới, đang phát triển mạnh công kỹ nghệ sản xuất. Dòng sông Cửu Long thêm ô nhiễm trầm trọng, giết chết các loài thủy tộc của vùng sinh thái hạ lưu. Miền ĐBSCL của Nam Việt Nam, là vùng hạ lưu cuối cùng, thấp nhứt của sông Mekong sẽ dung chứa mọi thứ chất thải độc hại của Trung Cộng tuôn xuống.” (TS Mai Thanh Truyết viết).
Trước hiện tình khủng khiếp, gần như vô phương cứu chữa, liên quan tới sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam, đó lànạn hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đang ảnh hưởngtới 39 trong số 63 tỉnh ở Việt Nam. Nguyên nhân dẫn tới thảm trạng quốc nạn ngày nay chính là âm mưu siết cổ Việt Nam của Trung Cộng với chiến lược "Thượng nguồn tích thủy - Hạ nguồn khan" trong tiến trình trói buộc dân tộc chúng ta phải lệ thuộc Tàu cộng về mọi mặt, kể cả nguồn nước nuôi sống dân miền Nam VN.
Chúng tôi tin rằng: “Người hại không bằng Trời hại”. Dân tộc Việt Nam đang bị một đám “thái thú bản địa” bán đất dâng biển của tổ tiên xây dựng nhiều đời cho ngoại bang, chắc chắn sẽ bị quở phạt. Trung cộng ở ác hại người cũng sẽ khó có thể gặp được vận lành trong một hành trình dài. Nếu không bị nhân thế phiền trách về “nhân quả” báo ứng, “gieo gió gặt bão”; không bị chiến tranh tàn phánặng nề thì Mẹ Thiên Nhiên chắc chắn sẽ phải răn đe là điều không thể tránh khỏi, dù kẻ gieo ác nghiệp tin hay không tin.
Trương Sĩ Lương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét