Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Nick Ut ác ghê - CU TÈO


Huỳnh Công Út (Nick Út)

Hồi ở Miền Tây, tôi thường hay nghe “anh là lính đa tình” dặn nhau coi chừng “Độc như Vịt Xiêm”, loạng quạng là- theo cách nói thời nay- “sát thủ mưng mủ”, nhưng chưa bị thịt Vit Xiêm nó hành lần nào. Thế mà nay thấy hình “Em bé Napalm” của Nick Ut chụp cách đây 42 năm lại đem ra triển lãm tại Hà Nội, tôi bị “hành”, “bỗng dung muốn khóc” và la to lên “Ác như Nick Út!”.<!-->
 
“Ác như Nick Ut!”, không phải vì thấy cái mặt của tác giả trông quả đúng là nham hiểm- tôi không biết gì về tướng số nhưng tự nhiên quả quyết như thế, nếu không đúng thì xin ông Nick tha cho. Tôi thấy “Ác như Nick Ut” không phải nhờ “xem mặt mà bắt hình dong” ông, nhưng qua việc ông làm.
 
Việc ông làm ở đây là đem hình ảnh một em bé gái bị phỏng bởi bomb napal, trần truồng hốt hoảng chạy khỏi vùng bom đạn, nay đã thành phụ nữ khá lớn tuổi ra triển lãm hết chỗ này, mai bày chỗ kia cho công chúng xem.
 
Thà như hồi còn chiến tranh, ông làm phóng viên cho hãng AP, nếu như vì “ăn cây nào rào cây ấy”, ông ăn tiền của bọn phản chiến Mỹ mà chụp những cảnh chỉ có lợi cho mưu đồ tuyên truyền của chúng, biến nạn nhân là quân dân Miền Nam thành tội phạm và biến tội phạm là quân Bắc Việt xâm lăng thành nạn nhân, thì chả ai trách ông làm gì.
 
Đàng này bức hình em bé Kim Phúc của Nick Ut đã góp phần vào chiến thắng của phản chiến Mỹ lẫn VC gây chiến, Mỹ đã “cút, nguỵ đã nhào”, chiến tranh đã chấm dứt hơn 40 năm rồi, và “bên thắng cuộc” tức nhà nước Hồ Chí Minh suốt thời gian qua và đang tiếp tục kêu gọi hãy quên quá khứhãy “Hòa hợp hòa giải”, và nhất là cô bé trong hình năm xưa nay đã thành bà lên tiếng, “…hãy quên nó đi”(1).
 

Bức hình em bé Kim Phúc của Nick Ut

Thế mà Nick Ut cứ chưng đi bày lại, khắp nơi, vẫn với ánh mắt tự hào với “tác phẩm tuyệt diệu”. “Có người ví von, như trời đất sinh ra” người ta chê ăn cơm nguội, Nick Ut lại khoái xực cơm thiu, cơm thối. Chẳng lẽ ông công dân Mỹ gốc Mít Nick Ut đói đến thế sao. Đói đến mờ mắt, quên cả luật pháp Mỹ cấm phổ biến ra chỗ công khai hình ảnh để lộ bộ phận sinh dục của con người, đặc biệt là của trẻ nít? Có người tự hỏi có bao giờ Nick Ut tưởng tượng nếu đứa bé gái trần truồng trong hình kia là con ông, là vợ ông bây giờ, liệu ông có dám “chiêu hàng” như vậy không?
 
   Ông Nick Út và bà Phúc tại triển lãm ảnh ở Anh. Ảnh: Mirror
Ông Nick Út và bà Phúc tại triển lãm ảnh ở Anh.
Phải chăng, chỉ có “Ác như Nick Ut” mới giúp Nick Ut quên hết lý trí tình cảm “làm được” chuyện triển lãm “Em bé Napalm” dài dài đến hôm nay như vậy.
Xin bắt chước bác Hồ, kết thúc bài mổ bằng câu: Nick Ut ác ghê!
 
 Trảng Bàng trên Quốc lộ 1 vào lúc 2g chiều, đó lại là một ngày ‘định mệnh’ đối với 2 người: phóng viên chiến trường Nick Út làm việc cho hãng AP và cô bé Phan Thị Kim Phúc. Định mệnh đã đưa đẩy Nick Út đến khoảnh khắc dùng chiếc máy ảnh Leica M3 ghi lại hình ảnh cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, đang trần truồng chạy ra từ đám khói lửa của bom Napalm phía sau lưng.


Sau này, người ta xác nhận trong bức hình lịch sử của Nick Út có 5 đứa trẻ đều trong tư thế chạy trong hoảng loạn, từ trái sang phải, gồm:
 (1) Phan Thanh Tâm, em trai của Kim Phúc, đang mếu máo, cặp mắt nhắm tít (sau tai nạn này em bị hỏng một mắt); 
(2) Phan Thanh Phước, em trai Kim Phúc, vừa chạy vừa ngoái đầu nhìn lại khói lửa phía sau lưng; 
(3) Kim Phúc với bộ mặt vô cùng hốt hoảng, đang gào thét trong những bước chạy với hai cánh tay tựa như chim cánh cụt; 
(4) Hồ Văn Bốn và (5) Hồ Thị Tùng là chị em bà con với Kim Phúc, đang dắt nhau thoát thân khỏi vùng khói lửa. 

Phía sau những đứa trẻ là 4 người lính thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh, tất cả cũng đều trong tư thế chạy. Người thứ nhất nhìn xuống mặt đường, người thứ hai chạy vung tay, người thứ ba hai tay ôm súng và người thứ tư cũng đang ngoái nhìn về cùng một hướng với Phan Thanh Phước. Đó là hướng những quả bom napalm đang lần lượt nổ. Lọt lại phía sau cùng trong ảnh là một người lính mờ nhạt chỉ còn là một cái bóng...
Sau cùng là đám khói lửa từ 4 quả bom napalm được thả từ một phi cơ. Người thì bảo đó là máy bay Mỹ, kẻ thì nói là phi cơ thuộc không lực VNCH. Giả thuyết thứ hai có phần đúng hơn, vì vào thời điểm năm 1972 quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam, không quân Mỹ chỉ yểm trợ cho những trận đánh lớn bằng các phi vụ xuất phát từ Đệ thất hạm đội.
Người ta còn nói đó là một phi vụ ‘oanh tạc lầm’, thả ngay trên đầu ‘phe ta’ nên mới có cảnh tháo chạy hỗn loạn. Mọi người trong ảnh, từ những người lính đến trẻ em, chạy ra khỏi chỗ bom nổ với những khuôn mặt hoảng loạn. Kim Phúc còn hai đứa em nhỏ đã thiệt mạng ngay lúc bom nổ nên không hiện diện trên bức hình. 

nick-1-8641-1430304317.jpg


Kim Phúc được binh sĩ Mỹ chữa phỏng tại chỗ bằng nước trong biđông và nước mưa trên đường.

alt


Phan Thanh Tâm đưa tay dụi mắt, sau này bị hỏng một mắt...
.
Những đứa trẻ tiếp tục chạy...
Bom napalm là loại bom cháy với nhiều cỡ: cỡ nhỏ là các loại bom có khối lượng 6 hoặc 10 pound, cỡ vừa có khối lượng từ 100 đến 200 pound, cỡ lớn có khối lượng 500 đến 750 pound. Bom napalm dễ bốc cháy, khi cháy có khói màu đen, lửa màu vàng và có mùi khét. Nhiệt độ cháy từ 800 – 1.000 độ. Độ bám dính vào vật thể rất lớn và rơi xuống nước vẫn cháy. Với các bom 250 pound, phạm vi gây cháy từ 20 - 30 m.
Bom napalm gây phỏng nặng và bỏng sâu trên thân thể con người. Napalm - còn gọi là ‘phốt-pho trắng’ hay lân tinh - là chất cháy gây phỏng đặc biệt nguy hiểm, có thể giết chết nạn nhân một cách nhanh chóng. Đối với những người sống sót nhưng bị bỏng độ 3, phần da và mạch (vascular dermis) bị thương tổn nặng. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bỏng độ 2 do bị dính các giọt napalm cũng sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn.


Phan Thị Kim Phúc và bức ảnh “định mệnh” tại Salt Lake City.


Nick Út tại Đồi 881, Khe Sanh, gần biên giới Lào.

Nick Út tại Hội thảo Eddie Adams (2) năm 2010.

Nick Út trong lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp mở văn phòng AP đầu tiên ở Hà Nội. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Nick Út trong lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp mở văn phòng AP đầu tiên ở Hà Nội.

Việt Nam, cuộc chiến tranh qua ảnh  - ảnh 4
Phóng viên chiến trường Nick Út trả lời phỏng vấn tại triển lãm

alt
Đứng bên cạnh Kim Phúc ngay Bức tường chiến tranh (Washington DC) tháng 4/2009. 

ut-2519-1433844705.jpg
Ông Út tại địa điểm mà ông đã chụp bức ảnh nổi tiếng ngày 8/6/1972.

trien-lam-anh-chien-tranh-Viet-Nam-phong-vien-chien-truong-hang-thong-tan-AP
Nick Út bên bức ảnh cô bé Napalm Kim Phúc

Bà Kim Phúc và phóng viên Nick Út đứng trước bức ảnh 'em bé naplam'
Bà Kim Phúc và phóng viên Nick Út đứng trước bức ảnh 'em bé naplam'

Nick Ut và Em bé Napalm


Trước hết Cu Tèo có lời xin lỗi riêng tác giả tấm hình nổi tiếng “Em bé Napalm”. Chuyện là... Biết Ông yêu nước Việt Nam như lời ông tuyên bố (*)“Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”, tức là Ông yêu tiếng Việt, nên tôi hồ hởi phấn đấu lao động học tập cải tạo, à quên, phấn đấu phiên âm cái tên Lai Mỹ của Ông ra tiếng mẹ đẻ ông, nhưng rất tiếc không biết “mổ” thế nào cho đúng; mặc dầu đã bỏ công “tham khảo” nhiều nơi, song người thì gọi Ních Út, kẻ thì kêu Ních Ụt. Thôi thì, lực bất tòng tâm, xin Ông bằng lòng cam chịu y như cái tên Mỹ lai Nick Ut, ghi trong Passort Mỹ của Ông vậy.
Ông Nick Ut nổi tiếng về bức ảnh em bé Kim Phúc không may bị bom Napalm của Không quân VNCH thả lầm, bị phỏng trầm trọng. Hình này đã được triển lãm đi triển lãm lại nhiều lần trên 40 năm qua và mặc dầu nó được giải thưởng Pulitzer, nhưng qua cuộc triển lãm của Nick Ut vừa qua, tôi mới thực sự cảm phục lòng can đảm của ông.
Hai chữ “can đảm” Cu Tèo đề cập ở đây đương nhiên không dính dáng đến chuyện một phóng viên chiến trường đúng nghĩa bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, xả thân vào giữa chiến địa để ghi lại hình ảnh của cả hai phe đối nghịch lâm chiến, vì hình này Nick Ut đứng ngoài xa và rình em bé chạy từ vùng lửa khói chạy ra tới chỗ an toàn mới chụp được; vả lại nếu là một phóng viên chiến trường can đảm thì ông đã chộp được những cảnh chiến tranh khủng khiếp gấp ngàn lần, chẳng hạn như cảnh Cộng Sản đập đầu hay chôn sống hàng ngàn người dân Huế vô tội Tết Mậu Thân, hoặc cảnh Bộ đội Bắc Việt xối xả bắn vào biển người dân chạy trốn trên Đại lộ Kinh Hoàng năm 1972... tiếc thay Nick Ut đã không hiện diện tại những nơi đó để chụp những tấm hình cực kỳ bất hủ có một không hai...
Cũng không phải cái can đảm ông đã làm công dân Mỹ, lấy tên Mỹ là Nick, tuyên thệ trung thành và cầm súng bảo vệ nước Mỹ khi cần mà ông lại dám lên tiếng “Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”, nhưng ông lại không thèm bỏ quốc tịch Mỹ để về VN sinh sống. (*)
Can đảm mà Tèo “khen” Nick Ut ở đây là ông đã dám về nước chưng ra giữa Hà Nội hình “Em bé Napalm”, một bức hình cực kỳ phản động. Phản động ở chỗ nào? 
“Một bức hình bằng nghìn lời nói”. Một bức hình “em bé Napalm” còn hơn cả nghìn cuốn sách trắng vạch mặt bọn bồi bút gia nô tung hô bác đảng bấy lâu nay. Chỉ cần nhìn qua tấm hình và biết em bé trần truồng trong bây giờ ở đâu thì thấy ngay bức tranh nó “mang tính” phản động đến đâu:
Các em bé đang sống an lành vì đâu mà lâm vào cảnh bom rơi đạn lạc? Chẳng lẽ tự nhiên làng mạc quê hương em đang thanh bình mà các anh phi công VNCH tự nhiên mang bom Mỹ đến thả? Nếu bảo sỡ dĩ đất nước phải chịu cảnh binh đao là vì “Quân Ngụy” chống lại Bộ đội cụ Hồ vào giải phóng Miền Nam, thì tại sao các em bé này không chạy sang phía “Kách Mạng” khuất sau màn khói sau lưng mà lại chạy về phía các chú lính VNCH?
Thế rồi sau 30/4/75, không chỉ một bé Kim Phúc của tỉnh Tây Ninh, mà cả Miền Nam bị phỏng…
Và Cộng Sản đã cướp lấy “thời cơ” Kim Phúc Phỏng để lợi dụng tuyên truyền cho chế độ bằng cách o bế em đủ điều, cụ thể là đưa em qua cho Cu Ba “gác” (Việt Nam ngủ) để học ngành Dược. Thế mà “Em bé Napalm” đã tìm cơ hội xin tỵ nạn Cộng Sản ở Canada.
Nói tóm lại, “Em bé Napalm” là một bức hình cực kỳ phản động đối với nhà nước Cộng Sản.
Khâm phục lòng can đảm của Nick Ut đã dám vào giữa hàng ngũ Cộng Sản để chống Cộng Sản. Cảm phục sự khôn ngoan của bé Kim Phúc lúc nhỏ bị bom Mỹ mà đã biết chạy về phía VNCH, lớn dù được nuông chiều, vẫn chạy mặt Cộng Sản. Chạy một mạch đến Bắc Mỹ nước non ngàn dặm.
 
Cu Tèo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét