Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Cơ sở Dòng MTGTT từ khởi thủy cho đến khi bị đập phá, ngày 23.10.2015

http://www.tinmungchonguoingheo.com/wp-content/uploads/2015/10/12143221_934388523299569_921769545814597764_n.jpg
22/10/2015
RadioCTM - Nguyễn Vũ@S:<!->
 
alt Nhà cầm quyền đập phá Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm
dongmen1Vào sáng ngày 22/10/2015 rất đông côn đồ, công an đã đến bao vây Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và cho giựt sập để nhà cầm quyền chiếm lấy và đi bán cho tư nhân khác.
Các Cha và Soeur đã căng biểu ngữ phản đối hành vi ăn cướp này.
Để tìm hiểu sự việc, chúng tôi có liên lạc với Linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, mời quý thính giả cùng theo dõi sau đây.
Tu viện MTG Thủ Thiêm được thành lập từ năm 1840 là 1 trong 24 Hội dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam. Các nữ tu đã kiên trì khai phá vùng đất sình lầy, rậm rạp này bằng lời cầu nguyện hoà với mồ hôi và nước mắt trong 175 năm qua, đồng thời ra sức chăm lo cho người dân nghèo nơi đây có cơ may thăng tiến.
Sau năm 1975, theo sự biến chuyển của thời cuộc, 100 mẫu tây ruộng đất và ngôi trường trung tiểu học của các nữ tu cũng bị chiếm hoàn toàn. Các chị em đã nhẫn nhục chấp nhận mà không một lời phản đối, mặc dù cạn kiệt phương tiện mưu sinh và trợ giúp người nghèo.
Với phần đất hẹp gần 3,5 mẫu đất còn lại, các nữ tu vẫn chuyên tâm tu hành và phục vụ. Chị Tổng phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho biết : Nhân sự hiện nay của Hội dòng là 593 chị em, 327 khấn trọn, 114 khấn tạm, 32 tập sinh, 53 Tiền tập và 67 Thanh tuyển. Hội dòng có 63 cộng đoàn, hiện diện trong các giáo phận: Thành phố Hồ Chí Minh, Xuân Lộc, Bà Rịa, Phú Cường, Đà Lạt, Kontum, Mỹ Tho, Long Xuyên và Lạng Sơn ; Có 2 cộng đoàn tại Mỹ và 1 cộng đoàn tại Áo.
Công việc của các chị em trong Hội dòng là : dạy Giáo lý; hướng dẫn các hội đoàn ; phụ trách ca đoàn ; phục vụ phụng vụ phòng thánh ; trao Mình Thánh Chúa, thăm viếng và đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, người già yếu, đau bệnh ; dạy học ; khám chữa bệnh bằng phương pháp Đông Tây y; phục vụ trong ngành y tế… Người nghèo, lương dân và người dân vùng sâu vùng xa nơi không có linh mục luôn là đối tượng ưu tiên phục vụ của Hội dòng.
Về công tác xã hội, Hội dòng phục vụ với các hình thức như : lớp học tình thương; quỹ tín dụng; trợ giúp học bổng; Nhà trọ di dân ; dạy thêu, may, đàn và vi tính; giúp cai nghiện ma túy…
Hội dòng cũng đã thiết lập Hiệp hội Mến Thánh Giá Tại Thế tại một số giáo xứ, gồm những tín hữu nam nữ sống linh đạo Mến Thánh Giá giữa đời nhằm mục đích tu đức, tông đồ và truyền giáo. Nhờ hình thức tông đồ này, hội dòng hướng dẫn được một số anh chị em giáo dân sống tốt ơn gọi Kitô hữu của mình.
Tưởng cũng nên nhắc lại , trong bài phát biểu chào đón Đức Tổng Giám Mục LEOPOLDO GIRELLI, Đại Diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam đến thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào ngày 5/10/2011,nữ tu Maria Lê Thị Thảo, Tổng phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã kính trình lên Đức Tổng Giám mục một số những khó khăn thử thách trong việc bảo vệ một cơ sở tôn giáo đã được xây dựng được 171 năm mà hội dòng đang phải đối diện như sau: “ Hội dòng chúng con đã gắn bó với mảnh đất Thủ Thiêm này trên 171 năm, trải qua biết bao thăng trầm cùng với lịch sử đất nước. Quý bà và chị em đã đổ biết bao mồ hôi nước mắt, đã dày công gầy dựng và phát triển để Hội dòng mới có ngày hôm nay. Chúng con là hậu duệ phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, chúng con đang đứng trước một vấn đề rất nan giải : một bên là lời kêu gọi di dời giải toả của nhà nước vì Đô Thị mới Thủ Thiêm, một bên là Nhà Dòng, là mảnh đất thiêng liêng ân tình, là chính tên gọi “Thủ Thiêm”… Đây là nỗi băn khoăn thao thức rất lớn của Hội dòng. Chúng con chỉ biết cậy vào tình thương của Chúa, và rất cần lời cầu nguyện, sự quan tâm nâng đỡ của các Đấng Bản quyền.”
Trong bài phát biểu của mình, Chị Tổng Đại Diện Hội Dòng khẳng định với vị Đại Diện Đức Thánh Cha ở Việt Nam rằng : “ Dòng Mến Thánh Giá chúng con mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, trực thuộc Đấng Bản quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân. Sứ mạng của chúng con là thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh và tiếp nối sứ mạng cứu độ của Người, bằng việc chuyển cầu nơi nguyện đường và trong cuộc sống. Chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong năm lãnh vực : văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin. Tinh thần của Dòng là khổ chế, hy sinh vì tình yêu Chúa Giêsu-Kitô Chịu-Đóng-Đinh. Đặc tính là phát sinh từ lòng dân tộc và gắn bó với Giáo hội địa phương, nhằm bổ túc cho sứ vụ của hàng giáo sĩ trong những công việc phù hợp với người nữ tu”.
Thế nhưng hiện nay, với vị thế trên nằm trên bờ sông Sài Gòn đối diện với bến Bạch Đằng, khu vực tu viện của các chị em nữ tu đã trở thành mảnh đất vàng, là một địa điểm tốt để khai thác các lợi nhuận về kinh tế, và đó cũng là lý do khiến chính quyền có cuộc hiệp thương di dời cơ sở tu viện đến một địa điểm khác.
Vì vậy, vào khoảng giữa năm 2009 chính quyền quận 2, TP HCM đã thông báo với các nữ tu về dự định giải toả Tu viện, cũng là nhà chính và là trụ sở của Hội Dòng MTG Thủ Thiêm. Và chính quyền đã gửi giấy mời đại diện Nhà Dòng đi ra UBND phường Thủ Thiêm, gặp chính quyền để “tiếp xúc hiệp thương việc di dời cơ sở tôn giáo”. Lập trường của các chị em nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá đã được khẳng định một cách rõ ràng, dứt khoát như đã ghi trong biên bản tại trụ sở Ủy ban Nhân dân phường Thủ Thiêm rằng: “Dứt khoát không di dời, hội dòng sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trên mảnh đất Thủ Thiêm, nơi mà Hội dòng đã gắn bó gần hai thế kỷ”.
Dù vậy, nhà chức trách vẫn duy ý chí, hạ quyết tâm xoá đi những dấu tích văn hoá tâm linh của Sài Gòn được hình thành ở vùng đất này gần 200 năm . Theo tin mới cập nhật thì hôm nay (22.10), một nhóm phụ nữ được điều động đến kéo vào trong Nhà Dòng MTGTT để gây rối. Cường quyền huy động cả xe cẩu đến để đập phá trường học của Nhà Dòng. Hiện tại quý sơ Dòng MTGTT đang cầu nguyện và giăng biểu ngữ yêu cầu nhà cầm quyền dừng ngay việc đập phá trường học của Nhà Dòng.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho các chị em nữ tu thêm lòng can đảm, lấy Văn Minh Tình Yêu do Giáo Hội đề ra để nhìn nhận và giải quyết mọi tranh chấp có thể xảy ra. Đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam thấu đạt được ý nghĩa của thông điệp Bốn Mươi Năm của Đức Piô XI rằng : “ Xã hội chỉ có thể công bình ngày nào các cá nhân và thể chế trở nên công chính mà thôi” .
Điền Phương Thảo
(Bài viết có sử dụng tổng hợp tư liệu về quá trình hình thành và phát triển của Hội Dòng MTGTT )
 
 

Đảng Việt Tân lên tiếng về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-10-21
nguyen-thi-phi2-622.jpg
Bà Nguyễn Thị Phi tại cơ quan công an.
Photo courtesy of VOV

Bà Phi không phải là đảng viên Việt Tân

Việt Nam mới đây lên tiếng cáo buộc nhà hoạt động xã hội, họa sĩ Nguyễn Thị Phi, người vừa bị bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh Việt Nam, có liên quan đến đảng Việt Tân ở hải ngoại và các đối tượng phản động trong và ngoài nước nhằm chống phá nhà nước Việt Nam. Đại diện đảng Việt Tân đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này.
Đảng Việt Tân hôm 21 tháng 10 lên tiếng chính thức phủ nhận những cáo buộc rằng đảng này có liên hệ với bà Nguyễn Thị Phi, người vừa bị công an Việt Nam bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên biên giới Việt Lào, tại tỉnh Hà Tĩnh.
Lên tiếng với ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, phát ngôn viên đảng Việt Tân tại Washington DC, ông Hoàng Tứ Duy cho biết:
Bà Nguyễn Thị Phi không phải là đảng viên Việt Tân và không có dính líu gì đến các sinh hoạt của đảng Việt Tân cho nên chúng tôi không rõ bà ta đã có những tài liệu gì. 
-Hoàng Tứ Duy
“Bà Nguyễn Thị Phi không phải là đảng viên Việt Tân và không có dính líu gì đến các sinh hoạt của đảng Việt Tân cho nên chúng tôi không rõ bà ta đã có những tài liệu gì. Tuy nhiên việc bà ta mang tài liệu về Việt Nam là cái quyền của bà và trong những ngày tới thì chúng ta sẽ biết thêm về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi. Về phía đảng Việt Tân chúng tôi không biết bất cứ thông tin gì về sinh hoạt của bà ta.”
Bà Nguyễn Thị Phi, 56 tuổi, là một họa sĩ lấy bút hiệu Hồng Phi. Truyền thông nhà nước trích lời giới chức Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cho biết bà Phi bị bắt vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 17 tháng 10 tại trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Cầu treo thuộc xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Lực lượng biên phòng cửa khẩu phát hiện bà Phi nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu.
Trang tin của đài tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 20 tháng 10 cho biết phía cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện trong máy tính và ổ cứng mà bà Phi mang théo có chứa nhiều tài liệu liên quan đến mối quan hệ của bà với các đối tượng phản động trong và ngoài nước, tài liệu và bài viết nói xấu chế độ, cổ súy cho các hoạt động của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân chống phá nhà nước.
nguyen-thi-phi2-400.jpg
Giấy CMND của Bà Nguyễn Thị Phi. Courtesy photo.
Phản ứng trước cáo buộc mà Việt Nam có đối với các hoạt động của Việt Tân, đại diện đảng này, ông Hoàng Tứ Duy cho biết:
“Chủ trương của đảng Việt Tân là góp phần dân chủ hóa đất nước và chống độc tài và đảng Việt Tân chủ trương bất bạo động. Rất tiếc nhà nước cộng sản Việt Nam coi bất cứ hành động nào tích cực muốn thay đổi đất nước là hành động phản động hay chống phá nhà nước. Quan niệm của chúng tôi là tất cả những người Việt Nam có quyền góp phần cho vận mệnh đất nước và có quyền góp phần thay đổi đất nước.”
Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết bà Nguyễn Thị Phi đang thuộc diện cấm xuất cảnh do liên quan đến các tổ chức phản động trong và ngoài nước từ năm 2011. Tháng 1 năm 2014, bà Phi đã bị đồn biên phòng cửa khẩu cầu treo tạm giữ khi tìm cách xuất cảnh cùng các tài liệu. Phía Việt Nam cho biết tháng 3 năm 2014, bà Phi xuất cảnh trái phép qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây ninh qua Campuchia sang Thái Lan. Bà cho biết mục đích là để lấy tiền và tài sản còn lại ở Thái Lan.
Bà Phi đã từng bỏ trốn sang Thái lan hồi năm 2011 sau khi cáo buộc công an địa phương ở Hà Nội sách nhiễu, đánh đập bà. Nguyên nhân mà bà đưa ra là do bà viết những bài báo trên mạng chỉ trích đảng cộng sản Việt Nam, và tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Trong một phỏng vấn với phóng viên Thanh Trúc của Đài Á châu Tự do ở Bangkok hồi năm 2011. Bà Phi nói:
“Chúng tôi cảm thấy sống trong nước không có nhân quyền, không có tự do thì chi bằng chúng tôi sống ở một nơi khác. Khó khăn vất vả về vật chất về điều kiện nơi ăn chốn ở nhưng đổi lại chúng tôi có quyền tự do nói lên chính kiến của mình, nói lên tiếng nói tự do…”
Bà Phi cũng cho biết việc bà phải bỏ nước ra đi là điều bất đắc dĩ vì thường có nhiều khó khăn và nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bà vẫn quyết định ra đi vì với bà tự do là điều quý nhất.
 

Vì sao đình chỉ điều tra blogger Hồng Lê Thọ?

Chân Như, phóng viên RFA 
2015-10-22
Tho_Lap
Blogger Hồng Lê Thọ (trái) và nhà văn Nguyễn Quang Lập
Photo courtesy of nguyentandung.org
 
Công an thành phố HCM đã quyết định đình chỉ điều tra blogger Hồng Lê Thọ, chủ trang blog Người Lót Gạch, và trước đó một ngày nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng nhận được quyết định tương tự. Chân Như đã lấy ý kiến một số các nhà tranh đấu trong và ngoài nước về sự kiện này.
Vì sao đình chỉ?
Quyết định đình chỉ điều tra blogger Hồng Lê Thọ, chủ trang blog Người Lót Gạch có rất nhiều độc giả trong nước được đại tá công an Lê Hồng Hà ký, và cho rằng “sau khi tiến hành điều tra và nhận thấy hành vi tàng trữ, phát tán tài liệu có nội dung đả kích, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước do bị can Lê Hồng Thọ thực hiện đã được ngăn chận kịp thời, và không còn nguy hiểm cho xã hội  nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự”. Quyết định này được nhiều các nhà blogger và dân chủ trong nước vui mừng, cũng như cho rằng sự việc này cũng do sức ép từ cả bên ngoài lẫn bên trong VN.
Chia sẻ với chúng tôi về việc đình chỉ này, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết đây là một sự trùng lắp, và cho rằng nó có nhiều tác động đến sự kiện đối ngoại nhân chuyến thăm VN sắp tới đây của TT Hoa Kỳ Obama. Ông nói:
Nhận xét của tôi, thứ nhất đó là sự trùng lắpThứ hai là thời gian đình chỉ điều tra kéo dài quá lâu vì thường được thả ra sau quá trình điều tra là khoảng chừng 3 tháng và cùng quá là đến 4 tháng người ta đình chỉ điều tra. Trường hợp của ông lập và ông Thọ kéo dài gần 9 tháng rồi mới đình chỉ điều tra.
Theo tôi, thoạt đầu là việc điều chỉnh điều tra đối với ông Lập và ông Thọ có thể kéo dài qua đại hội XII vì thường trước đại hội XII giới công an và quan chức không muốn đình chỉ bất kỳ ai vì sợ người ta có thể viết lại, lúc đó họ có thể “gây rối” và làm tình hình chính trị phức tạp, cho nên việc đình chỉ đối với ông Thọ và ông Lập chúng ta cần để ý rằng nó có những tác động gì và nó xuất phát từ nguyên nhân nào. Tất nhiên là người ta có thể đưa ra một số các nguyên nhân, nhưng theo tôi, nó có liên quan đến một sự kiện đối ngoại. Đó là chuyến đi thăm dự kiến vào tháng 11 sắp tới của tổng thống Obama đến Hà Nội. Chúng ta cũng nên để ý lại vào tháng 2 năm 2015 khi ông Lập và ông Thọ được thả ra thì cũng chỉ khoảng trước chuyến đi Hà Nội của bà Rose Gottemoeller, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chừng 3 tuần.
Chuyến đi của bà Rose như vậy đã đặt một dấu ấn rất quan trọng, để sau đó khoảng hai tuần, lần đầu tiên có một tướng công an Việt NamBộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đi sang Hoa Kỳ với mục đích chuẩn bị tích cực cho chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Washington vào tháng 7 năm 2015.
Cũng có vẻ như nhà nước và công an muốn “để dành” hai ông Lập và ông Thọ để chờ có sự kiện đối ngoại nào thì mới đình chỉ điều tra đối với họ.
- Nhà báo Phạm Chí Dũng 

Như vậy, việc thả ông Lập,ông Thọ vào tháng 2 năm 2015 và việc đình chỉ điều tra với cả hai ông vào tháng 10 năm 2015 có lẽ đều liên quan đến sự kiện đối ngoại.
Việc thả liền một lúc hai người như vậy và không cách nhau xa, điều đó cho thấy có thể hai người nằm trong chính sách nào đó. Theo tôi, đó là chính sách đối ngoại với những người đã từng nằm trong khám, trong tù; Cũng có vẻ như nhà nước và công an muốn “để dành” hai ông Lập và ông Thọ để chờ có sự kiện đối ngoại nào thì mới đình chỉ điều tra đối với họ.
Tuy nhiên, "nguyên nhân tác động xuất phát tình hình biến động từ trong chính VN chứ không hẳn chỉ riêng vấn đề đối ngoại lại là ý kiến của blogger Nguyễn lân Thắng:
Trước hết là tôi hết sức vui mừng và cũng xin chúc mừng ông Lê Hồng Thọ  cùng gia đình. Việc này tôi cho là ngoài việc vui mừng là ông Lê Hồng Thọ được tự do thì chúng ta cũng phải suy nghĩ là tại sao ông Bọ Lập được đình chỉ điều tra, ông  Hồng Thọ được tại ngoại. Rõ ràng là cái cách hành xử của cơ quan công quyền hết sức là tùy hứng. Có nhiều người nhận định rằng do sức éo của chuyến viếng thăm ngoại giao dự kiến của ông Obama đến Việt Nam. Tôi nghĩ rằng việc này xuất phát từ tình hình biến động từ trong chính Việt Nam, chứ không hẳn riêng vấn đề ở nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là điều đáng mừng.
Kiện lại công an?
Trong khi đó theo blogger Tạ Phong Tần, với việc đình chỉ điều tra dành cho 2 blogger Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập, cho thấy bộ công an đã không có cơ sở pháp lý và bằng chứng để khởi tố hai nhân vật này và  cả hai đều có đầy đủ chứng cớ để kiện cơ quan điều tra công an thành phố. Bà chia sẻ thêm:
Theo quy trình tố tụng được qui định tại bộ luận tố tụng hình sự Việt Nam thì trước khi khởi tố, bắt giam một người nào đó, cơ quan điều tra phải thu thập bằng chứng rồi mới khởi tố và có lệnh bắt giam. Ở đây, việc bắt giam hai ông Lê Hồng Thọ và Nguyễn Quang lập là việc trấn áp quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí nên không có cơ sở pháp lý và cũng không có bằng chứng . Vì vậy, sau một thời gian cố tình giam giữ để đàn áp thì phải đình chỉ điều tra. Việc đình chỉ điều tra này cho thấy việc bắt giam đó là không có bằng chứng và trái pháp luật. Do đó ông  Hồng Thọ và ông Nguyễn Quang Lập có quyền khởi kiện cơ quan điều tra công an thành phố HCM ra tòa dân sự để đòi bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.
Blogger Điếu cày cũng đồng tình với việc quyền khởi tố công an thành phố HCM, ông cũng cho rằng sự việc đình chỉ này là do sức ép của dư luận và cũng cho thấy rõ hệ thống pháp luật VN được quyền bắt trước và điều tra sau, ông chia sẻ:
Khi mà truyền thông ở trong nước đăng tin ông Hồng Lê Thọ và ông Nguyễn Quang Lập bị bắt và thậm chí là họ còn đăng là bị bắt quả tang nữa thì chúng ta đều biết nếu bị bắt phạm pháp quả tang phải có chứng cứ đầy đủ.
...ông Lê Hồng Thọ và ông Nguyễn Quang Lập có quyền khởi kiện cơ quan điều tra công an thành phố HCM ra tòa dân sự để đòi bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.
- Blogger Tạ Phong Tần
Đến bây giờ mới đình chỉ điều tra thì chúng ta thấy sức ép của dư luận rất là lớn. Vấn đề đình chỉ điều tra như thế này cũng cho thấy rõ rằng cái hệ thống pháp luật của Việt Nam cho phép người ta bắt trước điều tra sau. Khi đã bắt người trong trại giam, người ta tìm mọi cách để mà khép tội họ bởi vì nếu họ không có tội thì ai sẽ bồi thường những thiệt hại mà họ phải chịu.
Do vậy,trong trường hợp đình chỉ điều tra như thế này thì tôi cũng đồng ý với Tạ Phong Tần là hai bloggers Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường về danh dự, vật chất, tinh thần và tất cả thời gian bị giam giữ như vậy.
Và không chỉ riêng ông Hồng Lê Thọ và ông Nguyễn Quang Lập mà còn cả trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Già và rất nhiều anh em đấu tranh ở trong nước, những người chỉ biểu đạt chính kiến một cách ôn hòa trên internet mà bị bắt giam, bị tù đày với những bản án hàng chục năm tù. Trong khi đó, những chứng cứ mà nhà cầm quyền đưa ra, hầu như là đều vi phạm các luật pháp quốc tế vì quyền biểu đạt chính kiến một cách ôn hòa là quyền mà người dân được tất cả các công ước quốc tế qui định cũng như được hiến pháp Việt Nam thừa nhận.
Vì vậy, việc khởi kiện để đòi lại những quyền lợi chính đáng của người dân là cách tốt nhất để chúng ta không những là đòi lại quyền lợi cho riêng mình mà còn để những người sau này nữa cũng tiếp bước chúng ta để làm cái việc cho nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt cái cảnh bắt giữ, đàn áp báo chí như vậy.”
Được biết blogger Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29 tháng 11 năm 2014, bị tạm giam đến ngày 11 tháng Hai 2015. Ông bị khởi tố tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Còn nhà văn, blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập bị bắt chiều 6 tháng 12 năm 2015 tại nhà riêng ở TP.HCM.
 

Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt

Theo thống kê chưa chính thức đây là vụ tấn công lần thứ 20 của tàu Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam trong năm nay mà phần đông được báo chí nhà nước gọi là các vụ tấn công của ‘tàu lạ’.
Theo thống kê chưa chính thức đây là vụ tấn công lần thứ 20 của tàu Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam trong năm nay mà phần đông được báo chí nhà nước gọi là các vụ tấn công của ‘tàu lạ’.
 
Cập nhật: 15.10.2015 22:15
Việt Nam hôm nay tố cáo một tàu Trung Quốc tấn công làm chìm một tàu cá Việt gần quần đảo Hoàng Sa trong vụ va chạm mới nhất làm căng thẳng thêm tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Giới hữu trách tỉnh Quảng Ngãi cho hay vụ việc xảy ra hôm 29/9 khi nhóm người có vũ trang phía Trung Quốc cho tàu lao vào hông tàu Việt Nam, tràn qua cướp sạch ngư cụ và máy móc định vị rồi bỏ chạy khiến con tàu Việt bị ngập nước và chìm.
10 ngư dân trên con tàu mắc nạn may mắn kịp mặc áo phao và phát tín hiệu cầu cứu nên không có thiệt hại nhân mạng.
Theo thống kê chưa chính thức đây là vụ tấn công lần thứ 20 của tàu Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam trong năm nay mà phần đông được báo chí nhà nước gọi là các vụ tấn công của ‘tàu lạ.’
Vụ vừa rồi không phải là đâm chìm mà người ta nhảy lên cướp phá và làm phá tàu để tàu bị ngập nước. Sau đó, nó rút lui, tàu mới bắt đầu bị phá nước và chìm. Trong quá trình bị phá nước, tàu Quảng Ngãi đó đã gọi điện và các tàu cá của Việt Nam ở xung quanh tới cứu, chia làm hai tàu, mỗi tàu chở 5 người về đất liền. Chúng tôi đã có văn bản phản đối vụ này.
Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng cho biết.
Như vậy bình quân mỗi tháng có 2 trường hợp tàu Việt bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển.  
Việt Nam cần có biện pháp ứng phó thế nào để bảo vệ ngư dân trước đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông? Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Nguyễn Việt Thắng, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về đề tài này.
Ông Nguyễn Việt Thắng: "Vụ vừa rồi không phải là đâm chìm mà người ta nhảy lên cướp phá và làm phá tàu để tàu bị ngập nước. Sau đó, nó rút lui, tàu mới bắt đầu bị phá nước và chìm. Trong quá trình bị phá nước, tàu Quảng Ngãi đó đã gọi điện và các tàu cá của Việt Nam ở xung quanh tới cứu, chia làm hai tàu, mỗi tàu chở 5 người về đất liền. Chúng tôi đã có văn bản phản đối vụ này."
VOA: Vụ việc xảy ra hôm 29/9 vì sao tới hơn nửa tháng sau Việt Nam mới lên tiếng?
Ông Nguyễn Việt Thắng: Chậm là do thông tin của địa phương. Người ta phải báo cáo, xác định cho chính xác rõ ràng vì muốn phản đối cái gì cũng phải chính xác. Thông tin từ địa phương chậm nên chúng tôi phản ứng theo thời gian đó.
VOA: Những lần trước hay nghe nói ‘tàu lạ’ tấn công. Lần này gọi là tàu Trung Quốc nghĩa là đủ chứng cứ xác định rõ ràng?
Ông Nguyễn Việt Thắng: Ngư dân người ta nói rõ là tàu Trung Quốc, nhưng không thấy nói tàu có dấu hiệu, ký hiệu gì.

VOA: Theo phản ánh của ngư dân, dấu hiệu nào giúp họ khẳng định đó là tàu Trung Quốc?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Ngư dân có rất nhiều kinh nghiệm, dựa vào hành vi đập phá, đánh người và ngôn ngữ nói chuyện thì họ biết đó là tàu Trung Quốc.
VOA: Đây là lần thứ 20 trong năm tàu Việt bị tàu Trung Quốc tấn công. Hội Nghề cá dự kiến ứng phó thế nào?
Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi kêu gọi bà con đánh cá tập họp theo đoàn, theo đội, thường xuyên liên lạc với đất liền để ứng cứu lẫn nhau. Tuy nhiên, tàu đánh cá không thể đi gần nhau được, và có những ngư trường rộng cho nên việc ứng phó phải có thời gian. Về phía nhà nước, chúng tôi vẫn luôn luôn đề nghị các cơ quan hữu quan như Kiểm ngư và cảnh sát biển, các lực lượng bảo vệ hải phận Việt Nam, có việc gì thì tiếp ứng cho chúng tôi.

VOA: Đề nghị này cho tới nay được đáp ứng thế nào?
Chúng tôi kêu gọi bà con đánh cá tập họp theo đoàn, theo đội, thường xuyên liên lạc với đất liền để ứng cứu lẫn nhau...Về phía nhà nước, chúng tôi vẫn luôn luôn đề nghị các cơ quan hữu quan như Kiểm ngư và cảnh sát biển, các lực lượng bảo vệ hải phận Việt Nam, có việc gì thì tiếp ứng cho chúng tôi.
Ông Nguyễn Việt Thắng nói.​
Ông Nguyễn Việt Thắng: Đương nhiên chưa thể nào đáp ứng 100% nhưng chúng tôi cho rằng nhà nước cũng có rất nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm an toàn cho ngư dân. Cục Kiểm ngư Việt Nam được thành lập và hoạt động từ tháng 5/2015. Sự hiện diện của Cục Kiểm ngư trên biển cũng góp phần tạo yên tâm cho ngư dân. Tuy nhiên, biển cả mênh mông. Cho nên đáp ứng 100% yêu cầu của ngư dân, theo chúng tôi, việc này cũng chưa được.
VOA: Biện pháp cụ thể nhất mà Hội Nghề cá mong muốn có trong việc bảo vệ ngư dân là gì?
Ông Nguyễn Việt Thắng: Phải tăng cường sự hiện diện thường xuyên trên các vùng biển nhất là các vùng biển quan trọng như Hoàng Sa-Trường Sa, đặc biệt là các ngư trường lớn như Nam Hoàng Sa, Bắc Trường Sa ra Biển Đông. Phải tăng cường hơn nữa các lượng lượng này. Chúng tôi không nắm được cụ thể lực lượng có bao nhiêu, nhưng mong muốn có sự hiện diện thường xuyên để khi có vấn đề có thể xuất hiện kịp thời hỗ trợ ngư dân và ngăn tàu nước ngoài vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mong muốn là như thế nhưng đáp ứng thì có lẽ số lượng cũng chưa được nhiều.
Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt
AP dẫn nguồn tin từ giới hữu trách Việt Nam cho biết Hà Nội sẽ có công hàm chính thức phản đối Trung Quốc về vụ tấn công hôm 29/9.
Bắc Kinh chưa lên tiếng phản hồi về tố cáo mới nhất của Việt Nam, nhưng trong các vụ tương tự trước đây, Trung Quốc tỏ ra phớt lờ và tố cáo ngược lại rằng tàu cá Việt sách nhiễu tàu Trung Quốc.
Tàu cá Việt đa số là tàu nhỏ không vũ trang trong khi tàu Trung Quốc là các loại tàu lớn hầu hết có trang bị võ khí, theo nhận xét của Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam trong một cuộc phỏng vấn trước đây với VOA Việt ngữ.
Ông Nguyễn Ngọc Oai cũng khẳng định rằng tàu cá Trung Quốc là ‘một lực lượng tấn công'.
Ngư dân Việt than phiền là trong khi tàu cá Trung Quốc được các tàu chức năng hộ tống bảo vệ thì tàu cá Việt phải tự mình đối đầu với sự hung hãn của tàu Trung Quốc mỗi khi ra khơi.
Cục trưởng Cục Kiểm ngư từng phát biểu với VOA Việt ngữ rằng: “Chúng tôi không theo bảo vệ vì lực lượng chúng tôi có hạn. Cả vùng biển rộng lớn chúng tôi chỉ có 30 tàu. Chúng tôi chủ yếu tuyên truyền, quan sát ở xa để theo dõi, để hỗ trợ thôi, chứ chúng tôi không phải theo để bảo vệ tàu cá”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét