Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

NHẬT BẢN CHÍNH THỨC XIN LỖI VÀ BỒI THƯỜNG CHO HÀN QUỐC VỀ VỤ LÍNH NHẬT BẮT ÉP 200.000 PHỤ NỮ ĐẠI HÀN PHỤC VỤ SEX TỪ 1910 ĐẾN 1945

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) bắt tay Ngoại trưởng Nam Triều Tiên Yun Byung-se (phải)
sau buổi họp báo chung ở Seoul Hàn Quốc ngày 28/12/2015 để công bố Thỏa Thuận về "Phụ nữ giải sầu"<!->
Còn 64 quý cụ lão bà trong số "Phụ nữ giải sầu" bị quân đội Nhật Bản bắt phục vụ Sex
với tuổi thọ trung bình 87 đang được Nhật bồi thường USD8.3 Triệu và xin lỗi.
VietPress USA (28-12-2015): Một vấn đề lịch sử do chiến tranh để lại gây tranh cải vì danh dự của hai quốc gia giữa Nhật Bản và Nam Hàn đã kéo dài suốt 70 năm ròng rã, hôm nay Thứ Hai 28-12-2015 đã vừa được giải quyết tốt đẹp bằng một Biên bản Thỏa thuận vĩnh viễn không thay đổi được ký kết giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se

Theo Thỏa thuận vừa ký kết hôm nay, Nhật Bản "chính thức xin lỗi" chính phủ và nhân dân Hàn Quốc về hành động sai phạm của quân đội Nhật Bản trong thời gian chiếm đóng Hàn Quốc từ năm 1910 đến 1945 đã bắt ép khoảng trên 200.000 phụ nữ có gia đình và Thiếu nữ Hàn Quốc làm "gái điếm phục vụ giải sầu" cho quân đội Nhật Bản. Hiện nay những người đó đã chết, nhưng đau khổ và uất hận vẫn còn tồn tại trong thế hệ các con cháu của những gia đình mà các nạn nhân đã để lại. Có khoảng 238 gia đình các nạn nhân của "phụ nữ giải sầu" nộp đơn khiếu nại, nhưng chính quyền Hàn Quốc hiện chăm sóc cho 64 quý bà nạn nhân trực tiếp vẫn còn sống ở tuổi từ 80 đến 97. Những người nầy được chính phủ Nhật Bản thỏa thuận bồi thường khoản tiền mặt là 1 Tỷ đồng Yen Nhật Bản tức USD8.3 Triệu được ghi trong Thỏa thuận ký kết hôm nay.
Trở lại vần đề lịch sử, vào cuối thế kỷ 19, nước Nga rất muốn bành trướng ảnh hưởng tại miền Tây Bá Lợi Á và châu Á; trong khi đó Nhật Bản đang ở vào thời kỳ canh tân, cũng muốn phát huy thế lực sang bán đảo Triều Tiên. Năm 1902, sự liên minh quân sự giữa nước Anh và Nhật Bản đã làm lợi cho nước quân phiệt Nhật Bản đứng đầu châu Á lúc bấy giờ. 

Nhật Bản muốn ngăn chận Nga xâm lấn qua châu Á nên Nga và Nhật có nhiều xung khắc quyết liệt. Sau nhiều bất hòa đối kháng lẫn nhau mà không thể giảng hòa được nên vào tháng 2 năm 1904, Nhật Bản mở cuộc tấn công bất ngờ vào hạm đội Nga trú đóng tại Hải cảng Lữ Thuận (Port Arthur), đã khiến cho bùng nổ cuộc chiến tranh Nga-Nhật. Nước Triều Tiên khi đó tuyên bố trung lập nhưng khi chiến tranh càng tiếp diễn, quân đội Thiên Hoàng Nhật đã tràn vào bán đảo Triều Tiên bằng võ lực. Chính quyền Triều Tiên thời đó không còn cách nào khác là đành chịu đựng việc chiếm đóng trước sức mạnh quân sự của Nhật Bản.


Chiến tranh Nga-Nhật kết thúc bằng chiến thắng của Nhật vào năm 1905 đã khiến cho thế giới phải bàng hoàng vì đây là lần đầu tiên, một nước châu Á da vàng đã đánh thắng một quốc gia da trắng. Kết quả của sự thất trận này là việc Nhật Bản công bố Triều Tiên là nước "bảo hộ" của Nhật Bản.

Để có được sự chấp nhận bảo hộ chính thức của quốc gia Triều Tiên, Thủ Tướng Nhật Bản thời bấy giờ là Ito Hirobumi đã tới Hán Thành (Seoul) vào ngày 5-11-1905, khuyến cáo chính quyền Triều Tiên chấp nhận một Hiệp ước chuyển giao một phần chủ quyền cho Nhật Bản. Vua Triều Tiên Kojong và nội các của ông đã chống lại đề nghị nầy, nhưng chưa được 2 tuần lễ sau đó, Thủ Tướng Nhật Bản Hirobumi đã thuyết phục được đa số nội các Triều Tiên chấp nhận Hiệp ước để chính thức ký kết ngày 18-11-1905 công nhận Triều Tiên là xứ "bảo hộ" của Nhật Bản và dành chủ quyền ngoại giao của Triều Tiên cho Nhật Bản cũng như quyền hiện diện của một vị Tướng Toàn Quyền Nhật và quân đội Nhật Bản đóng tại Triều Tiên để điều hành các công việc đối ngoại, bảo vệ an ninh.
Năm 1993, thân nhân các bà trong số "Phụ nữ Giải
sầu" đã biểu tình phản đối Nhật và đòi công bình!
Khi bản Hiệp ước được công bố, đã bùng nổ ra các cuộc phản đối của dân chúng Triều Tiên và các đòi hỏi thời bấy giờ là phải trừng trị "5 kẻ phản bội", những người đã chấp nhận Hiệp ước. Quân cảnh Nhật Bản được gởi tới để dẹp tan các đám biểu tình. Nhân vật cố vấn cho Vua Kojong là Min Yong-hwan và Thủ Tướng Cho Pyong-se, cả hai phải tự tử. Sau đó việc điều hành củaTướng Toàn Quyền Nhật Terauchi Masatake đã vượt ra ngoài phạm vi của Hiệp ước. Ông này có quyền duy trì luật pháp và trật tự, can thiệp vào việc quản trị nội bộ của Triều Tiên, giám sát các nhân viên chính phủ người Nhật Bản cũng như người Triều Tiên và cũng có quyền ban hành các sắc lệnh.

Vào tháng 6 năm 1907, Vua Kojong gửi một nhóm đặc sứ bí mật tới Hội Nghị Hòa Bình tại Hòa Lan (the Hague Peace Conference) để yêu cầu quốc tế làm áp lực sao cho Nhật Bản phải rút ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Nhiệm vụ của nhóm đặc sứ thất bại nên vào tháng 7 năm 1907 tức một tháng sau đó, để tránh sự trả thù của Nhật Bản, nội các của Vua Kojong với sự giật dây bên trong của Nhật Bản, đã bắt buộc nhà Vua phải thoái vị, nhường ngôi cho người con trai nhút nhát lên ngôi là Vua Sunjong (trị vì 1907-1910)Vua Sunjong này sau đó kết hôn với một người vợ Nhật và được cho mang giòng dõi quý tộc Nhật. Nước Triều Tiên kể từ đó thật sự hoàn toàn bị cai rị bởi một vị Tướng Toàn Quyền Nhật, chỉ dưới quyền của Thủ Tướng Nhật' còn Vua Sunjong coi như bù nhìn.


Như vậy tới năm 1910, Triều Tiên hoàn toàn bị "sát nhập" vào Nhật Bản, đất nước Triều Tiên không còn nữa, quê hương này từ đó là sở hữu của người Nhật! Trong nhiều thập sau đó, chính quyền quân sự chiếm đóng Nhật Bản đã hành động tàn nhẫn để xóa bỏ hoàn toàn văn hóa Triều Tiên. Hai sư đoàn quân Nhật đã được trải rộng, trấn giữ quê hương Triều Tiên và từ đây là thời kỳ ghê sợ nhất trong lịch sử Triều Tiên.

Theo lý thuyết, người Triều Tiên đã trở nên thần dân của Hoàng Đế Nhật Bản, được hưởng mọi quyền lợi như người dân Nhật; nhưng sự thực, chính quyền đô hộ Nhật bản đã đối xử với dân chúng Triều Tiên như một dân tộc bị chinh phục làm nô lệ. Mọi chức vụ quan trọng trong chính quyền đều được giao phó cho các nhà thuộc địa Nhật Bản. Hầu như tất cả đất đai trước kia thuộc về Hoàng Gia Triều Tiên, thuộc về chính quyền cũ và về các ngôi chùa Phật Giáo, đều bị tịch thu và bán lại với giá rẻ cho những người di dân Nhật mới qua. Hai triệu nông dân Triều Tiên bị đẩy ra khỏi mảnh đất sinh sống lâu đời của họ.

Triều Tiên là đất nước có 8.600 Km bờ biển, ngành đánh cá của tư nhân rất phổ thông trước kia, nay đã bị cấm đoán. Tất cả tôm, cua, sò, cá và các hải sản đánh bắt được đã bị quản trị bởi các công ty do Nhật Bản làm chủ và xuất cảng sang Nhật Bản. Trên đất liền, Công Ty Phát Triển Đông Phương (the Oriental Development Company) của Nhật đã chiếm đoạt phần lớn tài sản của xứ Triều Tiên, bao gồm các bất động sản, hầm mỏ và kỹ nghệ. Các tài nguyên thiên nhiên như than đá, vàng, sắt, magnesium cũng như đồ ăn và các sản vật chế tạo chỉ được vận chuyển qua nước Nhật. Đổi lại, Nhật Bản xuất bán qua Triều tiên với giá cắt cổ các loại hàng hóa rẻ tiền chế tạo từ Nhật Bản. Người Nhật đã độc quyền kiểm soát không những cách phân phối hàng hóa mà còn tất cả các mặt khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tài chính, kỹ nghệ, giao thông, hàng hải.

Bên cạnh đời sống kinh tế đã bị bóp nghẹt về nhiều mặt, chính quyền chiếm đóng Nhật Bản còn giới hạn và rất hà khắc đối với các quyền lợi tư nhân và xã hội. Nhân quyền hầu như bị gạt bỏ hoàn toàn. Kể từ năm 1910, các trường học tư thục tại Triều Tiên bị kiểm soát chặt chẽ, các trường công lập chỉ được mở ra một cách giới hạn. Sách vở và báo chí viết bằng ngôn ngữ Triều Tiên bị kiểm duyệt kỹ càng. Các nhật báo Triều Tiên bị lệnh đóng cửa, nhiều chủ nhiệm và nhà văn nhà báo bị tống giam. Các nhóm trí thức và chính trị không có quyền thành lập, đồng thời các buổi họp phải xin phép trước và được canh gác bởi quân cảnh Nhật Bản. Mỗi rạp hát đều bị theo dõi đặc biệt làm sao không có tiếng nói tuyên truyền chống Nhật. Mạng lưới công an, cảnh sát Nhật Bản đã tỏa rộng, len lỏi vào mọi sinh hoạt của người dân địa phương. 


Trong thời gian thống trị Triều Tiên, Nhật Bản cho truy lùng phụ nữ dù có gia đình chồng con nhưng còn trẻ trung xinh đẹp; và truy lùng các thiếu nữ Triều Tiên từ mới lớn đến dưới 40 tuổi để thành lập lực lượng "Mua vui giải sầu" làm nô lệ tình dục cho 2 Sư đoàn quân chiếm đóng của Nhật; cũng như phục vụ Sex cho giới cầm quyền, thương gia hay đàn ông nhập cư của Nhật Bản vào Triều Tiên. Những phụ nữ Triều Tiên có chồng con đều bị bắt ra khỏi gia đình và chuyển đến những trại tập trung xa xôi để ngày đêm lo phục vụ Sex cho quân đội chiếm đóng Nhật Bản mà thôi. Những phụ nữ nầy được cấp phát áo quần và thực phẩm ăn trong các nhà chứa chứ không có lương bỗng hay tiền bạc gì.. Nếu phụ nữ Triều Tiên nào được một sĩ quan Nhật Bản chọn là "gái bao" thì còn may mắn có được cuộc sống khá hơn những phụ nữ ở trong khu nhà chứa tập thể. Những phụ nữ "mua vui giải sầu" nào không làm vừa lòng quân đội chiếm đóng Nhật Bản lúc đó có thể bị trừng trị tại chỗ bằng đánh đập tra tấn hay bằng cách xử tử mà không có bản án.

Sư cai trị tàn ác đó của quân đội Nhật Bản tại bán đảo Triều Tiên kéo dài cho đến ngày 06-8-1945 Hoa Kỳ thả quả bom Nguyên tử Little Boy xuống thành phố Hiroshima giết tại chỗ 146.000 người và tiếp theo ngày 09-8-1945 Hoa Kỳ thả thêm quả bom Nguyên tử thứ nhì tên Fat Man xuống thành phố Nagasaki giết tức khác trên 80.000 người đã buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện qua ký kết tuyên bố đầu hàng ngày 02-9-1945 và Đệ II Thế chiến kết thúc sau khi Hitler và Đức Quốc Xã đã đầu hàng từ ngày 08-5-1945 tại Âu châu.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng năm ngày 02-9-1945, quân đội Hoa Kỳ và Liên-Xô vào tiếp thu bán đảo Triều Tiên. Lúc đó, Liên Hiệp Quốc chủ trương tạo ra một chính quyền ủy nhiệm để Hoa Kỳ điều khiển bán đảo Triều Tiên ở phía nam vĩ tuyến 38 và Liên Xô điều khiển phía bắc. Tình thế chính trị của Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự hình thành của hai chính phủ. Liên Xô ủng hộ chính quyền miền bắc theo Cộng sản và đặt quan hệ với Trung Quốc; trong khi Hoa Kỳ hỗ trợ cho những người chống Nhật, chống Cộng sản tại miền nam của bán đảo Triều Tiên. Người Triều Tiên bị chia rẽ và chủ nghĩa Cộng sản ngày càng thâm nhập vào Triều Tiên. Sau khi Hoa Kỳ rời khỏi Hàn Quốc và chỉ để lại một số cố vấn thì Bắc Triều Tiên tấn công vào miền nam. 
Chiến tranh Nam và Bắc Triều Tiên bắt đầu từ tháng 6 năm 1950, Hoa Kỳ hậu thuẫn miền nam và Trung Quốc hậu thuẫn miền bắc. Hai miền Nam và Bắc Triều tiên bắn giết nhau. Hàng triệu người Triều Tiên bị thiệt mạng. Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một Hiệp ước đình chiến vào năm 1953 và ranh giới của hai nước trở lại như cũ tại vĩ tuyến 38. Cho đến ngày nay, hai miền Nam và Bắc Triều Tiên vẫn chưa chính thức ký Hiệp ước hòa bình nên coi như đang trong tình trạng chiến tranh. Cả hai bên đều tuyên bố thống nhất là mục đích cuối của họ. Bắc Triều Tiên có số quân đội 1.5 triệu lính là đông nhất thế giới; nhưng nghèo nàn lạc hậu nên luôn đọa thủ phi đạn, thử chết tại bom Nguyên tử hù dọa Hàn Quốc và Hoa Kỳ để xin viện trợ!
Nam Triều tiên đặt thủ đô tại Hán Thành (Seoul) và xựng tên quốc gia là Hàn Quốc, theo chế độ Cộng hòa, Dân chủ, Tự do với đương kim nữ Tổng thống Park Geun-hye lãnh đạo; trong khiBắc Triều Tiên đặt thủ đô tại Bình Nhưỡng (Pyongyang) và gọi tên là Bắc Hàn hay Bắc Triều Tiên theo chế độ Cộng sản do nhà độc tài Kim Jong-un lãnh đạo rất hà khắc và tàn bạo.
"Phu nữ Giải sầu" còn sống sót.
Vần đề quân đội Nhật Bản thời đô hộ Triều Tiên đã lập trại "phụ nữ giải sầu" chủ yếu tại Seoul và khu vực phía Nam Hàn trước nên sau Thế chiến Thứ II, Hàn Quốc và Nhật Bản luôn đặt vấn đề nầy như một điều kiện tiên quyết trong mọi nỗ lực ngoại giao và kinh tế. Hàn Quốc đòi hỏi Nhật Bản phải chính thức xin lỗi chính phủ và nhân dân Hàn Quốc về hành động xấu xa và tàn ác của quân đội Nhật Bản trong thời gian từ 1910 đến 1945 đã bắt ép tối thiếu 200.000 phụ nữ Hàn Quốc làm nộ lệ tình dục khiến họ và gia đình họ phải đau thương tủi nhục. Nhưng đã suốt 70 năm qua Nhật Bản vẫn giữ danh dự không chịu thú nhận sự sai lầm của quân đội Nhật trong giai đoạn chiến tranh trước khi kết thúc Thế Chiến II.
Vì vấn đề phát triển và an ninh chung cùng bảo vệ nhau chống lại sự bành trướng của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp ước 1965 về quan hệ cơ bản giữa hai quốc gia và Nhật Bản đã bồi thường cho Hàn Quốc số tiền USD 800 Triệu dưới hình thức viện trợ không hoàn lại. Theo Điều 2 của Hiệp ước 1965 có ghi rằng "Bất kỳ vấn đề liên quan đến tài sản, quyền và lợi ích của hai bên và công dân của họ đã được giải quyết "hoàn toàn và cuối cùng."
"Phụ nữ Giải sầu" còn sống sót đang được chính phủ
Hàn Quốc nuôi dưỡng và chăn sóc.
Trong các trao đổi, Hàn Quốc từ bỏ quyền yêu cầu bồi thường và bồi thường. Điều này đã được xác nhận bởi các tài liệu giải mật của chính phủ Hàn Quốc được công bố năm 2005. Thế nhưng phía Hàn Quốc nói rằng vấn đề quân đội Nhật cưỡng bức khoảng 200.000 phụ nữ có gia đình và các thiếu nữ Đại Hàn làm gái phục vụ Sex cho 2 Sư đoàn quân đội đế quốc Nhật tại bán đảo Triều Tiên là một vấn đề danh dự và lương tâm mà Chính phủ Nhật Bản phải thành tâm hối lỗi và phải xin lỗi chính phủ và nhân dân Hàn Quốc; đồng thời phải bồi thường cho những nạn nhân.

Vào năm 1993, hai chính phủ đã gặp nhau để xem xét giải quyết vấn đề "Phụ nữ giải sầu" nầy và hai bên đồng ý lập danh sách các nạn nhân phải được bồi thường. Lúc đó đã có 238 nạn nhân của Hàn Quốc đã đăng ký với chính phủ để đòi hỏi Nhật Bản phải bồi thường và xin lỗi khắc phục; nhưng những người đó đã quá già yếu chết dần trong quá trình nhiều năm kéo dài thương thuyết giữa hai chính phủ nên nay chỉ còn 46 nạn nhân trực tiếp vẫn còn sống mà thôi với độ tuổi trung bình là 89 tuổi.

Nhật Bản và Nam Hàn đều là hai đồng minh cốt cán của Hoa Kỳ tại Á Châu và đều cùng đang bị mối đe dọa của Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Bắc Triều Tiên. Thế nên khi Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đến thăm Hàn Quốc, ông đã tỏ ra sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm tinh thần và đạo đức trong vấn đề lịch sử để lại sau ngót 70 năm kể từ khi Nhật Bản đầu hàng và Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc đến nay.

Có bà may mắn có được con cháu chăm sóc
Các nhà Ngoại giao Hàn Quốc và Nhật Bản đã gặp gặp khoảng một chục lần kể từ tháng 4 năm 2014 để thảo luận về các vấn đề "phụ nữ giải sầu" nầy. Hôm nay Thứ Hai 28-12-2015, sau phiên họp kín giữa Ngoại trưởng của hai quốc gia, vấn đề "phụ nữ giải sầu" đã hoàn toàn được giải quyết để khép lại một tranh chấp của lịch sử để lại ngăn cản sự hợp tác phát triển của hai quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ. 

Trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm nay, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se đã công bố hai quốc gia vừa ký kết Thỏa Thuận cuối cùng và vĩnh viễn không hồi tố (irrevocable) công nhận chính phủ Nhật Bản nhận trách nhiệm lịch sử và xin lỗi chính phủ và nhân dân Hàn Quốc về hành động phạm tội của quân đội Nhật Bản trong giai đoạn đô hộ Hàn Quốc từ 1910 đến 1945 đã ép buộc phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục gọi là "phụ nữ giải sầu" cho quân đội Nhật Bản. Nhật Bản cũng đồng ý bồi thường một khoản tiền là 1 Tỷ Yen tương đương USD 8.3 Triệu cho các nạn nhân trực tiếp hiện còn sống mà chính phủ Hàn Quốc đang chăm sóc.
Khi công bố Thỏa Thuận nầy, hai bên cũng trưng ra bức thư viết tay của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ghi rằng "Thủ tướng Abe bày tỏ một lần nữa xin lỗi chân thành nhất và hối hận của mình đối với tất cả những người phụ nữ Hàn Quốc đã trải qua những kinh nghiệm đau thương vô hạn và đau đớn tủi nhục cùng các chịu đựng những vết thương về thể chất và tâm lý nan y.." Ngoại trưởng Nhật Kishida cho biết.
Nhưng hầu hết sống đơn độc và đau khổ sau
thời gian phục vụ Sex nên không lấy được chồng.
"Các vấn đề của "phụ nữ giải sầu", với sự tham gia của các cơ quan, quan chức và quân nhân Nhật Bản tại thời điểm đó, là một sự sỉ nhục nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của một số lớn phụ nữ Hàn Quốc, và nay chính phủ Nhật Bản đau đớn nhận thức chịu trách nhiệm để bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc nhất đến chính phủ và nhân dân Hàn Quốc." Bản Thỏa thuận ghi theo tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Bản.

Ngoại trưởng Nhật Bản cũng nói rằng "Tokyo cảm thấy mạnh mẽ" nhận lãnh trách nhiệm của mình đối với những tội ác chiến tranh, và thừa nhận đó là vấn đề cốt lõi của sự oán giận lịch sử của Hàn Quốc đối với thực dân Nhật Bản trước đây khi Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên từ 1910 đến 1945.

"Vấn đề tranh chấp lịch sử có thể được xem như đã giải quyết xong và bây giờ là lúc để hai bên cùng nhau đoàn kết họp tác chân thành để cùng thịnh vượng và bảo vệ an ninh lẫn nhau và an ninh khu vực", Ngoại trưởng Hàn Quốc nói.

Hoa Kỳ hoan nghênh bản Thỏa Thuận khép lại lịch sử để hai quốc gia đồng minh sẽ cùng với Hoa Kỳ quan tâm bảo vệ tự do hàng không, tự do hàng hải và chống việc Trung Quốc đang muốn thay đổi trật tự địa chính trị trong khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc đang tranh chấp đảo Senkaku (Điếu Ngư) với Nhật Bản.
Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét