Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

TT OBAMA KHAI MẠC HỘI NGHỊ QUỐC TẾ AN NINH NGUYÊN TỬ KỲ 4, CÙNG VỚI NHẬT BẢN, NAM HÀN BÀN ĐỐI ĐẦU ĐE DỌA NGUYÊN TỬ CỦA BẮC HÀN

Vụ nổ bom nguyên tử tàn phá Hiroshima Nhật Bản ngày 06-8-1945, giết tức khắc 80.000 người và
lối 120.000 người khác chết dần sau đó vì phóng xạ. Ngày 09-8-1945, Mỹ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ 2
xuống Nagasaki giết tại chỗ trên 40.000 dân; lối 80.000 người chết sau đó vì phóng xạ. Nhật Hoàng
Hirohito công bố Nhật đầu hàng vô điều kiện ngày 15-8-1945. Chấm dứt Thế chiến thứ II.

<!->
Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên liên tiếp nổ thứ Bom Nguyên tử và Bom Nhiệt hạch, thử nghiệm tên lửa
đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử đe dọa tấn công Hoa Kỳ, Nhật, Nam Hàn.. Chuyện gì sẽ xảy ra?
VietPress USA (30-3-2016): Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ khai mạc Hội nghị Quốc tế về An ninh Nguyên tử vào hai ngày 31-3 và 01-4-2016 tại Thủ đô Washington D.C.

Hội nghị quốc tế về An ninh Nguyên tử do TT Barack Obama đề ra và đã họp phiên đầu tiên vào năm 2010 tại Washington D.C. Năm nay là Hội nghị lần thứ 4 và là hội nghị cuối cùng trong nhiệm kỳ thứ nhì của TT Barack Obama. Sẽ có 56 Quốc gia tham dự Hội nghị Quốc tế An ninh Nguyên tử năm 2016.
TT Barack Obam phát biểu khai mạc Hội nghị Quốc tế
An ninh Nguyên tử lần 1 năm 2010 Washington DC
Hiện nay thế giới đang đối đầu với nạn khủng bố Quốc gia Hồi giáo ISIS, các vụ khủng bố giết người hằng loạt, nạn di dân ào ạt từ Trung Đông vào Âu Châu, thì vấn đề kiểm soát an ninh nguyên tử quốc tế là chính sách ngoại giao và chiến lược thành công mà TT Barack Obama đã và đang mang lại sự an toàn cho nhân loại trước khi ông chấm dứt nhiệm kỳ cuối cùng trong chức vụ nguyên thủ đại cường quốc Hoa Kỳ.

Hội nghị Quốc tế An ninh Nguyên tử tiếp tục để các quốc gia tìm cách bảo vệ an toàn không để các vật liệu nguyên tử lọt vào tay khủng bố; đặt ra các biện pháp ngăn ngừa và chống lại những cuộc khủng bố bằng nguyên tử cũng như kiểm soát các chương trình nguyên tử phục vụ dân dụng như các nhà máy điện hạt nhân.

Năm 2010, TT Barack Obama đã đạt được Hiệp Ước tài giảm vũ khí nguyên tử với Nga và vừa qua đã đạt được Thỏa Thuận không cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thủ đắc vũ khí Nguyên tử.
Lãnh đạo các Quốc gia dự Hội nghị Quốc tế An ninh Nguyên tử lần 1 năm 2010 tại Washington DC
Vào ngày mai, 31-3-2016, bên lề Hội nghị Quốc tế An ninh Nguyên tử lần thứ 4 tại Washington D.C., TT Barack Obama sẽ có phiên họp đặc biệt với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và nữ Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye để thảo luận về các biện pháp đối với sự thách thức dùng vũ khí nguyên tử của Kim Jong-un và chế độ Cộng sản Bắc Triều Tiên. 

Kim Jong-un đe dọa tấn công nguyên tử Hoa Kỳ
Năm 2013 khi Bắc Triều Tiên nổ thử bom Nguyên tử, Liên Hiệp Quốc đã ban hành lệnh trừng phạt. Thế nhưng việc thi hành lệnh nầy không triệt để nên Bắc Triều Tiên tiếp tục các cuộc thử nghiệm nguyên tử ngàng càng mạnh hơn. Vào tháng 1-2016, Bình Nhưỡng đã cho thử nghiệm hạt nhân mà họ nói là Bom Nhiệt Hạch (Hydrogen Bomb hay H-Bomb) cũng như liên tiếp bắn thử nghiệm các phi đạn đạn đạo tầm xa, tầm trung và tầm ngắn mà Bắc Triều Tiên nói sẽ gắn đầu đạn nguyên tử bắn đến Washington D.C. của Hoa Kỳ và sẽ tiêu diệt Nhật Bản, Nam Hàn.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cùng thông qua một bản đề nghị Liên Hiệp Quốc ban hành Nghị Quyết mới trừng phạt Bắc Triều Tiên về kinh tế tài chánh, thương mại, giao thông, du hành và quốc phòng. Cấm tất cả tàu bè, phi cơ của Bắc Hàn đến bất cứ cảng hay phi trường nào trên thế giới. Thể theo lệnh cấm nầy, Philippines là nước đầu tiên đã bắt một tàu hàng hải của Bắc Triều Tiên, tịch thu hàng hóa, trục xuất thủy thủ đoàn nhưng nay Philippines đồng ý sẽ trả lại Tàu hàng hải nầy cho Bắc Hàn.
Lãnh đạo các Quốc gia dự Hội nghị Quốc tế An ninh Nguyên tử lần 2 năm 2012 tại Seoul Hàn Quốc
Bắc Triều Tiên là đồng minh duy nhất của Trung Quốc. Từ lâu nay Trung Quốc với tư cách là thành viên của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thường xuyên phủ quyết những gì bất lợi cho Bắc Hàn. Nhưng vừa qua Trung Quốc đành cùng với Hoa Kỳ đệ trình lên Liên Hiệp Quốc biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên. Dù vậy, những ngày gần đây nhất, Bắc Triều Tiên vẫn bắn thử các phi đạn đạn đạo và Trung Quốc hoàn toàn im lặng như một hình thức cổ vũ.
Lãnh đạo các Quốc gia dự Hội nghị Quốc tế An ninh Nguyên tử lần 2 năm 2012 tại The Hague, Hà-Lan
Mặc dầu trong các Hội nghị Quốc tế về An ninh Nguyên tử vừa qua Trung Quốc đã có tham gia; nhưng Bắc Kinh đã không ký tên vào bất cứ cam kết nào. Trong khi đó Nga là nước có nhiều vũ khí nguyên tử nhất nhưng Nga đã hoàn toàn không tham gia Hội nghị Quốc tế Nguyên Tử do TT Barack Obama chủ xướng. 

Trong khi đó Iran là nước vừa ký kết Thỏa Thuận không thủ đắc võ khí nguyên tử; nhưng được sử dụng nguyên tử cho các chương trình dân dụng.. tiếc rằng Hội nghị Quốc tế về An ninh Nguyên tử 2016 đã không mời Iran tham dự.

Hạnh Dương tổng hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét