Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Thuốc Làm Tan Bịnh Cườm Khô - BS Hồ Văn HIền

      15dhvhien --- tlt1
Trong bịnh cataract, hoặc cườm khô , có một vết đục trong thủy tinh thể của mắt(lens of the eye). Trong một cái máy chụp hình, nhìn vào phía trước, chúng ta thấy một thấu kính (lens) để cho ánh sáng đi vào phía sau và ánh sáng in hình lên phim hoặc trên màng phim tiếp nhận.
<!-> 
Mắt chúng ta cũng tương tự như một cái máy chụp hình, ánh sáng cũng đi qua một bộ phận như một cái thấu kính, bộ phận đó là thủy tinh thể (lens). Lúc cườm khô (cataract) mới xuất hiện, người bịnh thường không thấy thay đổi gì trong khả năng mình trông thấy, nhưng từ từ theo thời gian, vết đục càng ngày càng ảnh hưởng tới thủy tinh thể mắt, làm cho người bịnh biết mắt mờ đi (blurred vision), hình thể sự vật bị méo mó, người bịnh xốn mắt, khó chịu lúc nhiều ánh sáng và dễ bị chóa mắt lúc nhìn vào một ngọn đèn (glare). Cataract không chữa bằng thuốc uống được. Các chữa duy nhất là giải phẫu (mổ) , bằng cách lấy cái thuỷ tinh thể đã vẫn đục ra khỏi cái vỏ (capsule) chứa đựng nó và thay thế vào đó bằng một kính nhân tạo bằng plastic (intraocular lens). Nếu sau khi giải phẩu, bịnh nhân bị cataract lại, thì có thể dùng phải phẩu bằng tia laser để trị chứng này (dùng laser đốt phần vỏ bị đục). Các khảo cứu cho thấy những tia cực tím (ultraviolet/UV lights) làm dễ bị mắc chứng cataract hơn. Cho nên mang kính mát (kính râm, gương) có khả năng lọc tia UV (tia cực tím) hoặc đội nón (mũ) rộng vành lúc ra nắng có thể giúp chúng ta phần nào. Những bịnh nhân tiểu đường (diabetes) cũng có nguy cơ dễ bị cataract hơn, và chữa trị bịnh tiểu đường đúng mức có thể giúp tránh cho mắt người bịnh không bị cataract.
Một tin vui cho chúng ta , nhưng cũng có thể thay đổi cuộc sống các bác sĩ giải phẫu mắt trong tương lai không xa.
Gần đây, chuyên san nổi tiếng thế giới Nature đăng một công bố về khảo cứu dùng thuốc nhỏ mắt để làm tan các cườm khô (cataract) (22 th7-2015). Các khoa học gia (Kang Zhang, University of California) lúc đầu nghiên cứu trường hợp hai em bé mắc bịnh cườm khô bẩm sinh có tính cách di truyền (hereditary congenital cataract), một bịnh mà cha mẹ các em không bị mắc phải. Nghiên cứu các gien của anh em (siblings) các em bé này, người ta nhận thấy các bé này cũng mang cái gen bất bình thường bị đột biến (mutation), và cái đột biến này làm ngưng sản xuất lanosterol, là một chất steroid có mặt trong thuỷ tinh thể. Lanosterol có khả năng chặn các protein crystallin bất bình thường trong thuỷ tinh thể không cho chúng kết tụ với nhau trong tế bào (“lanosterol can prevent intracellular aggregation of various cataract-causing mutant crystallin proteins”)(fig 3). Chất lanosterol được tổng hợp nhờ men (enzyme) lanosterol synthase. Nếu gien điều khiển men này bị đột biến (không hoạt động), cơ thể không tổng hợp lanosterol được. Nói cách khác, cha mẹ của chúng sản xuất lanosterol thì không bị cườm khô, trong lúc các bé thì không sản xuất lanosterol và bị bịnh. Do đó người ta đi đến giả thuyết là có thể dùng lanosterol để làm tan cườm thuỷ tinh thể. Các thí nghiệm dùng lanosterol trên thuỷ tinh thể [lấy ra từ cơ thể] con người, mắt thỏ trong phòng thí nghiệm (in vitro), và mắt chó còn sống (in vivo) cho thấy cataract phản ứng "tích cực " với lanosterol; những phần đục cataract nặng teo lại còn rất nhỏ hoặc biến mất.
Tuy nhiên, chúng ta phải còn đợi các thử nghiệm trên con người. Bịnh cataract có thể do nhiều nguyên nhân , nhiều yếu tố khác nhau, cũng như có bịnh nặng nhẹ tuỳ mức độ. Có nhiều khoa học gia vẫn do dự chưa tin tưởng vào khả năng áp dụng trên lâm sàn của khảo cứu nói trên. Tuy nhiên đây cũng là một kiến thức thú vị, và cũng cho ta thấy, trong y khoa cũng như trong nhiều lãnh vực khác, chúng ta luôn luôn mở mắt để tìm những lối nhìn mới của một sự việc, và từ đó tìm đến những cách giải quyết mới cho vấn đề. Chờ xem.
15dhvhien --- tlt2

Fig 2; Mắt chó trước (before) và sau (after) khi nhõ thuốc lanosterol.
Canine eyes with naturally occurring cataracts, before and after receiving lanosterol treatment. Controls (two columns on right) show dog eyes that didn’t receive treatment. Courtesy of Zhao et al., Nature, 2015.
 15dhvhien --- tlt3
Fig 3:
Các tế bào bên ngoài (epithelial cells) của thuỷ tinh thể (TTT)(lens) giống như tế bào da thường. Lúc TTT tăng trưởng, các tế bào chui, len lỏi vào vùng xích đạo của TTT, và kéo dài ra, tạo những lớp như các lớp trong củ hành. Đồng thời các tế bào phế thải các bộ phận nằm trong thân tế bào, để giữ cho TTT trong suốt. Trong các tế bào TTT chứa đầy ắp các protein gọi là crystallin. Nếu sắp xếp đúng theo một thứ tự nào đó, các crystallin để cho ánh sáng đi qua, nếu trật tự này rối loạn, chúng kết chùm và thuỷ tinh thể bị đục (cataract), tương tự như tấm rèm tuỳ theo vị trí có thể để cho chúng ta nhìn xuyên thấu hay không.
The life of an eye lens. New lens cells, which are modified skin cells, start on the upper rim of the eye’s lens and migrate to its equator. The cells squeeze inwards and then elongate, creating a stack of layers like the innards of an onion. At the same time, the cells ditch their machinery, like its DNA-packed nucleus and mitochondria, in order to keep the lens clear. Courtesy of Moreau K.L. and King J.A.,Trends Mol Med., 2012
References:
  1. http://www.sciencealert.com/scientists-have-developed-an-eye-drop-that-can-dissolve-cataracts-from-eyes
  2. Ling Zhao et al: Lanosterol reverses protein aggregation in cataracts
http://www.nature.com/nature/journal/v523/n7562/full/nature14650.html
3) http://www.pbs.org/newshour/updates/eye-drops-clear-cataracts/
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Mùa Thanksgiving
Ngày 13 tháng 11 năm 2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét