Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Có nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam?


 GNsP (27.07.2015) - “Tôi phải công nhận là Việt Nam mình qua các nước Đông Nam Á hay bị kiểm tra thêm, họ nhìn Quốc tịch Việt Nam cái là kêu "Việt Nam à, chúng mày theo tao", phỏng vấn rồi xem giấy tờ xong rồi mới cho đi”… Họ quát tháo vào mặt chúng tôi. Có nhân viên còn cầm tấm bảng viết 700$ và nói bằng câu tiếng việt lơ lớ: “Không có thì về Hà Nội luôn!”… “Ngay cả nước bạn Lào, nhân viên xuất nhập cảnh vừa mới cười nói vui vẻ với các khách du lịch khác, khi biết tôi là người Việt thì gương mặt của anh ta bỗng nhiên trở nên lạnh lùng khó chịu…”.

Ngày 20/9/2008, tại trụ sở ỦBND TP Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giu se Ngô Quang Kiệt đã phát biểu : "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ !". Ngài cũng thể hiện ước nguyện chân thành : “ Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng...". (https://www.youtube.com/watch?v=IPG9TtfwoZsĐoạn MP3 ghi rõ câu của TGM Ngô Quang Kiệt nói "Tôi cảm thấy rất nhục nhã khi mang Hộ chiếu Việt Nam") http://www.tagvn.com/Chinh-Tri-Phap-L...
Nhưng ngay sau đó, với bản chất gian dối “bẩm sinh”, căm thù Tôn giáo, đặc biệt với cá nhân Đức Tổng Giám mục Giuse- người luôn dấn thân đòi hỏi công lý- hòa bình, thay vì tìm cách “làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước mạnh lên”, những tên “xung kích trên mặt trận văn hóa”, đã được lệnh “cắt xén”, xuyên tạc lời phát biểu đầy thiện chí của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt thành : "tôi cảm thấy rất là nhục nhã khi mang quốc tịch Việt Nam" (https://www.youtube.com/watch?v=IPG9TtfwoZs). Chúng dùng mọi thủ đoạn thóa mạ, vu khống, bôi nhọ Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.
Chân lý luôn đúng. Đến nay, không phải chỉ các nước “văn minh, phát triển”, mà ngay cả các nước “láng giềng”, thậm chí từng thua kém, mơ ước “được như Sài Gòn”, cũng cho những người mang hộ chiếu Việt Nam biết “nhục nhã”, biết “bị xúc phạm”, bị “phân biệt đối xử”, bị “thiếu tôn trọng”, bị “soi mói như tội phạm”… buồn như thế nào!
Thông tin trên một trang mạng cho biết, Visa, gọi nôm na là thị thực khi nhập cảnh vào các nước. Dù chưa có văn bản xác nhận nhưng trong thực tế ai cũng thấy rằng đó là thước đo uy tín và sự tin cậy của các quốc gia.
Thông thường, khách vào nhà ai đều phải xin phép và chủ nhà có quyền từ chối, nếu không thích hoặc thấy bất tiện. Khách phải có uy tín và tin cậy cỡ nào mới được vào nhà mà không cần xin phép, nghĩa là được miễn visa.
Thế giới có 219 nước và vùng lãnh thổ. 10 nước được miễn visa nhiều nhất thì chín nước thuộc châu Âu gồm có Anh, Phần Lan, Thụy Điển được miễn thị thực 173 nước. Tiếp theo là Đan Mạch, Đức, Mỹ, Luxemburg 172 nước. Ý, Hà Lan, Bỉ 171 nước.
Quốc gia đứng đầu châu Á là Nhật Bản cùng với Canada, Pháp, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland được miễn thị thực 170 nước. Đảo quốc Singapore dẫn đầu ASEAN và xếp thứ 2 châu Á cùng với Úc, Hy Lạp 167 nước. Hàn Quốc 166 nước, Malaysia 163, Brunei 146 nước…
Công dân các nước nghèo và trật tự xã hội kém thì khó mà xin được visa chứ đừng mơ chuyện miễn thị thực. Các nước càng phát triển, xã hội càng ổn định thì công dân xứ họ càng được nhiều nước miễn thị thực.
Việt Nam xếp hạng 81 các nước được miễn thị thực nhưng chỉ đứng trên 31 quốc gia vì có nhiều nước đồng hạng. Trong ASEAN, Việt Nam xếp gần cuối bảng với 45 quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa; thua cả Lào 46 nước, Campuchia 47 nước. Những quốc gia miễn thị thực cho Việt Nam, trừ các nước ASEAN, còn lại đa phần là các quốc gia xếp cuối bảng.
Chỉ có 13 nước miễn visa cho Hộ chiếu phổ thông của Việt Nam: - 9 nước ASEAN, trừ Đông Timor; - 3 nước Trung Mỹ là Ecuador, Dominica, Panama;
- 1 nước Trung Á là Kyrgyzstan.
Giám đốc công ty du lịch Lửa Việt- Nguyễn Văn Mỹ- cho biết : “Ở khu vực ASEAN, Thái Lan chỉ áp dụng buộc phải có visa cho công dân của Việt Nam và Campuchia. Như vậy là phân biệt đối xử, xúc phạm đến những du khách bình thường khác, vi phạm hiệp ước miễn thị thực trong ASEAN”. Ông tỏ ra bất ngờ khi Thái Lan bắt đầu siết người Việt nhập cảnh vào đất nước này bằng thị thực kể từ ngày 12.8.2014. Đã vậy, cơ quan xuất nhập cảnh Thái Lan lại không mấy coi trọng khách Việt khi mới đây, họ cũng có một biện pháp kiểm soát du khách gây phẫn nộ ở cửa khẩu: bắt khách Việt cầm tiền đưa lên ngang mặt để chụp hình rồi mới cho nhập cảnh”.
(http://www.thanhnien.com.vn/…/chinh-sach-visa-cua-thai-lan-…)
Đó là câu chuyện được người mang hộ chiếu Việt Nam kể lại : “Chắc chắn là có vấn đề. Tôi đã giận tím mặt khi cả đoàn doanh nghiệp Việt Nam, từng du lịch khắp thế giới nhưng vẫn bị hải quan cửa khẩu Aranyaprathet (Thái Lan, giáp với Poipet, Campuchia) buộc từng người phải cầm 700 USD lên để chụp hình trước bàn dân thiên hạ. “Bảng phong thần” danh sách các nước bị hạn chế nhập cảnh vào Thái Lan có tên Việt Nam to tướng được dựng ngay cửa khẩu. Vậy mà lâu nay lãnh đạo không nghe, không biết. Về nước, anh em phản ứng dữ dội, báo chí nhập cuộc, Tổng cục Du lịch và Bộ Ngoại giao Việt Nam có công hàm. Người Thái thừa nhận sai sót, bỏ thủ tục chụp ảnh, dẹp bảng phong thần nhưng không chịu xin lỗi và Việt Nam vẫn nằm trong “Black list” (tạm dịch là Danh sách đen) của họ. Chỉ khác là để trong bàn làm việc của cửa khẩu chứ không trương ra ngoài. (http://www.thanhnien.com.vn/…/bi-singapore-tu-choi-nhap-can…

Câu chuyện ở Arayaprathet, được ông Nguyễn Văn Mỹ kể lại chi tiết hơn : “trên đất Thái, phía Thái có quyền xếp du khách VN vào danh sách phải chứng minh tài chính, nhưng quy định thô thiển buộc phải xòe tiền ngang mặt để chụp hình là không thể chấp nhận được. Chính tôi cũng phải thực hiện quy định bắt buộc xòe tiền chụp hình này, dù tôi đi Thái Lan rất nhiều lần và đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đoàn khách của tôi là những người giàu có cũng phải xòe tiền chụp hình, trong khi khách các quốc tịch khác không bị đối xử như thế. Nhân viên hải quan còn luôn miệng quát nạt du khách rất thô lỗ”, ông Mỹ giận dữ nói.
Trên một diễn đàn du lịch ở VN, nhiều du khách từng đến Thái Lan qua cửa khẩu Arayaprathet đã rất bức xúc về việc này. “Nhóm mình đi cận tết năm nay cũng bị bắt xòe tiền ra để chụp hình. Quy định phải xòe tiền ngang mặt để camera chụp hình không được dán thông báo ở khu vực làm thủ tục hải quan. Khách cũng không thể chứng minh tài chính bằng các loại thẻ tín dụng. Vì thế, nhiều khách không chuẩn bị tiền mặt đã phải quay lại Campuchia mà không vào được Thái Lan”, một thành viên diễn đàn viết. ( http://www.thanhnien.com.vn/…/vu-du-khach-viet-bi-hai-quan-… ). (http://www.thanhnien.com.vn/…/du-khach-viet-bi-hai-quan-tha…) ( http://tin8.co/singapore-khong-cho-nguoi-viet-nam-nhap-canh…)
Một bài báo “theo Tuổi Trẻ” kể “Tôi cũng có dịp đi du lịch Campuchia vào dịp lễ 30/4 năm ngoái, sau đó tôi cùng đoàn qua Thái Lan tại cửa khẩu Poipet để đi dạo quanh khu chợ gần đó. Phải nói thủ tục nhập cảnh ở Thái Lan với chúng tôi rất nhập nhằng. Họ quát tháo vào mặt chúng tôi. Có nhân viên còn cầm tấm bảng viết 700$ và nói bằng câu tiếng việt lơ lớ: “Không có thì về Hà Nội luôn!”.
Thật sự tôi cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, tôi cùng gia đình sẽ cân nhắc thật kỹ để đi du lịch Thái Lan (dài ngày) trong tương lai. Bởi chắc chắn không ai muốn đến nơi mà mình bị thiếu tôn trọng và soi mói như tội phạm.
Hiện nay Israel cũng đã cấm người Việt Nam trong độ tuổi lao động nhập cảnh vì bất kỳ lý do gì.
https://www.ivivu.com/…/nganh-du-lich-viet-nam-buc-xuc-vu-…/
Còn ở Singapore, người ta kể : “Ra khỏi phòng, chúng tôi được đội bảo vệ (khoảng 10 người) hộ tống, canh giữ. Những người khách du lịch đến từ quốc gia khác ai cũng nhìn ngó. Tôi cảm thấy rất xấu hổ.
Trên đường đi, tôi liên tục đưa vé cho họ nhìn và nói: "Tôi không về Việt Nam. Hãy để tôi sang Malaysia đúng như lịch trình trong vé. Tại hãng yêu cầu như vậy chứ không phải tôi thích nhập cảnh Singapore để chịu cảnh khổ thế này. Tôi có đầy đủ giấy tờ, tôi không nhập cảnh bất hợp pháp".
Tôi nói hết lời nhưng rồi họ vẫn không nghe, yêu cầu tôi đóng phí quá cảnh 2 lượt 30 đôla. Vậy là tôi buộc phải làm thủ tục về Việt Nam.
Khi tôi vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) thì một nữ mặc đồng phục hàng không quát lớn: "Ai bị trả về nước xếp thành hàng dọc", rồi cô ta dẫn cả nhóm đi vào trong.
Khi chúng tôi chờ đợi làm thủ tục về nước, một số người ở sân bay họ xúm lại chỉ trỏ và cười nhạo. Có lẽ, họ đang nói chúng tôi là những người bất hợp phát bị trả về nước.
Tôi và mọi người ai cũng cảm thấy xấu hổ, hết mang tiếng đi du lịch mà giờ trở thành bất hợp pháp thế này. Ở Singapore đã bị người ta xem thường, giờ về nước cũng bị người ta khinh. Tôi nghĩ mà tức”. (http://ngoisao.net/…/mot-ngay-kho-so-cua-toi-o-san-bay-sing…).
Thế chẳng phải Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã khẳng định từ 07 năm trước : “"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ !". Hãy chung tay, làm sao “để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng...".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét