Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Thói “cuồng” Hoa hậu của người Việt Nam

ab-1450705778385
Thói “cuồng” Hoa hậu của người Việt Nam – hay khi “tinh thần dân tộc” chỉ là một cái mác quá rẻ
Chưa bao giờ truyền thông và cộng đồng mạng Việt Nam lại quan tâm nhiều tới một cuộc thi sắc đẹp như thế. Đâu đâu cũng thấy ủng hộ, kêu gọi, bình chọn cho Phạm Hương, với sự lặp lại của những cụm từ như “tinh thần dân tộc” hoặc “tự hào Việt Nam.” Còn mình chỉ thấy tất cả thật nực cười. Nực cười vì bây giờ khái niệm “tinh thần dân tộc” trở nên rẻ tiền như thế. Nực cười vì một đất nước kinh tế – giáo dục còn chưa ra đâu vào đâu, mà cái thứ người ta quan tâm nhất lại là cô Hoa hậu ấy hôm nay mặc váy gì.
<!->

1. Người Việt Nam đã mơ về chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ hay Hoa hậu Thế giới từ lâu lắm rồi; mỗi năm lại cập nhật xem đại diện lần này vào top mấy, có đạt kỉ lục gì không, cứ như đây là một cuộc thi khách quan mang tính toàn cầu, do một nhà cầm quyền tối thượng đứng ra tổ chức. Người ta có bao giờ nghĩ đến việc những cuộc thi thế này là sản phẩm của những tập đoàn tư nhân, cũng đều do con người đứng ra đặt quy định, chấm điểm và trao giải? Hoa hậu Hoàn vũ từng là của NBC và Donald Trump, giờ là của WME/IMG, không phải một Chúa Trời quyền lực nào có quyền quyết định xem đất nước nào đẹp hơn đất nước nào, con người nào đẹp hơn con người nào. Và đã là do những tập đoàn tư nhân tổ chức, do con người đứng sau, thì Hoa hậu cũng chỉ là một cuộc thi mang tính chủ quan. Định nghĩa trên Wikipedia của Miss Universe là “one of the most publicized beauty contests in the world” – một trong những cuộc thi được “quảng bá” rộng nhất, chứ không phải “lớn” nhất, càng không phải QUAN TRỌNG nhất. Ấy thế mà buồn cười, người ta cứ nghĩ có được chiếc vương miện ấy là trở thành bá chủ thế giới luôn rồi.

2. Và vì Hoa hậu Hoàn vũ chỉ là sản phẩm của những công ty, tập đoàn tư nhân như WME/IMG, thì về cơ bản, nó cũng chỉ là một trò chơi không hơn không kém, chỉ là một reality show giống như Next Top Model với những tiêu chí khác mà thôi. Tại sao ư?
– Nếu ai theo dõi kĩ, thì sẽ thấy Miss Universe là một công cụ hoàn hảo để quảng cáo sản phẩm thương mại. Phần thi swimsuit một phần để phô hình thể, để thi thố, một phần là để quảng cáo cho thương hiệu swimsuit Yamamay và thương hiệu giày Chinese Laundry. Không tin? Hãy lên website Miss Universe để thấy tên những thương hiệu này tràn ngập caption album ảnh. Cuộc thi nhằm “tôn vinh vẻ đẹp,” hay chỉ dùng họ để làm mẫu quảng cáo? Khác gì Next Top Model, một chương trình đặt product placement làm trung tâm?
– Đặc điểm của những reality show như Next Top Model là khai thác những câu chuyện đời tư dễ gây mủi lòng, ví như concept “vịt hoá thiên nga” mà VNTM áp dụng suốt mấy mùa không chán. Năm nay, Miss Australia – top 10 – nhận được sự chú ý của truyền thông (tới cả Daily Mail) vì đã từng là một người tị nạn, cùng câu chuyện vượt khó hoà nhập với đất nước mới. Đến vòng ứng xử Top 5, câu hỏi dành cho Miss France cũng về chính trải nghiệm của cô với vụ nổ bom Paris ngay tháng trước. Kể cả vẻ đẹp có “bình thường,” nhưng câu chuyện thú vị, thì vẫn có thể tằng tằng đi tiếp. Nghe giống Next Top Model chứ?
– Một reality show thì không thể thiếu yếu tố gây sốc. Màn trao nhầm vương miện năm nay đã cũ rồi, chỉ là sự học đòi của chung kết Australia’s Next Top Model năm 2010 mà thôi.
http://cafekubua.com/2015/12/22/thoi-cuong-hoa-hau-cua-nguoi-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét