Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Uỷ Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam tham dự “Diễn Đàn Tự do Tôn giáo vùng Á châu Thái Bình Dương” tại Đài Loan

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 24-2-2016
Uỷ Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam tham dự
“Diễn Đàn Tự do Tôn giáo vùng Á châu Thái Bình Dương” tại Đài Loan
  
<!->


APRFFPARIS, 24-2-2016, UBBVQLNVN — Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) đã được “Diễn Đàn Tự do Tôn giáo vùng Á châu Thái Bình Dương” (APRFF) mời tham dự tại thành phố Taoyuan, Đài Loan từ 18 đến 21 tháng 2 vừa qua.

Liên Minh Dân chủ Thái Bình dương là tổ chức Phi chính phủ do bà Annette Lu (Huệ Liên), nguyên Phó Tổng Thống Đài Loan thời ông Trần Thuỷ Biển, cùng với tổ chức Phi Chính phủ Hoa Kỳ ChinaAid đứng ra tổ chức hội nghị. Khoảng một trăm đại biểu liên hệ đến các chính phủ, các tổ chức Phi chính phủ đấu tranh cho tự do tôn giáo quan trọng trong vùng Á châu Thái Bình Dương. Lần đầu tiên quy tụ đông đảo đại diện các chính quyền, dân biểu các quốc hội, đại diện các tổ chức tôn giáo của 27 quốc gia đến từ Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu để trao đổi và cùng nhau kết hợp hành động bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo trong khu vực Châu Á.

Hình chụp các đại biểu tham dự Diễn Đàn Tự do Tôn giáo Á châu Thái Bình dương, ở hàng ghế đầu nhận thấy có Bà Katrina Lantos Swett (Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới), Bà Annette Lu, nguyên Phó Tổng thống Đài Loan, và ông Võ Trần Nhật đại diện Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam.
Hình chụp các đại biểu tham dự Diễn Đàn Tự do Tôn giáo Á châu Thái Bình dương, ở hàng ghế đầu nhận thấy có Bà Katrina Lantos Swett (Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới), Bà Annette Lu, nguyên Phó Tổng thống Đài Loan, và ông Võ Trần Nhật đại diện Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam.

Trong số các đại biểu, có Bà Katrina Lantos Swett, thành viên Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới (USCIRF), nhiều vị Dân biểu Quốc hội Đài Loan và Nam Dương, Quốc hội Ý, Lituanie, Na Uy, Hoà Lan, Do Thái và Quốc Hội Châu Âu. Những thông điệp bằng Video của Dân biểu Chris Smith, Báo cáo viên LHQ về Tự do Tôn giáo Heiner Bielefeldt cũng được gửi tới và chiếu trình.

“Quy tụ cùng lúc tất cả những nhân vật cao cấp ưu tư vấn đề tự do tôn giáo giúp cho sự trao đổi trở nên vô cùng phong phú và mở ra những viễn cảnh đầy khích lệ làm thăng tiến mục tiêu tự do tôn giáo tại Á châu”. Ông Võ Trần Nhật, Thư ký Điều hành Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nhận xét.

Tại cuộc phát biểu, ông Võ Trần Nhật cho thấy Việt Nam còn xa lắc với ý nguyện bảo đảm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, tất cả bộ máy liên kết và tổ chức theo sự sắp đặt, mà mục tiêu nói chung, là vắt cạn từ bản chất sự tự do tôn giáo và nhân quyền. Điều này được thấy rõ sự trái chống với Điều 18 trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của LHQ qua Dự thảo luật tôn giáo lần thứ 5 trình lên Quốc hội.

Ông Nhật cung cấp cho hội nghị tài liệu “Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng tại Việt Nam : Nhà nước quản lý các tôn giáo”, 50 trang, của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thực hiện cho Diễn Đàn ở Đài Loan. Tài liệu phân tích về Dự thảo Luật tôn giáo của Hà Nội. Dự thảo Luật tôn giáo này chỉ nhắm vào mục tiêu kiểm soát các tôn giáo để biến tôn giáo thành công cụ chính trị phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôn giáo nào không chịu quy phục sẽ bị đàn áp khốc liệt.

Đặc biệt, bản tài liệu cho thấy một bản thống kê khó nhận ra trong thực tế, nhưng lại hành xử quy mô hằng ngày đối với hàng giáo phẩm và Phật giáo đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (là Giáo hội lịch sử có đa số quần chúng tại Việt Nam) hay tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ bị giam giữ hơn 30 năm qua chỉ vì đòi hỏi ôn hoà cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ.

Ông Nhật nhấn mạnh rằng : “Việt Nam vi phạm có hệ thống tự do tôn giáo, và Dự thảo Luật tôn giáo sắp được thông qua nhắm kiểm soát toàn bộ các cộng đồng tôn giáo. Cần có những biện pháp tối khẩn để chận đứng âm mưu này”.

Bản tài liệu của Uỷ ban Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng tại Việt Nam : Nhà nước quản lý các tôn giáo”, đưa ra một số khuyến thỉnh, đặc biệt yêu sách Nhà cầm quyền Việt Nam bãi bỏ Dự thảo Luật tôn giáo để viết lại cho phù hợp và tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của LHQ, với sự cố vấn của Báo cáo viên đặc biệt LHQ về Tự do tôn giáo hay Tín ngưỡng Tiến sĩ Heiner Bielefeld, đồng thời tham khảo với các tôn giáo được Nhà nước “thừa nhận” hay “không thừa nhận” tại Việt Nam.

VCHR Report “Freedom of Religion or Belief in Vietnam: State Management of Religions”

Khuyến thỉnh các quan hệ mậu dịch của các quốc gia đối với Việt Nam cần quy chiếu theo sự cải tiến trong lĩnh vực tôn trọng nhân quyền, mà quyền tự do tôn giáo là một. Khuyến thỉnh các thoả hiệp thương mại như “Hiệp ước Tự do Mậu dịch” (FTA) Việt Nam – Liên Âu, hay các điều luật thi hảnh “Hiệp định Đối tác Xuyên Thương mại Thái bình dương” (TPP) cần ghi thêm những điều kiện bắt buộc Việt Nam phải tôn trọng các quyền cơ bản. Tài liệu cũng khuyến thỉnh đặt Việt Nam trở lại Danh sách các quốc giá đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tậm (CPC).


“Diễn Đàn Tự do Tôn giáo vùng Á châu Thái Bình Dương” kết thúc bằng “Tuyên Ngôn Đài Loan” đề cao vai trò quyết định của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và nhân quyền cơ bản để cải thiện dân chủ, phú cường kinh tế và thăng tiến các xã hội dân sự. Diễn Đàn cam kết củng cố các mạng lưới hoạt động, các đối tác với đại diện chính quyền, các tổ chức Phi chính phủ, các cộng đồng tôn giáo có cùng quan điểm tự do tôn giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét