Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Thực phẩm Trung Quốc: Không có gì là không thể làm giả

 
Chỉ trong vài thập niên ngắn ngủi, Trung Quốc trở thành “tên tuổi” gắn với đồ giả, từ quần áo,túi xách, đồ điện tử, cho đến… thành phố, thị trấn cũng là giả. Tuy nhiên, thực phẩm giả thì 
hơi… quá tay, ai sẽ tiêu thụ những thực phẩm này, con cháu họ rồi sẽ ra sao, là những câu hỏi vẫn chưa có lời giải.
<!->

1. Gạo làm từ hạt nhựa
Nhiều người sẽ cho rằng, gạo thì không thể làm giả, nhưng đối với Trung Quốc thì không gì là không thể. Gạo giả “made in China”, còn gọi là gạo nhựa, được đổ khuôn từ bột khoai, 
bột mì với nhựa dẻo cho ra hạt đục đục có hình dáng giống y gạo thật, chỉ khi cầm đốt trên 
lửa, từ hạt gạo bay ra mùi nhựa cháy khét, người ta mới biết nó là gì.

Một trong những hiệu gạo mắc tiền bị làm giả nhiều nhất là gạo Vũ Xương, đây là giống gạo

hiếm chỉ có thể thu hoạch 800 nghìn tấn mỗi năm, tuy nhiên có hơn 10 triệu tấn được bán ra 
tên thị trường, nói cách khác, hơn 9 triệu tấn là gạo giả. Gạo nhựa khi nấu lên vẫn khô cứng

, ăn vào rất khó tiêu, ăn nhiều cũng tương đương nuốt một đống nhựa vào bao tử.
2. Thịt làm từ chuột cống
Các loại thịt làm giả gồm heo, bò, cừu,…Các hàng cơm bình dân, thịt nướng, thức ăn đường

phố là thị trường chính để tiêu thụ loại thịt này. Trong một đợt truy quét, cảnh sát đã triệt

phá đường dây điều hành sản xuất cỡ lớn. Chủ đường dây là người đàn ông tên Wei khai

báo đã tung ra ít nhất 20.000 tấn thịt loại này mỗi tháng, thu về gần 1.5 triệu USD lợi nhuận.
Thịt chuột, thịt thối, thịt tạp sau khi được xử lý qua hóa chất như Nitrate, bột Gelatin, phẩm

màu để tạo hình và làm tươi mới, được tung ra thị trường để tiêu thụ nhỏ lẻ. Truyền thông

trong nước thậm chí còn công bố rộng rãi trên các trang mạng xã hội, hướng dẫn người dân

làm sao để phân biệt thịt thật, giả khi mua tiêu dùng.
3. Đậu phụ hóa chất
Fuzu hay còn gọi là tàu hủ ki
Đậu phụ hay tàu hủ được làm bằng bột mì, phẩm màu, mì chín, ủ nước đá sau đó đóng

gói, bao bì lấy tên những thương hiệu lớn rồi tuồng ra thị trường. Người ta có hẳn các nhà

máy, xưởng quy mô để sản xuất làm giả loại thực phẩm này. Họ thừa kinh nghiệm để đối

phó với các đợt thanh tra, kiểm tra của chính quyền Trung Quốc.
Theo Shanghai Daily, một băng nhóm do 3 anh em cầm đầu đã thêm hóa chất công nghiệp

Rongalite để đậu phụ khô thêm sáng và dai hơn. Rongalite là hóa chất có thể gây đau đầu,

nôn mửa và dẫn tới ung thư, bị cấm trong chế biến thực phẩm. Chất hóa học này được

trộn lẫn vào một hỗn hợp để chế biến các thanh đậu phụ khô hay còn gọi là fuzhu, món ăn

vặt phổ biến tại Trung Quốc.
4. Huyết vịt phoc-môn
Huyết heo, nguồn nguyên liệu để sản xuất …huyết vịt.
Huyết là một món ăn phổ biến ở Trung Quốc, huyết vịt có giá nên bị làm giả bằng hỗn hợp

màu nhuộm, huyết heo, trâu bò hoặc gà trộn với hóa chất formaldehyde (phoc-môn), giúp

huyết dai và giữ được lâu.
Trong một lần đột kích vào dây chuyền sản xuất huyết vịt giả của một cặp vợ chồng ở Giang

Tô, cảnh sát đã tịch thu và tiêu hủy hàng tấn huyết giả được sản xuất bằng máu heo và

màu công nghiệp. Huyết vịt giả đã trở nên phổ biến đến nỗi người đi chợ ngày nay rất thành

thục trong việc phân biệt loại thực phẩm độc hại này.
5. Mật ong giả
Mật ong giả ở Trung Quốc thậm chí còn được phân làm hai loại: một loại “nữa mùa” pha từ

mật ong thật trộn thêm syrô, đường cát,… Loại kia được giả 100% với thành phần gồm màu

, đường phèn và hương liệu… được làm trông giống hơn cả mật ong thật.
Một lít mật giả chi phí sản xuất chỉ khoản $1.6 được bán ra thị trường gần $10. Tế Nam là

tỉnh sản xuất loại mật này rầm rộ nhất để đáp ứng ra cả nước. Ước tính có hơn 70% mật

ong bán trên thị trường là đồ giả.
Cảnh sát Trung Quốc đã tổ chức bố ráp triệt phá nhiều đường dây sản xuất mật ong lậu,

nhưng vẫn không thấm vào đâu. Trung Quốc là thị trường cung ứng mật ong hàng đầu

thế giới, làm cách nào đó họ vẫn len lỏi vào những nơi được kiểm tra gắt gao nhất như Anh

, Pháp, Mỹ.
6. Nước khoáng đóng chai giả
Không như mật ong giả, nước suối, nước khoáng đóng chai ảnh hưởng trực tiếp lên sức

khỏe người tiêu dùng hàng ngày. Hàng tỉ chai, thùng nước khoáng được dán nhãn mác

sang trọng, được tiêu thụ mỗi ngày ở Trung Quốc, không mấy ai đề phòng thứ mình đang

uống có đảm bảo hay không. Nước máy không qua xử lý và tuyệt trùng đều ít nhiều chứa

kim loại nặng và khuẩn Ecoli.
Chi phí sản xuất một chai nước khoáng giả chỉ vào khoản $0.5 được bán ra với giá $1.6,

một lời ba, thế nên đây trở thành thị trường béo bở cho những tay đầu nậu “bán tâm lấy tiền”.
7. Bún, miến phở giả
Bún, miến phở giả được sản xuất từ phế phẩm, bột thức ăn dành cho gia súc để hạ giá

thành sản xuất đến mức tối đa. Những phế phẩm này sau khi sử lý qua hóa chất, gia vị,

màu và được tẩy trắng và có được độ dai, mùi tươi ngon như đồ thật. Trong một lần kiểm

tra ở thành phố Đông Quan, các cơ quan chức năng phát hiện có ít nhất 50 xưởng sản

xuất đều đang vận hành làm loại thực phẩm này để tung ra thị trường, thu tại chỗ hơn nữa

tấn đang chuẩn bị đem đi giao.
Ngoài việc sử dụng gạo cũ, một số xưởng sản xuất còn tận dụng bột mì, bột phế phẩm,

bột ngô để thay cho nguyên liệu làm truyền thống. Loại bột “cho lợn ăn còn chê” này chỉ

chứa khoản 1/7 lượng protein so với bột thông thường.
8. Thịt heo siêu nạc
Clenbuterol hay “bột thịt nạc”, là một phụ gia thêm vào thức ăn gia súc, giúp đốt chất

béo ở heo để chúng được chắc thịt. Chất này có dư lượng lớn trong thịt gia súc, sau khi

giết mổ và đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa. Chúng ảnh hưởng lên sức khỏe

người tiêu dùng như tim mạch, hay đổ mồ hôi trộm, chóng mặt và suy thận. Clenbuterol

được dùng trong chăn nuôi từ những năm 1980, đến 2002 thì bị liệt vào danh sách cấm

vì các nguy cơ sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận và “bán chứ không ăn”

nên nhiều cơ sở chăn nuôi bất lương vẫn dùng thoải mái.
Để kiếm thêm được đồng nào hay đồng nấy, chất Clenbuterol được giới chăn nuôi Trung

Quốc đẩy đến mức tạo ra những con heo mập nứt thịt trong thời gian ngắn, trọng lượng

cơ thể quá sức không thể đứng vững trên bốn chân còn yếu ớt. Năm 2007, bê bối bùng

nổ khi tin tức loan ra một số người tử vong và ít nhất 1.700 nhiễm bệnh khi tiêu dùng loại

thịt siêu nạc này.
9. Cua Giang Tô giả
Cua lông Dương Trừng, ở thành phố Tô Châu, Giang Tô là món ăn đắt đỏ bật nhất ở

Trung Quốc, nên cũng không lạ khi gian thương luôn tìm cách đánh lận con đen. Cua

thật bán ra thị trường được đánh bắt từ hồ Dương Trừng, nhưng một số người bán hàng

ma mãnh đã tìm cách mang nước hồ Dương Trừng về thảy cua vào nuôi vài giờ, hoặc

sử dụng hóa chất để làm cua có màu giống cua thật trước khi đem ra bán.
Ước tính chỉ có khoản 1/300 con cua Dương Trừng được bán ra trên thị trường là cua

thật. Sản lượng loại cua này hàng năm chỉ tầm khoản 3 nghìn tấn, tuy nhiên có đến hơn

100 nghìn tấn được tung ra thị trường. Hiệp hội doanh nghiệp cua ở Tô Châu nghĩ ra

sáng kiến áp dụng dây nhựa có mã vạch lên cua thật để phân biệt. Tuy nhiên, sáng kiến

bị phá sản không lâu sau đó vì người bán cua bán lại dây nhựa cho những tay làm giả.
10. Bánh bao, há cảo làm từ thùng các tông:
Bánh bao, há cảo có nhân làm từ các tông, hương thịt trộn gia vị, cho ra bánh có mùi vị

không kém gì… bánh thật.
Giấy từ thùng các tông sau khi được ngâm với xút cho mềm, được đem thái sợi, cắt

nhuyễn sau đó trộn lẫn với thịt heo và gia vị. Người dân Trung Quốc cứ ăn vô tư, và

không mấy quan tâm cho đến khi một cơ quan truyền thông nước ngoài thực hiện phóng

sự điều tra và công bố kết quả ra thế giới.
Đáp lại, Bộ Văn hóa Thông tin chính quyền Trung Quốc đã tiến hành bắt bớ phóng viên

thực hiện chương trình, và tuyên truyền rằng tin tức trên là giả mạo, được thực hiện vì

mục đích giật gân, thu hút thêm độc giả.
11. Thuốc Trung Y giả
Một học viên Pháp Luân Công bị bắt đi tù lao động khổ sai tiết lộ, nhà tù nữ tỉnh Sơn Tây được tuyên truyền là “nhà tù văn minh”, nhưng thực chất là vỏ bọc của một ổ “sản xuất thuốc giả.” Tù nhân đóng gói bột sắn vào các hộp thuốc Trung Y cao cấp, có tên như bột hoa sen, bột hoa trà, uống có tác dụng an thần, chữa tim mạch, huyết áp…
Mật ong giả được dấu cất trong nhà vệ sinh của xưởng, hỗn hợp làm từ nước, màu công nghiệp và đường hóa học, được dán nhãn đóng chai sang trọng. Năm nào mật ong giả còn thừa không có người mua hết, chúng được phân phát lại cho các tù nhân làm quà Tết.
Các nhà tù, trại lao cải ở Trung Quốc là nơi được bảo kê tuyệt đối, thiên đường an toàn cho việc chế biến và đóng gói thuốc giả. Các tù nhân làm việc như nô lệ, nhưng để giảm án trở về với gia đình, họ không dám hé răng, mà chỉ biết làm việc “siêng năng”, người nào dám nói “không” với chính quyền sẽ nhận hậu quả thảm khốc.
Bruce Phan – Theo Listverse

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét