Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Ba Nữ Phi Công Việt Nam

Bi mat kho noi cua nu phi cong Viet
Ba nữ phi công Việt đã phải vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt công việc tưởng như không phù hợp với phái yếu.<!->
Ba nữ phi công Việt: Huỳnh Lý Đông Phương, Nguyễn Ly Hương và Hà Thị Diệu Hiền đã phải vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt công việc tưởng như không phù hợp với phái yếu.
Skip in 1...
Advertisement in 23 seconds
Huỳnh Lý Đông Phương
Huỳnh Lý Đông Phương sinh ra và lớn lên tại Brussels (Bỉ), trong gia đình Việt Nam có hai người con. Trước khi theo học phi công ở ESMA (một trong những trường đào tạo phi công hàng đầu thế giới), Đông Phương đã học Đại học Kinh tế 2 năm theo ý nguyện của ba mẹ. Tuy nhiên, cô luôn khao khát trở thành phi công và đã thuyết phục gia đình cho theo đuổi nghề này.
 Huỳnh Lý Đông Phương đã có gần 4 năm công tác tại Vietnam Airlines.
“Sống xa quê hương nên thỉnh thoảng được về thăm người thân, họ hàng ở Việt Nam, tôi thích lắm. Mỗi lần nhìn thấy máy bay, tôi lại cảm thấy như được gặp người quen và nhớ lại những kỷ niệm rất đẹp ngày bé. Khi lớn lên, tôi ấp ủ ước mơ trở thành phi công, như là một cầu nối gần hơn với quê hương và được tới những nơi mình yêu thích. Công việc giúp tôi cảm thấy ấm áp vì mỗi chuyến bay đều gắn liền với sự gặp gỡ, trở về”, cô chia sẻ.
“Khó khăn lớn nhất của tôi là thuyết phục mẹ ủng hộ lựa chọn của mình. Sau đó, phải nỗ lực cố gắng để chứng tỏ mình có thể hoàn thành tốt công việc dù là nữ”, nữ phi công sinh năm 1987 bổ sung.
Thời gian đầu, Đông Phương gặp không ít khó khăn. Cô kể: “Hầu hết các bạn trong lớp từng có kinh nghiệm bay hoặc học ngành liên quan. Lúc đầu, tôi có cảm giác không theo kịp họ. Có hôm, tôi bị ốm nhưng vẫn phải đi bay huấn luyện. Tôi đã nôn trên chiếc áo vàng mình thường mặc khi đi kiểm tra máy bay và lúc bay thử. Khi về phòng ở ký túc xá, tôi lấy áo đó ra giặt, vừa giặt vừa khóc và nghĩ có nên dừng tại đây không? Lúc nhìn lại mình trong gương, tôi mới nghĩ mình đã sai và quyết tâm hoàn thành chương trình học thật tốt”.
Ngay sau khi hoàn thành 4 năm học phi công, Huỳnh Lý Đông Phương trở về Việt Nam và làm việc tại Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines từ tháng 9/2011. Từ tháng 8/2015, cô là cơ tưởng đội bay Airbus A321 của Vietnam Airlines.
Khi đã đi làm, Đông Phương luôn cố gắng để được công nhận là một phi công thực thụ chứ không phải người “chân yếu tay mềm”. “Tôi tập trung vào công việc một cách chuyên nghiệp nhất có thể để sau mỗi chuyến bay thấy mình trưởng thành dần lên. Tôi nghĩ điều đó đã tạo ra hiệu quả và cũng là điều đáng vui nhất với mình”, cô tâm sự.
Nữ cơ trưởng xinh đẹp cũng chia sẻ thêm: “Cuộc đời như một quyển sách có nhiều chương. Hiện Phương đang hạnh phúc với chương này. Có thể đến một ngày nào đó, Phương sẽ phải lật qua chương khác để thực hiện một ước mơ khác, nhưng chắc chắn chưa phải ngay bây giờ”.
Nguyễn Ly Hương
Cuộc đời Nguyễn Ly Hương hoàn toàn chuyển hướng khi quyết định thử nộp hồ sơ tới Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Cô bắt đầu vào học huấn luyện phi công cơ bản của Vietnam Airlines từ cuối năm 2008. Hiện Ly Hương là giáo viên lý thuyết và là nữ cơ trưởng đầu tiên của Vietnam Airlines từ tháng 1/2015, chuyên lái máy bay ATR-72.
Chia sẻ về lý do lựa chọn công việc đặc biệt, Ly Hương cho biết: “Tôi chọn ngành này do sở thích cá nhân. Khi vừa tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải, tôi thấy có thông báo tuyển dụng phi công của VNA nên nộp hồ sơ và may mắn vượt qua các vòng thi tuyển. Quá trình học có nhiều thử thách nhưng điều đó làm tôi cảm thấy hứng thú và yêu nghề”.
Bi mat kho noi cua nu phi cong Viet-Hinh-2
 Ly Hương cùng một nam đồng nghiệp trước giờ bay.
Với Ly Hương, điều khó khăn nhất là thời gian khá hạn hẹp. Các chuyến bay không phải lúc nào cũng trong giờ hành chính nên cô khó có thể thu xếp thời gian cho bản thân và gia đình. “Thời gian của phi công không cố định, luôn bị động. Việc thay đổi múi giờ cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi đã có gia đình và con cái, tôi phải cố gắng thích nghi và sắp xếp thời gian một cách phù hợp nhất. Tôi may mắn vì luôn có gia đình giúp đỡ và thông cảm. Ngoài ra phi công là một nghề đòi hỏi bổ sung kỹ năng liên tục nên tôi phải thường xuyên cập nhật sách báo để bổ sung kiến thức”, Ly Hương chia sẻ.
Giờ đây, Ly Hương vẫn không quên được cảm giác hồi hộp, háo hức trong ngày đầu tiên bước vào khoang lái. Đó là niềm vui khi vượt qua các mốc huấn luyện, đạt được các yêu cầu; là sự mệt mỏi khi phải bay nhiều, học nhiều hay niềm hạnh phúc khi hoàn thành an toàn một chuyến bay... “Tôi chưa bao giờ hối hận về quyết định của mình”, cô gái mạnh mẽ chia sẻ.
Hà Thị Diệu Hiền
Cô gái sinh năm 1985 này đang là cơ phó, đội bay A321, đoàn bay 919, thuộc TCT HKVN - Vietnam Airlines. Trước khi đến với nghề bay, cô từng là kiểm soát viên không lưu, CT Quản lý bay miền Bắc.
Bi mat kho noi cua nu phi cong Viet-Hinh-3
 Diệu Hiền xuất thân là cán bộ kiểm soát không lưu.
“Công việc khá đặc thù này đã mở ra cho tôi nhiều điều mới mẻ. Đó là bước đi đầu tiên dẫn dắt tôi đến với ngành hàng không. Hàng ngày đi làm, điều khiển máy bay cất và hạ cánh, tình yêu nghề lớn dần lên”, nữ phi công người Huế chia sẻ.
Ban đầu, Diệu Hiền được tham dự một chuyến bay kiểm soát không lưu cùng phi công để hiểu hơn công việc của người lái. Thích thú với cảm giác ngồi trên khoang điều khiển, cô quyết định chuyển sang học bay sau gần 5 năm gắn bó với nghề kiểm soát không lưu. Điều khiến Diệu Hiền hạnh phúc nhất khi theo đuổi công việc này là đã mang đến cho cô những nhìn mới cùng cơ hội được gần hơn, hiểu hơn máy bay và bầu trời.
Theo Zing


__._,_.___

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét