Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Sự tự tin của người Mỹ khác với người châu Á thế nào?

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Dưới đây là chia sẻ của một người châu Á khi hòa nhập vào xã hội Mỹ khiến chúng ta nhận ra được nhiều điều cho bản thân mình:<!->
Tôi còn nhớ khi mới đến Mỹ, đi mua thực phẩm, về bia đã có hơn chục thương hiệu khác nhau, chủng loại khác nhau để lựa chọn. Tôi đã quen với xã hội không có quá nhiều sự lựa chọn và từ đó tôi phải bắt đầu làm quen với việc chọn lựa.
Cuộc sống trong xã hội Mỹ cho tôi nhiều lựa chọn, đồng thời cũng khiến tôi sống có trách nhiệm và tự tin hơn.
Có nhiều người châu Á mới phất lên khi đến Mỹ, họ sớm phát hiện ra chẳng có ai ngưỡng mộ sự giàu có của mình, và rất dễ cảm thấy lạc lõng. Rồi họ dễ dàng phát danh thiếp với chức danh chủ tịch gì đó, hy vọng mang lại sự ảnh hưởng nhất định nhưng đều vô ích.
Họ vung tay tiêu tiền, mua nhà đẹp, xe hơi đắt tiền. Nhưng ngay cả những người Mỹ ở khu ổ chuột, đi xe bình dân vẫn thản nhiên, không trầm trồ khi thấy những chiếc xe Mercedes lái qua. Và họ lại càng không chú ý đến những chiếc áo măng sét hay cổ áo hàng hiệu của người khác.

Công việc nào cũng đều có sự tự tin

Ở Mỹ, lương của một người dân thường không phải là cao, và dĩ nhiên không phải ai cũng có nhà đẹp, xe xịn. Rất nhiều người Mỹ đi làm thuê, nhưng họ thấy đủ và mãn nguyện. Khi bạn từ một khách sạn sang trọng bước ra gọi xe, bạn sẽ thấy người phục vụ đúng mực, lễ phép chu đáo, bạn sẽ cảm nhận được sự tự tin của anh ấy.
Người phục vụ ấy sẽ không ngưỡng mộ con đường mà bạn hay tôi chọn lựa. Anh ta sẽ dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc, lựa chọn các phương diện trong cuộc sống. Điều này cũng thể hiện sự tự tin của anh ấy. Vì vậy, các “quý nhân” ở châu Á vốn quen với chỉ tay năm ngón khi đến đất Mỹ thì mất hết sự kiêu ngạo.
Một viên chức châu Á đã từng nói rằng: “Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng.” Đúng vậy, khi thanh thế không thể khiến một cá nhân sợ hãi thì cả dân tộc đó có thể khiến người khác kính nể.
Văn phòng tôi có một nhân viên người Mỹ sửa hệ thống kế toán. Anh này đã tốt nghiệp đại học và đi làm được 10 năm, là một người rất bình thường. Mỗi ngày chúng tôi đều gặp và nói vài câu trêu đùa.
Một hôm, tôi hỏi cậu ấy: “Tại sao cậu không sang làm cho Microsoft? Mấy năm vừa qua cổ phiếu đã lên nhanh.” Cậu ấy nói: “Tôi không thích Microsoft, ở đây cũng tốt.” Sau đó tôi phát hiện cậu ấy có một tấm ảnh chụp chung trong đó có cậu ấy, chị gái, chồng của chị gái và Bill Gates.
Hóa ra chị gái cậu ấy cùng Bill Gates thành lập ra Microsoft, hiện đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc, cũng là tỷ phú. Trong văn phòng có người biết, nhưng không có ai lân la lấy lòng, mọi người coi anh như bình thường. Anh ấy không mong làm giàu, có phần yên ổn đạm bạc.
Ở Mỹ, có nhiều tiến sĩ mà lựa chọn đầu tiên của họ là làm giáo sư thay vì đi làm cho công ty mặc dù làm giáo sư lương thấp hơn, lại vất vả. Tuy nhiên làm giáo sư được tự do về thời gian và có cơ hội học tập hơn.

Vui vẻ chúc mừng thành công của người khác

Tôi có một người bạn làm trợ lý giáo sư ở một trường đại học. Công ty chế dược lớn nhất của Mỹ mời cậu ấy làm giám đốc một bộ phận nghiên cứu với mức lương khởi điểm cao gấp 3 lần lương ở trường. Nhưng cậu ấy không đồng ý, cậu chỉ muốn làm giáo sư. Cậu bạn này cũng rất quan tâm tới bài viết của tôi.
Gần đây, phát hiện của anh được Hiệp hội Dịch vụ Y khoa xem như là thách thức đối với Y học truyền thống và thu hút được sự quan tâm của truyền thông nước Mỹ. Một giáo sư lâu năm ở Mỹ đã nói với anh ấy rằng: “Tôi đã nghiên cứu nhiều năm, cũng luôn hy vọng thành quả của mình thu hút được nhiều quan tâm như vậy.”
Không chỉ thế, vị giáo sư này còn nghiêm túc quan tâm đến ý tưởng của anh ấy, muốn đưa ảnh hưởng của nghiên cứu đó phát hiển hơn lên. Không biết rằng nếu tôi là vị giáo sư ấy, liệu tôi có chân thành xúc động vì thành công của người khác và mong muốn làm cho nó tốt hơn nữa không.
Người Mỹ rất bình đẳng và tự tin trong giao tiếp. (Ảnh: Internet)Người Mỹ rất bình đẳng và tự tin trong giao tiếp. (Ảnh: Internet)
Người Mỹ có sự tự tin, nên họ vui vẻ chúc mừng thành công của người khác. Khi không có sự tự tin, bạn rất khó bình tâm chúc mừng những người xung quanh, dù cho đó có là bạn thân đi nữa.
Không phải là người ta lấy mất cơ hội của bạn, mà là thành công của họ làm dấy lên sự tự ti và sự ganh tức trong lòng bạn, khiến bạn không thể bình tâm được. Còn nếu như kiêu ngạo trên sự thất bại của người khác, thì đồng nghĩa với việc sự tự tin đó được kiến lập trên sự tự ti thấp kém.

Học vị cao không tạo ra khoảng cách

Tôi có một người bạn vừa nhận danh vị giáo sư, rất cao hứng từ Massachusets tới California thuê căn hộ sống.
Là giáo sư, sống chung cư đương nhiên không có vấn đề gì. Hàng xóm bên cạnh là một gia đình người Mexico, mỗi ngày gặp mặt nhau đều chào hỏi. Khi nói chuyện, người đàn ông Mexico đầy mùi mực, là một người lao động, ít học nhưng vẫn toát lên vẻ tự tin mãn nguyện với cuộc sống.
Anh giáo sư này nghĩ, người hàng xóm tuy có không học vấn cao, nhưng lại dám nói chuyện cười đùa vui vẻ với một giáo sư như anh, thì có thể cũng là loại thành công trong kinh doanh. Nhưng hóa ra không phải, công việc vị này bấp bênh, phải nhận trợ cấp của chính phủ cho 5 đứa con nhỏ, mỗi người vài trăm đô một tháng. Bạn tôi cảm khái mà nghĩ thầm: e rằng Tống thống có đến thì người đàn ông Mexico này cũng không chùn gối. Chức vụ cũng không thể làm giảm đi sự tự tin của người khác. 
Dưới bầu trời tự do của Mỹ, ta sẽ hiểu được sự tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. Bởi vì người ta không phải cố gắng làm giáo sư để khiến mình thanh cao hơn hay dùng học vị tiến sĩ của bản thân để nhấn mạnh sự thấp kém của người công nhân, dùng xe mới chạy khắp nơi khoe mẽ để khiến xe cũ xấu hổ hay dùng nhà đẹp để khiến hàng xóm cảm thấy tự ti nhụt chí.

Người quyền quý cũng không thể ngang ngược

Ngày 11/12/1997, phóng viên nổi tiếng Cindy rốt cuộc cũng có được một cuộc hẹn phỏng vấn riêng với vợ của Tổng thống Clinton sau nhiều nỗ lực. Bà Clinton đồng ý sau khi diễn thuyết tại hội nghị phụ nữ của câu lạc bộ trường đại học Manhattan New York sẽ dành một giờ để trò chuyện cùng Cindy.
Buổi phỏng vấn dự định diễn ra tại câu lạc bộ này của trường. Đây là một câu lạc bộ truyền thống trang nghiêm, màu sắc cổ kính đã có lịch sử cả 100 năm rồi. Cindy đến trước và ngồi chờ bà Clinton ở đại sảnh. Trong lúc chờ đợi, cô lấy điện thoại ra và gọi.
Một người bảo vệ lớn tuổi tiến đến và hỏi: “Thưa bà, bà đang làm gì thế?” Phóng viên Cindy trả lời “Tôi có hẹn với phu nhân Tổng thống Clinton.” Người bảo vệ nói “Bà không được dùng điện thoại trong câu lạc bộ, xin mời bà ra ngoài.” Nói xong, ông rời đi và Cindy cũng cất điện thoại.
Một lát sau người bảo vệ quay lại, thấy cô phóng viên vẫn chưa đi, còn đang bàn chuyện với phu nhân Clinton ở đại sảnh, ở đó có cả các trợ lý cao cấp của phủ Tổng thống. Người bảo vệ già có vẻ không vui nói: “Hành vi này không thể chấp nhận được, các ông bà phải rời khỏi đây.” Bà Clinton liền kéo Cindy nhanh chóng rời khỏi đó.
Người bảo vệ lớn tuổi không phải là nhân viên canh gác thủ phủ to lớn gì lắm. Ông chọn lựa sự tuân thủ luật lệ, nguyên tắc khiến ngay cả những người quyền quý cũng không thể ngang ngược trước mình.
Bài học về sự lựa chọn của người Mỹ giúp tôi phát triển bản thân theo một cách phù hợp hơn. Tôi không dùng giá trị của người khác làm tiêu chuẩn thành công của bản thân, hạnh phúc là không có phân biệt giàu nghèo.
Tại một số quốc gia châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm.
Chúng ta không thể chấp nhận con người thực của chính mình, càng không biết cách khiến cho cuộc đời trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Các thế hệ đi trước chúng ta ít có sự lựa chọn, nên phần nào đó họ thường giáo dục chúng ta như thế, liệu chúng ta có muốn theo cách như vậy để giáo dục các thế hệ tiếp nối hay không?
Theo NTDTV
Thiên Thiên biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét