Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Phiên xử Biển Đông: Anh bị TQ 'giật dây'?

Người ta nhớ đến vai trò của người Anh vào giai đoạn sau thế chiến thứ 2. Chính sách dùng thực dân Pháp và ngay cả người Mỹ để be bờ an ninh, có thể được giải thích qua vụ tướng Gracey (dưới quyền Lord Mountbatten) để tái võ trang quân đội thực dân Pháp.<!->

Người Anh đương nhiên tranh đấu cho quyền lợi của nước họ. 

Sau khi Tập Cận Bình qua "mua" cảm tình và mở đường mua bán giữa Tầu Cộng và Anh, kỳ này Anh đã chính thức yêu cầu là "nhà quan sát trung lập" trong vụ xử Philippines kiện Trung Quốc về đường chín đoạn tại phiên tòa ở The Hague.

Sự "trung lập" của các James Bond ngoại giao kỳ này có thật sự "trung lập" hay với mục đích nào, thế giới đang chờ xem. Và không ai. dù vẫn coi phim 007, mà chịu quên lịch sử. Đòn ngoại giao mà Việt Cộng tỏ ra xuất sắc trong vụ vận động dư luận thế giới trong cuộc chiến VN trước 1975, kỳ này thua Tầu Cộng rõ rệt, ngoại trừ Hà Nội chỉ nhận được những lời khen bình luận vớ vẩn, về chiến thắng võ mồm, từ những "chiên da" quá kém và thấp cơ, trước những nước cờ của Bắc Kinh

Đinh Thế Dũng
Image copyrightEPA
Image captionÔng Tập Cận Bình thăm Anh vào tháng trước và được đón tiếp long trọng.Anh đã chính thức yêu cầu là “nhà quan sát trung lập” trong vụ xử Philippines kiện Trung Quốc về đường chín đoạn tại phiên tòa ở The Hague.Bộ Ngoại giao Anh nói động thái ngoại giao này là can dự thông thường đối với sự vụ hàng hải quốc tế.
Tuy nhiên, thời điểm Bộ Ngoại giao Anh quan tâm tới tranh chấp lãnh thổ Trường Sa cho thấy có khả năng bị Trung Quốc chi phối, theo báo The Guardian tại Anh.
“Thời điểm đưa ra yêu cầu này có thể xem là Bắc Kinh đề nghị London tham gia với tư cách bên trung gian trong bối cảnh có căng thẳng về quân sự giữa Trung Quốc, Philippines, các nước châu Á và thậm chí cả Hoa Kỳ.
"Động thái của Anh khiến Philippines ngạc nhiên, tạo đồn đoán tằng việc London tham gia là có sự phối hợp với Bắc Kinh sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước," bài của báo này bình luận.
Anh bấy lâu nay nay không thể hiện lập trường đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại các đảo và bãi đá tại Biển Đông.
Ngày 24/11, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, đã bắt đầu phiên đầu tiên sau khi thụ lý đơn của Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Phiên điều trần kín dự kiến kéo dài đến 30/11 với sự tham gia của các quan sát viên từ Nhật Bản, Singapore, Úc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Báo The Guardian nói họ tin là Hoa Kỳ đã khước từ yêu cầu của Anh đề nghị được quan sát phiên xử vì Anh không có dính líu gì tới chủ quyền lãnh thổ tại khu vực này.
Hiện chưa rõ Bộ Ngoại giao Anh định quan sát toàn bộ phiên xử hay không. 
Hồi tháng Tám năm nay Ngoại trưởng Anh kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông nhưng không chỉ trích Trung Quốc.
Ông Philip Hammond nói rằng Anh quan tâm rất nhiều tới sự ổn định tại Biển Đông và không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền.
"Chúng tôi muốn việc tuyên bố chủ quyền được giải quyết bằng các biện pháp thông qua luật lệ chứ không phải sức mạnh, theo cách phù hợp với ổn định và hòa bình lâu dài cho khu vực, tự do đi lại trên biển và trên không, và phù hợp với luật pháp quốc tế," ông Hammond nói trước cử tọa là sinh viên tại Bắc Kinh.
Hồi giữa năm 2014, Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ đã nói chuyện với Trung Quốc đểnêu quan ngại về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên Biển Đông.
Quốc vụ Khanh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hugo Swire khi đó ra tuyên bố nói việc hạ đặt giàn khoan ở “vùng biển tranh chấp” đã dẫn tới “căng thẳng gia tăng” trên biển và rằng Anh đã “nêu vấn đề với chính phủ Trung Quốc ở cấp bộ”.
Trong chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với Thủ tướng David Cameron rằng Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Anh trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Tuyên bố chung của hai bên chỉ lặp lại những lập trường quen thuộc như ‘đảm bảo tự do hàng hải’ và ‘giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế’.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét